Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 (chuẩn kiến thức)

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 (chuẩn kiến thức)

Tập đọc: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất), mà ý được khẳng định qua tranh luận : "Người lao động là quý nhất"

II. Đồ dùng dạy học.

- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

II. Hoạt động dạy học.

1. Bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài:"Trước cổng trời"

- Nêu ý 2 của bài.

2. Bài mới

a. GV giới thiệu bài

? Theo các em trên đường này cái gì quý nhất ? (HS trả lời câu hỏi)

GV:''Cái gì quý nhất là vấn đề mà rất nhiều bạn HS tranh cãi. Chúng ta cần tìm hiểu bài học hơn này để xem ý kiến của mọi người về điều này ''.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu.

* Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Phân loại đọc nối tiếp: Đ1: Từ đầu - sống được không.

 Đ2: Tiếp - phân giải.

 Đ3 : Phần còn lại

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 433Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
 Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2008.
Tập đọc:	 CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất), mà ý được khẳng định qua tranh luận : "Người lao động là quý nhất"
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
II. Hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: 	- Gọi HS đọc thuộc lòng bài:"Trước cổng trời"
- Nêu ý 2 của bài.
2. Bài mới
a. GV giới thiệu bài
? Theo các em trên đường này cái gì quý nhất ?	 (HS trả lời câu hỏi)
GV:''Cái gì quý nhất là vấn đề mà rất nhiều bạn HS tranh cãi. Chúng ta cần tìm hiểu bài học hơn này để xem ý kiến của mọi người về điều này ''.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu.
* Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Phân loại đọc nối tiếp: Đ1: Từ đầu - sống được không.
	 	Đ2: Tiếp - phân giải.
	 	Đ3 : Phần còn lại
- HS đọc Chú giải.
- GV đọc toàn bài, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt của các nhân vật.
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: quý nhất, lúa gạo, quý như vàng, ai làm ra lúa gạo..
* Tìm hiểu bài:
Đ 1: Gọi HS đọc từ đầu- Lúa gạo, vàng bạc
- Trên đường đi học về- Hùng, Quý, Nam trao đổi điều gì ?	
? ở trên đời này, cái gì quý nhất ?
? Hùng, Quý, Nam cho điều gì quý nhất?
- Mỗi bạn đều đưa ra lí do người ta để bảo vệ ý kiến của mình.
GV: Như vậy, mỗi bạn đều có 1 ý kiến riêng, lí lẽ khá sắc bén, có lí để bảo vệ ý kiến của mình. Đây quả là 1 cuộc tranh luận sôi nổi không kém phần sôi nổi.
Nêu ý 1?
Đ 2: Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại.
? Kết quả tranh luận của 3 người bạn như thế nào ? 
? Họ đã phải nhờ sự trợ giúp của ai ?
? Thầy giáo cho rằng điều gì quý nhất ?
? Thầy đưa ra lập luận thế nào ?
- Cho HS quan sát tranh. 
GV: Lời giải thích của thầy thật thấm thía, thật sâu sắc qua lời thầy, ta hiểu rõ còn người còn người lao động là quý nhất. Thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, chúng ta khẳng định cái quý những người lao động đó phải là những người lao động có kỹ thuật và khoa học, lao động với ý thức nhiệt tình, sáng tạo và chân chính: Cho HS kể thêm 1 số ngành.
* Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 5 HS luyện đọc theo vai, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. (Theo quy trình)
 IV. Củng cố dặn dò.
- Em hãy chọn tên khác cho bài?
- Qua cuộc tranh luận em rút ra được ý nghĩa.	 
- Dặn dò: - Về nhà đọc lại bài.
	 - Xem trước bài: Đất cà mau. 
1 HS đọc bài	
- Cái gì quý nhất
- HS tự trả lời
+ Hùng: Lúa
+ Quý	 : Vàng
+ Nam : Thì giờ
- Hùng : Lúa gạo quý nhất vì con người không thể sống mà không ăn.
- Quý: Vàng quý nhất vì có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam: thì giờ là quý nhất vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo.
Rút ý 1: Cuộc tranh luận, sôi nổi giữa 3 người bạn.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Không ai chịu ai, không phân thắng bại.
- Thầy giáo
- Người lao động quý nhất.
- Lúa gạo muốn có phải đổ mồ hôi.
- Thì giờ: Trôi qua không lấy lại
- Vàng: Dắt và hiếm.......
Rút ý 2: Những lập luận sâu sắc của thầy giáo.
- 5 HS luyện đọc theo vai, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Cả lớp nhận xét
- Cuộc tranh luận thú vị
- Ai có lí
- Người lao động là quý nhất.	- Trên đời này, quý nhất là những người lao động chân chính.	
Toán: 	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 	Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.	
II. Lên lớp:
1. Bài cũ: Kiểm tra việc hoàn thiện bài tập của HS.
2. Luyện tập:
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
- Chữa bài, nhận xét kết quả.
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài
- GV hướng dẫn làm mẫu.
 315 cm = .. m	 
- C1 : 315 cm = 3,15 m
 - C2: 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm
 - Gọi 1 số em báo cáo kết quả.	
Bài 3: HS đọc đề bài.
- Lưu ý HS: Cách làm 3 tương tự bài tập 1.
- HS làm bài: GV kiểm tra kết quả.
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS báo cáo nhanh kết quả.
- GV chốt ý đúng và yêu cầu HS vận dụng làm bài.	
- HS đọc đề bài và tự làm bài
- 1 em lên bảng cả lớp làm vào vở
a, 35 m 23 cm = ..................................
b, 51 dm 3 cm = ..................................
- HS làm lại các trường hợp còn lại.
 - 234 cm = 2,34 m
 - 506 cm = 5,06 m
 - 34 dm = 3,4 m
- HS đọc đề bài. làm vào VBT
a/ 3km 245m = 3km = 3,245 km
b/ 5km 34m = 5km = 5,034 km
c/ 307m = km
HS đọc đề bài.
- HS thảo luận tìm cách làm.
- 12,44 m = 12m = 12m 44 cm
- 7,4 dm = 7m = 7m 4dm
- 3,45km = 3km = 3km 450m = 3450m
-34,3km=34km=34km300m = 34300m
- HS tráo vở kiểm tra chéo nhau.
III. Dặn dò: Về nhà hoàn thiện các bài luyện tập thêm.
Viết các số TP thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 	345 cm =...m	b/ 	35 dm =m
678 cm =...m	34 dm =....m
234 mm =..dm	92 cm =dm
356mm =..dm	12 mm =....cm
Đạo đức: 	TÌNH BẠN (T1)
I. Mục tiêu: 	Học xong bài, HS biết.
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái,giúp đơ lẫn nhau,nhất là những khi khó khăn hoạn nạn.
-Cư xư tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. Lên lớp:
1.GV giới thiệu bài: Cho HS hát bài: “Lớp chúng mình đoàn kết” bài hát nói lên điều gì ?
GV: Thi cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè. Cần phải cư xử với bạn bè như thế nào chúng ta cần tìm hiểu bài qua bài hôm nay.
2. Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
+ Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao với bạn bè của trẻ em
+ Cách tiến hành:
- Qua bài hát vừa rồi muốn nói lên điều gì?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không?
- điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
GV: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và được quyền kết giao bạn bè.
* Hoạt động 2: 	Tìm hiểu câu chuyện “Đôi bạn”
+ Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.
+ Cách tiến hành
- GV kể chuyện
- Gọi lại 1 HS kể lại chuyện
? Câu chuyện có những vật nào ?
? Khi vào rừng, 2 bạn gặp bạn gặp chuyện gì?
? Chuyện gì đã xảy ra sau đó ?
? Em thử đoán xem, sau chuyện này hoàn cảnh của 2 người như thế nào ?
? Theo em khi đã làm bạn bè, chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào ? vì sao ?	
- HS trả lời
- Không chơi với nhau nữa.
- Người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi – xin lỗi bạn...
- Yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- Giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
* Hoạt động 3: 	Xử lý tình huống.
+ Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè
+ Cách tiến hành: 	- HS đọc thầm bài tập 2.
- HS trao đổi nhóm bàn.
- Cho HS trình bày cách ứng xử và giải thích lý do trong mỗi tình huống. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
+ Tình huống a: Chúc mừng bạn bè
+ Tình huống b: An ủi, động viên, giúp đỡ bạn bè
+ Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn
+ Tình huống d: Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt
+ Tình huống đ: Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa
+ Tình huống e: Nhờ bạn bè, thầy cô hoặc người lớn khuyên ngăn bạn
- Sau mỗi tình huống, GV cho HS liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa, kể 1 trường hợp cụ thể.
GV: Tất cả mỗi chúng ta đều có quyền được kết bạn và có bổn phận cư xử tốt với bè.
IV. Tổng kết
- GV: Mỗi HS nêu một số biểu hiện tiêu biểu của tình bạn đẹp, liên hệ những tình bạn trong lớp.
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2.	
Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2009	
Thể dục : 	ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu: - Học sinh học động tác chân của bài thể dục phát triển chung, thực hiện tương đối đúng động tác. 
- Chơi trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu chơi hào hứng nhiệt tình và chủ động.
Biết chơi đúng luật.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập.
- 1 chiếc còi, bóng , kẻ sân chơi trò chơi.
III. Hoạt động dạy và học:
Phần
Nội dung
Thời gian
định lượng
Phương pháp
Mở đầu
- Tập hợp HS, phổ biến nội dung tiết học.
- Tập các động tác khởi động.
- Chơi trò chơi GV tự chọn
6 – 8 ph
Đội hình hàng dọc
 x x x x x x x x x
*
 x x x x x x x x x
Cơ bản
* Ôn hai động tác vươn thở- tay :
Lần 1 : tập từng động tác.
Lần 2 : Tập liên hoàn 2 động tác theo nhịp h* Học động tác chân.
GV nêu tên động tác, phân tích kĩ thuật động tác.
GV làm mâu chậm để HS quan sát.
HS thực hiện – GV yêu cầu HS biết phối hợp động tác chân và động tác tay để HS biết phương hướng và biên độ động tác.
HS thực hiện, GV theo dõi, sửa sai.
Tuyên dương những HS tập tốt.
GV lưu ý HS khi tập chân phải thẳng, căng ngực, mắt nhiìn thẳng.
+ Ôn ba động tác : GV cho HS tự tập luyện dới sự điều khiển của tổ trởng.
GV quan sát uốn nắn những HS còn lúng túng.
GV kiểm tra kết quả :tập1 lần, mỗi lần 2x8 nhịp.
* Trò chơi “Dẫn bóng”
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi 
- Tập hợp HS theo đội hình hàng dọc, HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét và nhắc nhở rồi cho HS chơi chính thức.
- ở mỗi lần chơi GV cho HS thi đua để tạo không khí hứng thú khi chơi.
3-4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
3-4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp
4 -5 phút
Đội hình 4 hàng ngang
*
x x x x
 x x x x
x x x x
 x x x x
Đội hình hàng dọc
Kết thúc
- HS thực hiện động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống lại bài vừa học
- Nhận xét, đánh giá kết quả bài học và .
4 – 6 phút
Đội hình hàng dọc
Luyện từ và câu: 	
MỞ RỘNG VỐN TỪ – THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu.
-Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu.
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ,hình ảnh so sánh,nhân hóa khi miêu tả.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: - HS đặt câu đẻ phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của cụm từ “Chín”, “vạt”.
2. Bài mới: 
a. GV giới thiệu bài: “Bài học hôm nay giúp các em mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về thiên nhiên để chuẩn bị cho viết bài văn, đoạn văn tả cảnh thiên nhiên sinh động”.
b. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc mẫu chuyện “Bầu trời”
Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS thảo luận nhóm: Tìm các từ ngữ miêu tả bầu trời?	
- GV liên hệ môi trường.
- GV kiểm tra kết quả các nhóm.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
	- Yêu cầu HS tự làm bài.
 - 1 HS đọc mẫu chuyện “Bầu trời”
- 2 HS nối tiếp: - Từ đầu – nó mệt mỏi
- Tiếp – hết.
- 1 HS khá đọc lại.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- So sánh: Xanh như mặt nước ao mệt mỏi.
- Nhân hoá: Mệt mỏi, dịu dàng, buồn bã: trầm ngâm nhớ tiếng hót của chim hoạ mi, ghé sát mặt đất, cúi xuống lắng nghe.
- Những từ ngữ khá: Rất nóng và cháy lên nh ... oại rau xanh cần đun nước sôi mới cho rau vào.
	+ Sau khi cho rau vào nồi, cần lật rau 2-3 lần để rau chín đều.
	+ Đun to và đều lửa.
	+Tuỳ khẩu vị của từng người mà luộc rau chín tới hoặc chín mềm.
+ Nếu luộc rau muống thì sau khi vớt ra đĩa, có thể cho quả sấu, me,vào nớc luộc đun tiếp hoặc vắt chanh vào nớc luộc để nguội để nớc luộc có vị chua.
GV kết hợp sử dụng vật thật và thực hiện từng thao tác với giải thich, hướng dẫn để HS hiểu rõ cách luộc rau.
 Ngoài cách tổ chức giờ học nh trên, GV có thể tổ chức giờ học theo cách:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những công việc chuẩn bị và cách luộc rau.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Hướng dẫn các thao tác chuẩn bị và luộc rau.
* Hoạt động 3. 	Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- Dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV. Nhận xét – dặn dò
- GV nhận xét ý thức học tập của HS và động viên HS thực hành luộc rau giúp gia đình.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “Rán đậu phụ” và tìm hiểu cách rán đậu phụ ở gia đình.
Thứ 6 ngày 23 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn: 	
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ,dẫn chứng để thuyết trình,tranh luận về một vấn đề đơn giản.
	II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ học nhóm.
	III. Lên lớp:
1. Bài cũ: - Em hãy nêu những điều kiện có khi muốn tham gia thuyết trình.
	 - Khi thuyết trình, tranh luận, người nói cần có thái độ như thế nào ?
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài: “Các em đã biết các điều kiện cầm thiết khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó. Tiết học hôm nay giúp các em thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cho sẵn”.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: - HS đọc thầm câu chuyện.
	- Gọi 5 HS phân vai câu chuyện.
? Câu chuyện có mấy nhân vật ?	
? Các nhân vật đó đang tranh luận về điều gì?	
- Mỗi nhân vật đã nói về tầm quan trọng của mình ra sao ?	
* Chia lớp thành 4 nhóm: Mỗi nhóm tự phân vai nhân vật, mở rộng lý lẽ, dẫn chứng để tranh luận cùng các bạn. (chú ý ghi vào nháp những lý lẽ, dẫn chứng mở rộng thêm)
- Gọi 1 số nhóm lên đóng vai nhân vật để tranh luận.
- GV ghi nhanh 1 số ý của HS lên bảng.
+ Đất : Có chất màu nuôi cây.
+ Nước: Vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Không khí: Cây cần khí trời để sống.
+ ánh sáng: Làm cho cây cối có màu xanh
? ý kiến của em về vấn đề này ntn?
* GV nhận xét, khen ngợi những nhóm có khả năng thuyết trình tốt. 
GV: Trong thuyết trình, tranh luận, chúng ta cần phải nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trinh, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lý lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến của mình.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu của đề:
? Bài tập yêu cầu chúng ta thuyết trình hay tranh luận ?	
- Nội dung thuyết trình là gì ?	
* Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi	
- Gọi 1 số nhóm trình bày trước lớp.
- Ghi nhanh 1 số câu thuyết trình hay.
VD: Đèn và Trăng đều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Đây là 2 nhân vật đều toả sáng vào ban đêm. Trăng soi sáng khắp nơi, Trăng làm cho cuộc sống thêm đẹp và thơ mộng. Nếu không có Trăng, cuộc sống như thế nào đây ? Chúng ta sẽ không có những đêm Rằm Trung Thu....
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà thuyết trình cho người thân nghe.
- 2 HS đọc thầm câu chuyện., 5 HS phân vai câu chuyện.
- 4 nhân vật: đất, nước, không khí, ánh sáng.
- Tranh luận xem cái gì cần thiết với cây xanh
- HS nối tiếp trả lời.
- HS chia thành 4 nhóm thực hiện yêu cầu của GV.
VD: * Đất: Tôi cung cấp đất màu để nuôi 
sống cây. Không có đất, cây không thể 
sống và phát triển được. Nếu bạn nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết.
* Nước: Nước rất cần cho cây xanh, có những cây chỉ cần sống trong nước. Nếu không có tôi thì chất đất màu trong đất
không thể trở thành chất dinh dưỡng..........
Nếu thiếu nước, cây sẽ còi cọc...........
* Không khí: Không có khí trời thì tất cả cây cối đề chết rũ. Theo tôi, cây cũng giống như con người. Cây có thể nhịn ăn nhịn uống trong ba, bốn ngày nhưng không thể nhịn thở. Cây rất cần ô xy và các bô níc có trong không khí để thực hiện quá trình hô hấp và quang hợp.
* ánh sáng: Thiếu ánh sáng thì không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi là cây xanh sao được!
- HS phát biểu theo suy nghĩ của mình.
- Cả 4 yếu tố đều cần thiết và có tầm quan 
trọng.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề:
- Thuyết trình.
- Thuyết trình về sự cần thiết của Đèn và Trăng trong bài ca dao.
HS tập thuyết trình trong nhóm, có thể đặt câu hỏi cho nhau.
+ Nếu chỉ có Trăng chuyện gì sẽ xảy ra ?
+ Nếu chỉ có Đèn chuyện gì sẽ xảy ra ?
+ Vì sao nói có cả Trăng và Đèn đều cần thiết cho cuộc sống ?
+ Trăng và Đèn đều có những ưu điểm và hạn chế nào ?
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhận xét bạn
Toán: 	
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố.
- Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân .
II. Đồng dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 1:
III. Lên lớp:
1. GV giới thiệu bài: “Trong tiết học này, chúng ta cùng làm các bài luyện tập về viết số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo S dưới dạng số TP với các đơn vị khác nhau”.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - HS đọc đề và tự làm bài tập.
- Gọi một số em báo cáo kết quả.
- GV nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề:	
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
? Để thực hiện điều đó chúng phải ta làm gì	
GV nhận xét, chấm điểm.
Bài 3: - HS đọc đề và tự làm bài.
 GV nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Tiến hành tương tự.
.
3. Dặn dò: Về nhà hoàn thiện các bài tập.
- 1 HS đọc đề và tự làm bài tập.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm VBT.
a. 3m 4dm = 3 m = 3,6 m
b. 4dm = ....................= 0,4 m
c. 34m 5cm =..............= 34,05 m
d. 345 cm = 300cm + 45 cm = 3m 45 cm
 = .................... = 3,45 m
 - 1 HS đọc to trước lớp
- Viết số đo thích hợp vào ô trống.
- Chuyển đơn vị đo từ tấn - kg và từ kg- tấn.
- HS làm bài. Một số em báo cáo kết quả.	
Đơn vị là tấn
Đơn vị là kg
3,2 tấn
32000 kg
0,502 tấn
502 kg
2,5 tấn
2500 kg
0,021 tấn
21 kg
- 1 HS đọc đề, cả lớp tự làm bài vào vở BT.
- HS lần lượt nêu kết quả
:
.
Khoa học: 	
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu:	 Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nêu 1 số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Rèn luyện kỹ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy học: - Một số tình huống để đóng vai.
III. Lên lớp:
1. Bài cũ: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người bị nhiễm HIV.
2. Bài mới:
a. GV giới thiệu bài: “Trong cuộc sông, có rất nhiều trường hợp chúng ta bị xâm hại về thể chất và tinh thần. Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần làm gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em có kỹ năng ứng phó trước nguy cơ bị xâm hại”
b. Tìm hiểu:
* Hoạt động 1: 	Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại.
- Yêu cầu HS xem tranh và đọc thầm các lời thoại H1, 2, 3.
? Các bạn trên các tình huống trên có thể gặp những nguy hiểm gì ?	
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV	 
ghi nhanh các ý kiến lên bảng.	
GV: Đó là một trong những tình huống mà chúng ta có thể bị xâm hại.
- Ngoài ra, trên thực tế, còn có những tình huống nào dẫn đến nguy cơ bị xâm hại mà em biết ?
GV: Trẻ em có nguy cơ bị xâm hại cao. Các em có thể bị doạ nạt, đánh đập, rủ rê làm những điều xấu, hoặc có thể bị kẻ khác (nhất là các bạn gái) đụng chạm, gây rối.	
Yêu cầu HS làm bài tập vào bảng phụ:
+ Ghi lại những việc nên làm để phòng tránh bị xâm hại?
? Để phòng tránh bị xâm hại, chúng ta cần phải như thế nào ?
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng.
GV: Để đảm bảo an toàn cho cá nhân, chúng ta cần đề cao cảnh giác để phòng tránh bị xâm hại.
 - Gọi 1 em đọc mục bạn cần biết (phần 1)
- HS quan sát tranh và đọc thầm các lời thoại H1, 2, 3. Thảo luận theo nhóm bàn:
1. Đi một mình với người lạ, có thể bị rủ rê
làm điều xấu.
2. Đi một mình ban đêm, có thể bị cướp dật bắt cóc.
3. Đi nhờ xe người lạ, có thể bị dẫn đi đâu đó – nguy hiểm.	
- HS thi nhau kể:
+ Nhận tiền, quà của người lạ.
+ ở nhà một mình, mở cửa cho người lạ vào.
+ Để cho người lạ ôm mình.
+ Đi một mình trong đêm khi đã quá muộn.
+ Nghe lời rủ rê của bạn đi chơi.
+ Đi nhờ xe người lạ.....
HS hoạt động nhóm làm phiếu bài tập:
- Chia lớp thành các nhóm 4, Thảo luận đưa ra các cách phòng tránh	
+ Không đi 1 mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Không đi một mình khi đã muộn.
+ Không ở trong phòng kín 1 mình với người lạ.
+ Không nhận tiền, quà của người khác mà không biết lý do.......
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS đọc mục bạn cần biết (phần 1)
* Hoạt động 2: 	Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại 
GV: Tuy cảnh giác đề phòng, nhưng đôi lúc có những tình huống bất ngờ khó lường trước có thể xẩy ra. Chúng ta cần có kỹ năng đối phó trong những tình huống như thế.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, giải quyết các tình huống GV đưa ra.
- GV khen những nhóm có sáng tạo, có cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại tốt nhất.
- HS lắng nghe
- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn: Thảo luận đóng vai 3 tình huống:
1. Nam đến nhà Tuấn chơi, gần 9 giờ tối, Nam định về nhưng Bắc cứ cố rủ ở lại để xem đĩa hoạt hình.
2. Có một người lạ đến nhà em khi bố mẹ vắng nhà em xử lý như thế nào ?
3. Em (Là một bạn gái) đang đi học về thì một anh ở lớp trên chặn lại và tặng em một món quà. Em sẽ làm gì ?
4. Giờ tan học, Lan gặp một chú đi xe(mà Lan không quen biết) gọi lại cho đi nhờ xe về nhà. Theo em Lan cần làm gì khi đó?
- Các nhóm hội ý nhanh và đua ra cách giải quyết.
* Hoạt động 3: 	Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
? Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì ?
- Trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì ?
- GV ghi nhanh các ý kiến tốt.
Gọi một HS đọc mọc “Bạn cần biết” phần 2.
3. Tổng kết: - Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc thuộc mục “Bạn cần biết”.
- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
+ Đứng dậy ngay, lùi ra xa và hét to.
+ Bỏ đi chỗ khác	
+ Chạy thật nhanh đến chỗ có người.
+ Doạ sẽ báo cho người khác biết.
+ Có thái độ cương quyết khi thấy mình bị nguy cơ xâm hại...
- Trao đổi ngay với những người thân để 	có hướng giải quyết.
- Em có thể tâm sự với Ông, Bà, Cha, Mẹ, Cô Giáo....
- Các nhóm báo cáo kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9 (Phu).doc