Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 3

Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 3

I, Mục đích yêu cầu

- HS đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của

từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách

mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát văn bản kịch.

II, Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm.

- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.

III, Các hoạt động dạy học

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
 Tiết 1 – Hoạt động tập thể
 Tiết 2 - Tập đọc
 T5: Lòng dân 
 (Phần 1)
I, Mục đích yêu cầu
- HS đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của
từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách
mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). 
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát văn bản kịch.
II, Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu.
2, Dạy học bài mới 
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
- Giới thiệu tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- Tổ chức cho hs luyện đọc.
b, Tìm hiểu bài:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất?
+ Bài ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn hs luyện đọc theo cách phân vai.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học, khen những em đọc tốt.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc bài.
- 1 Hs đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- Hs chú ý nghe GV đọc bài.
- Hs quan sát tranh, nhận ra các nhân vật.
- Từng tốp 3 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn của màn kịch (3 đoạn)
- Hs luyện đọc theo nhóm 3.
- 1-2 hs đọc lại màn kịch.
- HS đọc lướt cả màn kịch, trả lời câu hỏi.
+ Chú bị bọn giặc đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
+ Dì vội đưa chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống võng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
- Hs nêu.
+ Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí 
lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- 5 HS đọc theo 5 vai, 1 em làm người dẫn chuyện đọc phần mở đầu.
- Hs luyện đọc bài theo nhóm 5, theo cách đọc phân vai.
- 1- 2 nhóm đọc trước lớp.
Tiết 3 - Toán
T11: Luyện tập
I, Mục tiêu
- HS biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết chuyển hỗn số thành phân số, biết so sánh hỗn số ở mức độ đơn giản.
II, Chuẩn bị 
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Luyện tập 
Bài 1 
- Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 2: So sánh hỗn số. 
- Hướng dẫn HS thực hiện.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS thực hiện phần a.
3, Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
2 ; 5 
 (HSHN )
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.	 3 ; 3 (HSHN)
 5 ; 3
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Cả lớp thực hiện phần còn lại vào vở.
a, 1 
 b, 2 
c, 
d, 
Tiết 5: Đạo đức
T3: Có trách nhiệm về việc làm của mình
I, Mục tiêu:
- HS biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết nhận việc gì sai, biết nhận và sửa chữa.
II, Chuẩn bị
- GV: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng phụ.
- HS: Bộ thẻ 3 màu, dùng biểu lộ ý kiến.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét.
2, Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Các hoạt động
HĐ 1: Tìm hiểu truyện Chuyện của bạn Đức.
* Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng.
* Cách tiến hành:
- GV đọc toàn truyện.
- Thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi sgk.
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy như thế nào?
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này như thế nào?
* Kết luận: Đức đã vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Những trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết hợp nhất. Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta rút ra điều gì? 
* Ghi nhớ 
HĐ 2: Làm bài tập 1 SGK.
* Mục tiêu: Xác định được những việc làm là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm.
* Kết luận:
+ Biểu hiện của người sống có trách nhiệm: a,b,d,g.
+ Không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm là: c,đ, e.
+ Nên học tập theo những người có trách nhiệm.
HĐ 2: Bày tỏ thái độ, bài 2 sgk.
* Mục tiêu: Biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
* Cách tiến hành:
- GV nêu lần lượt từng ý kiến.
- Tổ chức cho hs bày tỏ thái độ của mình về mỗi ý kiến đó.
- Yêu cầu hs giải thích lí do tại sao?
* Kết luận: Tán thành ý kiến a, đ; không tán thành ý kiến b,c,d.
3, Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị cho hs chơi đóng vai theo bài 3.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nhắc lại ghi nhớ tiết trước.
- 1 Hs đọc lại câu chuyện sgk.
- Hs trao đổi 3 câu hỏi sgk.
+ Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doanh.
+ ... Đức thấy mình cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình nhưng chưa biết phải làm thế nào.
- HS nêu ý kiến.
+ Mỗi người cần phải suy nghĩ...
- 3- 4 Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs thảo luận nhóm 4, nhận xét biểu hiện của người sống có trách nhiệm và biểu hiện không phải là của người sống có trách nhiệm.
- Một số nhóm báo cáo.
- Hs chú ý các ý kiến GV đưa ra.
- Hs bày tỏ thái độ của mình thông qua màu sắc thẻ.
- Hs nêu lí do.
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 - Thể dục
T5: Đội hình đội ngũ - Trò chơi “Bỏ khăn”
I, Mục tiêu
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay phải, quay trái, quay sau. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được vào trò chơi “Bỏ khăn”.
II, Địa điểm, phương tiện
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn tập luyện.
- GV: Chuẩn bị 1 còi, 1 khăn.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Nội dung, phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1, Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện.
- Khởi động.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
2, Phần cơ bản
a, Đội hình đội ngũ 
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay phải, quay trái, quay sau.
b, Trò chơi vận động
- Chơi trò chơi “Bỏ khăn”
3. Phần kết thúc:
- Thực hiện động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài học. 
- Nhận xét đánh giá kết quả học tập, giao bài về nhà. 
6-8 phút
18-22 phút
10-12 phút
7-8 phút
4-6 phút
- Đội hình nhận lớp: 
 * * * * * *
 * * * * * *
- Gv và cán sự điều khiển.
- Đội hình: như trên.
- Lần 1,2: GV điều khiển, HS tập có NX, bổ sung.
- Chia tổ tập luyện - GV theo dõi NX, sửa sai.
- Các tổ thi trình diễn
- Đội hình: Vòng tròn.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, quy định chơi.
- Tổ chức cho hs chơi 
- Hs chơi thử (1 lần).
- Hs chơi trò chơi.
- Đội hình xuống lớp:
 * * * * * *
 * * * * * *
- GV điều khiển. 
Tiết 2 - Toán
T12: Luyện tập chung
I, Mục tiêu
- HS biết chuyển:
+ Phân số thành phân số thập phân.
+ Hỗn số thành phân số.
+ Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
* Mục tiêu riêng: HSHN biết chuyển phân số thành phân số thập phân (BT1), chuyển hỗn số thành phân số (BT2).
II, Chuẩn bị
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số, cách so sánh hỗn số.
2, Bài mới 
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
+ Phân số thập phân có đặc điểm như thế nào?
- GV nhấn mạnh lại cách làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Chuyển hỗn số thành phân số.
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hướng dẫn hs làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Viết các số đo độ dài (theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 5: (HS khá giỏi)
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- 1 Hs nêu đặc điểm phân số thập phân.
- Hs làm bài vào vở, một em lên bảng.
= ; = ; = ; = .
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
8= ; 5= ; 4= ; 2= .
- 1 Hs nêu yêu cầu. 
- 1 Hs nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, độ dài, thời gian.
- Hs làm bài vào vở.
1dm=m;
3dm=m;
9dm=m;
1g = kg;
8g =kg;
25g=kg;
1phút=giờ
6phút=giờ
12phút=giờ
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs chú ý mẫu.
- Hs làm bài.
2m 3dm = 2m; 4m 37cm = 4m.
1m 53 cm = 1m.
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- Hs làm bài:
3m 27cm = 327 cm
3m 27 cm = 32 dm
3m 27cm = 3m
Tiết 3 - Luyện từ và câu
T5: Mở rộng vốn từ: Nhân dân
I, Mục đích yêu cầu
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
* Mục tiêu riêng: HSHN xếp được một số từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp; đọc được các câu thành ngữ trong BT2 và hiểu nghĩa của 1 đến 2 câu.
II, Chuẩn bị
- GV: Bút dạ, vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại để hs làm bài tập 1, 3b.
 Một tờ giấy khổ to viết lời giải bài 3.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ:
- Đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng từ miêu tả đã cho.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Xếp các từ ngữ trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp.
- GV giúp hs hiểu nghĩa từ: tiểu thương.
- Tổ chức cho hs trao đổi theo nhóm đôi.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV hướng dẫn HSHN tìm đúng từ một hai nhóm.
Bài 2: 
