Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Sơn Hà

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Sơn Hà

TẬP ĐỌC

KÉO CO (155)

 (Theo Toan ánh)

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND : ké co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

III.Hoạt động dạy học:

1.Bài cũ : HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Tuổi ngựa.

 HS nêu nội dung của bài thơ.

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài :

b.Luyện đọc :

 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài : Kéo co,kết hợp hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa từ mới.

Đoạn 1: Năm dòng đầu .

Đoạn 2:Bốn dòng tiếp theo .

Đoạn 3:Phần còn lại.

 - GV kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải.

 - HS luyện đọc theo cặp . Hai HS đọc cả bài.

- GV đọc diễn cảm .

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 16 - Trường Tiểu học Sơn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
 Chào cờ
Tập đọc
Kéo co (155)
	(Theo Toan ánh) 
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND : ké co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK. 
III.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ : HS đọc nối tiếp nhau đọc bài : Tuổi ngựa. 
 HS nêu nội dung của bài thơ. 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài :
b.Luyện đọc :
 - HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài : Kéo co,kết hợp hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa từ mới. 
Đoạn 1: Năm dòng đầu .
Đoạn 2:Bốn dòng tiếp theo .
Đoạn 3:Phần còn lại. 
 - GV kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải. 
 - HS luyện đọc theo cặp . Hai HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm .
c.Tìm hiểu bài:
- Một HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả lớp đọc thầm. 
 ? Qua đầu bài văn, em hiểu cách chơi như thế nào?( -Kéo co phải có hai đội ,thường thì số người ở hai đội phải bằng nhau ,thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau ,người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau.)
- Một hs đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm.
 ? Giới thiệu cách chơi Kéo co ở làng Hữu Trấp ?(-Đó là cuộc thi giữa hai bên nam nữ . Nam là phái mạnh nên khoẻ hơn nữ ........)
- Một HS đọc thành tiếng đoạn còn lại. 
 ? Cách chơi Kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?(Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng .Số lượng mỗi bên không hạn chế ......)
? Vì sao chơi Kéo co bao giờ cũng vui ?(Vì có rất nhiều người tham gia, vì không khí ganh đua rất sôi nổi ,vì những tiếng hò reo khích lệ .......)
Ngoài Kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào nữa ?( -Đấu vật ,múa võ , đá cầu ,đu bay , thổi cơm thi ..........)
d. Đọc diễn cảm: 
- Ba HS nối tiếp nhau đọc ba đoạn của bài văn .
- GV hướng dẫn HS có giọng đọc phù hợp với diễn biến của bài văn. 
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm theo nhóm2.
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố- dặn dò: - Chốt lại ND tiết học.
 - Về đọc lại bài văn. 
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu : Giúp HS rèn luyện kĩ năng:
- Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn .
- HS làm bài 1 ( dòng 1,2); bài 2.
- HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại. 
II.Hoạt động dạy học: 1 .Bài cũ:-2 em lên bảng làm BT 1? 
 	 - GV kiểm tra VBT của HS?
Bài mới:
a. Củng cố kiến thức: 
Bài 1 : HS TB, yếu chỉ làm dòng 1;2.
HS khá, giỏi làm cả bài.
HS đặt tính rồi tính – GV cùng cả lớp theo dõi và chữa bài dể củng cố kiến thức về chia cho số có hai chữ số.
4725 15 4674 82 4935 44 
315 574 57 53 1 12
 75 0 95
 0 7
 35136 18
 1952
 93
