Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 – Khối lớp 5 môn tiếng việt năm học 2010 - 2011

Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 – Khối lớp 5 môn tiếng việt năm học 2010 - 2011

thành tiếng (5 điểm)

- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở HK2 (Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK-TV5 – tập 2; Ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đã đánh dấu).

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

1. Đọc thầm bài:

 

doc 3 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 – Khối lớp 5 môn tiếng việt năm học 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 – KHỐI LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC 2010 - 2011
A- KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
- Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở HK2 (Giáo viên chọn các đoạn văn trong SGK-TV5 – tập 2; Ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đã đánh dấu).
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
1. Đọc thầm bài: 
Vầng trăng quê em
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn lên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gàu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
	Phan Sĩ Châu
2. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
1/ Trong bài văn, sự vật nào được nhân hóa?
a. Ánh trăng, vầng trăng.	
b. Lũy tre, mắt lá.	
c. Cả a và b.
2/ Bài văn thuộc thể loại:
a. Kể chuyện.	
b. Tả cảnh.	
c. Tả người.
3/ Tác giả quan sát cảnh vật dưới ánh trăng bằng:
a. Thị giác, xúc giác.	
b. Thính giác.	
c. Cả 2 ý trên.
4/ Tác giả tả kỹ ánh trăng nhằm nói lên điều gì?
a. Ánh trăng đã gắn bó với tác giả và con người ở làng quê.
b. Tác giả thích ngắm trăng.
c. Đêm trăng sáng lan tỏa vào vạn vật.
5/ Bài văn trên có mấy câu ghép? 
a. 3 câu.	
b. 4 câu.	
c. 5 câu.
6/ Câu “Trăng ôm ắp mái tóc bạc của các cụ già” thuộc kiểu câu:
a. Ai là gì?	
b. Ai làm gì?	
c. Ai thế nào?
7/ Dấu phẩy trong câu “Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ”:
a. Ngăn cách các vế câu.
b. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
c. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
8/ Trong câu: “Ai nấy đều ngồi ngắm trăng”, chủ ngữ là:
a. Ai	
b. Ai nấy	
c. Ai nấy đều
9/ Trong bài “trăng” được nhân hóa qua các từ ngữ:
a. lẩn trốn, ôm ấp, đi.	 
b. óng ánh, đậu, chìm.	 
c. Cả a và b đều đúng.
10/ Từ nước trong “đáy nước” và từ nước trong “yêu nước” là:
a. Những từ đồng âm.
b. Những từ đồng nghĩa.
c. Một từ có nhiều nghĩa. 
B- KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả nghe viết (5 điểm) – 20 phút
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM (SGK/122)
(Viết từ: Áo dài phụ nữ.tân thời)
2. Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo đang dạy em và nói lên cảm nghĩ của mình về thầy cô đó
ĐÁP ÁN THI CUỐI HỌC KỲ 2
KHỐI LỚP 5 
I. TIẾNG VIẾT 
1. Đọc
* Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
a
b
c
a
b
b
b
b
c
a
2. Viết
 * Chính tả: 5 đ
- Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (5 điểm)
- Cứ sai 1 lỗi chính tả thông thường (phụ âm, đầu, vần, dấu thanh) trừ 0,5đ.
- Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn tuỳ mức độ có thể trừ toàn bài đến 1 điểm.
 *Tập làm văn: 5 điểm.
1/ Hình thức: 1 điểm.
- Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,25 điểm.
- Bài viết có đủ các phần: mở bài, thân bài và kết bài: 0,5 điểm.
- Không sai quá 3 lỗi chính tả: 0,25 điểm.
2/ Nội dung: 4 điểm.
- Mở bài (0.75 đ): Giới thiệu được người được tả.
- Thân bài (2,5 đ): 
+ Tả hình dáng đầy đủ, sinh động: 	 1,5 đ
+ Tả hoạt động, nêu bật được tính tình: 1 đ
- Kết bài (0.75 đ): Nêu được cảm nghĩ với người được tả.
Lưu ý đối với phần thân bài:
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có sự chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của người thì được 2,5 điểm.
- Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, sinh động thì được 2 điểm.
- Đoạn viết tương đối rõ ràng, mạch lạc, dùng từ khá chính xác thì được 1,5 điểm.
- Đoạn viết không đúng trọng tâm, dùng từ thiếu chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp.. và bài văn mẫu: 0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docktck2tv5.doc