- Tổ chức cho hs trao đổi theo cặp.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài 3: 
- Tổ chức cho hs đọc truyện, trả lời câu hỏi 3a.
- Tổ chức cho hs làm việc theo nhóm 4 bài 3b,c.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc bài.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi theo cặp, làm bà ... đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II, Chuẩn bị
- HS: Sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
+ Phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì?
2, Bài mới 
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Các hoạt động
HĐ 1: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Hs nêu được tuổi và đặc điểm của em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs giới thiệu về ảnh đã sưu tầm được.
- Yêu cầu: nói được em bé trong ảnh mấy tuổi và đã biết làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS sưu tầm và giới thiệu tốt.
HĐ 2: Trò chơi Ai nhanh ai đúng?
* Mục tiêu: Hs nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi: Mỗi nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận của nhóm mình vào bảng con; nhóm nào nhanh và đúng nhất là nhóm thắng cuộc.
- Tổ chức cho hs chơi theo nhóm.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
1 – b; 2 – a; 3 – c.
HĐ 3: Thực hành
* Mục tiêu: Hs nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dạy thì đối với cuộc đời mỗi con người.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc thông tin sgk -15 và trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dạy thì có tầm quan trong đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
* Kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+ Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
3, Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- Hs nối tiếp giới thiệu về bức ảnh của mình hoặc bức ảnh sưu tầm được.
- Hs chú ý cách chơi và luật chơi.
- Hs chơi theo nhóm.
- Hs đọc sgk, trả lời câu hỏi:
- Hs nhận ra tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi người.
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 - Toán
T15: Ôn tập về giải toán
I, Mục tiêu
- Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
* Mục tiêu riêng: HSHN tính được giá trị biểu thức đơn giản.
II, Chuẩn bị
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện nhân, chia hai phân số.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn ôn lại cách giải dạng toán
Bài toán 1: 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài và dạng toán.
- Hướng dẫn hs tóm tắt và giải bài toán.
- Gv hướng dẫn HS khái quát cách giải dạng toán này.
Bài toán 2: Thực hiện tương tự bài toán 1
2.2, Luyện tập
Bài 1: 
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: 
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3: (HS khá giỏi)
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- 1 Hs đọc bài toán.
+ Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
a, Số thứ nhất là: 80 : (7+9) 7 = 35
 Số thứ hai là: 80 – 35 = 45
b, Số thứ hai là: 55 : (9 – 4) 4 = 44
 Số thứ nhất là: 44 + 55 = 99
* HSHN: 80 – 35 = 
 44 + 45 =
- 1 Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài, dạng toán.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
 Hiệu số phần bằng nhau là:
 3 – 1 = 2 (phần)
 Số lít nước mắm loại 1 là:
 12 : 2 3 = 18 (l)
 Số lít nước mắm loại 2 là:
 18 – 12 = 6 (l)
 Đáp số: 18 l; 6 l.
* HSHN: 123 4 = 
 57 5 =
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Nửa chu vi vườn hoa là:
 120 : 2 = 60 (m)
 Chiều rộng vườn hoa là:
 60 : (5 + 7) 5 =25 (m)
 Chiều dài vườn hoa là:
 60 – 25 = 35 (m)
 Diện tích vườn hoa là:
 25 35 = 875 (m2)
 Diện tích lối đi là:
 875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số: a, 35 m và 25 m.
 b, 35 m2.
Tiết 2 - Tập làm văn
T6: Luyện tập tả cảnh
I, Mục đích yêu cầu
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài tập 1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
* Mục tiêu riêng: HSHN nêu được một số câu văn miêu tả theo hướng dẫn của cô.
II, Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ viết nội dung chính 4 đoạn văn tả cơn mưa – bài 1.
- HS: Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra chấm điểm dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa của 2-3 hs.
2, Dạy học bài mới 
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: 
- Chú ý yêu cầu của bài: tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Tổ chức cho hs xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- GV chốt lại, treo bảng phụ.
- Yêu cầu hs chọn hoàn chỉnh 1, 2 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ chấm.
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn hs, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập tiết trước) thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Tổ chức cho hs viết bài.
- Nhận xét, cho điểm.
3, Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả trường học.
- Hs chú ý.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs đọc thầm lại 4 đoạn văn, xác định nội dung chính từng đoạn:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào - ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+ Đoạn 2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+ Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+ Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- Hs chọn 1-2 đoạn văn để hoàn chỉnh.
- Hs nối tiếp đọc đoạn văn của mình.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs viết bài.
- Hs nối tiếp đọc đoạn viết.
Tiết 3 - Luyện từ và câu
T6: Luyện tập về từ đồng nghĩa
I, Mục đích yêu cầu
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc được văn (BT1) sau khi các bạn đã điền được các từ đồng nghĩa; đọc được các câu tục ngữ ở bài tập 2. 
II, Đồ dùng dạy học
- Bút dạ, 2-3 tờ phiếu khổ to phô tô nội dung bài 1.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
+ Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
2, Dạy học bài mới 
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Giải nghĩa từ cội.
- Tổ chức cho hs trao đổi tìm câu trả lời.
- Chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
- Gợi ý hs chọn khổ thơ.
- Lưu ý: sử dụng từ đồng nghĩa, viết về màu sắc của những sự vật trong bài thơ và không có trong bài thơ.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về viết lại đoạn văn BT3 và chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trả lời.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs quan sát tranh minh hoạ.
- Hs làm bài vào vở, 2-3 hs làm bài vào phiếu.
- Thứ tự các từ điền: đeo – xách – vác – khiêng – kẹp .
- Hs đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- 1 Hs nêu yêu cầu của bài.
- 1 Hs đọc các câu tục ngữ.
- Hs trao đổi theo nhóm 4.
+ ý chung cho cả ba câu tục ngữ là: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs chọn khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu
- 1-2 HS khá nói 1 vài câu làm mẫu.
- Hs viết đoạn văn.
- Hs nối tiếp đọc bài viết.
Tiết 5 - Kể chuyện
T3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương
I, Mục đích yêu cầu
- Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
II, Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
 Bảng lớp viết đề bài; viết vắt tắt Gợi ý 3.
- Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học: cả lớp, nhóm, cá nhân.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới 
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề:
Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương.
- Lưu ý: Câu chuyện em kể phải là những chuyện em tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh, hay đã nghe, đã đọc, có thể là câu chuyện của chính em.
2.3, Gợi ý kể chuyện:
- Yêu cầu hs đọc các gợi ý kể chuyện sgk.
- Lưu ý về hai cách kể chuyện trong gợi ý 3:
+ Câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy?
2.4, Thực hành kể chuyện:
- Tổ chức cho hs kể theo cặp.
- Tổ chức cho hs thi kể.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có truyện hây, giọng kể hấp dẫn.
3, Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs kể chuyện.
- 2 Hs đọc đề bài.
- Hs chú ý yêu cầu của đề bài.
- 1Hs đọc các gợi ý sgk.
- Hs nối tiếp giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Hs viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- Hs thực hành kể chuyện theo cặp.
- Hs tham gia thi kể chuyện.
Tiết 6 – Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 3
1. Chuyên cần: 
- Các em đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học có xin phép.
2. Học tập: 
- Đa số các em có ý thức trong học tập, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học, có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập.
- Một số em còn mất trật tự trong giờ học, không chú ý nghe giảng: Lâm, Thành, Duy, Việt.
3. Vệ sinh: 
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.
- Có ý thức phòng chống bệnh cúm A(H1N1).
4. Hoạt động đội:
- Tham gia thể dục, múa hát đầu giờ đầy đủ, nhanh nhẹn.
- Một số đội viên chưa đeo khăn quàng đầy đủ: Lâm, Dương, Tiến.
5. Phương hướng: (Tuần 4)
- Đi học chuyên cần, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
- Lao động, vệ sinh: sạch sẽ, gọn gàng.
- Tích cực phòng, chống bệnh cúm A(H1N1)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc