I. Mục đích yêu cầu
- HS đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài tập đọc; trả lời được câu hỏi 1.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học
Tuần 6 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009 Tiết 1 – Hoạt động tập thể Tiết 2 - Tập đọc T11: Sự sụp đổ của chế độ A- pác- thai I. Mục đích yêu cầu - HS đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. - Hiểu nội dung bài: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài tập đọc; trả lời được câu hỏi 1. II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III.Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - GV nhận xét, cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài a, Luyện đọc + Bài chia làm mấy đoạn? + Đoạn 1: Nam Phi tên gọi A-pác-thai. + Đoạn 2: ở nước nàydân chủ nào. + Đoạn 3: còn lại - Gv sửa phát âm và kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó. - Gv đọc toàn bài. b, Tìm hiểu bài + Em biết gì về nước Nam Phi? + Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? + Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? + Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? + Nội dung bài này nói lên điều gì? c, Đọc diễn cảm - Y/c HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm. 3, Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên đọc thuộc lòng bài và nêu nội dung bài. - 1 HS khá đọc bài. + Bài chia làm ba đoạn. - HS đọc nối tiếp đoạn (2, 3 lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - 1 hs đọc bài - Chú ý nghe đọc. + Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. + Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào. * ý 1: Nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. + Họ đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng. + Vì họ không thể chấp nhận được 1 chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo này. + Vì người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau, cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ. + Vì đây là một chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất cần phải xoá bỏ. * ý 2: Cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. + Bài phản ánh chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. - 3 HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. Tiết 3 - Toán T31: Luyện tập I. Mục tiêu - HS biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. - Làm được bài tập 1a(2 số đo đầu), Bài 1b(2 số đo đầu); bài 2; bài 3(cột 1); bài 4. HS khá, giỏi làm được các phần còn lại của bài tập 1, 3. * Mục tiêu riêng: HSHN biết tên gọi, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích; làm được bài tập 1a. II. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS - Nhận xét- cho điểm 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: a. - Gv hướng dẫn HS phân tích mẫu. b.- Hướng dẫn HS làm bài. - Nhận xét- sửa sai cho HS. Bài 2: - Yêu cầu 1 HS nêu cách thực hiện. - Nhận xét- sửa sai. Bài 3: - Gv nhận xét- sửa sai. Bài 4: - Phân tích đề. - Hướng dẫn HS giải bài. - Gv nhận xét sửa sai. 3, Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở. 8m2 27 dm2 = 8m2 + m2= 8m2 16m2 9dm2= 16m2+m2 = 16m2 26 dm2= m2 - HS làm bài vào vở. 4dm265cm2= 4dm2+dm2= 4dm2 95cm2= dm2 102dm28cm2=102dm2+dm2= 102dm2 - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng. + Số thích hợp để điền là: B- 305mm2 - 1 HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS nêu cách thực hiện. - HS làm vào vở, 1 HS lên bảng. 2dm27cm2 = 207cm2 300mm2 > 2cm289mm2 3m248dm2 < 4m2 61 km2 > 610 hm2 - 1 HS đọc đề. - HS tóm tắt và giải. - 1hs làm bảng lớp. Tóm tắt: 1 viên có cạnh: 40cm 150 viên: .m2? Giải: Diện tích của một viên gạch lát nền là 40 40 = 1600 ( cm2 ) Diện tích căn phòng là. 1600 150 = 240 000(cm2 ) 240 000 cm2 = 24m2 Đáp số: 24m2 Tiết 5 - Đạo đức T6: Có chí thì nên (Tiếp theo) I. Mục tiêu - HS biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - HS biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. (Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn). II. Đồ dùng dạy học Phiếu bài tập. Thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Nhận xét. 2, Bài mới 2.1. Giới thiệu bài 2.2, Các hoạt động HĐ1: Làm việc theo nhóm (BT 3) * Mục tiêu: Mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm được. - Hướng dẫn HS trao đổi: + Khi gặp khó khăn trong học tập, cuộc sống, các bạn đó đã làm gì? + Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập? + Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì? + Trong lớp mình có những bạn nào có khó khăn? Em có thể làm gì để giúp đỡ bạn? HĐ2: Tự liên hệ (BT4) * Mục tiêu: HS biết cách liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống, trong học tập và đề ra được cách vượt qua khó khăn. * Cách tiến hành: - Cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. - GV kết luận. 3, Hoạt động tiếp nối - Nhắc HS về thực hiện vượt khó trong học tập và cuộc sống. - 2 HS nêu ghi nhớ đã học tiết trước. - HS hoạt động theo nhóm 4. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. + Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên. + Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt. + Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục. - HS trao đổi cả lớp. - HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu trong SGK. - Từng HS trao đổi những khso kahưn của mình với nhóm. - Mỗi nhóm chọn 2- 3 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp. Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2009 Tiết 1 - Thể dục T11: Đội hình đội ngũ – trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” I. Mục đích - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc). - Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái. - Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: Còi, 4 quả bóng, 4 khúc gỗ, 4 cờ đuôi nheo, kẻ sân trò chơi. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1, Phần mở đầu - Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập luyện. - Khởi động. - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. 2, Phần cơ bản a, Đội hình đội ngũ - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. b, Trò chơi vận động - Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” 3. Phần kết thúc: - Thực hiện động tác thả lỏng. - Hệ thống bài học. - Nhận xét đánh giá kết quả học tập, giao bài về nhà. 6- 8 phút 18- 22 phút 10- 12 phút 7- 8 phút 4-6 phút - Đội hình nhận lớp: * * * * * * * * * * * * - Gv và cán sự điều khiển. - Đội hình: như trên. - Lần 1,2: GV điều khiển, HS tập có NX, bổ sung. - Lần 3, lần 4: Chia tổ tập luyện (Tổ trưởng điều khiển) - GV theo dõi NX, sửa sai. - Lần 5, lần 6: Các tổ thi trình diễn. Tập cả lớp để củng cố. - Đội hình: * * * * * * * * * * * * - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, quy định chơi. - Tổ chức cho hs chơi - Hs chơi thử (1 lần). - Hs chơi trò chơi. - Đội hình xuống lớp: * * * * * * * * * * * * - GV điều khiển. Tiết 2 - Toán T32: Héc- ta I. Mục tiêu - Hs biết: + Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc- ta. + Biết quan hệ giữa héc- ta và mét vuông. + Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc- ta). - Làm được bài tập 1a(hai dòng đầu); 1b(cột đầu); bài 2. HS khá, giỏi làm được phần còn lại của bài tập 1; bài 3, bài 4. * Mục tiêu riêng: HSHN biết tên gọi, độ lớn của đơn vị héc- ta; làm được bài tập 1a (dòng đầu). II. Các hoạt đông dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Nhận xét- sửa sai. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc- ta - GV giới thiệu: “thông thường, khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng,..người ta dùng đơn vị đo héc- ta. - GV giới thiệu: “1 héc- ta bằng 1hm2 và héc- ta viết tắt là ha. 1 ha = 1hm2 1ha = 10 000 m2 2.3, Thực hành Bài 1: - Hướng dẫn HS cách thực hiện. - Gv nhận xét sửa sai. Bài 2: - Giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - Gv nhận xét, sửa sai. Bài 3: GVnêu yêu cầu, hướng dẫn cách làm bài. Bài 4: - Hướng dẫn HS phân tích đề. 3, Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng. - HS nghe. - HS chú ý theo dõi. - 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS làm bài bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. 4 ha = 40 000 m2 ha = 5000 m2 20 ha = 200 000 m2 ha = 100 m2 1 km2 = 100 ha km2 = 10 ha 15 km2 = 1500 ha km2 = 75 ha 60 000 m2= 6 ha 1800 ha = 18 km2 800 000 m2 = 80 ha 27 000 ha = 270 km2 - 1 HS đọc bài toán. - Hs làm vào bảng con, bảng lớp. Giải: 22 200 ha = 222 km2 - HS làm bài vào vở. a. 85 km2 < 850 ha S b. 51 ha > 60 000 m2 Đ c. 4 dm27 cm2= 4 dm2 Đ - 1 HS đọc đề - HS giải bài vào vở. Giải: 12 ha = 12 000 m2 Diện tích mảnh đất để xây toà nhà chính của trường là: 120 000 : 40 = 3 000(m2) đáp số: 3 000 m2 Tiêt 3 - Luyện từ và câu T11: Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – Hợp tác I. Mục đích yêu cầu - HS hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4. * Mục tiêu riêng: HSHN tìm được 1- 2 từ trong bài tập 1. II. Đồ dùng dạy học - Từ điển HS, phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm t ... êu cầu - Hs nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1). - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước. II. Đồ dùng - Phiếu bài tập cho HS III. Các hoạt động dạy học 1, Kiểm tra bài cũ - Thu chấm bài tập ở nhà của HS. - Nhận xét cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Y/c HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi theo nhóm. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. * Đoạn a: + Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nào? + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? + Câu văn nào cho em biết điều đó? + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? + Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả? + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? * Đoạn b: + Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước lúc nào? + Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào? + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng quan sát nào? + Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh? + Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì? Bài 2: - Y/c 2 – 3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước. - Nhận xét bài làm của HS. - Y/c HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh của mình. - Nhận xét sửa sai. 3, Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. - HS thảo luận nhóm. + Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh biển. + Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc màu của trời mây. + Câu văn: biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. + Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, bầu trời dải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió. + Tác giả đã sử dụng những màu sắc: xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu. + Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người. Biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. + Nhà văn miêu tả con kênh. + Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác. + Tác giả miêu tả: ánh nắng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huếch trống hoác; buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào; giữa trưa hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa. + Sử dụng nghệ thuật liên tưởng làm cho người đọc hình dung được con kênh Mặt Trời, làm cho nó sinh động. - 1 HS đọc y/c bài tập. - 2 – 3 HS đọc thành tiếng bài của mình. VD: + Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. + Mặt nước trong vắt, nhìn thấy đáy. + Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. + Mặt hồ như một chiếc gương xanh trong khổng lồ. + Những làn gió nhẹ thổi qua mơn man gợn sóng. Tiết 4 - Địa lí T6: Đất và rừng I. Mục tiêu - HS biết được các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe- ra- lít. - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe- ra- lít: + Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng. + Đất phe- ra- lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; phân bố ở vùng đồi núi. - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn: + Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng. + Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất. - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe- ra- lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe- ra- lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển. - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ. - Hs thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bản đồ địa lí Việt Nam. Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy- học 1, Kiểm tra bài cũ - Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? - Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người? 2, Dạyhọc bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.2, Các hoạt động a, Các loại đất chính của nước ta - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. - Yêu cầu HS đọc sgk và hoàn thành bài tập sau. - HS lên bảng trình bày. - HS đọc trong sgk và hoàn thành bài tập. Tên loại đất Vùng phân bố Một số đặc điểm Đất phe- ra- lít Đồi núi - Màu đỏ hoặc màu vàng - Thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu. Đất phù sa Đồng bằng - Do sông ngòi bồi đắp. - Màu mỡ. - Nhận xét- sửa sai. + Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe- ra- lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng núi, đồi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp màu mỡ, tập trung ở đồng bằng. b, Sử dụng đất một cách hợp lí - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau. + Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất? + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì? + Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết? - GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.- Nhận xét- Bổ sung. c, Các loại rừng ở nước ta - Yêu cầu HS quan sát hình trong sgk và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng của nước ta. - HS trình bày bài tập trước lớp. - HS thảo luận theo nhóm. + Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn; vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí. + Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo thì đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn,. - Các biện pháp cải tạo, bảo vệ đất: + Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt. + Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi núi, để tránh đất bị xói mòn. + Thau chua, rửa mặn ở các vùng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. + Đóng cọc, đắp đê,..để giữ đất không bị sạt lở. - HS đọc sgk và hoàn thành bài tập Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới. - Đồi núi. - Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, có tầng thấp. Rừng ngập mặn. - Vùng đất ven biển có thuỷ triều lên hàng ngày. - Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt. - Cây mọc vượt lên mặt nước. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. - Nhận xét- bổ sung. + Kết luận: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn, rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn thường thấy ở ven biển. d, Vai trò của rừng + Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người? + Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thac rừng hợp lí? + Em biết gì về thực trạng rừng của nước ta hiện nay? + Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân cần làm gì? + Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - Nhận xét- bổ xung. 3, Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS thực hành bảo vệ rừng và chuẩn bị bài sau. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. - Hoạt động cả lớp. + Rừng cho ta nhiều sản vật. + Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu. + Rừng giữ cho đất không bị sói mòn. + Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ. + Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ đời sống các vùng ven biển. + Tài nguyên rừng có hạn, không được xử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. - HS nêu. - HS nêu. - HS nêu. Tiết 5 - Kể chuyện T6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục đích yêu cầu - Hs kể được một câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh. II. Đồ dùng dạy học - GV: Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. - HS: Các tranh, ảnh về câu chuyện mà mình định kể. III. Các hoạt động dạy- học 1, Kiểm tra bài cũ - Y/c 2 HS kể chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. - Nhận xét cho điểm. 2, Bài mới 2.1, Giới thiệu bài 2.1, Hướng dẫn kể chuyện. a. Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài trong sgk. + Đề bài yêu cầu gì? + Y/c của đề bài là việc làm ntn? + Theo em, thế nào là một việc làm thể hiện tình hữu nghị? + Nhân vật chính trong chuyện em kể là ai? + Nói về một nước em sẽ nói về những vấn đề gì? + Em chọn đề nào để kể? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. b. Kể trong nhóm - Chia HS thành nhóm, y/c các em kể một câu chuyện hoặc đất nước mình yêu thích cho các bạn cùng nhóm nghe. Sau đó, cùng trao đổi thảo luận ý nghĩa của câu chuyện. - GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. c. Kể trước lớp - Tổ chức cho HS thi kể. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu sau khi nghe bạn kể. - Nhận xét cho điểm từng học sinh. 3, Củng cố, dặn dò - Y/c HS nêu lại nội dung bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. - 2 HS kể chuyện trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. + Đề bài yêu cầu kể lại 1 câu chuyện em đã chứng kiến hoặc 1 việc em đã làm, đã nghe, đã đọc thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh. + Việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. + Việc làm thể hiện tình hữu nghị: cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trợ lương thực, quyên góp ủng hộ chiến tranh hoặc thiên tai. + Nhân vật chính là những người sống quanh em, em nghe đài, xem ti vi, đọc báo hoặc là chính em. + Em sẽ nói về những điều mình thích nhất, những sự vật, con người của nước đó đã để lại ấn tượng trong em. - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - HS luyện kể chuyện theo nhóm. - 3, 4 HS tham gia kể chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp, sau mỗi câu chuyện nêu nội dung chuyện mình kể. - Nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn. Tiết 6 - Sinh hoạt Nhận xét tuần 6 1. Chuyên cần: - Các em đi học đầy đủ, đúng giờ. 2. Học tập: - Đa số các em có ý thức trong học tập, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học, có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. - Một số em còn mất trật tự trong giờ học, không chú ý nghe giảng: Lâm, Tiến, Kì, Việt, Việt Anh. 3. Vệ sinh: - Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, đúng giờ, có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. - Có ý thức phòng chống bệnh cúm A(H1N1). 4. Hoạt động đội: - Tham gia thể dục, múa hát đầu giờ đầy đủ, nhanh nhẹn. - Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ. 5. Phương hướng: (Tuần 7) - Đi học chuyên cần, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. - Lao động, vệ sinh: sạch sẽ, gọn gàng. - Tích cực phòng, chống bệnh cúm A(H1N1). - Không ăn quà vặt.
Tài liệu đính kèm: