BÀI: HÁT CHÚC MỪNG
MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT
I.MỤC TIÊU :
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ,Bước đầu nhận biết sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2.
Biết bài hát Chúc Mừng là bài hát Nga , tính chất âm nhạc nhịp nhàng , vui tươi
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
Nhạc cụ ; Tập hát và đàn thành thạo bài hát ; Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ ;
Bản đồ và một vài tranh ảnh về nước Nga ; Băng đĩa nhạc .
Học sinh :
Nhạc cụ gõ , thanh phách , song loan ; Đọc trước lời ca trong SGK .
BÀI: HÁT CHÚC MỪNG MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT I.MỤC TIÊU : HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca ,Bước đầu nhận biết sự khác nhau giữa nhịp 3 và nhịp 2. Biết bài hát Chúc Mừng là bài hát Nga , tính chất âm nhạc nhịp nhàng , vui tươi II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Tập hát và đàn thành thạo bài hát ; Chép nhạc và lời bài hát ra bảng phụ ; Bản đồ và một vài tranh ảnh về nước Nga ; Băng đĩa nhạc . Học sinh : Nhạc cụ gõ , thanh phách , song loan ; Đọc trước lời ca trong SGK . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Giới thiệu bài hát. GV sử dụng tranh ảnh, bản đồ nước Nga để giới thiệu bài. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Dạy bài hát Chúc mừng. Hoạt động 1: Dạy hát từng câu ngắn. Hoạt động 2: GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV chỉ huy cho HS hát, chú ý nhấn mạnh ở phách thứ nhất. Hoạt động 3: GV cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3. Gợi ý vận động theo nhịp 3 như sau: Phách mạnh (ô nhịp thứ nhất ) nhún chân về bên trái. Phách mạnh (ô nhịp thứ hai ) nhún chân về bên phải. Phách mạnh (ô nhịp thứ ba) nhún chân về bên trái Vừa hát, toàn thân đung đưa nhịp nhàng, uyển chuyển cho đến hết bài. Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát. Giảng phần này, GV cần cho các em biết ý nghĩa các thuật ngữ chỉ hình thức biểu diễn như : đơn ca, song ca.. 3. Phần kết thúc: GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK. Kể tên những bài hát nước ngoài (Đàn gà con, Chúc mừng sinh nhật, Con chim non. ) HS hát và gõ đệm. HS hát và vận động. HS nhắc lại để hiểu thế nào làđơn ca, song ca. HÁT (Tiết: 20) BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT CHÚC MỪNG TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 5 I .MỤC TIÊU : HS hát đúng tính chất nhịp nhàng vui tươi của bài hát . Tập trình diễn bài hát , kết hợp phụ hoạ . H S đọc thang âm : Đô_ Rê _ Mi _ Son _ La , đọc đúng bài T Đ N II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Tập trước 1 vài động tác vận động phụ họa cho bài hát ; Chép bài TĐN số 5 ra bảng phụ . Học sinh : _ Nhạc cụ gõ : Thanh phách , song loan , trống nhỏ ; Vở chép nhạc . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn tập bài hát Chúc mừng và TĐN số 5. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn tập bài hát Chúc mừng. Hoạt động 1: GV chỉ huy cho HS ôn tập bài hát một vài lượt. GV cho HS tập thể hiện một vài động tác phụ họa. HS hát kết hợp động tác phụ hoạ. Hoạt động 2: Cho HS nghe nhạc bài hát Chúc mừng. Nội dung 2: TĐN số 5. GV cho HS nhận xét bài như sau: Cao độ từ nốt thấp đến nốt cao (Đô-Rê-Mi-Son-La.) Trong bài có những hình nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng. GV cho HS thực hành gõ thanh phách nhiều lần. GV giải thích về cách gõ và ghi 2 móc đơn. GV cho Hs gõ theo tiết tấu. HS tập đọc thang âm đi liền bậc, cách bậc. HS kết hợp gõ theo phách. 3. Phần kết thúc: GV hướng dẫn HS tập chép bài TĐN số 5. HS hát. HS thực hành gõ phách. HS đọc thang âm. HÁT (Tiết: 21) BÀI: HÁT BÀN TAY MẸ I.MỤC TIÊU : HS hát đúng giai điệu và lời ca . Tập cách hát có luyến xuống , mỗi tiếng là hai móc đơn ( 1 phách ) Giáo dục H S thêm biết ơn và kính yêu mẹ . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Chép lời bài hát ra bảng phụ ; Tập hát đệm đàn thành thạo ; Băng , đĩa nhạc , ảnh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo . Học sinh : Thanh phách , song loan ; Đọc trước lời ca bài hát . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động : Nội dung : Dạy hát bài Bàn tay mẹ. Hoạt động 1: GV cho HS xem tranh ảnh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo, nghe bài hát. GV chia bài hát thành năm câu. Khi dạy hát, GV nên dịch giọng cho phù hợp giọng hát của HS. GV lưu ý bốn chỗ luyến xuống bằng hai nốt nhạc của một phách, hai chỗ cuối câu ngân dài ba phách Hoạt động 2: HS hát kết hợp gõ theo phách. HS hát kết hợp gõ theo nhịp. HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng. Hoạt động 3: GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi : Kể tên những bài viết về me (Lời ru của mẹ, Chỉ có một trên đời)ï. Có thể cho HS nghe băng. 3. Phần kết thúc: HS hát lại bài hát. HS hát và kết hợp gõ phách. Hát Tiết 22:Ơn tập bài hát :Bàn tay mẹ Tập đọc nhạc:TĐN số 6 I Mục tiêu: - HS hát chuẩn bài hát và biết thể hiện một vài động tác phụ họa. - HS đọc thang âm Đơ_ Rê_ Mi- Son với âm hình tiết tấucĩ nốt trắng ,nốt đen và mĩc đơn. II Chuẩn bị Gv:Chép bài tập đọc nhạc số 6 ra bảng phụ. Tập một vài động tác phụ cho bài hát Đọc cho HS nghe một bài thơ về Mẹ.VD:Bàn tay Mẹ III Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ. TĐN số 6. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ. Hoạt động 1: GV cho HS đứng hát vàthể hiện một vài động tác phụ họa. Tập cho HS thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân. Hoạt động 2: GV cho HS nghe trích đoạn một vài bài hát về mẹ. Nội dung 2: TĐN số 6. Hoạt động: GV gợi ý cho HS nhận xét về bài TĐN: Nhịp 2 Cao độ (Đô-Rê-Mi-Son.) Hình nốt (trắng, đen, móc đơn.) Âm hình tiết tấu chung của bài. Đọc cao độ của bài, chú ý sự khác nhau giữa nhịp thứ 4 và nhịp thứ 8. HS tập gõ tiết tấu của bài. HS đọc cả bài TĐN và ghép lời. 3. Phần kết thúc: HS hát lại cả bài Bàn tay mẹ và GV hỏi cảm nhận của các em khi hát bài này. Từng nhóm HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6. HS hát và thể hiện động tác phụ hoạ. HS hát theo tổ. HS đọc cao độ. HS gõ tiết tấu. HS hát. HÁT Tiết: 23 BÀI CHIM SÁO I. MỤC TIÊU : HS biết cách hát có hoa mĩ , thể hiện đúng độ dài hai phách rưỡi HS biết bài Chim Sáo là dân ca Khơ –me ( Nam Bộ ) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Chép bài hát ra bảng phụ ; Tập hát và đàn 1 cách chuẩn xác . Bản đồ hành chánh VN ; Tranh vẽ rừng cây có nhiều chim sáo bay lượn . Học sinh : Thanh phách , song loan ; Đọc trước bài đọc thêm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Dạy hát bài Chim sáo. Hoạt động 1: Dạy hát. Giới thiệu bài: GV sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, chỉ cho HS biết vị trí vùng đồng bằng Nam Bộ, nơi có đồng bào Khơ-me sinh sống và giới thiệu bài như SGK. Bài Chim sáo có 2 lời ca, mỗi lời có 3 câu hát. Lời thứ nhất: Câu hát 1: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Câu hát 2: Trong rừng cây xanh sáo đùa sáo bay. Câu hát 3: Ngọt thơm đom boong ơi đàn chim vui bầy, la là la la. Lời thứ hai chia tương tự như lời thứ nhất. GV giải thích cho HS Đom boong: quả đa. Những chỗ có nốt hoa mĩ phải luyến nhanh ; chỗ luyến hai nốt móc đơn phải hát mềm mại. Những chỗ cuối câu hát, trường độ ngân và nghỉ hai phách rưỡi (nốt trắng và lặng đơn ), GV đếm 2-3 để HS thực hiện đúng. Hoạt động 2: Củng cố bài hát. GV yêu cầu một HS hát lời một và một HS hát lời hai bài Chim sáo. GV chỉ định nhóm gồm 3-4 HS lên trình bày bài hát trước lớp. Nội dung 2: Bài đọc thêm Tiếng sáo của người tù. GV dành ít thời gian hỏi HS cảm nhận sau khi đọc bài Tiếng sáo của người tù. (Khâm phục người chiến sĩ Cách mạng, trong hoàn cảnh cực kì khó khăn vẫn lạc quan yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.) 3. Phần kết thúc: GV yêu cầu từng tổ trình bày bài hát chim sáo. Nhắc các em học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ. HS hát từng câu theo giáo viên. HS hát. Các nhóm trình bày. Từng tổ trình bày. HÁT TIẾT 24:ÔN TẬP BÀI HÁT CHIM SÁO ÔN TẬP TĐN SỐ 5, SỐ 6 I. MỤC TIÊU : HS hát kết hợp động tác múa phụ họa bài hát Chim Sáo Tập đọc và nghe thang âm : Đô_ Rê _ Mi _ Son _ La Đô_ Rê _ Mi _ Son II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Học sinh : Nhạc cụ ; Tập 1 vài động tác phụ họa cho bài hát . Học sinh : SGK ; Vở chép nhạc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ơn tập lại bài Chim sáo. HS đồng ca GV gợi ý cho HS tập một vài động tác minh họa cho bài hát. GV tổ chức cho HS biễu ddiễn theo nhĩm Nội dung 2: Ơn tập TĐN số 5, sối 6. Cho ,HS ơn lại TĐN số 5 vài lượt. - Cho HS tập đọc và hát lời bài TĐN số 6 vài lượt. 3. Phần kết thúc: GV yêu cầu từng tổ trình bày bài hát chim sáo. Nhắc các em học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ. HS hát từng câu theo giáo viên. HS hát. Các nhóm trình bày. Từng tổ trình bày. HÁT TIẾT 25: ÔN TẬP 3BÀI HÁT: CHÚC MỪNG, BÀN TAY MẸ, CHIM SÁO NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU : HS hát đúng giai điệu , thuộc lời 3 bài hát , tập hát hòa giọng , diễn cảm Giáo dục học sinh thái độ chăm chú , tập trung khi nghe nhạc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Băng đĩa các bài hát và trích đoạn nhạc Học sinh : SGK ; Vở Chép nhạc ; Nhạc cụ gõ . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn tập và biểu diễn bài Chúc mừng. Ôn tập và biểu diễn ... tác phụ hoạ. Học bài TĐN số 8. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hoạt động 1: Ôn bài thiếu nhi thế giới liên hoan. Tập hát đối đáp như các tiết trước. Tập hát lĩnh xướng: GV chỉ định một HS hát tốt đảm nhận vai trò lĩnh xướng đoạn 1, đoạn 2 tất cả cùng hát. Tập hát kết hợp gõ đệm bằng hai âm sắc. HS lĩnh xướng vừa hát vừa tự gõ đệm. Hoạt động 2: Tập động tác phụ họa cho bài hát. GV mời 2 HS khá lên bảng trình bày lời 1 và động tác phụ hoạ. GV chọn động tác thích hợp và hướng dẫn HS trong lớp tập theo. Nội dung 2: Tập đọc nhạc số 8. Hoạt động 1: GV giới thiệu bài hát Bầu trời xanh là sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bài hát này các em đã học ở lớp 1. Bài TĐN là đoạn trích trong bài. Luyện tập tiết tấu của bài. Hoạt động 2: Tập đọc tên từng nốt nhạc. Sau đó chia bài thành 4 câu ngắn, tập đọc từng câu. Hoạt động 3: TĐN và hát lời. GV chỉ định nửa lớp đọc nhạc, đồng thời nửa lớp hát lời, sau đó đổi lại. Cuối cùng tất cả cùng đọc nhạc rồi hát lời. 3. Phần kết thúc: Mỗi tổ trình bày bài hát và bài TĐN một lần, GV đánh giá, cho điểm tượng trưng. HS hát. HS hát và phụ hoạ động tác. HS đọc tên nốt nhạc. HS hát . HÁT (Tiết:30) BÀI: ÔN TẬP 2BÀI HÁT: THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN I. MỤC TIÊU : HS ôn tập và trình bày 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan theo cách hát : hòa giọng , lĩnh xướng và đối đáp . Tập trình bày theo đơn ca , song ca , tốp ca . Tập biểu diễn bài hát , kết hợp động tác phụ hoạ. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Tranh ảnh minh họa về nội dung của 2 bài hát ôn tập ; Phân công HS đảm nhận vai trò hát lĩnh xướng và hát đối đáp . Học sinh : SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ ; Học thuộc lời và ôn lại động tác phụ họa cho 2 bài hát ôn tập . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn tập 2 bài hát Chú voi con ở Bản Đôn và Thiếu nhi thế giới liên hoan. Kiểm tra việc trình bày 2 bài hát. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. Hoạt động 1: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng và hát hoà giọng. Trong khi trình bày bài hát, HS vừa hát và gõ đệm bằng 2 âm sắc. Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, hát hoà giọng và kết hợp động tác phụ hoạ. Nội dung 2: Ôn tập bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hoạt động 1: Phối hợp ba cách hát lĩnh xướng, đối đáp và hoà giọng. Lời 1: Một HS đảm nhận lĩnh xướng đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2. Lời 2: Chia lớp thành hai nửa hát đối đáp đoạn 1, tất cả cùng hát hoà giọng đoạn 2. Hoạt động 2: Trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng vàkết hợp động tác phụ hoạ. Nội dung 3: Kiểm tra việc trình bày hai bài hát. HS tự lựa chọn bạn cùng song ca hoặc nhóm nhỏ 3-5 HS, trình bày một trong hai bài hát. GV nhận xét, cho điểm. 3. Phần kết thúc: Nhắc HS ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8 : đọc nhạc và ghép lời. HS hát vàgõ đệm. HS thực hiện. Từng nhóm trình bày. HÁT (Tiết:31) BÀI: ÔN TẬP 2 BÀI TĐN SỐ 7, SỐ 8 I. MỤC TIÊU : HS đọc đúng nhạc và hát lời 2 bài TĐN Đồng lúa trên sông và Bầu trời xanh , biết kết hợp gõ đệm HS được nghe 1 số bài hát trong chương trình và trích đoạn 1 bản nhạc không lời. II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Băng đĩa cho HS nghe 1 số bài hát trong chương trình và trích đoạn 1 bản nhạc không lời . Học sinh : SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ ; Ôn lại 2 bài TĐN : Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh . III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Ôn 2 bài TĐN Đồng lúa trên sông và Bầu trời xanh. Nghe những bản nhạc, bài hát hay. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn tập bài Đồng lúa trên sông và Bầu trời xanh. Hoạt động 1: Nghe âm hình tiết tấu và nhận biết. GV viết âm hình trong SGK lên bảng, dùng nhạc cụ gõ 3-4 lần. GV yêu cầu một số HS gõ lại. GV hỏi đó là âm hình câu nào trong bài TĐN nào? Em hãy đọc nhạc và hát lời câu đó. Đó là câu 2 trong bài TĐN số 7 Đồng lúa bên sông. Hoạt động 2: Ôn tập bài Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh. GV phân công từng tổ đọc nhạc và hát lời và kết hợp gõ đệm. Tổ 1 đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Tổ 2 đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông và kết hợp gõ đệm theo phách. Tổ 3 đọc nhạc bài Bầu trời xanh và kết hợp gõ đệm theo nhịp. Tổ 4 đọc nhạc bài Bầu trời xanh và kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc. Sau đó tổ 1, tổ 2 trình bày nối tiếp. Tổ 3, tổ 4 trình bày nối tiếp. HS tự nhận xét, đánh giá. Nội dung 2: Nghe nhạc Hoạt động: Nghe 1-2 bài hát đã học trong chương trình qua băng đĩa. 3. Phần kết thúc: GV cần dặn HS cần dành thời gian ôn tập những bài hát và TĐN trong HK II để chuẩn bị cho việc kiểm tra cuối năm. HS thực hiện gõ tiết tấu. HS thực hiện. HÁT (Tiết:32) BÀI: HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN I. MỤC TIÊU : HS học bài hát tự chọn Giáo dục HS yêu thích ca hát II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ , Băng đĩa . Học sinh : SGK ; Nhạc cụ gõ . III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Hoạt động 1: Hoạt động 2: Nội dung 2: 3. Phần kết thúc: HÁT (Tiết:33) BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU : Ôn tập các bài hát HS học thuộc các bài hát : Chúc mừng , Bàn tay mẹ , Chim sáo ,Chú voi con ở Bản Đôn , Thiếu nhi thế giới liên hoan Hát đúng giai điệu , lời ca và hát diễn cảm Ôn tập đọc nhạc : Học thuộc tên nốt nhạc . Đọc đúng cao độ, trường độ ,kết hợp lời ca . Học thuộc giai điệu và lời ca các bài TĐN số 5, 6 , kết hợp gõ đệm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Đồ dùng dạy học ; Những bài hát và TĐN cho HS ôn tập . Học sinh : SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn 5 bài hát Hoạt động 1: GV cho HS hát lại 5 bài hát, mỗi bài 2-3 lượt, có vận động phụ hoạ. GV lưu ý HS hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm. Hoạt động 2: GV chỉ định cá nhân, nhóm nhỏ HS đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp hát bài hát theo yêu cầu, hát 1 trong 5 bài đã ôn. Sau đó GV nhận xét, đánh giá. Nội dung 2: Ôn TĐN Hoạt động 1: GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu Hoạt động 2: GV cho HS ôn tập từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp. GV cho HS đọc từng bài TĐN không theo đàn, kết hợp hát lời ca. GV dành một lượng thời gian để kiểm tra rồi nhận xét, đánh giá những em chưa được kiểm tra ở các tiết trước. 3. Phần kết thúc: Nhận xét tiết học. HS hát. HS hát. HS thực hiện. HÁT (Tiết: 34) BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU : Ôn tập các bài hát _ HS học thuộc các bài hát : Chúc mừng , Bàn tay mẹ , Chim sáo ,Chú voi con ở Bản Đôn , Thiếu nhi thế giới liên hoan. Hát đúng giai điệu , lời ca và hát diễn cảm Ôn tập đọc nhạc : _ Học thuộc tên nốt nhạc . Đọc đúng cao độ, trường độ ,kết hợp lời ca . Học thuộc giai điệu và lời ca các bài TĐN số 5, 6 , kết hợp gõ đệm II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Đồ dùng dạy học ; Những bài hát và TĐN cho HS ôn tập . Học sinh : SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động : Nội dung 1: Ôn 5 bài hát Hoạt động 1: GV cho HS hát lại 5 bài hát, mỗi bài 2-3 lượt, có vận động phụ hoạ. GV lưu ý HS hát diễn cảm, thể hiện những kí hiệu ghi trên tác phẩm. Hoạt động 2: GV chỉ định cá nhân, nhóm nhỏ HS đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp hát bài hát theo yêu cầu, hát 1 trong 5 bài đã ôn. Sau đó GV nhận xét, đánh giá. Nội dung 2: Ôn TĐN Hoạt động 1: GV cho HS ôn tập các hình tiết tấu Hoạt động 2: GV cho HS ôn tập từng bài TĐN theo đàn, kết hợp gõ phách hoặc gõ nhịp. GV cho HS đọc từng bài TĐN không theo đàn, kết hợp hát lời ca. GV dành một lượng thời gian để kiểm tra rồi nhận xét, đánh giá những em chưa được kiểm tra ở các tiết trước. 3. Phần kết thúc: Nhận xét tiết học. HS hát. HS hát kết hợp gõ đệm. HS thực hiện. HÁT (Tiết: 35) BÀI: KIỂM TRA HỌC KÌ 2 ( HOẶC TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ) I. MỤC TIÊU : Kiểm tra từng nhóm tập đọc nhạc hoặc trình bày bài hát HS hát đúng giai điệu , lời ca và hát diễn cảm II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Giáo viên : Nhạc cụ ; Băng đĩa . Học sinh : SGK ; Nhạc cụ gõ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học: Biểu diễn văn nghệ. 2. Phần hoạt động : Nội dung Phân công các tổ nhóm trình diễn các bài hát. Khi biểu diễn có thể mặc quần áo đẹp, khi hát có thể kết hợp các động tác phụ hoạ. GV theo dõi, tạo điều kiện để tất cả HS trong lớp đều có thể tham gia. 3. Phần kết thúc: Nhận xét tiết học. Tổng kết môn học. HS biểu diễn trước lớp.
Tài liệu đính kèm: