Giáo án các môn khối 5 - Tuần 17 đến tuần 22

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 17 đến tuần 22

I.Mục tiêu:

- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ hành chính Việt Nam

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 17 đến tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày dạy: 19; 23/12/2011
Lịch sử: Ôn tập Học kì 1
I.Mục tiêu:	
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ hành chính Việt Nam 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1. KTBC:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho Cách Mạng Việt Nam?
- Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
2. BÀI MỚI:
- GV giới thiệu và ghi đề bài.
a. .Hoạt động 1: (Làm việc nhóm 4)
- GV hướng dẫn ôn tập: “Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ”
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời SGK/23
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời. 
- GV nhận xét, rút ra kết luận.
c.Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 2)
- GV hướng dẫn ôn tập về giai đoạn “Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”. 
- GV chia HS chia nhóm và giao nhiệm vụ đọc SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Sau Cách mạng tháng Tám nước ta gặp những khó khăn gì?
+ Chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp?
+ Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
- Mời đại diện nhóm báo cáo.
- GV nhận xét.
d. Dặn dò:
- Xem lại bài chuẩn bị kiểm tra HKI.
- GV nhận xét tiết học.
- Mời HS trả lời
- HS nhắc lại đề.
- HS đọc SGK.
- HS làm việc 
- Các nhóm khác bổ sung.
-HS làm việc.
- Các nhóm khác bổ sung.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 20/12/2011
Khoa học: Ôn tập Học Kì 1
I- Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 - Đặc điểm giới tính.
 - Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân .
 - Tính chất và công cụ của một số vật liệu đã học .
II- Đồ dùng dạy- học:
 - Hình trang 68 SGK 
 - Phiếu học tập 
III- Hoạt động dạy- học :
1, Bài cũ: Nêu đặc điểm của sợi nhân tạo và sợi bông , sợi tơ tằm ?
2, Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Làm viêc với phiếu học tập
Bước 1: làm việc cá nhân 
Bước 2: Chữa bài tập 
 -GV gọi lần lượt một số HS lên chữa bài (cho các em tự đánh giá hoặc đổi chéo bài cho nhau)
Hoạt động 2: Thực hành 
· Đối với bài 1:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
 - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất, công cụ của 3 loại vật liệu 
Bước 2: làm việc theo nhóm 
Bước 3:Trình bày và đánh giá 
·Bài 2: Chọn câu trả lời đúng 
 GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng?"
 GV phổ biến luật chơi
- Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập 
- Nhóm trưởng đièu khiển nhóm mình làm việc theo yêu cầu ở mục thực hành trang 69 SGK và nhiệm vụ GV giao 
- Đại diện của từng nhóm trình bày , các nhóm khác góp ý , bổ sung .
- HS chơi trò chơi 
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 21;23/12/2011
Địa lý : Ôn tập Học kì 1 (tt)
I.Mục tiêu:	
- Biết một số đặc điểm về địa lý tự nhiên VN ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ giao thông, vận tải Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. GV giới thiệu và ghi đề.
b. Hoạt động 1: (Làm việc nhóm 2)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi 2 trong SGK trang 101.
- GV nhận xét, kết luận: Câu a và e: sai; còn lại đều đúng.
- Hãy nêu đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng của nước ta?
- GV kết luận.
c. Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vu: 
+ Xác định trên bản đồ và nêu tên các sân bay quốc tế ở nước ta? 
+ Thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất của đất nước?
+ Chỉ đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A.
+ Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Mời đại diện nhóm báo cáo, số khác bổ sung.
- GV kết luận.
d. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà ôn bài, chuẩn bị tiết sau “KT cuối HKI”. 
- GV nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại đề.
- HS làm việc theo yêu cầu.
-Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
- HS trả lời. HS khác bổ sung.
 - HS quan sát bản đồ và nêu tên.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 22/12/2011
Khoa học: Kiểm tra Học kì 1
TUẦN 18
Ngày dạy: 26, 30/12/2011 
Lịch sử: Kiểm tra cuối HK 1 (Đề PGD)
Ngày dạy: 27/12/2011
Khoa học: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
I Mục tiêu:
 Nêu được VD về một số chất ở thể rắn , thể lỏng và thể khí.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: (3’) - GV nhận xét, sửa bài KT cuối kỳ cho HS.
2/Bài mới : Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (10’) Phân biệt 3 thể của chất.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để phân biệt 3 thể của chất như hướng dẫn SGV/125-126.
- Qua trò chơi: Khắc sâu cho HS vật chất tồn tại dưới 3 thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV
Hoạt động 2: (8’) Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- GV đọc câu hỏi như SGK.
- Nhóm nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất các câu hỏi trở thành nhóm thắng cuộc.
- HS thảo luận nhóm
Hoạt động 3: (10’) Ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàg ngày.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK/73 và nói về sự chuyển thể của nước và sự chuyển chyển thể của một số chất trong cuộc sống hàng ngày như hướng dẫn SGV/127.
* Lưu ý: Khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động 4: (6’) Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” như hướng dẫn SGV/127.
- GV củng cố lớp nhận xét.
- HS làm theo hướng dẫn của GV
3/ Củng cố dặn dò: (3’) – Nêu các thể của chất. – Nhận xét đánh giá tiết học
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 28, 30/12/2012
Địa lý: Kiểm tra cuối Học kì 1 (Đề PGD)
Ngày dạy: 29/12/2011
Khoa học: Hỗn hợp
I. Mục tiêu: 
-Nêu được ví dụ về hỗn hợp.
-Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp(Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,)
*GDKNS : - Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp
- Kĩ năng bình luận đánh giávề các phương án
 +Phương pháp : - Thực hành- Trị chơi
II. ĐDDH :
- GV: - Hình vẽ trong SGK trang 75, phiếu bài tập kẻ bảng của hoạt động 2 .
 - Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ: (3’) Sự chuyển thể của chất
2/Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Khám phá: 
- Trong bửa ăn hàng ngày em thường ăn những gì ?
- Trong món canh mẹ nấu gồm có những gì ?
-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi 
b. Kết nối :
Hoạt động 1: (10’) Thực hành”Trộn gia vị”.
* Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
 * Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV cho HS làm việc theo nhóm.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon.
Hỗn hợp là gì?
- Hoạt động nhóm, lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn 
- Thảo luận các câu hỏi:
- HS trả lời.
Hoạt động 2: (10’) Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời vào phiếu bài tập.
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
-HS quan sát các hình 1, 2, 3 , 4 trang 66 SGK , thảo luận nhóm đôi và trả lời vào bảng kẻ sẵn trong phiếu bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
c. Thực hành: 
Hoạt động 3: (10’) Thực hành tách các chất trong hỗn hợp.
 Luyện tập.
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. 
* Bài 1: - Chuẩn bị. - Cách tiến hành: như SGK/75.
* Bài 2: - Chuẩn bị. - Cách tiến hành:như SGK/75.
* Bài 3: - Chuẩn bị. - Cách tiến hành:như SGK/75.
d. Vận dụng : Vận dụng những hiểu biết đã học vào thực tế cuộc sống .
- Xem lại bài + học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Dung dịch” (Xem bài và soạn bài theo câu hỏi SGK ). 
- HS thực hành theo sự điều khiển của nhóm trưởng, ghi kết quả thực hành vào nháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét.
Rút kinh nghiệm: 
TUẦN 19
Ngày dạy: 09, 13/01/2012
Lịch sử: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I.Mục tiêu:	
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lổ châu mai.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ hành chính Việt Nam
Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:z
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
a. GV giới thiệu bài và ghi đề 
- HS nhắc lại
b. Bài mới
Hoạt động 1: (Làm việc nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu hai khái niệm tập đoàn cứ điểm, pháo đài. 
- HS đọc Chú thích của SGK và nêu 
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của Điện Biên Phủ. 
- 3 HS lần lượt lên bảng ghi. 
- GV hỏi: Theo em, vì sao Pháp lại xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương ? 
- HS nêu ý kiến trước lớp. 
- GV kết luận.
Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận về một trong các vấn đề sau:
- HS làm việc 
+ Nhóm 1 : Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào ? 
 - Để kết thúc cuộc kháng chiến.
- Cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất.
+ Nhóm 2 : Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công ? Kể lại đợt tấn công lần 3? Chỉ vị trí đó trên lược đồ chiến dịch? 
 - Ba đợt; Vừa chỉ vị trí trên lược đồ vừa kể lại cuộc tấn công đợt 3.
+ Nhóm 3 : Vì ... chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
* HS kể được tên và nêu công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
GV chốt: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Hát .
