Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Võ Ngọc Hồng

Tập đọc :(Tiết 1)

Lòng dân

 Theo Nguyễn Văn Xe

 A/ Mục tiêu:

1. Biết đọc đúng văn bản kịch .Cụ thể:

- Biết đọc ngắt giọng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi , câu cầu khiến , câu cảm trong bài .

- Giọng đọc thay đổi linh hoạt , hợp với tính cách từng nhân vật , hợp với tình huống căng thẳng , đầy kịch tính của vỡ kịch .

- Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai

 2.Hiểu nội dung , ý nghĩa phần 1 của vỡ kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm , thông minh , mưu trỉtong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ cách mạng.

 3.Học tập tinh thần dũng cảm , mưu trí , gan dạ của dì Năm

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 3 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nội dung giảng dạy
Thứ / Ngày
Môn học
 Tiết
Tên bài dạy
 Thứ 2 
 18/9
Tập đọc
Toán 
Đạo đức 
Chính tả
Âm nhạc
1
2
3
4
5
Lòng dân .
Luyện tập .
Có trách nhiệm về việc làm của mình .
Nhớ – viết : Thư gửi các học sinh .
Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh .
Thứ 3
 19/9
Thể dục
Thể dục
Toán 
LT& câu
Lịch sử
1
2
3
4
5
Đội hình đội ngũ –Trò chơi “Bỏ khăn ”
Đội hình đội ngũ –Trò chơi “Đua ngựa”
Luyện tập chung.(tiết 1)
Mở rộng vốn từ : Nhân dân .
Cuộc phản công ở kinh thành huế .
 Thứ 4
 20/9
Tập đọc
Kĩ thuật 
Toán 
T.L văn
Khoa học
1
2
3
4
5
Lòng dân (Tiếp theo) .
Đính khuy bốn lỗ (Tiết 2 ).
Luyện tập chung.(tiết 2).
Luyện tập tả cảnh .
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ .
 Thứ 5
 21/9
Toán 
Địa lí
L.T& câu
Mĩ thuật 
Kểchuyện
1
2
3
4
5
Luyện tập chung.(tiết 3).
Khí hậu.
Luỵên tập về từ đồng nghĩa .
Vẽ tranh : Đề tài trường em .
Kể chuỵên được chứng kiến hoặc tham gia .
 Thứ 6
22/9
Toán 
Tập l. văn
Khoa học
Kĩ thuật 
HĐTT
1
2
3
4
5
Ôn tập về giải toán.
Luyện tập tả cảnh .
Từ lác mới sinh đến tuổi dậy thì .
Đính khuy bấm (Tiết 1 ) .
Sinh hoạt tập thể .
 Thứ hai ngày 18 tháng 9 năm 2006 
Tập đọc :(Tiết 1)
Lòng dân
 Theo Nguyễn Văn Xe
 A/ Mục tiêu:
Biết đọc đúng văn bản kịch .Cụ thể:
Biết đọc ngắt giọng , đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật .
Đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi , câu cầu khiến , câu cảm trong bài .
Giọng đọc thay đổi linh hoạt , hợp với tính cách từng nhân vật , hợp với tình huống căng thẳng , đầy kịch tính của vỡ kịch .
Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai 
 2.Hiểu nội dung , ý nghĩa phần 1 của vỡ kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm , thông minh , mưu trỉtong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ cách mạng.
 3.Học tập tinh thần dũng cảm , mưu trí , gan dạ của dì Năm
 B/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoa bài tập đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch
 C/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
T/L
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ:
H: Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? Vì sao ?
H:Bài thơ nói lên điều gì về tình cảmcủa bạn nhỏ đói với đất nước ? 
-GV nhận xét chung và ghi điểm.
2) Bài mới: 
 a, Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay , cô sẽ giới thiệu với các em một đoạn trích nói về tấm lòng của người dân Nam bộ nói riêng , người dân cả nước nói chung đối với Đảng với cách mạng được thể hiện qua vỡ kịch “Lòng dân” của Nguyễn Văn Xe.
- Luyện đọc :
 HĐ1: GV đọc màn kịch 
Cho HS đọc lời mở đầu 
Gvđọc diễn cảm màn kịch.
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc đoạn .
* Đoạn 1:Từ đầu .lời dì Năm.
* Đoạn 2: Chồng chị à..rục rịch tao bắn.
* Đoạn 3: Còn lại .
Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
Cho HS luyện đọc những từ khó :quẹo, xẵng giọng ,ráng .
 b. Tìm hiểu bài:
Cho HS đọc phần mở đầu 
GV giao việc:lớp trưởng điều khiển cho cả lớp thảo luận câu hỏi 1,2 :
+Lớp trưởng lên bảng đọc câu hỏi:
H: Chú cán bộ gặp nguy hiểm gì ? 
H: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ? 
GV: Cả lớp đọc thầm lại bài một lượt và lớp phó lên điều khiển lớp thảo luận câu hỏi 3,4.
H: Dì Năm đấu trí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ ?
H: Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
c. Đọc diễn cảm :
GV hướng dẫn cách đọc , GV đọc diễn cảm đoạn 1
Cho HS đọc Phân vai 
Cho HS thi đọc
GVnhận xét và khen nhóm đọc hay .
4’
1’
11’
12’
 8’
- Bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu của đất nước . Vì những sắc màu ấy gắn với những cảnh vật , sự vật và con người của đất nước 
- Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước . Điều đó nói lên bạn nhỏ rất yêu đất nước.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc phần giới thiệu nhân vật , cảnh trí thời gian .
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn 
- HS lần lượt đọc đoạn .
-HS đọc từ khó theo sự hướng dẵn của GV
-Một HS đọc phần giới thiệu về nhân vật , cảnh trí , thời gian. 
-Lớp trưởng lên bảng .
-Cả lớp trao đổi thảo luận: Chú cán bộ bị bọn giặc rượt đuổi bắt,
- Dì đưa chú một chiéc áo khác để thay , rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm 
- Dì Năm bình tĩnh trả lời các câu hỏi của tên cai. Dì nhận chú cán bộ là chồng . Dì kêu oan khi bị địch trói . Dì vờ trối trăn , căn dặn con mấy lời .
HS tự do lựa chọn tình huống mình thích .
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm theo cách ngắt dọng , nhấn giọng được đánh dấu trên bảng phụ .
- Hai nhóm lên thi 
- Lớp nhận xét .
3)Củng cố: 
H: Qua vỡ kịch Lòng dân tác giả đã ca ngợi dì Năm là người như thế nào ?
2’
-Qua vở kịch “Lòng dân “ tác giả đã ca ngợi dì Năm dũng cảm , thông minh mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc , cứu cán bộ cách mạng.
4) Nhận xét , dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS đọc tốt.
- Các em về nhà tập đóng màn kịch trên.
- Về nhà đọc trước màn 2 của vỡ kịch “Lòng dân”.
1’
- HS lắng nghe.
HS mở vở ghi bài
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:
..
Toán :(Tiết 2)
Luyện tập
A – Mục tiêu :
 Giúp HS :
- Củng cố cách chuyển hỗn số thành PS .
- Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số,so sánh các hỗn số ( bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các PS,so sánh các PS ).
- Giáo dục HS .
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK,bảng phụ.
 2 – HS : SGK,VBT.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TG
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu cách chuyển hỗn số thành PS .
- Gọi 1 HS chữa bài 3 c .
 - Nhận xét,sửa chữa .
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : 
- Để củng cố kiến thức về cách chuyễn hỗn số thành PS rồi thưch hiện phép tính .Hôm nay,các em học tiết luyện tập .
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Bài 1 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Gọi4 HS lên bảng ,cả lớp giải vào vở 
- Nhận xét, sửa chữa.
- Nêu cách chuyển HS thành PS . 
 b) HĐ 2 : Bài 2 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Chia lớp làm 4 nhóm ,hướng dẫn HS thảo luận nhóm ( mỗi nhóm làm 1 câu ) .
- Đại diện nhóm trình bày Kquả.
Nhận xét ,sửa chữa .
- Nêu cách so sánh các hỗn số .
Bài 3 : 
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Cho HS làm bài vào vở .
- Tổ chức HS đổi vở kiểm tra Kquả .
Nhận xét , sửa chữa 
IV – Củng cố :
- Nêu cách chuyển 1 HS thành PS ?
- Nêu cách so sánh 2 hỗn số ?
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập : Chuẩn bị bài sau
 - Chuẩn bị bài sau :
1/
5/
1/
28/
3/
2/
- Hát 
- HS lên bảng .
- HS lên bảng chữa bài .
- HS nghe .
- Chuyển các hỗn số sau thành phân số .
2; 5
9
- HS nêu.
 -So sánh các hỗn số .
-âHSlàm bài .
a) 3và 2.
3= .
Mà nên 3.
- HS nêu .
- Chuyển các hỗn số thành PS rồi thực hiện phép tính .
- HS làm bài .
- HS đổi vở chấm bài .
- HS nêu .
- HS nêu .
H S mở vở ghi bài
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:
..
Đạo đức ( Tiết 3 )
 Bài : Có trách nhiệm về việc làm của mình 
 A/ Mục tiêu :
-Kiến thức : HS biết được mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình .
-Kỷ năng : Bước đầu có kỷ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
-Thái độ : Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn trách nhiệm , đổ lỗi cho người khác.
 B/ Tài liệu , phương tiện : 
 -GV : Bài tập 1 viết sẵn trên giấy, thẻ màu .
 -HS : Một vài mẫu chuyện về những người có trách nhiệm .
	C/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV 
T/ L
Hoạt động của HS 
HĐ 1 : Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức .
*Mục tiêu :HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức ;biết phân tích , đưa ra quyết định đúng .
* Cách tiến hành :GV kể toàn bộ câu chuyện có minh hoạ tranh. 
-Cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện .
-Cho HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi SGK.
-Cho HS trình bày các câu trả lời .
-GV liệt kê các ý kiến HS lên trên bảng .
-GV phân loại các ý kiến , tổng hợp các ý kiến nhận xét bổ sung .
-GV kết luận :Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lý vừa có tình .Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ.
-Cho 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
HĐ 2 :Làm bài tập 1 SGK
*Mục tiêu : HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện nào của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành : GV chia HS thành 6 nhóm .
-GV nêu yêu cầu của bài tập 1.
-Cho 1 HS đọc lại .
- Cho HS thảo luận nhóm .
-GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả .
-GV kết luận :a,b,d,g là những biểu hiện của những người sống có trách nhiệm. Biết suy nghĩ trước khi hành động , dám nhận lỗi sửa lỗi ;làm việc gì thì làm đến nôi đến chốn là những biểu hiện của người có trách nhiệm .Đó là những điều cần học tập.
HĐ 3:Bày tỏ thái độ ( Bài tập 2 SGK )
* Mục tiêu : HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành:-GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2.
-Cho HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu( Theo quy ước )
-GV yêu cầu một vài HS gỉai thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối với ý kiến đó .
-GV kết luận :-Tán thành ý kiến a,đ ; không tán thành ý kiến b,c,d
HĐ nối tiếp : Chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3 SGK.
12’
10’
12’
2’
-HS theo dõi câu chuyện .
-HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện .
-HS thảo luận theo 3 câu hỏi SGK.
- HS lần lượt trình bày .
-Các bạn khác nhận xét , bổ sung .
-HS l ... mỗi đoạn .
 2 / Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn Cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực , tự nhiên .
B/ Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bảng phụ viết nội dung chính 4 đoạn văn tả cơn mưa bài tập 1.
 HS : Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS .
C / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
T/L
Hoạt động của HS
A / Kiểm tra bài cũ : 
 Kiểm tra , chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả 1 cơn mưa .
B / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài :
 Ở tiết TLV trước các em đã lập dàn ý của bài văn miêu tả cảnh cơn mưa .Trong tiết học hôm nay , các em chọn 1 phần trong dàn ý đó và chuyển nó thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
2 / Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1 :
-Cho HS đọc nội dung bài tập 1 . 
-GV nhắc HS chú ý yêu cầu của đề bài : Tả quang cảnh sau cơn mưa rào .
-GV cho HS đọc thầm 4 đoạn văn , xác định nội dung chính của mỗi đoạn .
-GV cho HS phát biểu .
-GV nhận xét , chốt lại bằng cách treo bảng phụ có nội dung 4 đoạn .
-GV yêu cầu mỗi HS hoàn chỉnh 1 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu ( )
-Cho HS trình bày miệng .
-GV nhận xét và khen những HS biết hoàn chỉnh rất hợp lý , tự nhiên doạn văn .
* Bài tập 2 :
-GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2 .
-GV hướng dẫn HS cách làm : Chọn 1 phần dàn ý tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước , viết thành 1 đoạn văn .
-GV cho các lớp viết bài .
-Cho HS nối tiếp nhau đọc bài văn đã viết .
3 / Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn thiện đoạn văn . 
-Về nhà đọc trước bài học của TLV tiếp theo ở tuần 4
04’
01’
12’
 20’
03’
-HS nộp bài .
-HS lắng nghe.
-Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm 4 đoạn văn , xác định nội dung chính của mỗi đoạn .
-HS trình bày ý kiến .
-HS nêu miệng .
-Cả lớp nhận xét .
-1 HS nêu yêu cầu bài tập 2 , cả lớp theo dõi .
-HS làm bài vào vở .
-1 số HS đọc đoạn văn viết của mình .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:
..
Khoa học: (Tiết 3)
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
 A – Mục tiêu : Sau bài học,HS biết:
 - Nêu môtố đặc điểmchung của trẻ em ở toàn giai đoạn :Dưới 3 tuổi , Từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
 - Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
 B – Đồ dùng dạy học : 
 1 / GV :.Thông tin và hình trang 14 ,15 SGK.
 2 / HS Sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
 C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
T/L
Hoạt động học sinh
I – Ổn định lớp : 
II – Kiểm tra bài cũ : “ Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ "
- Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ 
- Nhận xét, KTBC
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì “ 
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : - Thảo luận cả lớp 
 @Mục tiêu: - HS nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được .
 @Cách tiến hành: GV yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu 
. _ Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì ?
 b) HĐ 2 :.Trò chơi “ Ai nhanh , Ai đúng ? “
 * Mục tiêu: HS nêu được một số đặc ssiểm chung của trẻ am ở từng giai đoạn dưới 3 tuổi , từ 3 đến 6 tuổi , từ 6 đến 10 tuổi .
* Chuẩn bị : Chuẩn bị theo nhóm : 
 -Một bảng con và phấn hoặc bút viết bảng .
 -Một cái chuông nhỏ ( hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh ) 
*Cách tiến hành: 
 -Bước 1: GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
 -Bước 2: Làm việc theo nhóm .
 -Bước 3: Làm việc cả lớp .
 GV ghi rõ nhóm nào làm xong trước ,nhóm nào làm xong sau . Đợi tất cả các nhóm cùng xong .GV mới yêu cầu các em giơ đáp án. 
 -GV tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
 c) HĐ 3 : Thực hành.
 *Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
 *Cách tiến hành:
 -Bước 1: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
 Tại sao ở tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?
 -Bước 2: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi trên.
 Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người , vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là:
- Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
- Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. 
- Biến đổi về tình cảm,suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
 IV / Củng cố : Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người.
V / Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Bài sau : “Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già”
1’
4’
1’
12’
8’
10’
 2’
 1’
- Hát 
- 2 em trả lời 
- HS nghe .
- HS làm việc theo nhóm .
- HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của các trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp . 
- Em mới 2 tuổi đã biết nói và nhận ra những người thân , đã biết hát , múa 
- HS theo dõi .
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV .
- Các nhóm làm xong giơ đáp án.
- HS đọc các thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi.
-HS chú ý lắng nghe .
-HS chú ý lắng nghe
- 3 HS trả lời:
-Vì ở tuổi này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Đồng thời ở giai đoạn này cũng diễn ra những biến đổi về tình cảm,suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời.
- HS nghe.
-Xem bài trước.
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:
..
Kĩ thuật : (tiết 4)
Đính khuy bấm (3 Tiết)
 A/Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách đính khuy bấm.
 - Đính được khuy bấm đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
 - Rèn luyện tính tự lập, kiên trì, cẩn thận.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu đính khuy bấm.
 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm như áo bà ba, áo dài, áo sơ sinh.
 - Vật liệu và dụng cụ cầh thiết:
 + Một số khuy bấm với kích cỡ, màu sắc khác nhau.
 + 3 – 4 khuy bấm loại to.
 + Hai mảnh vải có kích thước 20 cm x 30 cm
 + Kim khâu len, kim khâu cỡ nhỏ.
 + Len hoặc sợi, chỉ khâu, phấn vạch, thước, kéo. 
 C/ Các hoạt động dạy – học: tiết 1:
Hoạt động của giáo viên
T/L
Hoạt động của học sinh
1) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS 
 - Nhắc lại ghi nhớ của bài 1.
 - GV nhận xét và đánh giá
4’
- HS nhắc lại ghi nhớ của bài 1
- Lớp nhận xét
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách đính khuy bấm.
b) Giảng bài:
HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu một số mẫu khuy bấm. Cho HS quan sát mẫu hình 1a và hình 1b (SGK)
H: Dựa vào hình 1a, em hãy nêu đặc điểm hình dạng của khuy bấm?
H: Dựa vào hình 1b, em hãy nêu nhận xét về các đường khâu trên khuy bấm?
- GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1.
+ Khuy bấm được làm bằng kim loại hoặc nhựa, có hai phần là phần mặt lồi và phần mặt lõm được cài khớp vào nhau. Mỗi phần của khuy bấm có bốn lôõ hình bầu dục ở sát mép khuy và cách đều nhau.
+ Khuy bấm được đính vào vải bằng các đường khâu nối từng lỗ khuy với vải.
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
 -Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 và 2 (SGK) 
 -GV hướng dẫn : cách vạch dấu các điểm đính khuy bấm.
 -Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy bấm.
 - GV quan sát uốn nắn.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2a kết hợp quan sát hình 4 nêu cách thực hiện các thao tác đính phần mặt lõm của khuy bấm,
- GV hướng dẫn cách đính lỗ thứ nhất, thứ hai.
-Gọi HS lên bảng thực hiện.
- Hướng dẫn HS đọc mục 2b kết hợp với quan sát hình 5 và nêu cách đính phần mặt lồi của khuy bấm.
- GV nhận xét và hướng dẫn thao tác đính phần mặt lồi của khuy bấm.
 +Đính lỗ khuy thứ nhất:
 -Luồn kim vào giữa hai lượt vải của đường nẹp để lên kim qua lỗ khuy thứ nhất (H. 5a)
 -Xuống kim qua một lượt vải ngoài lỗ khuy. Luồn kim cào giữa hai lượt vải của nẹp để lên kim qua lỗ khuy (H. 5b). Rút chỉ 
 + Đính các lỗ khuy còn lại:
-Luồn mũi kim vào giữa hai lượt vải để chuyển kim sang sát mép ngoài lỗ khuy thứ hai (hình 5c). Rút chỉ.
Gọi HS nhắc lại cách đính khuy bấm
1’
6’
 26’
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình 1a và hình 1b
-HS dựa vào hình 1a nêu đặc điểm hình dạng của khuy bấm trả lời câu hỏi.
-HS dựa vào hình 1b nhận xét về các đường khâu trên khuy bấm.
 -HS đọc mục I và II trong (SGK)
 -HS nghe
-2HS lên bảng thực hiện 
 -HS đọc mục 2a (SGK)
-HS thao dõi
 - 2 HS lên bảng thực hiện tiếp đính lỗ khuy thứ ba , thứ tư và nút chỉ
-HS đọc mục 2b và chú ý quan sát.
-HS chú ý theo dõi
-HS nhắc lại cách thực hiện
3) Củng cố : - Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
2’
- 2 – 3 HS nhắc lại ghi nhớ
4) Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau : 1 mảnh vải, kim, chỉ, kéo, khuy bấm để thực hành.
1’
Rút kinh nghiệm , Bổ sung:
..
..Hoạt động tập thể (Tiết 5)
Nhận xét tình hình về các mặt hoạt động 
của lớp trong tuần 2
	I./Mục tiêu:
	- Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
	- Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
	- Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
	 II./ Lên lớp :
	Học tập : 	
	Lao động:		
	Công tác tuần tới : Thực hiện chương trình tuần 3
	 Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
	III./ Ý kiến Học sinh :	...	

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3_1.doc