Giáo án bồi dưỡng học sinh các môn lớp 5

Giáo án bồi dưỡng học sinh các môn lớp 5

Tiếng Việt

BDHS: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập:

 - Học sinh viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.

 - Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh thành thạo.

 - Giáo dục học sinh ý thích yêu thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng viết sẵn cấu tạo bài văn: mở bài, thân bài, kết luận.

III. Hoạt động dạy học::

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra dàn ý của học sinh chuẩn bị ở nhà.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV nêu yêu cầu, nội dung tiết học.

2. HD học sinh luyện tập:

- Giáo viên nêu các đề bài cho HS chọn.

 1. Tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây( hay trong công viên, trên đường phố, cấnh đồng, nương rẫy.

 2. Tả cảnh một cơn mưa.

 3. Tả ngôi nhà của em(hoặc căn hộ, phòng của gia dình em).

- Giáo viên hướng dẫn: Chọn một trong 3 đề nhưng khác đề đã viết trong bài kiểm tra.

- Học sinh đọc các đề.

- Lắng nghe hướng dẫn.

- HS nêu đề mình đã chọn và xem lại dàn ý đã viết.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh các môn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập:
 - Học sinh viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
 - Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thích yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết sẵn cấu tạo bài văn: mở bài, thân bài, kết luận.
III. Hoạt động dạy học::
A. Kiểm tra bài cũ:	
- Kiểm tra dàn ý của học sinh chuẩn bị ở nhà.
B. Bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu yêu cầu, nội dung tiết học.
2. HD học sinh luyện tập:
- Giáo viên nêu các đề bài cho HS chọn.
 1. Tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây( hay trong công viên, trên đường phố, cấnh đồng, nương rẫy.
 2. Tả cảnh một cơn mưa.
 3. Tả ngôi nhà của em(hoặc căn hộ, phòng của gia dình em).
- Giáo viên hướng dẫn: Chọn một trong 3 đề nhưng khác đề đã viết trong bài kiểm tra.
- Học sinh đọc các đề.
- Lắng nghe hướng dẫn.
- HS nêu đề mình đã chọn và xem lại dàn ý đã viết.
- GV hướng dẫn HS về cấu tạo bài văn tả cảnh.
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2.Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3. Kết luận: Nêu lên cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết.
 - Lập dàn ý ra nháp, sau đó viết vào vở.
 - Viết cho đúng chính tả, có sử dụng dấu chấm, dấu phẩy trong bài văn.
 - GV đọc và chấm một số bài	
C. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn học sinh về chuẩn bị cho bài sau.
Khoa học
Bdhs: luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập:
- Đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 tuổi đến 10 tuổi.
- Có ý thức thực hiện vệ sinh tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT Khoa học 4
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn, các biện pháp thực hiện về sinh tuổi dậy thì.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh, Ai đúng”.
- Phổ biến luật chơi: Mỗi thành viên đều đọc thông tin trong khung chữ và tìm xem ứng với lứa tuổi nào. Sau đó cử bạn viết nhanh đáp án lên bảng.
- Theo dõi, hướng dẫn hs làm bài.
- Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án đúng.
3. Hoạt động 3: HD học sinh làm bài tập.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
- Lớp chia làm 6 nhóm.
- Thảo luận- viết đáp án.
 1- b, 2- a, 3- c.
- Nhận xét giữa các nhóm.
- Đọc trang 15.
- Học sinh đọc đề và nội dung bài.
- HS trao đổi, làm và chữa bài.
- Bổ sung ý kiến cho các bạn.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học, hệ thống bài.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
Thể dục
đội hình đội ngũ. Trò chơi: “nhảy ô tiếp sức”
I Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đều sai nhịp.
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức. Yêu cầu nhẩy đúng quy định, đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, Phương tiện:
- Địa điểm: trên sân trường.
- Phương tiện: còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chán chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Chạy theo một hàng dọc quanh sân
- Tròn chơi: diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản.
a. Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vòng phải,vòng trái, đổi chân khi đi sai.
- GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS. Biểu dương thi đuấcc tổ.
b. Chơi trò chơi: nhảy đúng, nhảy nhanh.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích lại cách chơi.
- Cho cả lớp cùng chơi, GV quan sát nhận xét biểu dươngtổ tích cực.
3. Phần kết thúc.
- GV cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- GV cùng hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS tập hợp, khởi động.
 * * * * *
 * * * * *
 * * * * * 
 GV
- Cạn sự lớp điều khiểnlớp tập.
* * * *
* * * * *
* * * *
* * * *
- Tập cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn
- Tập hợp, thả lỏng.
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
 GV
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
I. Mục tiêu: Học sinh cần phải:
- Biết một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học đínhử dụng, bảo quản các dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số dịng cụ cho bài học
- Phiếu học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. HD học sinh tìm hiểu bài:	
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các dụng cụnấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK.
- Nêu các dụng cụ nấu ăn và chức năng của chúng.
- Nêu các dụng cụ ăn uống và chức năng của chúng.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng các dụng cụ.
- GV tổ chức cho HS thảo luận và làm trên phiếu học tập.
- Tổ cho cho học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, rút ra bài học.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nêu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Học sinh thảo luận làm bài vào phiếu học tập.
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 HS nêu laiu Ghi nhớ
 3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về chuẩn bị cho bài sau.
Tiếng việt
BDHS: Luyện viết bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có cấu tạo 3 phần (MB, TB, KB), có hình ảnh, cảm xúc riêng.
- Rèn kĩ năng viết văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bảng phụ viết cấu tạo bài văn tả cảnh.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS trình bày cấu tạo bài văn tả cảnh.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu đề
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đề bài
 1.Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây.
 2. Tả một cơn mưa.
 3. Tả ngôi nhà của em.
- Yêu cầu học sinh chọn một trong 3 đề viết một bài văn hoàn chỉnh.
- Học sinh có thể viết lại đề đã viết trong tiết kiểm tra 1 tiết.
- Bám sát dàn ý đã lập.
 - Viết bài đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận như đã học.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn cấu tạo bài văn tả cảnh.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Đọc bài của học sinh, chấm điểm và nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Học sinh đọc đề bài.
- Nêu đề mình chọn để viết.
- Nghe hướng dẫn.
- Đọc nối tiếp cấu tạo bài văn tả cảnh.
- Học sinh viết bài.
- HS nối tiếp đọc bài.
- Theo dõi và sửa lỗi.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học. Dặn hs về hoàn thiện bài văn ở nhà.
Phòng giáo dục và đào tạo vĩnh tường
Trường tiểu học chấn hưng
@ & ?
Giáo án lớp 5
Quyển:
Giáo viên: Nguyễn Thị Năm
Tổ: 4 – 5
Trường Tiểu học Chấn Hưng
Năm học: 2009 – 2010
Trường Tiểu học Chấn Hưng
Sổ: 
Giáo viên:
Tổ: 4 – 5
Năm học: 2009 - 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docthieu.doc