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Học sinh trả lời.
Mỗi nhóm chủan bị một loại chất đốt.
1. Sử dụng chất đốt rắn.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
Học sinh trả lời.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.
- Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Tiết 2:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
c/Thực hành :
*GDKNS : 
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.
Hoạt động 1: (32’) Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt.
Mục tiêu:HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
*Cách tiến hành:
Bứơc 1: Làm việc theo nhóm
GV:-Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than ?
-Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
-Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chóng lãng phí chất đốt ở gia đình em.
-Gia đình em sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm tác hại đó.
Bứơc 2 :Làm viêc cả lớp
d/Vận dụng :
-Biết cách sử dụng chất đốt tiết kiệm, phòng tránh được những tai nạn khi sử dụng .
- Cả lơp thảo luận .
- Các nhóm thao luận ( HS dựa vào SGK; các tranh ảnh.đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
- Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
Rút kinh nghiệm: 
TUẦN 22
Ngày dạy: 13, 17/02/2012 
Lịch sử: Bến Tre Đồng Khởi
I.Mục tiêu:	
- Biết cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng Khởi”)
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Anh tư liệu về phong trào “Đồng khởi”.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
Ổn định lớp
Bài mới
a. GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện tội ác của 
Mĩ – Diệm?
- Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam phải đối phó ra sao?
- GV bổ sung và kết luận.
c.. Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
 - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nội dung sau:
+ N1: Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi”.
+ N2: Tóm tắt diễn biến chính cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
+ N3: Nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
- GV đi kèm cặp và giúp đỡ các nhóm.
- Mời đại diện nhóm báo cáo.
- GV kết luận.
c. Hoạt động 3 : (Làm việc cả lớp).
- HS xem tranh SGK (tr.44) và trả lời câu hỏi.
- GV cung cấp thêm thông tin tham khảo (SGV)
- Rút ra phần ghi nhớ
d . Củng cố, dặn dò:
- HS chỉ tỉnh Bến Tre trên bản đồ và trình bày lại sự kiện chính của cuộc “Đồng khởi”.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học . 
- HS hát 
- HS đọc lại.
+ Đồng loạt đứng lên phá ách kìm kẹp.
+ Cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng Khởi”).
- HS đọc SGK và thảo luận trong nhóm.
+ Do sự tàn bạo của Mĩ-Diệm.
+ Ngày 17/1/1960 nhân dân huyện Mõ Cày mở đầu phong trào Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre.
+ Trong một tuần, ở Bến Tre có 22 xã được giải phóng.
+ Tại các thôn xã mới được giải phóng, UB nhân dân tự quản được thành lập.
+ Mở ra thời kì mới: ND miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Nhóm khác bổ sung.
- HS xung phong trả lời, số khác bổ sung.
- HS đọc lại.
- HS trả lời, HS khác bổ sung
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 15, 17/02/2012
Địa lý: Châu Âu
I. MỤC TIÊU
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ của Châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía sát biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu
- Sử dụng quả địa câu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng băng, sông lớn của châu Âu 
trên bản đồ(lược đồ)
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu. 
 GDMT: HS hiểu được dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bản đồ thế giới
- Học sinh: VBT
HTTC nhóm, cả lớp, cá nhân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:2’
2. Kiểm tra bài cũ:5’
- Gọi H/s đọc bài học 
- G/v nhận xét ghi đIểm
3. Bài mới:26’
a. Giới thiệu bài:1’
 Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
b. Tìm hiểu bài:
 *Hoạt động 1:9’ (làm nhóm)
- Yêu cầu H/s quan sát hình 1 và bảng số liệu trong SGK và trả lời câu hỏi
? Châu Âu tiếp giáp với châu lục và đại dương nào?
 ?Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích châu Âu với châu Á?
*Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp với biển và đại dương.
*Hoạt động 2:8’( Cặp đôi)
 -Các nhóm quan sát hình 1 trong SGK trả lời câu hỏi sau:
? Đọc tên các dãy núi và đồng bằng, sông lớn cuả châu Âu; cho biết vị trí của các đồng bằng và dãy núi lớn ở châu Âu?
+ Các nhóm trình bày kết quả:
+ Tóm lại : châu âu có những đồng bằng lớn trải từ tây âu sang trung Âu , đông Âu (đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu ), các dãy nối tiếp nhau ở phía Nam , phía Bắc dãy u ran là ranh giới của châu Âu với châu Á ở phía đông ; châu Âu chủ yếu nằm ở đới khí hậu ôn hoà có rừng lá kim và rừng lá rộng . mùa đông hầu hết châu Âu phủ tuyết trắng 
Hoạt động 3: 8p (Cả lớp)
 ?Nhận xét bảng số liệu về dân số châu Âu , quan sát hình 3 để nhận biết nét khác biệt của người châu âu với người châu Á ?
? Phần lớn dân cư châu Âu sống ở đâu ?
? Dân số ở châu Âu gia tăng có ảnh hưởng gì đến môi trường ?
?Vậy người dân ở đây phải làm gì không ảnh hưởng đến môi trường ? 
?Quan sát hình 4 , kể tên những hoạt động kinh tế của các nước ở châu âu ?
=> Châu Âu có những điẻm chính gì?
* Kết luận : Châu Âu nằm ở phía tây châu Á , có khí hậu ôn hoà . đa số là người da trắng , nhiều nước châu âu có nền kinh tế phát triển 
 4 .Củng cố dặn dò:2’
? So sánh diện tích của châu Âu và châu Á ?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
- GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-Hát đầu gờ
- 2-3 học sinh đọc
1)Vị trí địa lí, giới hạn
- HS chỉ trên lược đồ
- Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. Phía bắc giáp Bắc Băng Dương, phía tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải; phía đông, đông nam giáp châu Á
- Diện tích châu Âu bé hơn diện tích châu Á.
2)Đặc điểm tự nhiên
- quan sát trả lời
- Chỉ trên lược đồ
- Dãy núi cao An Pơ nằm ở phía nam châu âu, dãy núi xcan-di-na-vi, dãy u ran, dãy cac pat đồng bằng tây âu , đồng bằng trung âu , đông âu
- đại diện các nhóm trình bay kết quả và nhận xét lẫn nhau 
- HS lắng nghe
3)Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu
- Cả lớp quan sát, nhận xét : dân cư châu Âu chủ yếu là người da trắng , phân bố khá đều trên lãnh thổ
-Sống trong các thành phố
- Dân số ở châu Âu tăng diện tích đất thì hạn hẹp chất thải nhiều ảnh hưởng đến môi trường
- Sinh để có kế hoạch 
- Nhiều nước ở châu Âu có nền kinh tế phát triển họ liên kết với nhau để sản xuất và buôn bán nhiều mặt hàng , những sản phẩm của họ nổi tiếng thế giới như ô tô , máy bay , thiết bị hàng điện tử , dược phẩm 
=> Bài học SGK
Rút kinh nghiệm: 
Ngày dạy: 16/02/2012
Khoa học: Sử dụng năng lượng gió và nước chảy
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống sản xuất.
- Sử dụng năng lượng gió: điều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió ,.
- Sử dụng năng lượng nước : chạy guồng nước, chạy máy phát điện, .
* GDBVMT (Liên hệ) : GD HS ý thức sử dụng và bảo vệ TNTN
*GDKNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. - Kĩ năng đánh giá về việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau.
+ Phương pháp : - Liên hệ thực tế, thảo luận về sử dụng năng lượng gió và nước chảy.- Thực hành
II. ĐDDH:
GV: Tranh ảnh về sử dụng nặng lượng gió,năng lượng nứơc chảy. 
HS: - SGK
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 2).
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Khám phá: GV dẫn dắt vào bài
b. Kết nôi: 
Hoạt động 1: (10’) Thảo luận về năng lượn của gió.
Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
→ Giáo viên chốt.
- Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm thảo luận.
Các nhóm trình bày kết quả.
c. Thực hành: 
Hoạt động 2: (10’) Thảo luận về năng lược của nước.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Cắt đáy một lon bia làm tua bin.
4 cánh quạt cách đều nhau.
Đục cái lỗ giữa đáy lon xâu vào đó một ống hút, dội nước từ trên xuống vào cánh tua bin để làm quay tua bin.
d. Vận dụng: yêu cầu HS liên hệ thực tế
GV nhận xét
- Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm thảo luận.
Các nhóm trình bày sản phẩm.
HS liên hệ
3. Củng cố dặn dò: (3’) Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sử dụng năng lượng điện”.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoaSuDiaSoan CKTKNSBVMT tuan 17 den tuan 22.doc