Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 16

Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 16

Câu 1: a) Điền thêm tiếng (vào chỗ trống) sau mỗi tiếng dưới đây để tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp:

 Làng .; ăn .; vui

 b) Giải nghĩa câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.

Câu 2: Mẹ con đi chợ chiều mới về.

 Ghi lại 5 cách ngắt câu, để câu trên có 5 cách hiểu khác nhau (Ghi rõ: Ai nói, nói với ai?).

Câu 3: Học sinh học.

 Tìm 3 từ ngữ có thể làm định ngữ cho từ học sinh, 3 từ ngữ có thể làm bổ ngữ cho từ học trong nồng cốt câu ở trên.

Câu 4:Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt (Tiếng Việt 5, tập hai) khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:

 “Mảnh sân trăng lúa chất đầy

 Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.”

 Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong 2 cách ngắt nhịp dưới đây:

 - Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy

 - Mảnh sân trăng / lúa chất đầy.

 Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 16
Câu 1: a) Điền thêm tiếng (vào chỗ trống) sau mỗi tiếng dưới đây để tạo ra 2 từ ghép có nghĩa phân loại và 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp:
	Làng.; 	ăn..; 	vui
	b) Giải nghĩa câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
Câu 2: Mẹ con đi chợ chiều mới về.
	Ghi lại 5 cách ngắt câu, để câu trên có 5 cách hiểu khác nhau (Ghi rõ: Ai nói, nói với ai?).
Câu 3: Học sinh học.
	Tìm 3 từ ngữ có thể làm định ngữ cho từ học sinh, 3 từ ngữ có thể làm bổ ngữ cho từ học trong nồng cốt câu ở trên.
Câu 4:Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt (Tiếng Việt 5, tập hai) khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
	“Mảnh sân trăng lúa chất đầy
	Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.”
	Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong 2 cách ngắt nhịp dưới đây:
	- Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy
	- Mảnh sân trăng / lúa chất đầy.
	Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
Câu 5: “Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.”
	Dựa vào nội dung đoạn văn trên, kết hợp với sự tưởng tượng của mình, em hãy tả lại cảnh vật một buổi trưa hè. (Bài viết dài khoảng 20 – 285 dòng).
GIẢI ĐÁP – GỢI Ý
________________
Câu 1: a) - 2 từ ghép có nghĩa phân loại. Ví dụ:
	+ làng chài, làng chiến đấu.
	+ ăn ảnh, ăn ý.
	+ vui tính, vui lòng.
	- 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp. Ví dụ:
	+ làng mạc, làng xóm
	+ ăn mặc, ăn ở;
	+ vui tươi, vui mừng.
	b) Một con ngựa đau, cả tàu (tàu: chuồng ngựa) không ăn cỏ. Ý nói: sự cảm thông, thương yêu lẫn nhau của những người trong gia đình, đồng loại trong lúc hoạn nạn.
Câu 2: 5 cách ngắt câu tương ứng với 5 cách hiểu khác nhau về nội dung của câu đã cho là:
STT
Ngắt câu
Ai nói, nói với ai?
1
Mẹ/ con đi chợ/ chiều mới về.
Con nói với mẹ.
2
Mẹ/ con đi chợ chiều/ mới về.
Con nói với mẹ
3
Mẹ con đi chợ/ chiều mới về.
Con nói với bố (hoặc ngược lại).
4
Mẹ con đi chợ chiều/ mới về.
Con nói với bố.
5
Mẹ/con/đi chợ/ chiều mời về.
Con nói với bố.
Câu 3: 3 từ ngữ có thể làm định ngữ, bổ ngữ trong nòng cốt câu Học sinh học. Ví dụ:
	- Học sinh lớp 5A học Tiếng việt.
	- Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng học Luật giao thông.
	- Học sinh nữ học bơi vào buổi sáng.
Câu 4: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng. Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả ánh trăng đều chất đầy, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lí hơn (Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hau cũng vẫn được chấp nhận).
Câu 5: Muốn viết bài văn, em cần dựa vào nội dung đoạn văn cho sẵn, kết hợp với sự tưởng tượng, để miêu tả cảnh vật một buổi trưa hè ở nơi mình đang sống (ở thành thị hoặc nông thôn, ở miền xuôi hoặc miền núi).
	- Cảnh vật ở mỗi vùng miền có thể khác nhau, nhưng phải giống nhau ở chỗ: cảnh trưa hè, yên tĩnh, nắng chói chang.
	- Bài viết dài khoảng 20 – 25 dòng, viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh), đảm bảo các yêu cầu về dùng từ, đặt câu, diễn đạt, trình bày,

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ 16.doc