 36
 0
b. HS luyện tập:
Bài 2 : Dành cho HS cả lớp.
HS đọc đề – GV hướng dẫn tóm tắt bài giải và giải. 
Tóm tắt Giải
25 viên : 1 m 2 Số mét vuông nền nhà được lát là:
1050 viên : ? m 2 1050: 25 = 42 (m 2)
 Đáp số : 42 m 2
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi.
Tiến hành tương tự bài 2 
Giải
Trong ba tháng đội đó làm được là:
855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm )
Trung bình mỗi người làm được là:
3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số : 125 sản phẩm
Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi.
Sai ở đâu ?
a. 12345 67
1714
 95
Sai ở lần chia thứ hai 564 chia 67 được 7 do đó có số dư 95 lớn hơn số chia 67 . Từ đó dẫn đến việc kết quả của phép chia 1714 là sai. 
B: 12345 67
184
 285
 47 
 Sai ở số dư cuối cùng của phép chia (47) 
- GV cho HS thực hiện lại phép chia trên. 
 12345 67
 184
 285
 17
*GV chấm bài ,nhận xét .
3.Dặn dò: - Chốt lại ND bài học.
Khoa học
Không khí có những tính chất gì?
I. Mục tiêu : 
- HS biết quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định ; không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe, 
II.Đồ dùng dạy học :-Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK trang 64; 65. 
8 quả bóng bay với các hình dạng khác nhau ; chỉ hoặc dây chun để buộc bóng bay.
III.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ:- Làm thế nào để biết có không khí?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
Tìm hiểu bài:
HĐ1 :Phát hiện màu , mùi ,vị của không khí: 
 - HS thảo luận nhóm 2 :
? Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ? 
? Dùng mũi ngửi , dùng lưỡi nếm ,em nhận thấy không khí có mùi gì , có vị gì không ? 
? Đôi khi ta gửi thấy một hương thơm hay muì vị khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ .
- Đại diện các nhóm trả lời. – GV cùng cả lớp nhận xét ,rút ra kết luận:
Không khí trong suốt , không màu, không mùi , không vị 
HĐ2: Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí :
- HS làm việc theo N4:
Bước 1 : Chơi thổi bóng. 
- GV chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu nhóm trưởng báo cáo số bóng mà nhóm mình đã chuẩn bị. 
-Luật chơi: Các nhóm cùng bắt đầu thổi bóng .
- HS đem bóng ra thổi .Nhóm nào thổi được bóng đảm bảo các yêu cầu thì sẽ thắng 
cuộc .
Bước 2: Cho các nhóm đưa bóng của mình ra và mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi được. 
- GV lần lượt đưa ra các câu hỏi :
 ? Cái gì chứa trong quả bóng mà làm cho hình dạng nó như thế này ?
? Qua đó rút ra không khí có hình dạng nhất định không ?
? Nêu một số ví dụ chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định .
- Các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả GV và cả lớp nhận xét rút ra kết luận :
	Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó. 
HĐ3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn nở ra của không khí:
-HS tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn ở hình 2b; 2c sgk theo nhóm sau đó đưa ra nhận xét .
+ Hình2b : Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm .
+ Hình 2c : Thả tay ra , thân bơm sẽ trở về vị trí ban đầu. 
- Kết luận :không khí có thể bị nén lại (như hình 2b) hoặc giản ra (như hình 2c)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận thí nghiệm của nhóm mình.
Kết luận : không khí có thể bị nén lại hoặc giản ra. 
HS nhắc lại nội dung cần biết ở SGK.
 Nhận xét, dặn dò:- Chốt lại ND bài và chuẩn bị tiết sau.
Thể dục
Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản .TC : “ Lò cò tiếp sức” 
I.Mục tiêu: 
- Thực hiện cơ bản đúng đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II.Địa điển , phương tiện :Trên sân trường GV kẻ sẵn các vạch tập đi theo vạch kẻ thẳng; một cái còi.	 
II. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu:
- GV ổn định tổ chức lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
- Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
Phần cơ bản:
a.Bài tập rèn luyện thân thể cơ bản :
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chông hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang . Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng , dưới sự hướng dẫn của GV. 
- Ôn tập theo lớp dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng. 
- Ôn tập theo tổ dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng. 
- Ôn tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của lớp trưởng. 
b. Trò chơi vận động: “Lò cò tiếp sức ”. 
-GV nêu luật chơi và cách chơi .Cho HS chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác.
- GV cho HS chơi chính thức. 
 3. Phần kết thúc - Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
GV cùng HS hệ thống lại bài học.Dặn dò.
Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2010
Toán
Thương có chữ số 0
I. Mục tiêu :
- Giúp HS biết thực hiện chia cho số có hai chữ số trong trường hợp thương có chữ số 0.
- HS làm bài 1 dòng 1;2.
- HS khá, giỏi làm toàn bộ. 
II.Hoạt động dạy - học :
Bài cũ:- Gọi 2 em lên bảng làm lại BT1?
 - Kiểm tra VBT của cả lớp?
2.Bài mới:
1.Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị :
GV nêu phép tính : 9450 : 35 
Yêu cầu HS đặt tính và tính: HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải 
35
270
 000
2. Trường hợp thương có chữ số0 ở hàng chục: 
GV nêu phép tính 2448 : 24 = ?
Yêu cầu HS đặt tính và tính 2448 24
 0048 102 
 00 
- HS đặt tính rồi tính từ trái sang phải .
3. Thực hành :
Bài 1: HS TB, yếu chỉ làm dòng 1,2.
HS khá, giỏi làm cả bài.
HS đặt tính rồi tính. 1 HS làm vào bảng phụ. 
8750: 35 = 250 23520 : 56 = 420 11780 : 42 = 280 ( dư 20)
2996:28 = 107 2420 : 12 = 201 ( dư 8) 13870 : 45 =308 ( dư 10)
Bài 2 : Dành cho HS khá, giỏi.
HS đọc bài và làm bài vào vở sau đó chấm, chữa bài: 
Tóm tắt: Giải
1 giời 12 phút : 97200 lít Đổi 1 giời 12 phút = 72 phút
 1 phút : ? lít Trung bình mỗi phút máy bơm đó bơm được là:
 97200 : 72 = 1350 ( lít )
 Đáp số : 1350 lít
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi.
Tương tự bài 2:
 Giải 
 a . Chu vi mảnh đất đó là:
 307 x 2 = 614 (m )
b . Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật đó là :
 (307 + 97 : 2 = 202 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật đó là:
 202 - 97 = 105 ( m )
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó là:
 202 x 105 = 21210 (m 2)
 Đáp số: 614 m; 21210 m 2
3.Củng cố dặn dò : - Chốt lại ND bài.
 - Về xem lại bài.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: đồ chơi - trò chơi
I. Mục tiêu:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc ( BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm( BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể BT3. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
Tranh ảnh về trò chơi ăn quan , nhảy ô lò cò 
II. Hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ -Nêu phần ghi nhớ của tiết trước ?
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. HS thảo luận theo cặp. 
Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận .
GV nhận xét bổ sung:
+ Trò chơi rèn luyện sức mạnh : Kéo co , vật .
+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo : Nhảy dây ,lò cò , đá cầu , ....
+ Trò chơi rèn luyện trí tuệ : Ô ăn quan , cờ tướng ,......
Bài 2: Học sinh tự làm vào vở .1 HS làm bảng phụ – Treo bảng phụ chữa bài.
 Thành ngữ , tục ngữ
Nghĩa 
Chơivới lửa 
ở chọn nơi ,chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay 
Làm một việc nguy hiểm 
 +
Mất trắng tay
 +
Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ 
 +
Phải biết chọn bạn ,chọn nơi sinh sống 
 +
Bài 3: Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở.Sau đó làm miệng trước lớp 
Ví dụ :a) Nếu bạn chơi với một số bạn hư hỏng nên học kém hẳn đi .
- Em sẽ nói với bạn : “ở chọn nơi ,chơi chọn bạn” Cậu nên chọn bạn tốt mà chơi . 
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh , rất nguy hiểm để tỏ ra mình là người gan dạ .
Em sẽ bảo: “Chơi dao có ngày đứt tay ” xuống đ ... ệu bài: 
b.HS làm bài tập: 
Bài 1 : - Một HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm bài : Kéo co. 
? Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của địa phương nào ?
- Một vài HS thi thuật lại trò chơi Kéo co.
Bài 2 : Xác định yêu cầu của bài. 
- HS đọc yêu cầu của đề bài : Quan sát 6 tranh minh hoạ trong SGK nêu tên những trò chơi , lễ hội được vẽ trong tranh .
+ Trò chơi: Thả chim bồ câu, Đu bay, Ném còn .
+Lễ hội : Lễ hội bơi trải, hội cồng chiêng, hội hát quan họ. 
Tự so sánh ở địa phương mình có những trò chơi, những lễ hội như trên không ? 
- HS nối tếp nhau phát biểu:
- Giới thiệu những trò chơi hoặc lễ hội có ở quê hương mình. 
c. Thực hành giới thiệu: 
- HS từng cặp tự giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê hương mình cho bạn nghe .
- HS thi giới thiệu trò chơi , lễ hội của quê hương mình trước lớp.
3 .Củng cố , dặn dò: GV nhận xét tiết học .
Thứ sáu. ngày 24 tháng 12 năm 2010
Đạo đức
 Yêu lao động
I.Mục tiêu:	Học xong bài nàyHS có khả năng :
- Nêu được lợi ích của lao động.
- HS khá, giỏi biết được ích lợi của lao động. 
- GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị của lao động.
II.Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: ? Vì sao chúng ta lại phải biết ơn thầy , cô giáo ?
2. Bài mới:
HĐ1 : Đọc truyện : Một ngày của Pê- chi – a. 
- GV đọc lần thứ nhất. 
- HS theo nhóm với ba câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Kết luận : Cơm ăn, áo mặc , sách vở , ....đều là sản phẩm của lao động . Lao động đêm lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn .
HĐ2: Thảo luận nhóm : Bài tập 1 SGK. 
- GV chia nhóm và giải thích cách làm việc của nhóm .
- Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. 
- GV Kết luận : Các biểu hiện của yêu lao động của lười lao động .
HĐ3 : Đóng vai Bài tập 2 SGK. 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận , đóng vai. 
- Các nhóm thảo luận , chuẩn bị đóng vai. 
- Lớp thảo luận: 
? Cách xử lí trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa ? Vì sao ? 
? Ai có cách ứng xử khác? 
- GV nhận xét: 
3.GV nhận xét tiết học , dặn dò:Chuẩn bị trước bài tập 3;4;5;6 trong SGK. 
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu :Giúp HS biết :
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần : Mở bài , thân bài và kết bài. 
II.Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ : Một HS giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội ở quê hương mình .
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài :
b.HS chuẩn bị bài viết :
*HS nắm vững yêu cầu của bài : - Một HS đọc đề. 
Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- HS mở vở đọc thầm dàn ý của mình : Bài văn tả đồ chơi mà mình đã chuẩn bị .
 - Gọi hai HS đọc dàn ý bài chuẩn bị của mình. 
* HS xây dựng kết cấu ba phần của một bài: 
 - HS chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
- Viết đoạn thân bài. 
 - Viết đoạn kết bài .
c. HS làm vào vở. 
3. Củng cố , dặn dò: GV thu bài, dặn chuẩn bị tiết sau 
Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
- Biết chia cho số có 3 chữ số.
- HS làm bài 1(a); 2.
- HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại. 
 II.Hoạt động dạy -- học :
1. Bài cũ:- Nêu cách chia cho số có 3 chữ số?
2. Bài mới: Luyện tập:
Bài 1 : HS TB, yếu chỉ làm câu a.
HS khá, giỏi làm cả bài.
Đặt tính rồi tính.Gọi HS làm bảng phụ – cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
Bài 2 :Dành cho HS cả lớp.
 HS đọc đề ra , tóm tắt rồi giải 
 Giải
Số gói kẹo có trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 ( gói )
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói thì đóng 2880 gói cần số hộp là:
: 160 = 18( hộp )
Đáp số :18 hộp
Bài 3 :Dành cho HS khá, giỏi.
 HS ôn lại quy tắc một số chia cho một tích ,sau đó làm bài tập 
a. 2205 :(35 x 7 )
Cách 1: Cách 2: Cách 3:
2205 :(35 x 7 ) 2205 :(35 x 7 ) 2205 :(35 x 7 )
=2205 : 245 =2205 : 35 : 7 = 2205 : 7 : 35 
 = 9 = 63 : 7 = 315 : 35
 = 9 = 9 
b. 3332 :( 4 x 49 )
Cách làm tương tự bài a.
GV chấm, chữa bài. _
3.Củng cố,dặn dò: - Chốt lại ND bài.
	- Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Không khí gồm những thành phần nào?
I. Mục tiêu :Sau bài học HS biết :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các-bô-níc,hơi nước, bụi và vi khuẩn 
II.Hoạt động dạy- học: 
1.Bài cũ:?Nêu tính chất của không khí?
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1 :Xác định thành phần chính của không khí :
 GV chia nhóm 4, HS làm thí nghiệm theo nhóm .
Cả nhóm thảo luận : không khí gồm hai thành phần chính là khí ô - xi duy trì sự cháy và khí ni- tơ không duy trì sự cháy . 
- HS làm thí nghiệm như gợi ý SGK.
- GV đi tới các nhóm quan sát .
? Tại sao khi nến tắt , nước lại dâng vào trong cốc ?
? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao ? 
? Thí nghiện trên cho thấy : Không khí gồm mấy thành phần chính ?
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Cả lớp và GV nhận xét rút ra kết luận. 
HĐ2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí :
Bước 1 : GV cho HS bơm không khí vào lọ nước vôi xem nước vôi còn trong nữa không 
 Bước2 :Các nhóm trình bày.
-Kết luận : Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô - xi và khí ni- tơ .Ngoài ra còn có chứa khí các - bô - níc , hơi nước , bụi ,vi khuẩn. 
- GV tiểu kết bài.
- Cho HS đọc phần kiến thức cần biết( SGK) 
 3Củng cố-dặn dò:- Nhiều em nhắc lại mục Bạn cần biết. 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu: 
 - Tổ chức hướng dẫn học sinh:
Sinh hoạt lớp cuối tuần 16. Học sinh nhận ra ưu khuyết điểm của cá nhân, lớp trong tuần học
Học sinh đề ra nhiệm vụ thi đua tuần học 17.
Bình chọn học sinh được tuyên dương trong tuần. Phê bình những học sinh vi phạm nội quy.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giáo viên nhận xét chung về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh về: Nề nếp, học tập, vệ sinh.
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch tuần tới
Học sinh đăng ký thi đua( Cá nhân, tổ, lớp)
ý kiến của giáo viên chủ nhiệm
+ Yêu cầu về vệ sinh: lớp học và khu vực vệ sinh sạch sẽ, kịp thời.
+ Nề nếp: giữ trật tự trong sinh hoạt 15 phút và các giờ học, hoạt động ngoài trời.
+ Học tập: Có đủ đồ dùng học tập, làm bài kịp thời theo từng tiết học, từng ngày.
III. Giáo viên nhận xét tiết sinh hoạt lớp.
Nhận xét mọi hoạt động trong tuần và kế hoạch tuần tới.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh có thói quen biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động dạy- học:
1.Lớp sinh hoạt:
- Các tổ nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
- Từng cá nhân tự nhận xét, nhận loại. Sau đó cả tổ cùng đi đến thống nhất.
2.GV nhận xét chung.
3. GV phổ biến hoạt động tuần tới: tuần 17.
4. Tổ trực nhật :Tổ 2.
Kĩ thuật
Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (T2)
I.Mục tiêu: - Sau giờ học các em có thể tự cắt, khâu, thêu sản phẩm mà mình yêu thích.
- GV đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phấm tự chọn của HS.
 II.Đồ dùng dạy- học: Bộ đồ dùng KT. Mẫu sản phẩm : Túi rút, khăn tay, váy áo búp bê.
III.Hoạt động dạy- học:
1.HS chuẩn bị đồ dùng và chọn mẫu sản phẩm cho mình.
2.HS tiến hành vẽ mẫu sản phẩm.
3.HS tiến hành khâu hoặc thêu sản phẩm của mình.
GV theo dõi và giúp đỡ những em còn yếu.
GV nhận xét giờ học.Dặn dò.
.
Tuần 16 Thứ hai, ngày 17 tháng 12 năm 2007
Luyện Tiếng việt
Luyện: Chính tả
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp bài chính tả:Kéo co.
Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn.
II. Hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của giờ học.
2.Các hoạt động:
HĐ1. GV đọc bài : Kéo co – HS chép bài vào vở luyện viết.
 GV đọc HS khảo lại bài.
HĐ2.HS hoàn thành BT vào vở luyện TV.
HS đọc yêu cầu của bài- GV hướng dẫn HS làm vào vở.
Một số HS đọc kêt quả bài làm của mình – cả lớp theo dõi nhận xét.
3.Nhận xét giờ học – dặn dò.
 Luyện Mĩ thuật( Cô Viên dạy)
Luyện Toán
Luyện tập
I.Mục tiêu:Giúp HS rèn kĩ năng:
Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
áp dụng vào giải toán có lời văn. 
II. Hoạt động dạy- học:
1.Luyện tập:
Bài 1: HS tự đặt tính và tính.
Bài 2: HS tóm tắt rồi giải bài toán.
Bài 3: Tương tự bài2.
Bài 4: HS tính nháp để nhận ra chỗ sai của từng phép chia.
2.Chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò.
Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2007
)
Luyện Toán
Luyện: Chia cho số có ba chữ số
I. Mục tiêu: Sau giờ học giúp HS biết thực hiện hpép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
II. Hoạt động dạy- học:
1.GV nêu yêu cầu của tiết học.
2.Luyện tập:
Bài 1. HS đặt tính rồi tính.
1 số HS làm vào bảng phụ – cả lớp làm vào vở nháp.
Sau đó GV cùng cả lớp chữa bài.
Bài 2:HS nhắc lại quy tắc tính giá trị biểu thức không có dấu ngoặc.
 HS làm bài vào vở.
Bài 3: HS đọc đề.
? Bài toán cho biết gì?
? Yêu cầu chúng ta phải tìm gì?
GV hướng dẫn HS làm bài vào vở.- Chấm, chữa bài.
3. GV nhận xét giờ học- Dặn dò.
Thứ năm, ngày 20 tháng 12 năm 2007
Bồi dưỡng Tiếng Việt.
Thứ sáu, ngày 21 tháng 12 năm2007
Luyện Toán
Luyện: Chia cho số có ba chữ số ( TT)
I.Mục tiêu:Sau giờ học giúp HS:
Rèn kĩ năng chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
Biết áp dụng vào làm BT.
II. Hoạt động dạy – học:
1.Luyện tập:
Bài 1:HS đặt tính rồi tính.
Bài 2:HS nhăc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết.Sau đó làm bài vào vở.
Bài 3: HS đọc đề – GV hướng dẫn HS cách làm.
2.Chấm, chữa bài .
3.Dặn dò.
Luyện Tiếng Việt
Luyện : Tập làm văn.
I.Mục tiêu:
- HS viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận.
Văn viết chân thực, thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ chơi đó.
II.Hoạt động dạy – học:
HS đọc đề- GV ghi bảng:
Đề bài:Em hãy tả một đồ chơi mới nhất của em.
? Đề bài yêu cầu gì?
HS trả lời – GV gạch dưới những từ trọng tâm của đề.
HS làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ những em còn yếu.
Gọi 1 số HS đọc bài làm của mình- Cả lớp theo dõi nhận xét và cho điểm.
2.Dặn dò:
Sinh hoạt lớp
Sơ kết tuần 16
I.Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh có thói quen biết tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
 II.Hoạt động dạy- học:
1.Lớp sinh hoạt:
- Các tổ nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân(Có sổ theo giỏi riêng).
- Từng cá nhân tự nhận xét, nhận loại. Sau đó cả tổ cùng đi đến thống nhất.
2.GV nhận xét chung.
3. GV phổ biến hoạt động tuần tới. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc