Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 4 - Đào Hữu Tình

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 4 - Đào Hữu Tình

TẬP ĐỌC

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ

 - 2 nhóm học sinh đọc phân vai vở kịch Lòng dân và nêu nội dung, ý nghĩa của vở kịch.

 - GV nhận xét.

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 4 - Đào Hữu Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ 2 ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I. Yêu cầu cần đạt :
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ
 	- 2 nhóm học sinh đọc phân vai vở kịch Lòng dân và nêu nội dung, ý nghĩa của vở kịch.
 	- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 	- Giới thiệu chủ điểm Cánh chim hoà bình và nội dung các bài học trong chủ điểm.
 	- Giới thiệu bài đọc Những con sếu bằng giấy.
 Hoạt động 2: Luyện đọc;
 	- 1 HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm.
 	- GV hướng dẫn đọc và chia đoạn.
 	- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc từ khó: Xa-da-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki.
 	- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó trong phần Chú giải.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
 	- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2.
 	- HS đọc thầm bài, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 Câu hỏi cho HS khá, giỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 	- HS trình bày - HS nhận xét.
 	- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
 Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
 	- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 3.
 	- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 	- HS thi đọc diễn cảm.
 	- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu nội dung chính của bài.
 	- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nghe – viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
I. Yêu cầu cần đạt:
 	- Nghe - viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ theo hình thức bài văn xuôi.
 	- Nắm chắc về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. Đồ dùng dạy học:
 	 Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để GV kiểm tra bài cũ và hướng dẫn bài tập 2.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
 	- 1HS lên bảng viết vào mô hình vần các tiếng: Muôn, khoan, huyền, hiền.
 	- HS nhận xét.
 	- GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: Viết chính tả
 	- GV đọc toàn bài chính tả. HS theo dõi SGK.
 	- HS luyện viết tên nước ngoài và những từ dễ viết sai.
 	- GV đọc cho HS viết chính tả.
 	- GV đọc cho HS khảo bài.
 	- GV chấm bài và nhận xét.
 Hoạt động 3: Luyện tập 
 Bài tập 1.
 	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp theo dõi.
 	- 2 HS làm bài trên phiếu - Cả lớp làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
 	- HS đối chiếu bài làm của mình và của bạn và nhận xét.
 Bài tập 2.
 	? Nêu sự khác nhau về cách đánh dấu thanh giữa tiếng chiến và tiếng nghĩa?
 	- HS hoàn thành bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
3. Củng cố, dặn dò
 	 GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I. Yêu cầu cần đạt:
 	- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
	- Biết giải toán liên quan đến đại lượng tỉ lệnày bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
 	- HS đọc ví dụ.
 	- HS tự tìm quãng đường đi được trong một giờ, 2giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.
 	- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được thay đổi như thế nào?
 	- HS trả lời - HS nhận xét.
 	- GV chuẩn kiến thức.
 Hoạt động 3: Giới thiệu bài toán và cách giải
 	- HS đọc bài toán.
 	- HS tự giải bài toán.
 	- GV nhận xét và gợi ý HS giải theo cách giải tìm tỉ số.
 	- GV lưu ý HS khi gặp dạng toán này chỉ cần chọn 1 cách giải thích hợp .
4. Hoạt động 4: Luyện tập
 	- HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập.
Bài 1: 1HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, nêu PP giải.
- HS làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (Dành cho HS khá, giỏi): 1HS đọc bài toán.
Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3(Dành cho HS khá, giỏi): 1HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, nêu PP giải.
- HS làm bài sau, GV theo dõi chung và hướng dẫn thêm (1HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
I. Yêu cầu cần đạt :
 	Nêu được các giaiđợn phát triển can con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Thông tin và hình trang16, 17 SGK.
 	- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 	 Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người?
2. Dạy bài mới:
2.1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
* Cách tiến hành:
 	- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16,17 SGK và thảo luận nhóm 2.
 	 Nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi?
Thư kí ghi vào bảng sau:
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
 Tuổi già
 - Các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét 
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai ? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?”
* Mục tiêu: - Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên.
 	- HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
* Cách tiến hành: GV chia lớp thành 4 nhóm. 
 	- HS đưa các hình đã chẩn bị và xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
 	- HS thảo luận và trình bày kết quả thảo luận.
 	- HS nhận xét - GV nhận xét
* Kết luận: 
 	- Chúng ta đang ở vào giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên hay nói cách khác là ở vào tuổi dậy thì.
 	- Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời sẽ giúp chúng ta hình dung được sự phát triển của cơ thể về thể chất, tinh thần và mối quan hệ xã hội sẽ diễn ra như thế nào. Từ đó, chúng ta sẵn sàng đón nhận mà không sợ hãi, bối rối,đồng thời còn giúp chúng ta có thể tránh được những nhược điểm hoặc sai lầm có thể xẩy ra đối với mỗi người ở vào lứa tuổi của mình. 
3. Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
_________________________________
Thứ 3 ngày 14 tháng 9 năm 2010
Thể dục
Bài 7
I- Yêu cầu cần đạt: HS cần:
 - Nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN.
 - Chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi trò chơi Hoàng anh,hoàng yến.
II.Đồ dùng dạy học:
 - 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III.Hoạt động dạy và học:
 1.Phần mở đầu: 
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ học tập.
 - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
 - Chơi trò chơi Tìm người chỉ huy.
 2.Phần cơ bản:
 a.Đội hình đội ngũ:
 - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
 Lần 1,2: Tập cả lớp do GV điều khiển.
 Lần 3,4: Tập luyện theo tổ.
 Lần 5,6 : Các tổ thi đua trình diễn.
 b.Trò chơi vận động:
 -Chơi trò chơi Hoàng anh, hoàng yến.
 -GV nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc.
 3.Phần kết thúc:
 - Cả lớp chạy đều nối nhau thành một vòng tròn lớn, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ.
 -Tập động tác thả lỏng.
 GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
Toán
Luyện tập
I.yÊU CầU CầN ĐạT:
 Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: Luyện tập
 	- HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán.
Bài 1: 1HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, nêu PP giải.
- HS làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 (dành cho HS khá, giỏi): 1HS đọc bài toán.
Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3: 1HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, nêu PP giải.
- HS làm bài sau, GV theo dõi chung và hướng dẫn thêm (1HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3.
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 	 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về học bài và chuẩn bị bài.
Luyện từ và câu
Từ trái nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt:
 	- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
 	- Nhận biết được các từ trái nghĩa trong các thành ngữ, biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước.
HS khá, giỏi:đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3. 
II. Đồ dùng dạy học: Từ điển Tiếng Việt. Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
 	- 2 HS đọc lại bài làm của bài tập 3 tiết trước.
 	- GV hướng dẫn HS nhận xét.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: Nhận xét
Bài tập 1.
 	- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - Cả lớp đọc thầm.
 	- HS giải nghĩa từ chính nghĩa và phi nghĩa.
 	- GV chuẩn kiến thức và giới thiệu từ trái nghĩa.
 Tương tự với bài tập 2,3.
 Hoạt động 3: Ghi nhớ
 	- HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
 Hoạt động 4: Luyện tập
 	- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài 1: Gạch dưới từng cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó trình bày kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn chỉnh các thành ngữ, tục ngữ sau:
Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 3: Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4.
- HS làm bài sau, GV theo dõi chung và hướng dẫn thêm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Đặt 2 câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được.
- Mỗi HS đặt 1 câu rồi trình bày trước lớp.
- HS khá, giỏi: đặt 2-3 câu
- Hướng dẫn HS nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ trong bài: ghi nhớ các từ trái nghĩa vừa học; tập vận dụng từ trái nghĩa trong nói và viết.
Lịch sử
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
I. Yêu cầu cần đạt:
 	Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ôtô, đường sắt.
- Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
H ... dò
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Chiều, Thứ 4 ngày 15 tháng 9 năm2010
kĩ thuật
Thêu dấu nhân (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt: 
II. Đồ dùng dạy học: Kim, chỉ, khung thêu, thước kẻ có vạch, phấn màu.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: HS thực hành
 	- HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
 	- GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. Lưu ý cách thực hiện, kích thước của mũi thêu dấu nhân thế nào cho đẹp.
 	- HS thực hành thêu dấu nhân theo cặp, GV theo dõi, hướng dẫn thêm, uốn nắn, sửa chữa.
 Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm.
 	- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
 	- GV nêu yêu cầu đánh giá trong SGK.
 	- Các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
 	- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
3. Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
 	- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
ôn tập về giải toán
I. Yêu cầu cần đạt: : 
- Rèn luyện kĩ năng giải toán cho HS.
- Học sinh khá, giỏi làm được bài tập có dạng nâng cao hơn.
III. Hoạt động dạy học
 - GV tổ chức, hướng dẫn HS làm BT:
	- GV yêu cầu HS làm BT – VL trang 21.
 * Đối với học sinh còn yếu chỉ yêu cầu làm bài số 1 và bài 2 a,b
	- BT nâng cao cho HSG: 
	HS các khối Ba, Bốn, Năm của một trường Tiểu học tiến hành lao động trồng cây; 3/4 số cây của khối Ba trồng được bằng 1/3 số cây của khối Bốn trồng được và bằng 1/5 số cây của khối Năm trồng được. Hỏi mỗi khối trồng được bao nhiêu cây? Biết rằng tổng số cây của cả 3 khối trồng được là 728 cây.
 	- HS làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
	- Chấm, chữa bài. 
	 Nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
Khoa học
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I. Yêu cầu cần đạt:
 	- Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi ở lứa tuổidậy thì.
 	- Thự hiện vệ sinh cá nhânở ruổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Hình trang 18, 19 SGK.
 	- Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì (Phiếu học tập số 1 và số 2)
 	- Mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ, một mặt ghi chữ Đ, mặt kia ghi chữ S.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra bài cũ
 	? Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già?
 2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Động não
*Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
*Cách tiến hành:
GV giảng và nêu vấn đề:
- ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh.
 	- Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu.
- Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da, đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. 
Chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tạo thành mụn “ trứng cá”.
 	- Vậy ở tuổi này, chúng ta nên làm gì để cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
- HS trình bày ý kiến
- GV ghi bảng một số việc làm và yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làmđã kể trên.
- GV nhận xét
 Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
GV chia HS thành các nhóm theo giới tính. Phát phiế học tập:
 	+ Nhóm nam: Phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam” (Số 1)
 	+ Nhóm nữ: Phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ” (Số 2)
- HS thảo luận theo nhóm
- GV chữa bài theo nhóm
 Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận 
*Mục tiêu: HS xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và về tinh thần ở tuổi dậy thì.
*Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2:
 	- Quan sát các hình 4, 5, 6, 7.trang 19 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
 	- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
 	- HS nhận xét - GV nhận xét
*Kết luận: ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không được sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu,; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh.
 Hoạt động 4: Trò chơi “Tập làm diễn giả”
 GV chia lớp làm 3 nhómvà yêu cầu mỗi nhóm trình bày “diễn cảm” những thông tin có liên quan đến bài học.
3. Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
 	 Biết giải bài toán liên quan đến đại lượng tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 2: Luyện tập
 	- HS làm bài tập trong SGK vào vở bài tập Toán.
Bài 1: 1HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, nêu PP giải.
- HS làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 1HS đọc bài toán.
Tiến hành tương tự như bài 1. (1HS làm trên bảng phụ)
Bài 3: 1HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích bài toán, nêu PP giải.
- HS làm bài, GV theo dõi chung và hướng dẫn thêm (1HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Tiến hành tương tự bài 3.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài.
 	- GV chấm bài và tổ chức cho HS chữa bài.
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 	 GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài.
Tập làm văn
Kiểm tra viết
I. Yêu cầu cần đạt:
 	 - Viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát vừ chọn lọc chi tiết miêu tả.
	- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh minh hoạ như nội dung kiểm tra trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
 	- GV nhắc nhở HS làm bài.
 	- HS làm bài, GV theo dõi.
 Hoạt động 3: HS làm bài
 	- HS làm bài viết - GV theo dõi.
 	- GV thu bài.
3. Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3.
 - Biết tìm những từ trái nghĩa để miếu tả thao yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4.
HS khá, giỏi: thuộc được 4 thành ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ, 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ
 	- HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1, 2 và làm miệng BT4.
 	- GV nhận xét tiết học.
2. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 Hoạt động 2: Luyện tập
 	- HS làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt.
Bài tập 1: Gạch dưới những từ trái nghĩa nhau trong mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:
- HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Một số HS trình bày kết quả.
 	- GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa nghĩa với từ in đậm:
- Tiến hành tương tự bài tập 1.
Bài tập 3: Điền vào mỗi chỗ trống một từ trái nghĩa thích hợp:
 	- Tiến hành như bài tập 2, sau đó yêu cầu một số HS giải thích ý nghĩa của từng câu thành ngữ. 
Bài tập 4: Tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu:
- HS làm bài theo nhóm 4, sau đó trính bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được:
- HS tự làm sau đó trình bày bài làm của mình.	
- GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
 3. Củng cố, dặn dò
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Về đọc thuộc lòng các câu thành ngữ và tục ngữ ở bài tập. Chuẩn bị bài mới.
___________________________________
Chiều, Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
luyện Toán
Luyện tập giải toán
I. Yêu cầu cần đạt:
Giúp HS củng cố cách giải một số dạng toán đã học ở lớp Bốn.
II. Hoạt động dạy học
1. Tổ chức cho HS trao đổi về một số dạng toán và các bước giải một số dạng toán đã học.
2. Luyện tập:
	- GV yêu cầu HS làm BT trong Vở luyện trang 21, 22 và hoàn thành các BT của những tiết trước (nếu chưa làm xong).
	- BT nâng cao cho HS K- G làm thêm: Một H.CN có chiều rộng bằng cạnh của hình vuông. Biết chu vi của hình vuông kém chu vi HCN 20 cm và diện tích HCN lớn hơn diện tích hình vuông 200 cm2 . Tính diện tích mỗi hình.
 	- HS làm bài. GV theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn
	- Chấm, chữa bài cho học sinh.
	- Nhận xét tiết học và dặn học ở nhà.
LuyệnTiếng việt
 Luyện tập Từ trái nghĩa
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố khái niệm về từ trái nghĩa; Luyện tìm từ trái nghĩa của một từ cho trước, đặt câu từ một cặp từ trái nghĩa.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
 HĐ1. Củng cố về lí thuyết
	GV hỏi: Thế nào là từ trái nghĩa? Nêu ví dụ.
 HĐ2. Luyện tập
	GV tổ chức, hướng dẫn HS làm các BT sau. Mỗi BT cho 1- 2 HS làm trên bảng phụ.
Bài 1: Tìm các từ trái nghĩa với mỗi từ sau: cứng, non, nhạt.
Bài 2: Tìm cặp từ trái nghĩa trong mỗi câu sau:
	a) Đắng cay mới biết ngọt bùi
	Đường đi muôn dặm đã ngoài mai sau
	(Tố Hữu)
	b) Trong như tiếng hác bay qua
	Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
	 Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
	Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Bài 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
	a) Chết đứng còn hơn sống ..
	b) Chết . còn hơn sống đục
	c) Chết vinh còn hơn sống .
	d) Chết một đống còn hơn sống ..
	Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa trong một câu ở trên
HĐ3. GV chấm một số bài- chữa bài trên bảng phụ.
	 GV nhận xét tiết học..
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt tồn tại.
 - Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
 II. Hoạt động dạy- học:
 HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 18.
 - GV nêu nhiệm vụ. Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng
 - Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp, Đọc tên các bạn xuất sắc, các bạn còn yếu trong lớp
 - GV nhận xét: Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc.
 + Nhắc nhở học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục.
 HĐ 2: Kế hoạch tuần 19:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp.
 - Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi 
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
 - Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường.
 - GV nhận xét bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 lop 5.doc