Đề thi giữa học kì II – khối V môn Tiếng việt

Đề thi giữa học kì II – khối V môn Tiếng việt

I. PHẦN ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: Cho học sinh bóc thăm một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27. Yêu cầu học sinh đọc một đoạn trong bài học sinh bốc thăm được và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi (5 điểm)

2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Thuyền chúng tôi xuôi theo dòng nước về hướng Nam Căn. Đó là xứ tiền rừng bạc biển. Tôi đang ở trong mui thuyền bỗng có tiếng

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì II – khối V môn Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học: Ngô Gia Tự. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – KHỐI V 
 MÔN TIẾNG VIỆT - NĂM HỌC 2010 – 2011.
 THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. PHẦN ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: Cho học sinh bóc thăm một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27. Yêu cầu học sinh đọc một đoạn trong bài học sinh bốc thăm được và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi (5 điểm)
2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi xuôi theo dòng nước về hướng Nam Căn. Đó là xứ tiền rừng bạc biển. Tôi đang ở trong mui thuyền bỗng có tiếng gọi:
	Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi.
	Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
	Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những ngời vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng, đậu đến quằn nhánh cây.
	Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa, thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sào trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà nhốt trong chuồng.
	Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
 Đoàn Giỏi
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng
1)
Nên chọn tên nào cho bài văn ?
* a)
Rừng Phương Nam
* b)
Sân chim
* c)
Đất Phương Nam
* d)
Chim
2)
Tác giả cảm nhận Sân chim bằng những giác quan nào ?
* a)
Thính giác (nghe)
* b)
Thị giác (nhìn)
* c)
Thính giác và thị giác
* d)
Thính giác và khứu giác (ngửi)
3)
“Tiền rừng bạc biển nghĩa là” ?
* a)
Nơi có nhiều tiền
* b)
Tiền có được nhờ phá rừng lấy gỗ bán
* c)
Nơi có ít tiền
* d)
Nguồn thu nhập chính là nhờ vào rừng và biển
4)
Chi tiết nào cho biết chim rất nhiều ?
* a)
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được.
* b)
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa.
* c)
Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng.
* d)
Cả 3 chi tiết trên.
5)
Trong những câu sau câu nào có sử dụng biện pháp so sánh ?
* a)
Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
* b)
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. 
* c)
Chim đậu chen nhau trắng xoá trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. 
* d)
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên hoa cả mắt.
6)
Trong câu “Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên hoa cả mắt.” chủ ngữ là:
* a)
Những đàn chim.
* b)
Những đàn chim đen.
* c)
Những luồng gió 
* d)
Càng đến gần
7)
Trong câu “Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng.” từ chúng được dùng để chỉ những sự vật nào ?
* a)
Những loài chim.
* b)
Chim cồng cộc
* c)
Chim già đãy 
* d)
Con ngỗng
8)
Chim cồng cộc được so sánh với:
* a)
Những ông thầy tu.
* b)
Tượng những người vũ nữ
* c)
Con ngỗng
* d)
Những rổ tiền đồng
9)
Người dân nơi đây bắt chim bằng cách nào ?
* a)
Trèo lên cây để bắt chim.
* b)
Dùng sáo trúc để bắt chim.
* c)
Dùng súng để bắn chim 
* d)
Thò tay bắt chim
 10) Gạch một gạch cho chủ ngữ và gạch hai gạch cho vị ngữ trong câu sau:
 Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. 
II. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả: Đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: (5 điểm)
 Nếu thực hiện tốt những tư tưởng đó, với kỷ niệm 60 năm quốc khánh, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dòng chữ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” trên quảng trường Ba Đình sẽ không chỉ là một khẩu hiệu bằng sắt, bằng gỗ, bằng vải màu..., mà sẽ là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thách thức trước mắt. Từ tinh thần của Ba Đình ngày ấy, nó sẽ trở lại với dân tộc, nó sẽ đem lại cả sức sống, niềm tin, niềm vui, nghĩa tình và hạnh phúc cho hàng triệu và hàng triệu người Việt Nam chúng ta.
 Trích VÕ VĂN KIỆT
2. Tập làm văn: Tả một đồ vật mà em yêu thích (5 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT:
I/ PHẦN ĐỌC:
1/ Đọc thành tiếng: 5 điểm
 - Đọc đúng tiếng, đúng từ. (1 điểm)
 - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa. (1 điểm)
 - Đọc đúng tốc độ (khoảng 115 tiếng/phút). (1 điểm)
 - Thể hiện được cảm xúc trong giọng đọc. (1 điểm)
 - Trả lời được câu hỏi. (1 điểm)
2/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi: 5 điểm ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
b
c
d
d
a
b
a
b
b
10 Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. 
II/ PHẦN VIẾT:
1/ Chính tả: 5 điểm
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. (5 điểm)
- Mỗi lỗi chính tả trong bài trừ 0,5 điểm (sai – lẫn phụ âm đầu, vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định).
2/ Tập làm văn: 5 điểm
 - Viết được bài văn có đủ cấu trúc ba phần, nội dung phù hợp với đề bài, câu từ hay, đúng ngữ pháp, trình bày sạch sẻ, rõ ràng. (5 điểm)
 - Các trường hợp còn lại tùy theo mức độ hạn chế của mỗi bài mà giáo viên trừ dần số điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI GK II MON TV CHUAN.doc