Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học Kỳ Khang II

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học Kỳ Khang II

Tuần 5:

Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010

Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I - Mục tiêu

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

- Hiểu nội dung: Tình cảm của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.

II- Đồ dùng

Tranh minh hoạ SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

HĐ1

- Kiểm tra bài cũ

HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi về bài đọc

HĐ2 . Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc

-1HS khá giỏi đọc toàn bài

- Chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc - mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn. Đoạn 4 bắt đầu từ A-lếch-xây nhìn tôi .đến hết.

- 4HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS luyện đọc theo cặp .

- Một , hai HS đọc lại bàI .

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 5 - Trường tiểu học Kỳ Khang II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5:
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I - Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu nội dung: Tình cảm của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
II- Đồ dùng
Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy - học
HĐ1 
- Kiểm tra bài cũ 
HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất, trả lời câu hỏi về bài đọc
HĐ2 . Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
-1HS khá giỏi đọc toàn bài
- Chia bài làm 4 đoạn để luyện đọc - mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn. Đoạn 4 bắt đầu từ A-lếch-xây nhìn tôi.đến hết.
- 4HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc lại bàI .
b) Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
 - Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
(Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng)
 - Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
(HS cần nêu được đặc điểm về vóc dáng, trang phục, mái tóc, khuôn mặt..của nhân vật. Cụ thể: vóc người cao lớn; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc, khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân; khuôn mặt to, chất phác)
 - Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
(HS dựa vào nội dung bài học, kể lại diễn biến của cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây)
 - Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
(HS trả lời theo nhận thức riêng của mình. VD: Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây, Em thấy đoạn văn này tả rất đúng về một người nước ngoài/..)
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn theo hướng dẫn .
- Chọn đoạn 4 để luyện đọc. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơi:
Thế là/A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra/nắm lấy bàn tay đầy dẫu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.
 -HS luyện đọc diễn cảm theo cặp .
 - Một vàI HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cả lớp bình chon bạn đọc hay nhất. 
HĐ3 . Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
______________________________
Mỹ thuật
(GV chuyên trách soạn giảng)
Chính tả
Nghe- viết : Một chuyên gia máy xúc.
I - Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh :trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II- Đồ dùng
- Vở bài tập.
- Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần.
III. Các hoạt động dạy - học
- Kiểm tra bài cũ 
HS chép các tiếng tiến, biển, bìa, mía vào mô hình vần; sau đó, nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
HĐ1 . Hướng dẫn học sinh nghe - viết 
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả; khung cửa, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, chất phác.
- GV đọc HS viết bài .
- HS đổi chéo bài để soát lỗi. 
- GV chấm 1 số bài .
- GV nhận xét chung .
HĐ2 . Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
Bài tập 2
- HS viết vào VBT những tiếng chứa ua, uô.
- Hai HS viết lên bảng, nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh.
- Lời giải:
+ Các tiếng chứa ua: của, múa.
+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.
- Cách đánh dấu thanh:
+ Trong các tiếng có ua (tiếng không có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua - chữ u.
+ Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chinh uô - chữ ô.
Bài tập 3
HS đọc yêu cầu của bài tập. 
HS thảo luận cặp đôi – HS trình bày - HS khác nhận xét.
GV chốt bài đúng.
GV chú ý giúp HS tìm hiểu nghĩa các thành ngữ
+) Muôn người như một: ý nói đoàn kết một lòng
+) Chậm như rùa: quá chậm chạp
+) Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến 
+) Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.
HĐ3 . Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/ uô
- GV nhận xét tiết học 
______________________________
Toán:
Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. 
II. Các hoạt động dạy học.
HĐ1 : Ôn về các đơn vị đo độ dài:
- Nêu tên các đơn vị độ dài đã học.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị được liền kề.
Bài 1: Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (chủ yếu là các đơn vị liền nhau).
Có thể làm bài 1 trong SGK để ôn tập bảng đơn vị đo độ dài. GV kẻ sẵn bảng như bài 1 SGK lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị vào bảng.
Hỏi HS trả lời 2 câu hỏi ở phần b. và cho ví dụ. 
HĐ2 : Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài
GV hướng dẫn HS 
Bài 2: a. Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn liền kề.
 c. Chuyển đổi từ các đơn vị nhỏ ra các đơn vị lớn hơn.
Bài 3: Chuyển đổi từ các số đo với hai tên đơn vị sang các số đo với một tên đơn vị và ngược lại.
HĐ3 : Cũng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
______________________________
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010
Thể dục 
Bài 9
I. Mục tiêu :
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp: 
+) Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
+) Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái.
+) Bước đầu biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp
- Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ” biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường.
- Chuẩn bị 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Phần mở đầu 6-10 phút.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện (1-2 phút).
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” theo đội hình vòng tròn (2-3 phút).
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát bài “ Quê hương tươi đẹp”.
HĐ2: Phần cơ bản 18- 22 phút.
 Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. 
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Giáo viên điều khiển lớp tập 1-2 lần.
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển (7-8 phút).
- Giáo viên quan sát, sửa chữa sai sót cho học sinh các tổ.
- Cả lớp tập theo sự điều khiển của giáo viên để củng cố (1-2 phút).
 Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ”: 7-8 phút.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. 
- Chơi cả lớp. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ hoặc học sinh chơi nhiệt tình không phạm luật.
HĐ3: Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Cho học sinh đi thường theo chiều sân tập 1, 2 vòng về tập hợp 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng: 2-3 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
______________________________
Toán:
 Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
II. Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Ôn về các đơn vị đo khối lượng:
- Nêu tên các đơn vị đo khối lượng.
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo kề nhau
HĐ2 : Thực hành.
Bài 1: Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng (chủ yếu là các đơn vị liền nhau hoặc các đơn vị thường được sử dụng trong đời sống).
- Có thể cho HS làm bài 1 SGK 
Bài 2: 
a, b ) Chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ hơn và ngược lại.
c, d ) Chuyển đổi từ các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại.
Bài 4: Hướng dẫn HS:
- Tính số ki- lô- gam đường của cửa hàng bán được trong ngày thứ hai.
- Tính tổng số ki- lô - gam đường đã bán được trong ngày thứ nhất và ngày thứ hai.
- Đổi 1 tấn = 1000 kg
- Tính số ki- lô- gam đường bán được trong ngày thứ ba.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. GV giúp học sinh yếu. 
- Nhận xét bài làm của học sinh.
HĐ3: Cũng cố dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
______________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: hoà bình
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ hoà bình(BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của của một miền quê hoặc thành phố (BT 3)
II. Các hoạt động dạy học :
HĐ1.
- Kiểm tra bài cũ 
HS làm lại BT3, 4, tiết LTVC tuần trước.
HĐ2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 1
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận cặp đôi – 1 nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét.
- GV chốt lời giải đúng :
- Lời giải: ý b (trạng thái không có chiến tranh)
- Các ý không đúng:
+ Trạng thái bình thản: không biểu lộ xúc động. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người, không dùng để nói về tình hình đất nước hay thế giới.
+ Trạng thái hiền hoà, yên ả: yên ả là trạng thái của cảnh vật; hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận nhóm đôi -1 nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét .
- GV chốt bài đúng .
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ: thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình (yên ổn không có chiến tranh, loạn lạc)
- Các từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS hoạt động cá nhân.
- HS chỉ cần viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, không cần viết dài hơn.
- HS có thể viết về cảnh thanh bình của địa phương các em hoặc của một làng quê, thành phố các em thấy trên ti vi.
- 3- 4 HS trình bày .
- HS khác nhận xét – GV sửa sai và lưu ý HS lựa chọn cảnh để miêu tả
HĐ3 . Củng cố, dặn dò 	 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết.
______________________________
Khoa học :
 thực hành: nói “không!”
Đối với các chất gây nghiện
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số tác haị của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng rựu, bia thuốc lá, ma tuý. 
II. Đồ dùng dạy – học 
- Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK .
- Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
- Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
III. Hoạt động dạy – học
Tiết 1
HĐ1 . Thực hành xử lý thông tin 
Bước 1: HS làm việc cá nhân; đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau
Tác hại của thuốc lá
Tác hại của rượu, bia
Tác hại của ma tuý
Đối với người sử dụng
Đối với ngườixung quanh
Bước 2: GV gọi một số HS trình  ... ng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
 - Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.
______________________________
Thứ năm, ngày 30 tháng 9 năm 2010
Luyện tiếng việt
Luyện tập văn tả cảnh
I. Mục tiêu
 + Biết cách quan sát một ngôi nhà.
 + Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh ngôi nhà em dang ở.
II. Hoạt động dạy và học
 HĐ1 Gv nêu yêu cầu tiết học.
 HĐ2 Hướng dẫn HS luyện tập
 + Đề bài: Tả ngôi nhà em đang ở.
 + Xác định trọng tâm đề: Gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý.
 - Tả ngôi nhà cần chú ý những điểm nào?
 + Nhà ngói hay tranh, nhà tầng hay biệt thự
 + Cách bố trí các căn phòng như thế nào?
 + Màu sắc của căn nhà.
 + Cách trang trí , sắp đặt trong các phòng ra sao?
 + Tình cảm của đối ngôi nhà đó.
 + HS nhắc lại cấu tạo một bài văn tả cảnh.
 + Yêu cầu các lập dàn bài sau đó trình bày dàn bài của cho cả lớp cùng góp ý bổ sung.
 HĐ3 củng cố dặn dò
 Hoàn thành bài viết ở nhà.
______________________________
Luyện tiếng việt
LV: Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày đẹp bài thơ “ Một chuyên gia máy xúc”
- Luyện viết được một số chữ cái khó viết.
- Rèn luyện tư yhế ngồi viết, cách cầm bút viết.
II. Hoạt động dạy học.
 HĐ1: HS luyện viết các chữ cái khó viết.
- HS luyện viết vào nháp. GV quan sát chung.
HĐ2: HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- HS viết bài, GV quan sát chung, nhắc nhở HS cách ngồi viết và cách cầm bút.
- Thu bài chấm chữa.
III. Cũng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động ngoài giờ
(GV chuyên trách soạn giảng)
Thứ sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2010
Hướng dẫn thực hành
Thực hành nói không với các chất gây nghiện
I. Mục tiêu : 
- Nêu được một số tác haị của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- Từ chối sử dụng rựu, bia thuốc lá, ma tuý. 
- Biết sám vai.
II. Hoạt động dạy học.
HĐ1
- HS nêu tác hại của rượu, bia, thuốc lá.
- HS khác nhận xét . GV chất lại
 - GV nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì (ví dụ từ chối bạn rủ hút thử thuốc lá), các em sẽ nói gì?
 - GV ghi tóm tắt các ý HS nêu ra rồi rút ra kết luận về các bước từ chối:
 + Hãy nói rõ rằng bạn không muốn làm việc đó.
 + Nếu người kia vẫn rủ rê, hãy giải thích các lí do khiến bạn quyết định như vậy.
 + Nếu người kia vẫn cố tình lôi kéo bạn, tốt nhất là hãy tìm cách bỏ đi ra khỏ nơi đó.
Tình huống 1: 
 Lân và Hùng là hai bạn thân, một hôm Lân nói với Hùng là mình đã tập hút thử thuốc lá va thấy có cảm giác thích thú. Lân cố rủ Hùng cùng hút thuốc lá với mình. Nếu bạn là Hùng, bản sẽ ứng xử như thế nào?
Tình huống 2:
 Minh được mời đi dự sinh nhật (liên hoan, ăn cỗ,..), trong buổi sinh nhật có một số anh lớn ép Minh uống rượu (hoặc bia). Nếu bạn là Minh, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Kết luận:
 - Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối, quyền tự bảo vệ và được bảo vệ. Đồng thời, chúng ta cũng phải tôn trọng những quyền đó của người khác.
 - Mỗi người có một cách từ chối riêng, song cái đích cần đạt được là nói “Không!” đối với những chất gây nghiện.
______________________________
Âm nhạc
(GV chuyên trách soạn giảng)
Thể dục
Luyện tập : Đội hình đội ngũ (Tiếp)
I. Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
II. Đồ dùng dạy học
Một chiếc còi, sân bãi sạch sẽ.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Phần mở đầu:
 - GV phổ biến nhiệm vụ bài học.
 2. Phần cơ bản:
 Hoạt động 1: Ôn tập đội hình đội ngũ
 -Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sái nhịp.
 - Lần 1 và 2 : Tập cả lớp do GV điều khiển
 - Lần 3 và 4 tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát nhận xét, sửa sai cho HS.
 - Lần 5 và 6 : Tập hợp cả lớp các tổ thi đua trình diễn, GV theo dõi đánh giá, biểu dương các tổ tập tốt.
 - Lần 7 và 8 : Tập cả lớp do GV điều khiển để củng cố.
 Hoạt động 2 : Tổ chức trò chơi : Hoàng Anh, Hoàng Yến
3. Phần kết thúc
 - Cả lớp chạy đều nối nhau thành vòng tròn lớn sáu khép lại nthanhf vòng tròn nhỏ.
 -GV nhận xét dánh giá kết quả tiết học.
Bảng đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc bảng đơn vị đo diện tích và áp dụng vào làm các bài tập cụ thể.
II. Các hoạt động dạy học:
Hướng dẫn HS làm các bài trong Vở bài tập và chữa bài.
Bài 1: Nhằm rèn luyện cho HS các đổi đơn vị đo.
Phần a: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
Phần b: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn (bao gồm cả số đo với hai tên đơn vị).
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài và chữa bài.
(Trong mỗi phần a, b; nên yêu cầu HS chữa bài theo từng cột)
Bài 2: Nhằm rèn cho HS biết cách viết số đo diện tích dưới dạng phân số (hay hỗn số) với đơn vị cho trước.
- GV cho HS tự làm bài (theo mẫu) rồi chữa bài.
Ví dụ 7ha 25a = 7 ha
Bài 3: HS tự tìm hiểu bài rồi làm bài
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài 4: Cho HS tự nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài. Khi chữa bài, nên yêu cầu HS nêu cách làm:
 Tính diện tích hình chữ nhật: 300 x 100 = 30 000 (m2)
30 000m2 = 3ha.
 Xét trong 4 phương án trả lời, phương án A là đúng.
 Vậy phải khoanh vào A.
GV cho HS khá làm thêm bài tập sau :
	Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 4m. Người ta lát nền nhà đó bằng các viên gạch hình vuông cạnh 4 dm.
Hỏi cần mua bao nhiêu viên gạch để lát kín nền nhà đó ?
Biết rằng 1m2 loại gạch đó giá 125 000 đồng, hỏi cần bao nhiêu tiền mua gạch để
lát nền nhà ? ( Diện tích phần mạch vữa không đáng kể).
HS suy nghĩ làm bài vào vở. Gọi HS chữa bài.
Nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
Nhận xét tiết học.
Hướng dẫn thực hành (Lịch sử)
Phan bội châu và phong trào đông du
I. Mục tiêu
- HS thuật lại được một cách rõ ràng Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo
- Pho trào Đông Du thu được kết quả như thế nào?
- Biết trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta.
II. Hoạt động dạy và học
 * Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu bài học
 * Hoạt động 2: Gv tổ chức cho HS ôn tập
 - HS ôn tập theo nhóm các nội dung sau:
 + Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của Phong trào Đông Du
 + Thuật lại diễn biến của phong trào Đông Du?
+ Sau khi Pháp bắt tay với Nhật thì việc gì đã diễn ra?
 * Hoạt động3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
 + Gv nhận xét dặn dò.
 ______________________________
Chiều:
Mỹ thuật
(GV chuyên trách soạn giảng)
______________________________
Chiều:
Luyện từ và câu
Từ đồng âm
I – mục tiêu:
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ) bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyên vui và các câu đố.
- HS làm được bài tập 3
III. Các hoạt động dạy - học
- Cả lớp đọc thầm nội dung ghi nhớ trong SGK.
 - Hai, ba HS không nhìn sách, nhắc lại nội dung ghi nhớ
*Hoạt động 1. HS làm VBT 
Bài tập 1
 - HS làm việc theo cặp.
 - Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét – GV chốt lời giải đúng
 - Lời giải (HS chỉ cần nói được đúng ý, không cần chính xác đến từng từ ngữ):
 + Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt. Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền Việt Nam.
 + Đá trong hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
 + Ba trong ba và má: bố (cha, thầy). Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên
Bài tập 2
 HS làm việc độc lập .
 - 3 HS làm trên bảng – HS khác nhận xét – GV chốt câu đúng : 
Ví dụ:
 - Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp/ Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
 - Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta/ Từ trên máy bay nhìn xuống, những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ.
 - Nước con suối này rất trong/Nước ta có bờ biển dài hơn 3000 km.
Bài tập 3
 - HS làm việc độc lập
 - Cá nhân trình bày bài làm – HS khác nhận xét – GV chốt ý kiến đúng :
 - Lời giải: Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền chỉ để tiêu) với tiếng tiêu trong từ đồng âm: tiền tiêu (vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch)
 - GV lưu ý cách nhận diện từ đồng âm trong khi nói và viết .
Bài tập 4
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS thi giải câu đố nhanh.
 - Lời giải:
 + Câu a: con chó thui: từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín.
 + Câu b: cây hoa súng và khẩu súng (khẩu súng còn được gọi là cây súng)
 - Từ nào trong 2 câu đố trên là từ đồng âm ?
*Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò	
 - GV nhận xét tiết học 
 - Yêu cầu HS học thuộc 2 câu đố để đố lại bạn bè, người thân: tập tra Từ điển học sinh để tìm 2 - 3 từ đồng âm khác.
 ______________________________
Luyện toán
đề- ca- mét vuông,héc- tô...
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề – ca- mét vuông, héc- tô- mét vuông.
- Biết mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông với héc – tô- mét vuông.
- Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản)
- GV hướng dẫn thêm cho HS biết thêm về cách gọi khác đó là: a và ha
III. Các hoạt động dạy học :
* Hoạt động1. Tiếp tục ôn tập về mối quan hệ giữa đề- ca- mét vuông và mét vuông.
- GV hướng dẫn HS chia mỗi cạnh 1dam (của hình vuông 1dam2)
- GV cho HS quan sát hình vẽ; tự xác định: số đo diện tích mỗi hình vuông nhỏ, số hình vuông nhỏ; tự rút ra nhận xét: hình vuông 1dam2 bao gồm 100 hình vuông 1m2.
Từ đó HS tự phát hiện ra mối quan hệ giữa đề-ca- mét vuông và mét vuông 
1dam2 = 100m2
* Hoạt động 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc- tô- mét vuông
* Hoạt động 3: GV nói thêm về cách viết khác của 2 đơn vị trên. 
GV cho học sinh làm bài
Bài 3: Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
- GV hướng dẫn HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để làm bài rồi chữa bài (lần lượt theo các phần a, b và theo từng cột).
- Đối với dạng : 3 dam215m2= .m2 
3dam2 15m2 =300m2 + 15 m2 = 315 m2.
Chỉ viết (315) vào chỗ chấm không trình bày bước trung gian.
- Đối với dạng : 760 m2 = .dam2.m2 có thể hướng dãn HS làm như sau:
Vì 100m2 = 1dam2 , nên ta có :
 760m2 = 700m2 + 60m2
 = 7 dam2 + 60 m2
 = 7 dam2 60m 2
. Thực hành làm bài vào VBT
GV quan sát chung.
Chấm chữa nhận xét.
______________________________
Hoạt động ngoài giờ
(GV chuyên trách soạn giảng)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1(8).doc