Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5

I. Mục tiêu:

 - Giúp HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.

 - Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số.

II. Đồ dùng:

Hình vẽ trong SGK.Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 5
 Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010 
 Toán(22)
 Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số.
	- Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. Đồ dùng: 
Hình vẽ trong SGK.Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra 
- Tính : (340+ 460) : 2 =
- Nhận xét và cho điểm.
-1em lên bảng chữa bài 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng:
a. Bài toán 1: 
- GV gọi HS đọc đề toán.
 -Đọc đề
? Có tất cả bao nhiêu lít dầu
 Có tất cả 4 + 6 = 10 lít dầu
? Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít 
Mỗi can có 10 : 2 = 5 lít.
- Yêu cầu HS lên trình bày lời giải.
- GV giới thiệu: Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6.
? Vậy trung bình mỗi can có bao nhiêu lít
có 5 lít dầu.
? Số trung bình cộng của 4 và 6 là mấy
  là 5.
? Bạn nào nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4
 -Thảo luận trả lời:
- Lấy 6 cộng 4 rồi chia cho 2.
? Vì sao lại chia cho 2
- Vì có 2 số hạng.
? Vậy muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào
- Tính tổng rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
b. Bài toán 2: (tương tự)
3. Thực hành:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập rồi chữa bài.
+ Bài 1: Nêu y/c
 -Chữa bài, y/c h/s nêu lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
 Đọc yêu cầu của đề bài sau đó tự làm bài.
a) 47 b) 45 c) 42 .
+ Bài 2: Nêu y/c
 Đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Trả lời và tự giải
- Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Cả 4 em cân nặng là:
36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
Trung bình mỗi em cân nặng là:
148 : 4 = 37 (kg)
Đáp số: 37 kg.
+ Bài 3: (Dành cho HSKG) - Y/c h/s đọc bài
- Đọc yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
Số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là:
(1+2+3+4+5+6+7+8+9) : 9 = 5
GV nhận xét, chấm điểm cho HS.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Tổng kết giờ học.
	- Về nhà làm các bài tập còn lại, chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật(5)
Khâu thường (tiết 2)
I-Mục tiêu
- HS biết cách cẩm vải, cẩm kim, lên kim, xuống kim
- Thực hành khâu các mũi khâu thờng
- Rèn luyện tính kiên trì, khéo léo
II-Đồ dùng dạy học
- Tranh quy trình khâu thờng
- Mẫu khâu thờng( trên giấy và trên vải)
- Bộ đồ dùng kĩ thuật 4
III-Các hoạt động dạy- học chủ yếu
A.Kiểm tra :
GV nhân xét
B.Dạy bài mới:
a)Giới thiệu: MĐ- YC
b)Hoạt động 3:Thực hành
Gọi học sinh nhắc lại về kĩ thuật khâu thường
Gọi 2 h/s thao tac mẫu 
GV nhận xét
Treo tranh quy trình, nêu các bước thực hành khâu thường
=>Kết thúc đường khâu ta phải làm gì?
Tổ chức thực hành
GV quan sát, uốn nắn
c)Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của h/s
GV tổ chức cho h/s trưng bày sản phẩm
GV tổ chức thi mẫu khâu đẹp
GV nhận xét
Biểu dương bài thực hành tốt
C-Củng cố - dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn h/s ôn bài, chuẩn bị bài tiết 6
1 em nêu kết luận ở hoạt động 1.1 em thực hành
Khâu thường vào giấy ô ki
2-3 em nêu
Lớp bổ xung
2 em thực hiện
Lớp nhận xét
2-3 em nêu
Bước 1:Vạch dấu đường khâu
Bước 2:Khâu theo đường dấu
Khâu lại mũi và nút chỉ
Cả lớp thục hành khâu trên vải
Lớp chia nhóm theo tổ
Tổ trưởng điều khiển việc trưng bày sản phẩm,chọn 1 sản phẩm tốt nhất thi trước lớp 
Các tổ chức dán mẫu khâu đẹp lên bảng
Nhận xét chọn mẫu dẹp nhất
 Thứ tư ngày 29 tháng 9 năm 2010 
 Toán(23)
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Tính được trung bình cộng của nhiều số .
	- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra :
- GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách tìm số trung bình cộng của 3 số.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở:
a) Số trung bình cộng của 96; 121 và 143 là: (96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) Số trung bình cộng của 35; 12; 24; 21; 36 là: (35 + 12 + 24 + 21 + 36) : 5 = 27
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 4:
Bài toán hỏi gì? 
Bài toán cho biết gì?
HS: Suy nghĩ trả lời và tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
+ Bài 5: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm. 
- 1 HS lên bảng giải.
- GV có thể hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ:
12
9
9
?
Bài giải:
a) Tổng của 2 số là:
9 x 2 = 18
Số cần tìm là:
18 – 12 = 6
Đáp số: 6
b) Làm tương tự như phần a.
GV chấm bài cho HS.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập ở vở bài tập
 Khoa học(9)
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
I. Mục tiêu:
	- HS biết cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật.
- Nói về lợi ích của muối I – ốt.	
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 20, 21 SGK, các tranh ảnh thông tin,
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra :
Tại sao chúng ta nên ăn cá trong các bữa ăn?
HS: vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều chất đạm quý, 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động: 
a. HĐ1: Trò chơi “Thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo”.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Chia lớp ra làm 2 đội.
HS: Chia làm 2 đội, cử đội trưởng.
+ Bước 2: GV hướng dẫn cách chơi (SGV)
- Nghe GV hướng dẫn.
+ Bước 3: Thực hiện.
- 2 đội bắt đầu chơi.
- GV bấm giờ theo dõi diễn biến cuộc chơi.
b. HĐ2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
c. HĐ3: Thảo luận về lợi ích của muối i – ốt và tác hại của ăn mặn:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tầm được về vai trò của i – ốt đối với sức khoẻ con người.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Làm thế nào để bổ sung i – ốt cho cơ thể
- Nên ăn muối có bổ sung i – ốt.
? Tại sao không nên ăn mặn
- Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
- GV kết luận:
HS: Đọc phần “Bóng đèn toả sáng” trong SGK.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Tập đọc(10)
 Gà trống và cáo
I. Mục tiêu:
1. Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi, đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ. Biết đọc bài với giọng vui, dí dỏm, thể hiện tâm trạng và tính cách của các nhân vật.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài
- Hiểu ý ngầm sau lời nói ngọt ngào của Cáo và Gà Trống.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ ngụ ngôn: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
3. Học thuộc khoảng 10 dòng thơ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài thơ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra :
- GV gọi:
- Nhận xét, cho điểm.
HS: 2 em nối tiếp nhau đọc truyện “Những hạt thóc giống” và trả lời câu hỏi
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
- GV theo dõi, uốn nắn kết hợp giải nghĩa từ khó.
HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài thơ (2 – 3 lượt).
HS: Đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm và cho biết Gà Trống đứng ở đâu? Cáo đứng ở đâu?
HS: Gà Trống đứng vắt vẻo trên cành cao, Cáo đứng dưới gốc cây.
- Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất?
HS: Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để báo cho Gà biết tin tức mới: Từ nay muôn loài đã kết thân. Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân.
- Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?
HS: Đó là tin bịa nhằm dụ Gà xuống đất, ăn thịt.
HS: Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
- Vì sao Gà Trống không nghe lời Cáo?
- Gà biết sau những lời nói ngọt ngào ấy là ý định xấu xa của Cáo: Muốn ăn thịt Gà.
- Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
HS: Cáo rất sợ chó săn cho nên Gà tung tin đó để làm cho Cáo phải khiếp sợ, phải bỏ chạy, lộ mưu gian.
- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại.
- Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói?
HS: Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay quắp đuôi co cẳng bỏ chạy.
- Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao?
HS: Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm gì được mình, còn bị mình lừa lại.
- Theo em, Gà Trống thông minh ở điểm nào?
HS: Gà giả bộ tin lời Cáo, sau đó báo cho Cáo biết chó săn cũng đang chạy đến 
- Đọc câu 4 cho HS suy nghĩ lựa chọn ý đúng.
HS: Chọn ý 3 “Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào”.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc bài.
GV đọc mẫu diễn cảm đoạn 1, 2.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, đọc trước bài giờ sau học
HS: Đọc diễn cảm theo cặp
- Đọc nhẩm thuộc lòng.
- Cả lớp thi đọc.
 địa lý(5)
trung du bắc bộ
I. Mục tiêu:
	- HS biết nêu một số đặc điểm tiêu biểu về dịa hình vùng trung du Bắc Bộ.
	- Nêu được một sồ hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du bắc bộ 
	- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra :
? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Trong đó nghề nào là nghề chính
HS:  nghề nông, nghề thủ công, nghề khai thác khoáng sản.
Trong đó nghề nông là nghề chính.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải:
* HĐ1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS:
HS: Đọc mục I SGK, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ để trả lời câu hỏi:
? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng
HS:  là vùng đồi.
? Các đồi ở đây như thế nào
HS:  đỉnh tròn, sườn thoai thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du
HS: Nó mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi.
- GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ
HS: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
3. Chè vay cây ăn quả ở trung du:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
HS: Dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 2 SGK, HS thảo luận theo các câu hỏi:
? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì
HS: Đại diện các nhóm lên trả lời.
GV và HS khác bổ sung, sửa chữa.
? H1, 2 cho biết những cây nào trồng ở Thái Nguyên, Bắc Giang
? Xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ
? Em biết gì về chè Thái Nguyên
? Trong những năm gần đây ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng giống cây gì
? Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè
4. Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
? Vì sao vùng trung du lại có những nơi đất trống đồi trọc
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt.
? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì
- Liên hệ với thực tế giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, xem trước bài sau.
 Toán *
Luyệntập 
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS cách đổi đơn vị khối lượng( từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ).
 - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn với các số đo khối lượng đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở bài tập toán
 - Sách giáo khoa
III Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
B. Bài mới:
 Bài 1:
 - Giáo viên treo bảng phụ:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 kg = g
2000 g = ...kg
5 kg =g
2 kg 500 g =g
2 kg 50g = g
2 kg 5 g =g
 - Chấm một số bài và nhận xét
Bài 2: Tính
123 kg + 456 kg
504 kg – 498 kg
234 kg x 4
456 kg : 3
Bài 3: Giải toán
Tóm tắt:
Ngày 1 bán: 1234 kg
Ngày 2 bán: gấp đôi ngày 1
Cả hai ngày.ki- lô- gam?
 - Chấm một số bài và nhạn xét
 C. Củng cố- Dặn dò:
 - Gọi học sinh trả lời và hệ thống bài
 1 kg = . g
 500 g = ..kg
 - Nhận xét giờ học
 - HS làm vào vở
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Đổi vở tự kiểm tra
 - Nhận xét và chữa
 - HS làm vào vở.
 - 2 HS lên bảng chữa bài.
 - HS giải bài toán theo tóm tắt.
 - 1 HS lên bảng chữa bài.
 - Nhận xét và chữa bài
 Thứ năm ngày 30 tháng 9 năm 2010 
Toán(24)
Biểu đồ(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS bước đầu nhận biết về biểu đồ tranh.
	- Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ tranh.
II. Đồ dùng: 	
Vẽ biểu đồ tranh vào giấy.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra :	
GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu- ghi đầu bài:
2. Làm quen với biểu đồ tranh:
- GV treo biểu đồ “Các con của 5 gia đình” lên bảng.
- GV giới thiệu đây là biểu đồ về các con của 5 gia đình.
HS: Quan sát biểu đồ để trả lời các câu hỏi.
- Biểu đồ gồm mấy cột?
-  gồm 2 cột.
- Cột bên trái cho biết gì?
- Nêu tên của các gia đình.
- Cột bên phải cho biết gì?
-  số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái.
- Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào?
- Cô Mai, cô Lan, cô Hồng, cô Đào, cô Cúc.
- Gia đình Mai có mấy con? Đó là trai hay gái?
- Có 2 con, đều là con gái.
- Gia đình cô Lan có mấy con? Đó là trai hay gái?
- Chỉ có 1 con trai.
- Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng?
-  có 1 con trai và 1 con gái.
- Vậy gia đình cô Đào, cô Cúc?
- Cô Đào chỉ có 1 con gái.
- Cô Cúc có 2 con đều là trai.
- Hãy nêu những điều em biết về các con của 5 gia đình thông qua biểu đồ?
HS: Nêu.
3. Luyện tập thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Quan sát biểu đồ và tự làm.
+ Bài 2: 
- GV cùng chữa bài, nhận xét và cho điểm.
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Giải:
a) Số thóc gia đình bác Hòa thu hoạch được năm 2002 là:
10 x 5 = 50 (tạ) = 5 (tấn)
b) Số thóc gia đình bác Hòa thu hoạch được năm 2000 là:
10 x 4 = 40 (tạ) = 4 (tấn)
Năm 2002 thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 là:
50 – 40 = 10 (tạ) = 1 (tấn)
c) Số tạ thóc gia đình bác Hòa thu được năm 2001 là:
30 x 3 = 30 (tạ) = 3 (tấn)
Số tấn thóc cả 3 năm gia đình bác Hòa thu được là:
40 + 30 + 50 = 120 (tạ) = 12 (tấn)
Năm thu hoạch được nhiều thóc nhất là năm 2002. Năm thu hoạch được ít nhất là năm 2001.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học và làm bài tập trong vở bài tập.
đạo đức
biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- HS biết được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những người khác.
II. Đồ dùng:
Tranh ảnh, 3 tấm bìa đỏ, xanh, vàng, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Hai em đọc phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động:
Khởi động: Chơi trò chơi: “Diễn tả”
*HĐ1: Thảo luận nhóm câu 1, 2.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
HS: Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: (SGV).
* HĐ2: Thảo luận nhóm đôi bài 1: 
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Thảo luận theo nhóm đôi
- Một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng vì bạn đã biết bày tỏ ý kiến mong muốn nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
*HĐ3: Bày tỏ ý kiến bài 2 SGK.
- GV phổ biến cho HS cách trình bày thái độ thông qua tấm bìa:
+ Màu đỏ: Tán thành.
+ Màu xanh: Phản đối.
+ Màu trắng: Phân vân, lưỡng lự.
- GV nêu từng ý kiến.
HS: Biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước và giải thích lý do.
- Thảo luận chung cả lớp.
- GV kết luận: 
+ Các ý kiến a, b, c, d là đúng.
+ ý kiến đ là sai vì chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện.
C. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
- Về nhà tập 1 tiểu phẩm giờ sau đóng tiểu phẩm.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4-tuan5.doc