Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 18

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 18

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL tuần 11-17 (17 phiếu) để HS bốc thăm.

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Ngày soạn 25/12/09
Ngày giảng 28/12/09 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 1)
I- Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu ( HS trả lời1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HKI của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút; Biết ngừng nghỉ sau dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
II -Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL tuần 11-17 (17 phiếu) để HS bốc thăm.
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở BT2.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
2- Kiểm tra tập đọc và HTL (7 HS)
- Gọi HS bốc thăm chọn bài.
- Y/cầu HS đọc bài.
- GV đặt 1 câu hỏi về ND vừa đọc. 
- GV đánh giá cho điểm. 
3- Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- GV phát phiếu thảo luận.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Mời 2 HS đọc lại bảng thống kê.
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc (xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm theo ND phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc lại bảng thống kê.
STT
Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
1
2
3
4
5
6
- Chuyện một khu vườn nhỏ.
- Tiếng vọng.
- Mùa thảo quả.
- Hành trình của bầy ong.
- Người gác rừng tí hon.
- Trồng rừng ngập mặn.
Vân Long 
Nguyễn Quang Thiều
Ma Văn Kháng
Nguyễn Đức Mậu
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Phan Nguyên Hồng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
Bài tập 3: 
- Nhắc HS: cần nói về bạn nhỏ - con người gác rừng - như kể về một người bạn cùng lớp.
- Cho HS làm bài, sau đó trình bày.
- GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. 
 Nhắc HS về ôn tập.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài, sau đó trình bày. Nhận xét
Toán
Diện tích hình tam giác
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Bộ đồ dùng dạy học toán. 2 hình tam giác bằng nhau.
II- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu tính diện tích hình tam giác:
- GV lấy một hình tam giác cắt cắt theo đường cao, sau đó ghép thành hình chữ nhật.
- Chiều dài HCN bằng cạnh nào của hình tam giác?
- Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không?
- Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác?
- Dựa vào công thức tính diện tích HCN, suy ra cách tính diện tích hình tam giác?
*Quy tắc: Muốn tính S hình tam giác ta làm thế nào?
*Công thức: 
c- Thực hành 
Bài 1 (88) 
- Mời HS cách tính diện tích h. tam giác.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét.
Bài 2 (88) Không yêu cầu HS yếu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
 - GV nhận xét. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
- 2 HS làm bài, lớp chữa bài.
- Theo dõi.
- Cạnh đáy của hình tam giác.
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
- Gấp hai lần. 
S ABCD = DC AD = DC EH nên S EDC = DC EH : 2
- HS nêu công thức tính diện tích tam giác:
 S = hoặc S = a h : 2
 (S: Diện tích, a cạnh đáy, h là chiều cao)
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu.
- HS làm vào nháp.
- HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
 a. Diện tích hình tam giác là:
 8 6 : 2 = 24 (cm2)
b. Diện tích hình tam giác là 
 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm2)
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét. 
a. 600 (dm2); b. 110,5 (m2)
Địa lí
Kiểm tra định kì cuối học kì I
I- mục tiêu:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức Địa lí của HS.
- HS nắm được những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên và dân cư, kinh tế của VN
- Giáo dục ý thức học tập, tự giác làm bài.
II- Đồ dùng dạy học:
- Đề bài
III- Các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2- Dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của giờ kiểm tra.
 Đề bài:
Câu 1:Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu đúng.
 a)Trên phần đất liền nước ta, 3/4 diện tích là đồng bằng, 1/4 diện tích là đồi núi.
 b) Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh có số dân đông nhất.
 c) ở nước ta, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
 d) Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
Câu 2 :Nối mỗi từ ở cột A với một từ ở cột B cho phù hợp.
A
B
1. Dầu mỏ.
a) Hà tĩnh.
2. Bô - xít.
b) Biển Đông.
3. Sắt.
c) Tây Nguyên.
4. A - pa - tít.
d) Lào Cai.
5. Than.
e) Quảng Ninh.
Câu 3 : Điền từ ngữ vào chỗ chấm () của các câu sau cho phù hợp.
- Dân cư nước ta tập trung ............tại các đồng bằng và ven biển.
-Vùng núi có dân cư ............
 Câu 4 : Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất?
 Câu 5: Quan sát bảng số liệu về diện tích của một số nước châu á sau:
Tên nước
Diện tích (km)
Trung Quốc
9597
Nhật Bản
378
Việt Nam
330
Lào
237
Cam - pu - chia.
181
Hãy cho biết : - Những nước có diện tích lớn hơn nước ta là.
 - Những nước có diện tích nhỏ hơn nước ta là.
 - HS làm bài.GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
Hướng dẫn chấm 
Câu 1: ( 2 điểm) Mỗi ý đúng được 1 điểm: Khoanh vào b và c
Câu 2: ( 2,5 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
1- b; 2- c; 3-a ; 4-d ; 5-e. 
Câu 3: ( 1 điểm) Điền từ đông đúc (1); Thưa thớt ( 2)
Câu 4: ( 2,5 điểm)
 - Nước ta có khí hậu nóng, mưa nhiều nên cây cối dễ phát triển.( 1 điểm)
 - Hằng năm thường có bão hoặc có mưa lớn gây lũ lụt, có năm lại có hạn hán (1,5 điểm)
Câu 5: ( 2 điểm) 
 	 - Lớn hơn : Trung Quốc, Nhật Bản.
 - Nhỏ hơn: Lào, Cam - pu- chia.
3- Củng cố- Dặn dò: GV nhận xét giờ kiểm tra.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn các kiến thức đã học ở học kì I
Kĩ thuật
Thức ăn nuôi gà 
I- Mục đích yêu cầu: HS phải : 
Liệt kê được tên 1 số thức ăn thường dùng để nuôi gà.
Nêu được tác dụng và sử dụng 1 số thức ăn thường dùng nuôi gà.
Có nhận thức bước đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.
II Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ 1 số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà.
 Phiếu học tập và phiếu đánh giá kết quả học tập.
III Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu các loại thức ăn nuôi gà?
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của thức ăn nuôi gà : 
- Động vật cần những điều kiện nào để tồn tại , sinh trưởng và phát triển? 
- Các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể động vật được lấy từ đâu?
-Tác dụng của thức ăn đối với cơ thể gà? 
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu các loại thức ăn nuôi gà : 
- Kể tên các loại thức ăn nuôi gà? 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà : 
- Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn?
GV:Trong các nhóm thức ăn trên thì nhóm thức ăn cung cấp chất bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều vì là thức ăn chính. Các nhóm thức ăn khác cũng phải cung cấp thường xuyên ( riêng chất khoáng chỉ cho gà ăn 1 lượng rất ít)
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học .
- Yêu cầu HS về nhà học bài và thực hành nuôi gà.
- HS nêu, lớp nhận xét.
- Nước, không khí, ánh sáng và các chất dinh dưỡng 
- Từ nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Cung cấp năng lượng để duy trì và phát triển cơ thể của gà. Khi nuôi gà cần cung cấp đầy đủ các loại thức ăn thích hợp.
- HS thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp: (thóc, ngô, tấm, gạo, khoai, sắn, rau xanh, cào cào, châu chấu, ốc, tép, vừng, bột khoáng)
- HS đọc mục 2 SGK
Gồm 5 nhóm: Nhóm thức ăn cung cấp : 
+ chất bột đường.
+ chất đạm.
+ chất khoáng.
+ vi ta min.
+ thức ăn tổng hợp)
Tuần 18
Ngày soạn 26/12/09
Ngày giảng 29/12/09 Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt
Ôn tập và kiểm tra cuối học kì I (Tiết 2) 
I- Mục đích yêu cầu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
-Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
-Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
II- Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê BT2.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
2- Kiểm tra tập đọc và HTL (7 HS)
- Gọi HS bốc thăm chọn bài.
- Y/cầu HS đọc bài.
- GV đặt 1 câu hỏi về ND vừa đọc. 
- GV đánh giá cho điểm. 
3-Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- GV phát phiếu, cho HS thảo luận nhóm 
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Mời 2 HS đọc lại .
- Từng HS lên bốc thăm bài đọc (xem lại bài khoảng 1-2 phút).
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm. Ghi vào phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
* Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 14 đến tuần 16:
STT
Tên bài
 Tác giả 
 Thể loại 
1
2
3
4
5
6
- Chuỗi ngọc lam.
- Hạt gạo làng ta.
- Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Về ngôi nhà đang xây.
- Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Thầy cúng đi bệnh viện.
Phun-tơn O-xlơ
Trần Đăng Khoa
Hà Đình Cẩn
Đồng Xuân Lan
Trần Phương Hạnh
Nguyễn Lăng
Văn
Thơ
Văn
Thơ
Văn
Văn
4- Bài tập 3
- Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của BT
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét. 
5-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học. Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc, HTL hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài vào giấy nháp.
- HS trình bày, lớp nhận xét. Bình chọn người phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
II-Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
 Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK.
2- Dạy bài mới:
Bài 1 (88) Tính S hình tam giác.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét.
Bài 2 (88) 
- Cho HS trao đổi nhóm  ... đối diện song song với nhau.
-AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang.
-Đường cao vuông góc với hai đáy.
- Theo dõi. HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS trao đổi nhóm 2, làm bài.
- HS chữa bài,lớp nhận xét.
* hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm vào vở. Chữa bài.
- 4 cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3
- Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình 2.
- Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3
- Có bốn góc vuông: hình 1
- HS tự vẽ.
*Kết quả:
- Góc A, D là góc vuông.
- Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
 - HS trả lời
Giáo dục tập thể
Sơ kết học kì I
I- mục tiêu :
 - Đánh giá kết quả học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong học kì I của năm học, đề ra kế hoạch cho học kì II
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của tuần tới, tháng tới.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
a. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần
b. Giáo viên nhận xét, đánh giá chung - Sơ kết các hoạt động trong học kì I của lớp
*Nề nếp:
 - ổn định nề nếp lớp
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
*Học tập:- Bước đầu đã ổn định.
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
 - Một số em có ý thức trong học tập: 
 - Một số em ý thức học tập chưa cao: Thanh, Minh Phương, Nam, Hiên
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
c. Phương hướng trong học kì II:
*Nề nếp: - Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
*Học tập: - Tích cực, chăm chỉ trong học tập, pháy huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
 - Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn.
* Các hoạt động khác:
 - Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
* Kết quả học kì I:
 a- Danh hiệu thi đua: HSG: HSTT:
 Còn em xếp loại yếu môn Toán, Tiếng Việt: ....................................................
 b- Hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ em
 3- Củng cố, dặn dò:
 - Tuyên dương những HS điển hình: ..............................................................
 - Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Tiếng Việt
Kiểm tra học kì I ( Chính tả, Tập làm văn)
I- Mục đích- Yêu cầu:
- Kiểm tra viết chính tả; tập làm văn.
- Đánh giá kĩ năng viết và vận dụng hiểu biết, vốn từ của học sinh
- Rèn kĩ năng viết văn, trình bày đúng các phần của một bài văn tả ngời.
- Giáo dục ý thức học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Giấy kiểm tra in sẵn.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra :
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới :
a) Chính tả : 
GV đọc cho HS viết bài trong khoảng thời gian 15 phút. Đọc lại cho HS soát lỗi.
 b)Tập làm văn :
* GV đọc, chép đề lên bảng : 
Tả một người bạn mà em quý mến
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài vào giấy.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- Thu bài, chấm.
3. Cách đánh giá:
a) Chính tả : 5 điểm
- Viết sạch, trình bày khoa học, sáng tạo : 1 điểm.
- Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, rõ ràng : 4 điểm (Cứ 1 lỗi viết sai trừ 0,5 điểm)
b) Tập làm văn : 5 điểm
- Bố cục bài văn đủ 3 phần, rõ ràng (1đ) 
- Mở bài: Giới thiệu được người thân yêu của mình (0,5 điểm)
- Thân bài: +Tả ngoại hình (1 điểm)
 + Tả tính nết và những đặc điểm nổi bật qua hoạt động cụ thể (2 điểm)
- Kết bài: Nêu được tình cảm, sự gắn bó của mình với người thân (0,5 điểm)
4. Củng cố- Dặn dò:
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
- Y/cầu HS ôn lại kiểu bài văn tả người.
- HS nghe – viết.
Chính tả : Nghe- viết : Khu vườn nhỏ
 Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ. Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều.Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò nhữnh cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó quấn chặt một cành. Những chiếc vòi cuốn chắc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa ấn Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt. Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá nâu rõ to.
- Soát lỗi.
- HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
+ Thể loại : Văn miêu tả
+ Kiểu bài : Tả người
+Đối tượng miêu tả: Người thân của mình.
- HS làm bài.
Toán
 Kiểm tra định kì cuối học kì I 
I - mục tiêu: Kiểm tra HS về:
- Giá trị theo vị trí của các chữ số trong số thập phân.
- Kĩ năng thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia)với số thập phân; tìm tỉ số phần trăm của hai số; viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
- Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích hình tam giác.
II- Đồ dùng dạy học:
GV chuẩn bị đề kiểm tra.
HS chuẩn bị giấy nháp, bút.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2- Bài mới: 
GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của giờ kiểm tra.
GV phát đề cho từng HS.
- HS làm bài. GV nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
Đề bài:
1. Viết các số sau:
a) Ba triệu ba trăm linh ba nghìn không trăm ba mươi: 
b) Bốn mươi ba phần nghìn:
b) Hai và bốn phần chín: 
c) Bẩy mươi ba phẩy không trăm mười lăm trăm:
2.Viết vào chỗ chấm 
a) 5 đọc là...........................
b) 302,008 đọc là.....................
3. , = 83,2 ....... 83,19 48,5 ...........48,500
 7,843 ......... 7,85 90,7 ...........89,7
4.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 9m 6dm = ................m 2cm2 5mm2 = .................cm2
 5 tấn 562kg= .............tấn 57cm 9 mm = .................cm
5. Đặt tính rồi tính:
a) 286,34 + 521,85 b) 516,40 – 350,28
c) 25,04 3,5 d) 45,54 : 18
6.Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Chữ số 8 trong số thập phân 95,824 có giá trị là:
 A. 	 B. C. 	 D. 8 
b) Viết 3 dưới dạng số thập phân là: 
 A. 3,900 B. 3,09 C.3,9 D. 3,90
7. a)Lớp em có 32 bạn trong đó có 14 bạn nữ. Hỏi số bạn nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số bạn trong lớp?
b) Một khu vườn hình vuôngcó chu vi là 800 m. Diện tích của khu vườn đó là bao nhiêu mét vuông, bao nhiêu héc ta?
Đáp án và cách đánh giá
Bài 1 (1 điểm)
 a) 3 303 030 b) (0,5 điểm)
 d) 2 e) 73,015 (0,5 điểm)
Bài 2 ( 1 điểm) 
 a) Năm và bảy phần trăm. (0,5 điểm)
 b) Ba trăm linh hai phẩy không trăm linh tám. (0,5 điểm)
Bài 3: Mỗi phép tính đúng được 0,25 điểm
Bài 4: Mỗi phép tính đúng được 0,25 điểm
Bài 5: Phần a,b mỗi phép tính đặt tính và thực hiện đúng được 0,5 điểm
 Phần b,c mỗi phép tính đặt tính và thực hiện đúng được 1 điểm
Bài 6 (1 điểm)
Khoanh vào C
Khoanh vào B
Bài 7 ( 2 điểm)
1 điểm Bài giải
 Tỉ số phần trăm của số các bạn nữ và số học sinh cả lớp là
 14 : 32 = 0,4375 = 43,75 % 0,5 điểm
 Đáp số: 43,75 % 0,5 điểm
1 điểm Bài giải
 Cạnh của hình vuông là 
 800 : 4 = 200 (m) 0,5 điểm
 Diện tích khu vườn là
 200 200 = 40 000 ( m2) 0,5 điểm
 40 000 m2 = 4 ha 0,5 điểm
 Đáp số: 40 000 m2; 4 ha 0,5 điểm
Thể dục
Đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều
sai nhịp.Trò chơi: “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I-mục tiêu:
 - Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng quy định. 
II- địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường. 
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
III- nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
2.Phần cơ bản
a/ Ôn đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
b/ Chơi trò chơi Chạy tiếp sứctheo vòng tròn.
3.Phần kết thúc
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân.
6-10 p
18-22p
4-6 p
- GV nhận lớp.
- GV nêu yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV yêu cầu ôn 3,4 lần,
 mỗi động tác 2x8 nhịp. 
- GV chia HS theo tổ, hướng dẫn lần 1.
- GV quan sát, sửa sai cho từng tổ.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, cho HS chơi thử 1,2 lần.
- GV quan sát, nhận xét, nhắc HS cẩn thận.
- GV cùng HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học
- Dặn dò: VN ôn bài
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Tập các động tác của bài TD phát triển chung.
- Chạy thành vòng tròn, giậm chân tại chỗ. 
- HS ôn theo tổ 3,4 lần.
- HS tập, tổ trưởng điều khiển
- Cán sự lớp điều khiển: cả lớp tập.
- Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện.
- HS thi tập theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Thể dục
Sơ kết học kì I
I- Mục tiêu: 
 - Hệ thống hoá những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học, những ưu, khuyết điểm trong học tập để cố gắng phấn đấu ở học kì II.
 - Chơi trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn hoặc trò chơi HS yêu thích. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
 - GD HS ý thức kỉ luật trong học tập, luyện tập.
II- Địa điểm- Phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường.
 - Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp
- Khởi động 
- Chơi trò chơi Kết bạn.
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản:
- Sơ kết học kì I
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, dồn hàng, dàn hàng..., chào. báo cáo, xin phép...
- Ôn bài thể dục phát triển chung
- Ôn 1 số trò chơi đã học ở lớp 3,4 và học mới ở lớp 5
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hệ thống bài
6- 10 phút
18- 22 phút
4- 6 phút
- GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học.
- GV hướng dẫn
- GV cùng HS hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học trong HKI.
- Hướng dẫn HS ôn lại các nôị dung về đội hình đội ngũ.
- GV yêu cầu HS nhắc lại 1 số trò chơi đã học, nêu lai luật chơi và cách thực hiện chơi trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét bài học
- HDVN: Ôn bài thể dục phát triển chung
- HS xếp 4 hàng dọc
- Chạy chậm theo1 hàng dọc xung quanh sân.
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập 2 x 8 nhịp.
- Thực hiện các động tác về đội hình đội ngũ theo đội hình cả lớp.
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp tập 2 lần x 8 nhịp (cả bài)
- HS chơi trò chơi tự chọn.
- Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
- HS thả lỏng toàn thân

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc