Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 35

Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 35

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM

I. MỤC TIÊU: - Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức đã học ở các bài đạo đức từ tuần 24 đến tuần 34.

- HS càng yêu Tổ quốc và làm nhiều việc tốt hơn. Cần phải biết yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. Cần phải có những hiểu biết về Liên Hợp Quốc, nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc

- Cần phải biết sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần số 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
04.05
Đạo đức
Toán
Tiếng việt
Khoa học 
Thực hành cuối học kỳ II và cuối năm
Luyện tập chung (Tiết 3).
Ôn tập tiết 1
Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Thứ 3
05.05
Toán 
Tiếng việt
Tiếng việt
Luyện tập chung (Tiết 4).
Ôn tập tiết 2
Ôn tập tiết 3
Thứ 4
6.05
Tiếng việt
Toán
Tiếng việt
Khoa học
Lịch sử
Tiếng việt
Ôn tập tiết 4
Luyện tập chung (Tiết 5).
Ôn tập tiết 5
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
Ôn tập tiết 6
Thứ 5
7.05
Toán
Tiếng việt
Kỹ thuật
Luyện tập chung (Tiết 6).
Ôn tập tiết 7
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 3)
Thứ 6
8.05
Toán 
Tiếng việt
Sinh hoạt
Địa lí 
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
Ôn tập tiết 8
Sinh hoạt lớp
Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II
TUẦN 35: Thứ hai, ngày 04 tháng 05 năm 2009
Tiết 35: ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KỲ II VÀ CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức đã học ở các bài đạo đức từ tuần 24 đến tuần 34.
- HS càng yêu Tổ quốc và làm nhiều việc tốt hơn. Cần phải biết yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình. Cần phải có những hiểu biết về Liên Hợp Quốc, nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc 
- Cần phải biết sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ. (3')
- Nêu các bài đạo đức đã học từ đầu học kỳ II?
- 1 HS nêu lớp nhận xét.
B. Bài mới 
1. HĐ1: Luyện tập thực hành (20’)
Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt độïng bảo vệ hòa bìn; có hiểu biết và nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc; Biết sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Bài 1: GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập
Những hành động , việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình ?
a/ Thích chơi và cổ vũ các trò chơi bạo lực .
b/ Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn.
c/ Đoàn kết hữu nghị với các dận tộc khác 
d/ Thích dùng bạo lực với người khác .
- Cho HS làm việc theo nhóm 4
- Các nhòm thảo luận làm bài
- GV kết Luận: Các việc làm (b), (c) thể hiện lòng yêu hòa bình.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả; Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 2: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây ? vì sao ?
a/ Liên Hợp Quốc là tổ chức của các nước giàu.
 b/ Liên Hợp Quốc bao gồm tất cả các nước trên thế giới.
 c/Công ước Quốc tế về quyền trẻ em là do Liên Hợp Quốc soạn thảo và thông qua
 d/Liên Hợp Quốc rất quan tâm đến trẻ em và luôn đấu tranhcho các quyền trẻ em
 đ/ Tôn trọng và hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 ( GV phát phiếu học tập cho các nhóm )
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả (HS khá, giỏi trình bày) 
Kết luận: - Các ý kiến (c), (d) là đúng; Các ý kiến (a), (b), (c) là sai.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
2. HĐ2: Thảo luận nhóm (10’)
Bài 3: Em hãy thảo luận cùng các bạn để tìm một vài biện pháp sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm. YC các nhóm thảo luận để tìm ra các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác nhận xét bổ sung 
GV kết luận: Mọi người đều phải có ý thức sử dụng hợp lí , tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
3/ Củng cố dặn dò:(2’) - GV tổng kết môn học
- HS nhắc lại nội dung bài học. HS khá, giỏi liên hệ thực tế. 
Tiết 171: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
	- Học sinh rèn kĩ năng thực hành tính và giải toán có lời văn. Bài 1 (a, b, c) Bài 2a; Bài 3
	- HS yêu thích môn học
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HĐ1: Củng cố về đơn vị đo thời gian (3')
2. HĐ2: Thực hành(32’)
Bài 1a, b, c:
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- GV nhận xét. 
- GV chốt: Củng cố cách rút gọn khi nhân, chia Ps, thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 2a:
- Gọi Hs nêu yêu cầu đề.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt: Nhân và rút gọn phân số.
Bài 3:
- Gọi Hs đọc đề, tóm tắt.
- Gợi ý để Hs hình thành các bước giải:
+Tính chiều cao của mực nước trong bể.
+Tính chiều cao của bể.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt: Củng cố giải toán về diện tích, thể tích. Đáp số: 1,2 m
Bài 4:(Dành cho HS khá giỏi)
- Hs đọc đề; Hs làm bài vào vở.
- Chấm, sửa bài, nhận xét. 
3. Hoạt động nối tiếp(1’). Nhận xét tiết học
- HS lên thực hiện cộng trừ, nhân chia số đo thời gian, HS nêu cách làm.
- Đọc đề, theo dõi
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc đề, vẽ sơ đồ.
- HS thảo luận nhóm đôi, báo cáo.
- HS làm vào vở.
- Hs đọc đề, tóm tắt.
- HS thảo luận nhóm 4, báo cáo.
- Làm bài vào vơ; 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
- Đọc đề; làm bài vào vở.
Tiết 35: 	TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP TIẾT 1.
I. MỤC TIÊU:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc học; tốc độ tối thiểu 120 tiếng/phút, đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5-7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu BT2
- HS khá giỏi đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật nhấn giọng từ ngữ hình ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng nhóm viết tên bài tập đọc và học thuộc lòng 15 tuần.
- Bảng phụ ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong ba kiểu câu đã nêu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ: (3') 
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài.(1')
2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng.(19')
- Nhận xét đánh giá và cho điểm.
- Tổng số HS kiểm tra;1/4 số HS trong lớp.
- Cho HS lên bốc thăm.
- GV cho điểm, ghi vào sổ.
- Dặn những HS kiểm tra chưa đạt về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra.
3. Làm bài tập.(12')
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Trong SGK đã có bảng tổng kết cho kiểu câu"Ai làm gì". Các em chỉ cần lập bảng tổng kết cho hai kiểu câu còn lại :Ai thế nào? Ai là gì?
- Cho HS làm bài. GV dán lên bảng tờ phiếu đã viết nội dung cần ghi nhớ.
- Gv phát bảng nhóm cho 2 HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- Gv nhận xét tiết trả lời.
4. Củng cố dặn dò(1')ø GV nhận xét tiết học.
- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.
- Nghe.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại nội dung ghi trên Bảng nhóm.
- HS làm vào vở bài tập.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm gắn bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Tiết 69: KHOA HỌC
ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Nhận biết các nguồn năng lượng sạch
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV : - Bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ như SGK để HS chơi trò chơi đoán chữ (ở HĐ1) 
 - Phiếu học tập 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ:(2')
B. Dạy bài mới * Giới thiệu bài:(1')
1. HĐ1: Trò chơi : Đoán chữ (15’)
Mục tiêu: Biết một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
- GV tổ chức cho HS làm việc với cả lớp 
- GV treo bảng phụ đã kẽ sẵn ô chữ như SGK
- Gọi 2 HS giỏi lên điều khiển trò chơi
- Khi 1 HS dưới lớp xung phong đoán 1 ô chữ, HS đọc nội dung ô chữ nếu HS đó đoán đúng thì 1 HS điều khiển viết ô chữ vào ô trống của dồng quy định trên bảng
- HS tiến hành chơi 
- GV nhận xét và kết luận ô chữ đúng. 
- 3 HS trung bình, yếu đọc lại ô chữ đúng trên bảng.
2. HĐ2: Ôn tập các kiến thức trên bảng(17’)
Mục tiêu: Khắc sâu những hiểu biết về một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
HS làm việc cá nhân
+ GV phát phiếu đã chuẩn bị cho HS ( mỗi em 1 phiếu
+ GV thu bài của HS chấm điểm và nhận xét trước lớp.
+ Cho HS tự làm bài (Thời gian 10 phút )
- GV kết luận về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường
3. Củng cố dặn dò: (1') - Nhận xét tiết học
- GV hệ thống lại kiến thức toàn bài
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau
Thứ ba, ngày 05 tháng 05 năm 2009
Tiết 172: TOÁN 
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
	- Biết tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- HS rèn kỹ năng về tính giá trị của biểu thức; tìm số trung bình cộng; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Bài 1; Bài 2a; Bài 3
- HS yêu thích môn học
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HĐ1: Củng cố về giải toán về tỷ số % (3')
2. HĐ2: Thực hành(32’)
Bài 1:
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt: Củng cố tính giá trị của biểu thức. 
Bài 2a:
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chốt:. Củng cố cách tìm số trung bình cộng của 3 hoặc 4 số.
Bài 3:
- Gọi Hs đọc đề.
- Yêu cầu Hs làm ... ïn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Đọc bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tìm những hình ảnh sống động trong bài thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ.
II .Chuẩn bị: - Phiếu viết ten bài tập đọc và HTL như ở tiết 1.
III. Các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ(2')
- GV kiểm tra chuẩn bị của học sinh
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài.(1')
2. Kiểm tra tập đọc học thuộc lòng.(19')
- Cho HS lên bốc thăm
- GV cho điểm.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2 và đọc bài văn.
3. Làm bài tập(12’)
- Cho HS làm bài.
a) Cho HS trình bày ý a.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay, đúng yêu cầu của đề theo mục a.
b)Tác giả quan sát bằng những giác quan.
- Bằng mắt (thấy hoa, thấy những đứa bé, thấy chim bay, thấy võng dừa đưa sóng, thấy những ngọn đèn, thấy những con bò nhai cỏ).
- Bằng tai nghe (nghe tiếng hát, nghe lời ru, nghe tiếng đập của đuôi bò đang nhau cỏ).
- Bằng mũi (ngửi thấy mùi rơm nồng)
4. Củng cố dặn dò(1’)
- GV nhận xét tiết học, khen những HS đạt điểm cao bài kiểm tra..
- Về nhà học thuộc lòng.
- Nghe.
- HS lần lượt lên bốc thăm, đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu trong phiếu.
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài thơ.
- HS chọn hình ảnh mình thích nhất trong bài thơ và viết đạon văn nói về suy nghĩ của em mà hình ảnh đã gợi ra.
- Một số HS đọc đoạn văn miêu tả HS vừa viết.
- Lớp nhận xét.
- Học thuộc lòng những câu, khổ thơ em thích của bài Trẻ con ở Sơn Mỹ.
Tiết 69: KHOA HỌC 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
(ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA)
Tiết 35: LỊCH SỬ 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
(ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA)
Tiết 69: 	TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP TIẾT 6.
I. MỤC TIÊU: - Nghe viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ 100 chữ/15phút, trình bày đúng thể thơ tự do..
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dựa vào nội dung và hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ(2')
- GV kiểm tra chuẩn bị của học sinh
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài.(1')
2. Viết chính tả.(15’)
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Bài chính tả nói gì?
- Cho HS đọc lại bài chính tả.
- GV đọc từng dòng cho HS viết GV đọc 2 lần.
- GV đọc chính tả một lượt bài chính tả.
- GV chấm 5- 7 bài.
- GV nhận xét chung.
- Cho HS đọc yêu cầu + câu a,b.
3. Hướng dẫn làm bài tập.(16’)
- Khi viết, các em cần dựa vào những hình ảnh gợi ra từ bài thơ.
- Dựa vào những hiểu biết của riêng mình.
- Tả một đám trẻ chứ không phải tả một đứa trẻ, đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò.
- Nếu chọn câu b, các em nhớ 
chọn tả một buổi chiều tối chứ không phải buổi chiều, hoặc một đêm yên tĩnh chứ không phải đêm ồn ào, náo nhiệt ở vùng biển, ở làng quê.
- Cho HS làm bài..
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét và khen những HS viết đúng, viết hay.
4. Củng cố dặn dò(1’)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại.
- Nghe.
- Miêu tả trẻ con ở Sơn Mỹ bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- HS gấp SGK, viết chính tả.
- Hs tự soát lỗi.
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tự chọn một trong bài đề để viết đoạn văn.
- Một số HS đọc đoạn văn mình viết.
Thứ năm, ngày 07 tháng 05 năm 2009
Tiết 174: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật. 
- Rèn kỹ năng về giải bài toán liên quan đến chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, tính thể tích hình hộp chữ nhật. HS làm được Phần 1
- HS yêu thích môn học
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HĐ1: Củng cố về giải toán chu vi, diện tích (3')
2. HĐ2: Thực hành(32’)
Phần 1: - Các câu hỏi trắc nghiệm.
- Yêu cầu Hs đọc đề, lần lượt suy nghĩ và lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi.
- Gọi Hs đọc bài, yêu cầu Hs trình bày cách làm.
Phần 2: - Giải toán. (GV hướng dẫn cho HS khá, giỏi làm thêm)
Bài 1:
- Yêu cầu Hs tự đọc đề.
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
Bài 2:
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- GV nhận xét. 
3. Hoạt động nối tiếp(1’).
- Yêu cầu Hs nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ; cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật.
- Đọc đề, tự làm bài.
- Đọc bài, trình bày cách làm.
- Đọc đề.
- Làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- Đọc đề, làm bài cá nhân. 
- Làm bài vào vở.
- Nhận xét.
- HS nêu.
Tiết 70: 	TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP TIẾT 7. (KIỂM TRA)
I. MỤC TIÊU:
- Hs đọc hiểu bài Cây gạo ngoài biển sông.
- Dựa vào nội dung bài, chọn ý trả lời đúng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ(2')
- GV kiểm tra chuẩn bị của học sinh
B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài.(1')
- Cho HS đọc bài văn và chú thích.
2. Làm bài tập (32’) - Cho HS đọc bài.
- GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài Cây gạo ngoài bến sông. Khi đọc, các em cần chú ý những chi tiết, những hình ảnh miêu tả cây gạo, chú ý những hình ảnh so sánh, nhân hoá để có thể làm bài tập được tốt.
- Các em đọc bài văn.
- Đọc ý a, b,c.
- Khoanh tròn chữ a, b, c ở ý em chọn đúng.
- Cho Hs làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Câu 1: ý a.
Các câu còn lại làm tương tự câu 1.
GV chốt lại kết quả đúng.
Câu 2: ý b; Câu 3: ý c. Câu 4: ý c. Câu 5:ý b.
Câu 6: ý b. Câu 7:ý b. Câu 8: ý a; Câu 9: ý a.
Câu 10: ý c.
3. Củng cố dặn dò (1’)- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà xem lại bài đã làm và chuẩn bị cho tiết Kiểm tra sau.
- Nghe.
- 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc yêu cầu và đọc 3 ý a,b,
- HS đánh dấu vào chữ a, b,c ở câu em chọn đúng.
- Một số HS phát biểu về ý mình chọn.
- Lớp nhận xét.
- Nghe.
Tiết 35: 	KĨ THUẬT
BÀI 30: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (TIẾT 3).
I. MỤC TIÊU:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
Với học sinh khéo tay: - Lắp được ít nhất một số mô hình tự chọn. 
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong sách giáo khoa.
II. CHUẨN BỊ:
	- Lắp sẵn một hoặc hai mô hình đẫ chuẩn bị trong SGK..
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Kiểm tra bài cũ: (2')
* Kiểm tra việc chuẩn bị đò dùng cho tiết thực hành.
-Yêu cầu các tổ kiểm tra báo cáo.
-Nhận xét chung.
B. Bài mới * Giới thiệu bài thực hành, 
1. HĐ1: Thực hành (33’)
- Cần làm hoàn thành sản phẩm đúng qui trình kĩ thuật.
-Sản phảm làm phải đạt tiêu chuẩn về kĩ thuật và mĩ thuật.
- Trong tiết học cần nghiêm túc làm việc không đùa nghịch trong tiết học.
* Yêu cầu HS chọn chi tiết.
- Lắp ghép từng bộ phận: Khi HS lắp ghép giáo viên lưu ý :
+ Chú ý qui trình lắp ghép.
+ Các bước khi tiến hành lắp ghép.
+ Lắp ghép mô hình hoàn chỉnh phải vận đọng được.
2. HĐ2: Nhận xét đánh giá sản phẩm (4’)
* Yêu cầu một số HS nhận xét sản phẩm chi tiết lắp ghép được.
- Nhận xét chung. GV nhận xét cả năm môn học
3. Củng cố dặn dò.(1’)
- Nhận xét tinh thần học tập, thái độ của HS .
* HS để các vật dụng lên bảng.
-Nhóm trưởngkiểm tra báo cáo.
* Lắng nghe.
- Mang đồ dùng học tập chuẩn bị cho việc thực hành.
- Nhóm trưởng kiểm tra báo caó cho giáo viên.
- Nhận địa điểm thực hành theo nhóm.
* Chọn chi tiết theo thựchành theo yêu cầu lắp ghép.
- Làm việc cá nhân, hoàn thành sản phẩm.
-Trong qúa trình lắp ghép nếu phần nào cần trao đổi có thể trao đỏi với các thành viên trong nhóm hoặc trao đổi với giáo viên để xin sự giúp đỡ.
* Đại diện các thành viên trình bày sản phẩm.
- Thu giữ sản phẩm các chi tiết chuẩn bị cho các em năm sau học.
Thứ sáu, ngày 08 tháng 05 năm 2009
Tiết 175: TOÁN 	
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
(ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA)
Tiết 70: 	 TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP TIẾT 8. (KIỂM TRA)
(ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA)
SINH HOẠT
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh qua nhận xét nắm được các việc làm tốt
 - Học sinh nắm được nội dung, kế hoạch các buổi học tiếp theo. 
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
1. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần 35.
- Về học tập, nề nếp, lao động, vệ sinh, thể dục, các hoạt động khác.
- Về hoạt động thi cuối học kỳ II 
- Học sinh trong lớp đóng góp ý kiến.
2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và thông báo kế hoạch các buổi học sau:
a. Nhận xét hoạt động tuần qua. Tuần 35
- Về học tập, nề nếp, lao động, vệ sinh, thể dục, các hoạt động khác...
* Các học sinh tích cực trong học tập, rèn luyện:
* Các học sinh cần cố gắng trong học tập và các hoạt động khác:
- Kết quả xếp loại học kỳ II, cả năm các môn học đánh giá bằng nhận xét.
b. Thông báo kế hoạch các buổi học tới: 
- Chuẩn bị thi cuối học kỳ II vào ngày , tháng 5.
- Chuẩn bị bài ở nhà thật tốt; tập trung ôn tập về toán, tiếng Việt, Khoa, Sử, Địa.
Tiết 35: ĐỊA LÝ 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II
(ĐỀ CỦA SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA)
CHUYÊN MÔN DUYỆT, KIỂM TRA KHBH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(10).doc