TẬP ĐỌC: (Tiết 11)
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu ND : Chế độ phân biết chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các CH trong SGK)
- Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi.
II. Chuẩn bị:Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có).
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 5A - TUẦN 6 NĂM HỌC: 2010 – 2011. Chương trình Khối 5 Năm học: 2010- 2011 TUẦN: 6 ( Từ ngày .4/10/2010 Đến ngày 8/10./2010 ) ------------------&------------------- Thứ, ngày Tiết BUỔI SÁNG MƠN TÊN BÀI DẠY CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 2 4/10 1 C.Cờ 2 Tốn Luyện tập. Bảng phụ, 3 T. Đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. Bảng phụ, tranh m.họa, ... 4 L. Sử Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Hình ảnh trong SGK, tư liệu, 5 HĐNG An tồn giao thơng : bài 1 3 5/10 1 H.Nhạc Học hát: Bài Con chim hay hĩt. Nhạc cụ quen dùng 2 C. Tả Nhớ - viết : Ê-mi-li, con . Bảng phụ, bảng nhĩm, ... 3 Đ. Đức Cĩ chí thì nên (tiết 2). Một số mẩu chuyện, 4 Tốn Héc-ta. Bảng phụ, bảng nhĩm, ... 5 LT&Câu Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác. nt 4 6/10 1 Tốn Luyện tập. Bảng phụ, bảng nhĩm,... 2 K.c KC được chứng kiến hoặc tham gia. Tranh-ảnh về tình hữu nghị, 3 T. Đọc Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. Bảng phụ, tranh minh họa 4 T. Dục 5 K. Học Dùng thuốc an tồn. Hình ở SGK, ... 5 7/10 1 Tốn Luyện tập chung. Bảng phụ, bảng nhĩm, ... 2 TL.Văn Luyện tập làm đơn. Bảng phụ, bảng nhĩm,... 3 M.Thuật VTT: Vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục. Họa tiết trang trí, 4 Đ. Lý Đất và rừng. Bản đồ ĐLTN VN, 5 6 8/10 1 Tốn Luyện tập chung. Bảng phụ, bảng nhĩm, 2 K.Thuật Chuẩn bị nấu ăn. Một số rau tươi, củ, quả, 3 LT&Câu Dùng từø đơng âm để chơi chữ. Bảng phụ,bảng nhĩm,... 4 TL.Văn Luyện tập tả cảnh . Bảng phụ, tranh-ảnh sơng nước 5 HĐNG Sinh hoạt Đội 6 Ngày 10 tháng9 năm 2010 Người lập Nguyễn Hữu Khanh Chương trình Khối 5 Năm học: 2010- 2011 TUẦN: 6 ( Từ ngày .4/10/2010 Đến ngày 8/10./2010 ) ------------------&------------------- Thứ, ngày Tiết BUỔI CHIỀU MƠN TÊN BÀI DẠY CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 2 4/10 1 T.Việt Luyện viết : Bìa ca về trái đất Vở luyện 2 T dục Bài 12 3 Tốn Luyện tập về dam, hm, mm, bảng đơn vị đo diện tích 4 5 3 5/10 4 6/10 5 7/10 1 T.Việt TLV : Luyện tập tả cảnh 2 K. Học (chính) Phịng bệnh sốt rét. Hình ở SGK,... 3 Tốn Ơn tập bảng đơn vị đo diện tích 4 5 6 8/10 1 2 3 4 5 Ngày 10 tháng9 năm 2010 Người lập Nguyễn Hữu Khanh Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2010 Tiết 1 CHÀO CỜ (Tiết 6) Tiết 2 TẬP ĐỌC: (Tiết 11) SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. - Hiểu ND : Chế độ phân biết chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các CH trong SGK) - Ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da đen, da màu ở Nam Phi. II. Chuẩn bị:Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác-thai (nếu có). III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: Ê-mi-li con 3. Bài mới: “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Hoạt động lớp, cá nhân - Học sinh nhìn bảng đọc từng từ theo yêu cầu của giáo viên. - Các em có biết các số hiệu và có tác dụng gì không? - Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc. - Học sinh xung phong đọc - Bài này được chia làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn. Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn 3 bạn có số hiệu may mắn tham gia đọc nối tiếp theo đoạn. - Học sinh bốc thăm + chọn 3 số hiệu. - 3 học sinh đọc nối tiếp theo đoạn - Học sinh bốc thăm + chọn 3 số hiệu. - Yêu cầu học sinh đọc toàn bài. - Học sinh đọc lại - Yêu cầu 1 học sinh đọc từ khó đã giải nghĩa ở cuối bài học ® giáo viên ghi bảng vào cột tìm hiểu bài. - Học sinh nêu các từ khó khác - Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). - Để học sinh lắm rõ hơn, giáo viên sẽ đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên - Giao việc: + Đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. - Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. - Yêu cầu học sinh thảo luận. - Học sinh thảo luận - Các nhóm trình bày kết quả. Để biết xem Nam Phi là nước như thế nào, có đảm bảo công bằng, an ninh không? - Nam Phi là nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng, kim cương, cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc với tên gọi A-pác-thai. - Ý đoạn 1: Giới thiệu về đất nước Nam Phi. Giáo viên chốt: - Các nhóm khác bổ sung - Ý đoạn 2: Người da đen và da màu bị đối xử tàn tệ. Giáo viên chốt: - Các nhóm khác bổ sung Trước sự bất công đó, người da đen, da màu đã làm gì? Giáo viên mời nhóm 3. - Bất bình với chế độ A-pác-thai, người da đen, da màu ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. - Ý đoạn 3: Cuộc đấu tranh dũng cảm chống chế đổ A-pác-thai. - Yêu hòa bình, bảo vệ công lý, không chấp nhận sự phân biệt chủng tộc. Giáo viên chốt - Các nhóm khác bổ sung - Giáo viên treo ảnh Nen-xơn Man-đê-la và giới thiệu thêm thông tin. - Học sinh lắng nghe - Yêu cầu học sinh cho biết nội dung chính của bài. - Học sinh nêu tổng hợp từ ý 3 đoạn. * Hoạt động 3: Luyện đọc đúng - Hoạt động cá nhân, lớp - Mời học sinh nêu giọng đọc. - Đọc với giọng thông báo, nhấn giọng các số liệu, từ ngữ phản ánh chính sách bất công, cuộc đấu tranh và thắng lợi của người da đen và da màu ở Nam Phi. - Mời học sinh đọc lại - Học sinh đọc Giáo viên nhận xét, tuyên dương 4. Củng cố - Thi đua: trưng bày tranh vẽ, tranh ảnh, tài liệu đã sưu tầm nói về chế độ A-pác-thai ở Nam Phi? - Học sinh trưng bày, giới thiệu Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5.Dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị: “ Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít” - Nhận xét tiết học Tiết 3 TOÁN( Tiết 26 ) LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. - BT cần làm : B1a (2 số đo đầu) ; B1b (2 số đo đầu) ; B2 ; B3 (cột 1) ; B4. - HS cẩn thận,ham thích học toán. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu bài tập. III.CÁC HĐ DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: GV nx và sửa bài 2.Luyện tập: Bài 1: GV nêu yc và hướng dẫn mẫu Bài 2: GV giao phiếu học tập cho các nhóm và điều khiển HS làm theo nhóm. Bài 3: GV nêu yc và h. dẫn. Bài 4: GV h. dẫn HS tìm hiểu yc của bài toán GV chấm và chữa bài. 3.Củng cố,dặn dò: Dặn HS về nhà ôn lại bài, c.bị bài sau. Nhận xét tiết học. HS làm bài 3 của tiết trước HS tự làm vào vở. 2 HS lên bảng làm, cả lớ nx, sửa chữa. -Nhóm trưởng điều khiển nhóm t.luận và làm bài. -Các nhóm trình bài kq. -Cả lớ nx,sửa bài. - HS làm bài vào vở rồi lên bảng sửa bài.Cả lớp nx, sửa chữa. -HS đọc đề toán. -HS tự trình bày bài giải vào vở. -HS tự sửa bài. -HS nhắ lại q. hệgiữa 2 đ. vị đo d.tích liền nhau. Tiết 4 THỂ DỤC (Tiết 11 ) ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT” GV chuyên trách dạy. Tiết 5 LỊCH SỬ: ( Tiết 6) QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. Mục tiêu: - Học sinh biết ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng (Tp.HCM), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước. - HS khá, giỏi : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước : không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ. II. Chuẩn bị: - Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ-rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. SGK, tư liệu về Bác III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. + Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu? - Học sinh nêu + Hãy thuật lại phong trào Đông Du? - Học sinh nêu + Vì sao phong trào thất bại? - Học sinh nêu GV nhận xét + đánh giá điểm 3. Bài mới: “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. - 1 học sinh nhắc lại tựa bài * Hoạt động 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - Hoạt động lớp, nhóm - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm. - Học sinh đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm. - Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận: a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào? c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối? d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì? - Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm. ® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút. - Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng. - Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. - Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung. Giáo viên nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức. Giáo viên nhận xét từng nhóm ® giới thiệu phong cảnh quê hương Bác. Giáo viên nhận xét + chốt : Với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Dự kiến kết quả thảo luận: a) Nguyễn Tất Thành tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, tại làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh ... n biết được cách quan sát cách tả cảnh trong 2 đoạn văn trích (BT1). - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2). - Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn) III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Giáo viên nhận xét và cho điểm - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: + Kết quả quan sát + Tranh ảnh sưu tầm - 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”. 3. Bài mới: “Luyện tập tả cảnh” Bài 1: - Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa. - 2, 3 học sinh trình bày kết quả quan sát. - Lớp nhận xét ưu điểm / hạn chế - Đọc thầm 3 đoạn văn, các câu hỏi sau từng đoạn, suy nghĩ TLCH. Đoạn a: - 1 học sinh đọc đoạn a - Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? - Lớp trao đổi, TLCH - Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời. - Câu nào nói rõ đặc điểm đó? - Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn. - Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? - Tg quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: + Khi bầu trời xanh thẳm + Khi bầu trời rải mây trắng nhạt + Khi bầu trời âm u mây múa + Khi bầu trời ầm ầm giông gió - Khi quan sát biển, tg đã có những liên tưởng thú vị như thế nào? ® Giải thích: “liên tưởng”: từ chuyện này (hình ảnh này) nghĩ ra chuyện khác (hình ảnh khác). - Tg liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. ® Chốt: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn. Đoạn b: - Dòng sông được quan sát từ đâu? - Từ trên 1 độ cao đặc biệt - trên đỉnh núi Voi, nhìn xuyên qua biển sương, biển, mây đọng ngang chừng núi mới thấy được dòng sông mờ mờ, thấp thoáng như một dãy lụa uốn lượn phía dưới. - Vị trí quan sát có lợi thế gì? - Từ vị trí này, người ta có thể nhìn thấy dòng sông giữa một không gian rộng lớn đến hết tầm mắt, nhận thấy mối giao hòa giữa con sông với muôn vật xung quanh. - Dòng sông hiện ra như thế nào từ vị trí quan sát đó? - Từ vị trí rất cao nhìn xuống dòng sông hiện ra với 1 vẻ huyền ảo dưới màn sương mờ, dưới bóng núi, tầng mây, những lớp lớp cây rừng, dòng sông trông mềm mại như 1 dải lụa đào, im lặng, nhỏ bé và hiền lành giữa núi rừng rộng lớn. Đoạn c: - Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào của ngày? - Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. - Tg nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? - Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày: + sáng: phơn phớt màu đào + giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt. + về chiều: biến thành 1 con suối lửa. - Những câu văn nào trong đoạn tả con kênh Mặt trời thể hiện những liên tưởng của tg khi quan sát con kênh? - Ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất, con kênh phơn phớt màu đào, hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, biến thành 1 con suối lửa lúc trời chiều. - Giải nghĩa từ: + Thủy ngân: kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ. - Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh? - Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn. Bài 2: HD HS lập dàn ý. - Hoạt động lớp, cá nhân - Yêu cầu học sinh đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét. + Trình tự quan sát + Những giác quan đã sử dụng khi quan sát. + Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu. - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm việc cá nhân trên nháp. - Nhiều học sinh trình bày dàn ý - Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những bài có dàn ý. - Lớp nhận xét 4. Củng cố - Hoạt động lớp - Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm. - Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý gt về 1 cảnh sông nước. - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét 5. Dặn dò: - Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh” Tiết 4 Kĩ thuật (tiết 5) CHUẨN BỊ NẤU ĂN I. MỤC TIÊU :- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn . - Biết cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình . TTCC 2 của NX2 : Cả lớp II. CHUẨN BỊ :- Tranh , ảnh một số loại thực phẩm thông thường . - Một số loại rau xanh , củ quả còn tươi . Dao thái , dao gọt . Phiếu học tập . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3. Bài mới : Chuẩn bị nấu ăn . a) Giới thiệu bài : Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học . b) Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1 : Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn . - Nhận xét , tóm tắt nội dung chính HĐ1 : Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn được gọi chung là thực phẩm . Trước khi nấu ăn , cần chọn thực phẩm , sơ chế nhằm có được thực phẩm tươi , ngon , sạch . - Đọc SGK , nêu tên các công việc chuẩn bị để nấu ăn . Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số công việc chuẩn bị nấu ăn . a) Tìm hiểu cách chọn thực phẩm : - Nhận xét , tóm tắt nội dung chính về chọn thực phẩm theo SGK . - Hướng dẫn cách chọn một số loại thực phẩm thông thường kết hợp minh họa . b) Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm : - Tóm tắt các ý trả lời của HS : Trước khi chế biến một món ăn , ta thường loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm . Ngoài ra , tùy loại thực phẩm mà cắt , thái , tẩm , ướp - Đặt các câu hỏi để HS nêu cách sơ chế một số loại thực phẩm thông thường : + Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu ? + Theo em , cách sơ chế rau xanh có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ , quả ? + Ở gia đình em thường sơ chế cá như thế nào ? + Qua quan sát thực tế , em hãy nêu cách sơ chế tôm . - Tóm tắt nội dung chính HĐ2 : Muốn có bữa ăn ngon , đủ lượng , đủ chất , đảm bảo vệ sinh ; cần biết cách chọn thực phẩm tươi , ngon và sơ chế thực phẩm . Cách lựa chọn , sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu việc chế biến món ăn . - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn . - Đọc nội dung I SGK để trả lời các câu hỏi ở mục này . - Đọc nội dung mục II SGK để trả lời các câu hỏi mục này . - Các nhóm nêu mục đích việc sơ chế thực phẩm vào phiếu học tập . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . 4. Củng cố : - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của các em . - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình . 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Đọc trước bài học sau . Tiết 5 SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 6 I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Duy trì SS lớp tốt. - Nề nếp lớp tương đối ổn định. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Một số em chưa chịu khó học ở nhà. * Văn thể mĩ: - Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. - Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. - Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. - Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác: - Thực hiện khá tốt việc tiết kiệm điện, nước. - Sinh hoạt Đội đúng quy định. - Đóng KHN chưa đủ. - Một số em chưa đăng kí nhập học. III. Kế hoạch tuần 7: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 7. - Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. - Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. * Vệ sinh: - Thực hiện VS trong và ngoài lớp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Thực hiện trang trí lớp học. * Hoạt động khác: - Tiếp tục thực hiện giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp ; tiết kiệm điện nước và các loại chất đốt. - Vận động HS đi học đều, không nghỉ học tuỳ tiện. - Nhắc nhở gia đình đến đăng kí nhập học và đóng các khoản đầu năm. IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS chơi một số trò chơi dân gian.
Tài liệu đính kèm: