Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học: 2011 – 2012 - Khối V môn: Tiếng Việt

Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học: 2011 – 2012 - Khối V môn: Tiếng Việt

A. Đọc thành tiếng :

- Cho HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (theo yêu cầu của GV)

1. Thư gửi các HS

2. Sắc màu em yêu

3. Những con sếu bằng giấy

4. Bài ca về Trái đất

5. Những người bạn tốt.

6. Cái gì quý nhất.

7. Kì diệu rừng xanh

- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I năm học: 2011 – 2012 - Khối V môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẮK R’LẤP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ GIA TỰ Năm học: 2011 – 2012 - KHỐI V 
 Môn : Tiếng Việt 
	Phần đọc 
A. Đọc thành tiếng :
- Cho HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (theo yêu cầu của GV)
1. Thư gửi các HS
2. Sắc màu em yêu
3. Những con sếu bằng giấy
4. Bài ca về Trái đất
5. Những người bạn tốt.
6. Cái gì quý nhất.
7. Kì diệu rừng xanh
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Đọc thầm và làm bài tập : (Thời gian làm bài 30 phút)
I. Đọc thầm 
NHỮNG CÁNH BUỒM
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.
Băng Sơn
II. Dựa vào bài đọc trên, hãy khoanh vào ý trả lời đúng cua các câu sau:
Câu 1: Bài văn này tác giả tập trung tả cảnh gì?
 a. Làng quê
 b. Những cánh buồm
c. Dòng sông
Câu 2: Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì?
a. Nước sông đầy ắp
b. Những con lũ dâng đầy
c. Dòng sông đỏ lựng phù sa
Câu 3: Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với ai?
a. Màu nắng của những ngày đẹp trời
b. Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng
c. Màu áo của những người thân trong gia đình
Câu 4: Cách so sánh màu áo như thế có gì hay?
a. Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm
b. Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.
c. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương
Câu 5: Câu văn nào trong bài văn tả đúng một cánh buồm căng gió?
a. Những cánh buồm đi như rong chơi
b. Lá buồm căng như ngực người khổng lồ
c. Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng
Câu 6: Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn?
a. Một từ (Đó là từ: ..................)
b. Hai từ (Đó là từ: ..................)
c. Ba từ (Đó là từ: ..................)
Câu 7: Từ in đậm trong câu Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi là:
a. Cặp từ đồng nghĩa
b. Cặp từ trái nghĩa
c. Cặp từ đồng âm
Câu 8: Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào?
a. Đó là một từ nhiều nghĩa
b. Đó là một từ đồng nghĩa
c. Đó là một từ đồng âm
Câu 9: Trong câu Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi có mấy cặp từ trái nghĩa
a. Một
b. Hai
c. Ba
Câu 10: Từ đồng nghĩa với từ nổi tiếng là từ
a. Vang danh.
b. Lừng danh.
c. Cả hai câu trên đều đúng..
Phần viết :
I. Chính tả : (Thời gian viết bài : 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
	Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
	Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
	Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên bãi ngân hà. ...
	Theo Tạ Duy Anh
II. Tập làm văn : (Thời gian làm bài 35 phút)
Đề bài : Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua 
ĐÁNH GIÁ - CHO ĐIỂM
----------------------
A. Phần đọc : (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng : (5 điểm) 
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS . Cụ thể :
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ : (1 điểm)
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : (1 điểm)
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : (1 điểm)
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu : (1 điểm)
(Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; dọc quá 2 phút: 0 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi : (1 điểm)
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm)
	1. B (0,5 điểm)	; 	6. A Một từ (Đó là từ khổng lồ) (0,5 điểm)
	2. C (0,5 điểm)	; 	7. B. (0,5 điểm)	
3. C (0,5 điểm)	;	8. C. (0,5 điểm)
4. C (0,5 điểm)	; 	9. A (0,5 điểm)
5. B (0,5 điểm)	; 10. C (0,5 điểm)
B. Phần viết : (10 điểm)
I. Chính tả : (5 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi CT, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả (5đ)
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm, sai 3 lỗi trừ 1 điểm. Riêng HS dân tộc nếu các tiếng giống nhau đều sai dấu thanh thì chỉ trừ một lần điểm cho lỗi đó.	
Sai 1 lỗi thông thường trừ 0,25 điểm (sai 3 lỗi - trừ 1 điểm)
*. Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,  trừ 1 điểm toàn bài.
 II. Tập làm văn : (5 điểm)
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sách sẽ.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẮK R’LẤP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÔ GIA TỰ Năm học: 2011 – 2012 - KHỐI V 
 Môn : Toán (Thời gian làm bài : 40 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng của các câu sau.
Câu 1: Số thập phân gồm có “năm mươi hai đơn vị; chín phần mười và bốn phần trăm” được viết là :
A. 52,904;	B. 52,94;	C. 520,94;	D. 52,094
Câu 2. Viết dưới dạng số thập phân được :
A. 5,0;	B. 50,0;	C. 0,05;	D. 0,5
Câu 3: Số lớn nhất trong các số: 4,52; 5,42; 4,25; 5,24 là :
A. 4,25; 	 B. 5,42; 	C. 4,52; 	D. 5,24
Câu 4: 5,12km = .......... m. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: 
 A. 5120; B. 512;	 C. 51200;	 	D. 5120000
 500m
Câu 5. Diện tích khu đất hình chữ nhật bên là: 
 A. 10ha B. 1000m2 
 C. 0,10ha D. 900ha 200m
Câu 6. 2357m2 =..ha . 
 A. 2,375 B. 2,0357 C. 0,2357 D. 23,57
Câu 7: 205cm = m. Số điền vào ô trống là :
A. 20,5 	B. 0,025 C. 0,205 	D. 2,05 
Câu 8: Chữ số 4 trong số thập phân 1,34 có giá trị là :
 A. 34 	 B. 4 	 C. 	 	 D. 
Câu 9: Hỗn số 5 được viết dưới dạng số thập phân là :
A. 512,00	 	 B. 5,12 	 C. 5,012 D. 5,0012 
Câu 10: Các số thập phân : 32, 456 ; 23,456 ; 23,56 ; 32,5 được xếp từ bé đến lớn là : 
 A. 23,456 ; 23,56 ; 32,5 ; 32, 456
C. 32,5 ; 23,56 ; 23,456 ; 32, 456
 B. 23,456 ; 23,56 ; 32, 456 ; 32,5 
D. 23,56 ; 23,456 ; 32,5 ; 32, 456 
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Tính:
 a. + b. - 
Câu 2. Tìm X:
 a. X : = b. X x = 
Câu 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 50m; chiều rộng 30m. Trên thửa ruộng đó người ta trồng lúa. Cứ 100m2 người ta thu hoạch được 30kg thóc. Hỏi cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu kg thóc?
Đáp án – Biểu điểm
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Khoanh vào B: 0,5 điểm Câu 2: Khoanh vào C: 0,5 điểm
Câu 3: Khoanh vào B: 0,5 điểm Câu 4: Khoanh vào A: 0,5 điểm
Câu 5: Khoanh vào A: 0,5 điểm Câu 6: Khoanh vào C: 0,5 điểm
Câu 7: Khoanh vào D: 0,5 điểm Câu 8: Khoanh vào D: 0,5 điểm
Câu 9: Khoanh vào C: 0,5 điểm Câu 10: Khoanh vào B: 0,5 điểm
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Tính: (1 điểm)
 a. + b. - 
 = + = - 
 = = 
Câu 2: Tìm X: (1 điểm)
 a. X : = b. X x = 
 X = x X = : 
 X = = X = = 
Câu 3: ( 3điểm) Giải:
 Tóm tắt: Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó là:
Chiều dài: 50 m 50 x 30 = 1500 (m2) 
Chiều rộng: 30m Cả thửa ruộng đó người ta thu được số kg thóc là:
Cứ 100 m2: 30 kg thóc (1500 : 100) x 30 = 450 (kg)
Cả thửa ruộng ? kg thóc Đáp số: 450 kg 
(Mỗi lời giải + phép tính đúng được 1 điểm)
Tóm tắt: 0,5 điiểm 
Đáp số: 0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GHKI L5 TV T CHUAN.doc