Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2: TOÁN
ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác o và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn:
- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba.
Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011 Tuần 1 Tiết 1: Chào cờ đầu tuần Tiết 2: Toán Ôn tập khái niệm về phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác o và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. II. Đồ dùng dạy học. Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. - GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: - Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. - Gọi một vài HS nhắc lại. - Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. - Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. - GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2; dưới dạng phân số. Chẳng hạn: 1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho). - Tương tự như trên đối với các chú ý 2,3,4. Hoạt động 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK Toán 5 rồi chữa bài. Nếu không đủ thời gian thì chọn một số trong các nội dung từng bài tập để HS làm tại lớp, số còn lại chọn một nửa hoặc hai phần ba số lượng bài trong từng bài 3. Khi chữa bài phải chữa theo mẫu. Hoạt động 4: Hoàn thành kế hoạch bài học. - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về phân số. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tập đọc Thư gửi các học sinh I.Mục tiêu: - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thâỳ, yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 nămcông học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) II.Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Các hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Mở đầu. - GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS. - Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em. Yêu cầu HS xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh hoạ chủ điểm: Hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền là cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta. - Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài. - Lá thư chia làm 2 đoạn như sau: +Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao? +Đoạn 2: Phần còn lại. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - GV chỉ định HS nối tiếp nhau đọc hết bài.- đọc 2 - 3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc. - Khi HS đọc, GV kết hợp khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo, kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp. - Sau lượt đọc vỡ, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.( Cách làm: HS đọc thầm phần chú giải các từ mới ở cuối bài học (80 năm giải phóng nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.) - GV giải thích rõ thêm: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. GVgiải thích thêm một số từ ngữ khác: giời (trời), giở đi (trở đi). - HS luyện tập theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài). - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng) Hoạt động 3:Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn 1,trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? (+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. + Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam) - HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3. Câu hỏi 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? (Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu) Câu hỏi 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? (HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu) Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2 Cách làm:+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS. + HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp. + Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn. - Học sinh học thuộc lòng đoạn (từ Sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). Đọc nhấn giọng các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; nước nhà trông mong/chờ đợi ở các em rất nhiều. - Chú ý: Giọng đọc cần thiết thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS - những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông. - GV đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn), những chỗ phải nghỉ hơi để không gây hiểu lầm hoặc mơ hồ về nghĩa (trông mong/chờ đợi) - Hướng dẫn HS học thuộc lòng + HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK. + GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn tả cảnh Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Tiết 4: Chính tả Tuần 1 I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát. - Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2, thực hiện đúng bài tập 3. II.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Giới thiệu bài. - Mở đầu: GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5, việc chuẩn bị đồ dùng cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS. - Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu. Sau đó sẽ làm các BT phân biệt những tiếng có âm đầu c/ k, g/ gh, ng/ ngh. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết - GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt. HS theo dõi trong SGK. GV đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác có tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai. - HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em quan sát hình thức trình bày thơ lục bát, chú ý những từ ngữ dễ viết sai (mênh mông, biển lúa, dập dờn..) - HS gấp SGK, GV đọc từng dòng thơ cho HS viết theo tốc độ viết quy đinh ở lớp 5. Mỗi dòng thơ đọc 1 - 2 lượt. Lưu ý HS: Ngồi viết đúng tư thế. Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu viết hoa, lùi vào 1 ô li. - GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. - GV chấm chữa 7 - 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để sửa lại những chữ viết sai. - GV nêu nhận xét chung. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2: - Một HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 có tiếng bắt đầu bằng c hoặc k. - Mỗi HS làm bài vào vở. - 3 HS lên bảng thi trình bày đúng, nhanh kết quả làm bài. tổ chức cho các nhóm HS làm bài dưới hình thức thi tiếp sức. - Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: ngày, ghi, ngắt, ngữ, nghỉ, gái, có, ngày, của, kết, của, kiên, kỉ. Bài 3: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập - HS làm bài cá nhân vào VBT - 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó từng em đọc kết quả. (VD: âm đầu “cờ” đứng trước i, ê, e viết là k; đứng trước các âm còn lại [a, o, ô, ơ, ư] viết là c) - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Hai hoặc ba HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ ngh. - HS nhẩm học thuộc quy tắc. - GV cất bảng, mời 1 - 2 em nhắc lại quy tắc đã thuộc. - HS sửa bài theo lời giải đúng. Âm đầu Đứng trước i, e, ê Đứng trước các âm còn lại Âm “cờ” Viết là k Viết là c Âm “gờ” Viết là gh Viết là g Âm “ngờ” Viết là ngh Viết là ng Lưu ý: ở lớp 1, HS được giải thích qu là một âm (âm “quờ”). Để thống nhất với cách giải thích đó, sách Tiếng Việt 5 không coi q là một cách ghi âm “cờ” Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai, ghi nhớ quy tắc viết chính tả với c/k, g/ gh , ng/ ngh. Thứ 3 ngày 30 tháng 8 năm 2011 Tiết 1: Toán Ôn tập tính chất cơ bản của phân số I. Mục tiêu: Giúp HS: Biết tính chất cơ bản của phân số, vận dụng để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số. 5x 6x - GV hướng dẫn HS thực hiện theo ví dụ 1, chẳng hạn có thể nêu thành bài tập dạng: = HS chọn một số thích hợp để điền số đó vào ô trống. (Lưu ý : HS đã điền số nào vào ô trống phía trên gạch ngang thì cũng phải điền số đó vào ô trống phía dưới dạng gạch ngang, và số đó phải là số tự nhiên khác 0). Tiếp đó HS tự tính các tích rồi viết tích vào chỗ chấm thích hợp. Chẳng hạn: = hoặc =;. - Cho HS nêu nhận xét thành một câu khái quát như SGK. - Tương tự với ví dụ 2. - Sau cả 2 ví dụ, GV giúp HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số (như SGK). Hoạt động 2: ứng dụng tính chất cơ bản c ... thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn HS chuẩn bị đồ dùng tiết sau học thêu dấu nhân. Tiết 2: luyện thể dục Thầy Lợi dạy Tiết 3: Luyện toán Luyện tập về hỗn số I. mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc, viết hỗn số, nắm vững cấu tạo của hỗn số. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức. Nhắc lại cách đọc, viết hỗn số, cấu tạo của hỗn số. Hoạt động 2 : Thực hành. 1.HS trung bình, yếu: - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BT Toán 5. - HS làm bài và chữa bài. 2. HS khá, giỏi: Hoàn thành BT 1, 2 trang 9 vở BTNC Toán 5. Bài 1: - HS viết được phân số, hỗn số thích hợp vào dưới mỗi vạch của tia số. - Chuyển hỗn số thành phân số theo mẫu. Bài 2: HS biết so sánh các hỗn số. Hoạt động 3: Dặn dò. Về nhà ôn lại bài. Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011 Buổi sáng Tiết 1: Toán hỗn số ( tiếp ) I.Mục tiêu: Giúp HS Biết chuyển 1 hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm bài tập. II.Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng dạy học toán 5. III.Các hoạt động dạy học A.Bài cũ : B.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động1: Hướng dẫn HS cách chuyển hỗn số thành phân số. - GV gắn các tấm bìa đã chuẩn bị lên bảng . - GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào quan sát các hình trên bảng và hình vẽ SGKđể nhận biết được hỗn số gồm phần nguyên cộng với phần phân số. - Yêu cầu HS thực hiện và nêu kết quả. - Gọi 2, 3 HS (K-G) nhắc lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp theo dõi. - HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu ), 3 HS lên bảng làm. - Gọi 1 số HS nêu kết quả và cách chuyển đổi. - HS, GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. Bài 2: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm việc cá nhân ( GV quan tâm HS yếu), 3 HS lên bảng làm. - HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. Bài 3: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số, rồi thực hiện phép tính. - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp theo dõ.i - HS làm việc cá nhân, 3HS (K-G) lên bảng làm(GV quan tâm HS yếu). - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - Về nhà ôn lại bài. Tiết 2: Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê I.mục tiêu: - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng(BT1). - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu(BT2). - GDKNS: +Thu thập xử lý thông tin. +Hợp tác. +Thuyết trình kết quả tự tin. +Xác định giá trị. II.Đồ dùng dạy học - VBT Tiếng Việt 5, tập một. - Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT 2 cho HS các nhóm thi làm bài. III.Các hoạt động dạy học A.Bài cũ: Một số HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh (theo yêu cầu của tiết TLV trước) B.Bài mới: Giới thiệu bài Qua bài đọc Nghìn năm văn hiến, các em đã biết thế nào là số liệu thống kê, cách đọc một bảng thống kê. Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của số liệu thống kê. Các em sẽ luyện tập thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả theo biểu bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - HS làm việc cá nhân - nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Nhắc lại cá số liệu thống kê trong bài - Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 185, số tiến sĩ: 2896 - Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại. - Số bia và số tiến sĩ (từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay: số bia - 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia - 1306) b) Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức: - Nêu số liệu (số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay) - Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại) c) Tác dụng của các số liệu thống kê: - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. - Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. Bài 2: - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập 2. - GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc. Sau thời gian quy định, các nhóm cử người dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương nhóm làm bài đúng nhất. - GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê: giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh. - HS viết vào VBT bảng thống kê đúng. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê. Dặn HS tiếp tục bài tập quan sát một cơn mưa, ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị làm tốt bài tập lập dàn ý và trình bày dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa trong tiết TLV tới. Tiết 3: Địa lí địa hình và khoáng sản I.Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm chính về địa hình: phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. - Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tit, dầu mỏ, khí tự nhiên, - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ: dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung. - Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ: than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam, II.Đồ dùng dạy học: GV: - Bản đồ khoáng sản Việt Nam - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; Phiếu học tập ( sử dụng cho HĐ2 ) III.Các hoạt động dạy học : A.Bài cũ: 2HS - Nêu vị trí địa lý của nước ta. - Nêu hình dạng, diện tích của nước ta. B.Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động1: Địa hình Việt Nam. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát lược đồ địa hình Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ sau : + Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng nước ta. (Dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; các đồng bằng: Bắc Bộ, Nam Bộ, duyên hải miền Trung) + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta. ( Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần, gấp khoảng 3 lần ) + Nêu tên và chỉ trên lược đồ các cao nguyên. ( Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh, Đắk Lắk, Plây- Ku.) - Gọi lần lượt HS (K-G) lên chỉ trên lược đồ và trình bày kết quả, HS (TB-Y) nhắc lại. GVKLchung. Hoạt động 2: Khoáng sản - Cho HS thảo luận theo nhóm 3, yêu cầu các nhóm dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết để kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta, nêu công dụng và nơi phân bố các khoáng sản đó. - Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Giáo viên kết luận chung. Hoạt động 3: Những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta. - GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ khoáng sản Việt nam. - GV hướng dẫn HS quan sát và trao đổi nhóm 3 thực hiện yêu cầu bài tập. - GV gọi lần lượt HS lên bảng chỉ trên bản đồ dãy núi Hoàng Liên Sơn; Các đồng bằng ...Cả lớp theo dõi và nhận xét - GV : Địa hình và khoáng sản đã mang lại cho đất nước ta những lợi ích gì ? Chúng ta cần sử dụng đất và khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí ? - HS (K-G) trả lời; GV nhận xét chốt lại ý đúng. - HS (TB-Y) nhắc lại . GVKL chung. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - GV hệ thống toàn bài. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài. Tiết 4: Hoạt động tập thể Tuần 2 1. Nhận xét hoạt động tuần 2: a. Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp tuần qua. b. Giáo viên đánh giá chung về tình hình lớp học trong tuần. - Mọi hoạt động của tuần 2 tiến bộ hơn tuần trước. - 98% học sinh học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Nền nếp thể dục giữa giờ, đọc 5 điều Bác Hồ dạy đúng. Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, lao động đảm bảo yêu cầu đề ra. - Hoạt động Đội có nhiều nổi bật và đã đi vào chiều sâu. - Một số tồn tại : Vẫn còn HS chưa chịu khó học tập như Thắng, Trang. 2. Công tác tuần 3 : - Tiếp tục duy trì các thành tích đã đạt được trong tuần qua. - Nhắc nhở một số em còn chưa chịu khó học bài ở nhà chuẩn bị bài trong tuần được tốt hơn. - Khắc phục một số tồn tại nhỏ trong tuần 3. Buổi chiều Tiết 3 : âm nhạc Học hát : reo vang bình minh I.Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đẹm theo bài hát. II.Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ gõ. III.Các hoạt động dạy học : GV giới thiệu bài hát, tác giả. Hoạt động1: Học hát bài Reo vang bình minh. - GV hát mẫu. - Đọc lời ca. - Dạy hát từng câu. Phân chia câu hát để tập lấy hơi đúng chỗ: Reo vang reo, ca vang ca(lấy hơi). Cất tiếng hát vang rừng xanh(lấy hơi) Vang đồng la bao la, tươi xanh tươi(lấy hơi) ánh sáng tưng bừng hoa lá(ngân dài, lấy hơi) Hoạt động 2: Hát kết hợp vân động. - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, gõ phách. - Vận động theo nhạc: Tư thế đứng, hai tay chống ngang hông, nghiêng đầu sang trá rồi nghiêng đầu sang phải, cũng có lúc cầm tay nhau vung nhẹ ra phía trước và phía sau, nhún chân, Hoạt động 3 : Kết thúc. - HS trả lời câu hỏi : Em biếtbài hát nào về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên nói chung ? - Ôn lại bài. Tiết 3: Luyện toán Luyện tập về hỗn số(tiếp) I. mục tiêu: Rèn kỹ năng chuyển hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức. Nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. Hoạt động 2 : Thực hành. 1.HS trung bình, yếu: - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong vở BT Toán 5. - HS làm bài và chữa bài. 2. HS khá, giỏi: Hoàn thành BT 3, 4 trang 10 vở BTNC Toán 5. Bài 3: - HS viết chuyển hỗn số thành phân số theo mẫu. - HS làm bài cá nhân rồi nêu kết quả. Bài 4: - HS biết chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính với phân số. - HS làm bài cá nhân, 4 em chữa bài trên bảng lớp. Hoạt động 3: Dặn dò. Về nhà ôn lại bài. Tiết 2: hoạt động ngoài giờ lên lớp Tuần 2 I.Mục tiêu: Tìm hiểu truyện tranh tuần 2, ôn kiến thức đã học về môn Tởp đọc. II.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện tranh tuần 2. a.HS phân vai đọc truyện tranh. b.Ôn tập môn Tập đọc. Điền nội dung thích hợp vào chỗ . - Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất là :................... - Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất là: Hoạt động 2: Dặn dò. Về nhà tìm hiểu thêm về Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Tài liệu đính kèm: