I/ MỤC TIÊU:
- HS xác định được những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân.
- Kể được một sổ tấm gương “ Có chí thì nên”.
- Cảm phục trước những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Bài cũ 5 gọi hai HS đọc thuộc ghi nhớ bài “Có chí thì nên “.
?Em có suy nghĩ gì về việc làm của Nguyễn Bảo Đồng
Lịch báo giảng:Tuần6 Từ ngày 19/9/2011 đến ngày 23/9/2011 Ngày Mơn Tiết Tên bài dạy Thứ 2 19/9/2011 Chào cờ Đạo đđức Tập đọc Toán Lịch sử 6 6 11 26 6 Có chí thì nên (tiết 2) Sự sụp đổ của chế độ A-pác- thai Luyện tập Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Thứ 3 20/9/2011 TD Toán LT&C Khoa học Aâm nhạc 11 27 11 11 6 Tập hợp hàng ngang, hàng dọc..Tc “Nhảy ơ.” Héc- ta Mở rộng vốn từ: Hữu nghị hợp tác Dùng thuốc an toàn Thứ 4 21/9/2011 Toán Tập đđọc TLV Địa lí Kĩ thuật 28 12 11 6 6 Luyện tập Tác phẩm Si- le và tên phát xít. Luyện tập làm đơn Đất và rừng Chuẩn bị nấu ăn Thứ 5 22/9/2011 TD Toán LT & C Khoa học Kể chuyện 12 29 12 12 6 Tập hợp hàng ngang, hàng dọc..Tc “Nhảy đúng.” Luyện tập chung Dùng từ đồng âm để chơi chữ Phòng bệnh sốt rét Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Thứ 6 23/9/2011 Toán TLV MT Chính tả SH 30 12 6 6 6 Luyện tập chung Luyện tập tả cảnh Bài 6 Vẽ trang trí: Vẽ họa tiết đối xứng. Nhớ viết: Ê-mi- li, con Nhận xét tuần 6 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011 ĐẠO ĐỨC (tiết6) CÓ CHÍ THÌ NÊN I/ MỤC TIÊU: - HS xác định được những khó khăn, thuận lợi của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân. - Kể được một sổ tấm gương “ Có chí thì nên”. - Cảm phục trước những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ 5’ gọi hai HS đọc thuộc ghi nhớ bài “Có chí thì nên “. ?Em có suy nghĩ gì về việc làm của Nguyễn Bảo Đồng 2/Dạy bài mới 25’ a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học b/Hướng dẫn thực hành : Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm bài tập 3 sgk . -Cho HS thảo luận theo N4 về những tấm gương sưu tầm -Nhận xét .( Lưu ý cho HS những khó khăn như: +Bản thân: sức khoẻ yếu, khuyết tật +Gia đình: Nhà nghèo, bố mẹ đi xa + KK khác: Thiếu Ddht, nhà xa) -Cho một số em trình bày GVKL: Các bạn đã gặp phải những khó khăn thế nhưng các bạn đã biết khắc phục khó khăn của mình và không ngừng vươn lên. Cô mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo . Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân Cho HS đọc yêu cầu bài 4- Tự liên hệ bản thân theo mẫu -Cho lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ bạn có khó khăn -Nhận xét, tuyên dương. GVKL: Lớp ta có vài bạn khó khăn như bạn:Duy, Ánh bản thân các bạn cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ của các bạn, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn .Trong cuộc sống mỗi người đều có khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên. -Trao đổi, thảo luận - Một số em trình bày - Nhận xét, hướng giúp đỡ bạn - Lắng nghe -Tự liên hệ bản thân -Thảo luận 3)Củng cố dặn dò 3’.V tổng kết lại nội dung bài học: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp khó khăn . Khi gặp khó khăn cần giữ vững niềm tin và vượt qua khó khăn . -Chuẩn bị tiết học hôm sau “Nhớ ơn tổ tiên” . - Nhận xét tiết học --------------§¦&¦§--------------- TẬP ĐỌC(tiết 11 ) SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘÏ A – PÁC – THAI I/ MỤC TIÊU : - Đọc trôi chảy toàn bài - Đọc đúng các tiếng phiên âm: A-pác- thai, Nen- xơn Man-đê- la; các số liệu thống kê:1/5, 1/7,3/4,9/10. -Hiểu nội dung : chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen , da màu ở Nam Phi . - Giáo dục HS tình đoàn kết giữa các dân tộc. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ 5’: Hs đọc thuộc bài. ? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ ? ? Vì sao chú Mô-ri-xơn nói với con rằng : “ Cha đi vui ...” ? 2/ Dạy bài mới 28’: a/ Giới thiệu bài : A-pác-thai là tên gọi chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi . Bất bình với chế độ a-pac-thai người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng . Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ kết quả ra sao ? Để biết được điều đó chúng ta cùng đi vào bài học . b/ Luyện đọc: -Giáo viên đọc toàn bài - Giới thiệu tranh minh hoạ(tổng thống Nam phi) - Hướng dẫn chia đoạn (chia 3 đoạn) : + Đoạn 1 : Từ đầu đến a-pac-thai + Đoạn 2 : Tiếp theo đến dân chủ nào + Đoạn 3 : Còn lại - Cho HS đọc nối tiếp . - Luyện đọc từ ngữ khó - Cho HS đọc phần chú giải . - Cho HS đọc nối tiếp - HS luyện đọc theo cặp. c/Tìm hiểu bài : Cho HS đọc thầm, lướt từng đoạn suy nghĩ TLCH H: Dưới chế độ a-pác –thai , người da đen bị đối xử như thế nào ? H: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ? H:Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ? H: Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi mới ? H: Thông qua bài đọc em có suy nghĩ gì? -Yêu cầu HS nêu nội dung bài - Nhận xét, kết luận, ghi bảng d/ Đọc diễn cảm: - Gọi 3HSk đọc nối tiếp - H/d luyện đọc diễn cảm ( cảm hứng ca ngợi, sảng khoái)Nhấn mạnh các từ ngữ:bất bình, dũng cảm và bền bỉ, tự do và công lí - Cho HS luyện đọc- Thi đọc trước lớp - Nhận xét tuyên dương -Theo dõi, lắng nghe - Quan sát -Nêu- nhận xét - Nối tiếp nhau đọc đoạn ( 2 lần ) - Một vài Hs đọc -đọc chú giải . -Nối tiếp đọc - Đọc theo cặp Đoc, TLCH -Người da đen bị đối xử một cách bất công . Người da trắng chiếm 9/10 đất trồng trọt , ... lương của người da đen chỉ bằng 1/10 lương của công nhân da trắng . Họ phải sống chữa bệnh ở những khu nhà riêng và không được hưởng một chút tự do , dân chủ nào . -Họ đã đứng lên đòi bình đẳng . Cuộc đấu tranh anh dũng và bền bỉ của họ cuối cùng đã dành được thắng lợi . - Những người có lương tri , yêu chuộng hòa bình không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc dã man , - Chế độ A-pác-thai là chế độ xấu xa nhất hành tinh . - Mọi người có quyền tự do, bình đẳng -Ông là một luật sư , tên là Nen-xơn Man-đê-la . Ông bị giam cầm 27 năm vì ông đã đấu tranh chống chế độ a-pác-thai . Ông là người tiêu biểu cho tất cả những người da đen , da màu ở Nam Phi đã kiên cường , bền bỉ đấu tranh cho một xã hội công bằng , tự do , dân chủ . -Màu da khác nhau nhưng đều là con người, không nên phân biệt - Phát biểu,nhận xét, bở sung - Nhắc lại * Nợi dung: (Mt) -Đọc nối tiếp - Theo dõi - Thi đọc- Bình chọn 3/Củng cố - dặn dò 4’: -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn ; đọc trước bài Tác phẩm của Si – le tên phát xít . - Giáo viên nhận xét tiết học . --------------§¦&¦§--------------- TOÁN (tiết 26 ) LUYỆN TẬP I/MỤC TIÊU : Giúp học sinh - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích . - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các đơn vị đo diện tích vàgiải các bài toán có liên quan . - Giáo dục tính cẩn thận, tập trung. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Bài cũ 3’: Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau có mối quan hệ như thế nào ? 2/Dạy bài mới 30’: a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học . b/ Hướng dẫn làm bài tập: - Lần lượt cho HS làm bài vào vở- chữa bài để củng cố cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích Bài 1 : Gọi 3HS lên bảng làm . Giáo viên nhận xét sửa sai . Yêu cầu HS nêu cách làm Bài 2: Yêu cầu HS đởi và chọn ý đúng Bài 3 : yêu cầu HS đổi 2 vế đều cùng một đơn vị rồi so sánh Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề toán và giải Gợi ý Bài 1 : a/8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8m2 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 =16m2 26dm2 = m2 b/4dm2 65cm2 = 4dm2 95 cm2 = dm2 102dm2 8cm2 = 102dm2 Bài 2: 3cm2 5mm2 = 300mm2 + 5 mm2 = 305mm2 Câu b là câu trả lời đúng . Bài 3 : điền dấu >;<;= a/ 3 m2 48 dm2 < 4 m2 348 dm2 400 dm2 b/300 mm2 > 2 cm2 89 mm2 300mm2 289 mm2 c/ 61 km2 > 610 hm2 6100 hm2 Bài 4 : Bài giải : Diện tích 1 viên gạch là:40 40 = 1600( cm2 ) Diện tích căn phòng:160 150 = 240000(cm2 ) 240000 cm2 = 24 m2 Đáp số : 24 m2 3/ Củng cố - dặn dò 4’: - Gọi HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích, mới quan hệ giữa các đơn vị đo. - Dặn về nhà làm bài tập toán xem trước bài “Héc-ta” . - Giáo viên nhận xét tiết học . --------------§¦&¦§--------------- LỊCH SỬ ( tiết 6 ) QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết : -Biết ngày 5/6/1911 tại bến nhà Rờng(TP HCM) với lòng yêu nước thương dân sâu sắc Nguyễn Tất Thành ra đi nước ngoài mong muốn tìm đường cứu nước . - Nhận biết đúng sự kiện lịch sử. - HS thấy được lòng yêu nước của Bác Hồ kính yêu . II/ PHƯƠNG TIỆN: Ảnh về quê hương Bác Hồ , bến cảng nhà Rồng đầu thế kỉ XX , tàu Đô đốc La-Tu-sơ tờ-rê-vin . Bản đồ hành chính Việt Nam . III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Bài cũ 4’ : Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi : H:Nêu những điều em biết về Phan Bội Châu . H: Hãy thuật lại phong trào Đông Du . 2/ Dạy bài mới 25’ : a/Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học b/ Tìm hiểu bài: HĐ1: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. H: Hãy nêu một số phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX . Nêu kết quả của các phong trào trên. Theo em vì sao các phong trào lại có kết quả như vậy ? GVKL:Vào đầu thế kỉ XX nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn . Bác Hồ kính yêu của chúng ta quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam . HĐ2 : Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. HS thảo luận theo nhóm – các nhóm báo cáo – giáo viên nhận xét – Cho HS quan sát tranh, ảnh về quê hương Bác. HĐ3 : Cho HS thảo luận theo nhóm các câu hỏi – Các nhóm báo cáo- nhận ... -Biết cách giải những bài toán liên quan đến tìm một phân số của một số , tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai sốù đó . - Giáo dục HS tính cẩn thận, tập trung chú ý. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ 4’: HS chữa bài VBT. 2/ Dạy bài mới 30’: a/ Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học b/ Hướng dẫn luyện tập :. Bài 1:Yêu cầu HS đọc bài tập Cho HS làm vở- chữa bài trên bảng Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc khác mẫu số Giáo viên nhận xét Lưu ý :Câu b cần qui đồng 4 phân số sau đó mới xếp theo thứ tự từ bé đến lớn . Bài 2:HS làm cá nhân vào vở . Gọi 4 HS lên bảng làm và trình bày cách làm , cả lớp quan sát nhận xét .Lưu ý học sinh khi làm tính xong cần rút gọn kết quả đến phân số tối giản Bài 3: yêu cầu học sinh đọc đề toán . Cả lớp làm bài vào vở – gọi một học sinh lên bảng làm . Giáo viên nhận xét bài làm học sinh. Bài 4:Yêu cầu HS đọc đề toán tóm tắt đề toán . Gợi ý cách làm Bài 1:-hai phân số có cùng mẫu số , phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn -Hai phân số khác mẫu số ta qui đồng hai mẫu số và đưa về so sánh hai phân số cùng mẫu số . a)< < < . b) < < < . Bài 2: a) b) c) d) . Bài 3: Giải 5ha = 500000 m2 Diện tích hồ nước là . 50000 =15000 (m2) Đáp số :15000 m2. Bài 4: Bài giải : Hiệu số phần bằng nhau . 4 – 1 =3 (phần ) Tuổi con là . 30 :3 = 10 (tuổi ) Tuổi bố là .10 4 =40 (tuổi ) Đáp số: Bố :40 tuổi . Con :10 Tuổi . 3/Củng cố- dặn dò 4’ : -Học sinh nhắc lại nội dung bài học: Cách thực hiện các phép tính phân số. -Về nhà chuẩn bị bài “ Luyện tập chung” . - Nhận xét qua tiết học . --------------§¦&¦§--------------- TẬP LÀM VĂN (tiết 12) LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I/MỤC TIÊU : -Thông qua những đoạn văn mẫu , học sinh hiểu thế nào là quan sát khi tả cảnh sông nước, trình tự quan sát, cách kết hợp các giác quan khi quan sát . -Học sinh biết lập dàn ý một bài văn tả cảnh sông nước . - HS có ý thức dùng ý chặt chẽ,có hình ảnh. II/PHƯƠNG TIỆN: Giáo viên chuẩn bị tranh ảnh minh họa cảnh sông nước (biển , sông , suối , hồ , đầm ). III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Bài cũ 3’: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học . 2/ Dạy bài mới 30’: a/ Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em luyện tập dựa trên những kết quả đã quan quan sát được , lập thành một dàn ý miêu tả cảnh sông nước . b/Hướng dẫn làm bài tập : Bài tập 1: Cho HS thảo luận theo cặp sau đó trả lời câu hỏi . -Gọi HS đọc 2 đoạn văn . Đoạn a: Đoạn văn tả đặt điểm gì của biển ? Câu nào trong đoạn văn nói rõ đặt điểm đó ? Để tả những đặc điểm đó tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? +Giải nghĩa tư:ø liên tưởng -> Từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ ra chuyện của mình Khi quan sát biển tác giả liên tưởng thú vị như thế nào ? GVnêu: liên tưởng này khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn . Đoạn b: Con kênh quan sát thời điểm nào trong ngày ? H:Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ? H:Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh . Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập Giáo viên giao việc : dựa vào những ghi chép được sau khi quan sát về một cảnh sông nứớc các em hãy lập thành một dàn ý . -Cho HS xem lại dàn ý đã chuẩn bị . - Gọi HS trình bày kết quả . -Nhận xét những bài làm có dàn ý hay -Ghi điểm .(đọc bài văn có nhiều ý hay ). Chốt lai ý chính bài làm học sinh . Bài tập 1: đọc to- cả lớp đọc thầm . -Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời . Câu :”Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời “. Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau khi bầu trời xanh thẳm , khi bầu trời rải mây trắng nhạt , khi trời âm u, khi trời ầm ầm dông gió liên tưởng :từ chuyện này , hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác , hình ảnh khác biển như con người cũng biết buồn vui , lúc tẻ nhạt lạnh lùng , lúc sôi nổi hả hê , lúc đăm chiêu gắt gỏng . -Con kênh quan sát mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn , buổi sáng giữa trưa lúc trời chiều . -Tác giả quan sát bằng thị giác để thấy nắng nơi đây đổ lửa , thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày.. -Tác giả quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa . Giúp cho người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội , làm cho cảnh vạt diễn ra sinh động hơn , gây ấn tượng hơn đối với người đọc . Bài tập 2 : Một HS đọc to cả lớp đọc thầm . - Xem lại dàn ý . Mở bài : Con sông quê em gắn với những kỉ niệm tuổi thơ . Thân bài : Sông nằm uốn khúc quanh làng . Những hàng dừa xanh cao vút dọc hai bên bờ sông . - Buổi sáng, ánh nắng chiếu xuống mặt sông . -Buổi chiều , khi hoàng hôn đã tắt , vài tia nắng còn lại rọi trên sông .. -Thuyền cập bến sau một ngày đánh bắt .. -Khi nước triều dâng , sóng cuồn cuộn đưa phù sa về bồi đắp ruộng đồng . -Có sông làm cho ruộng đồng thêm tươi tốt. Buổi tối, dưới ánh trăng mặt sông lấp lánh .. Mùa hè chúng em ra bãi cát ven sông hóng mát .. Sông là nguồn lợi lớn của quê hương Kết bài : Con sông quê hương thật đẹp và kỳ diệu . Em luôn nhớ mãi về con sông quê hương 3/Củng cố- dặn dò 4’: -Củng cố lại nội dung bài học . -Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh lại bài văn tả cảnh sông nước , để chuẩn bị tiết sau làm thành một bài văn hoàn chỉnh . - Nhận xét tiết học. --------------§¦&¦§--------------- CHÍNH TẢ ( Tiết 6 ) Nhớ- viết Bài: Ê-MI-LI , CON ... I/ MỤC TIÊU : - Nhớ -viết đúng , trình bày đúng khổ thơ 2 , 3 của bài “Ê-mi-li , con ..”.Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ nắm những quy tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ươ . - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp đảm bảo tốc độ. - Giáo dục HS ý thức rèn luyện chữ viết. II/PHƯƠNG TIỆN: bảng phụ ghi nội dung các bài tập 3 . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Bài cũ 5’: 3HS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua trên bảng: sông suối , ruộng đồng , buổi hoàng hôn , tuổi thơ , đùa vui , ngày mùa , lúa chín , dải lụa Cho học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó . 2/ Dạy bài mới 25’: a/ Giới thiệu bài : Trong tiết chính tả hôm nay , các em được gặp lại người công dân Mĩ đã tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam qua bài viết từ “ Ê-mi-li , con ... đến hết” . b/Hướng dẫn HS nhớ viết chính tả: - Cho 2Hs đọc thuộc 2 khổ thơ sẽ viết - Cho HS luyện viết một vài từ ngữ dễ viết sai : Oa-sinh-tơn, Ê-mi-li, sáng loà, giùm - Lưu ý cho HS cách trình bày - Cho HS nhớ lại bài và tự viết - Theo dõi, giúp đỡ HS chưa thuộc bài kĩ - Chấm bài - Nhận xét bài viết c/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2:- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 .làm vào vở bài tập Tiếng Việt + Đọc 2 khổ thơ + Tìm tiếng có ưa , ươ trong 2 khổ thơ đó . + Nêu nhận xét về cách ghi dấu thanh ở các tiếng đã tìm được . - Cho học sinh trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét và chốt lại kết quả . Bài 3 : Tương tự HS làm bài- 1 em chữa bài trên bảng phụ - Học sinh trình bày – giáo viên chốt kết quả đúng . - Đọc thuộc lòng khổ thơ - luyện viết từ ngữ trên bảng+ nháp -Lắng nghe -HS nhớ và viết lại đoạn chính tả - soát lại bài . - Theo dõi, chữa bài Bài tập 2: +Các tiếng chứa ưa :lưa , thưa , mưa ,giữa . +Các tiếng chứa ươ :tưởng , nước , tươi ,ngược . *Nhận xét cách đánh dấu thanh . -Trong tiếng giữa (không có âm cuối )dấu thanh đặt chữ cái đầu của âm chính. Các tiếng : lưa , thưa , mưa không có dấu thanh vì mang thanh ngang . -Trong các tiếng :tưởng , nước , ngược (có âm cuối )dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính . Tiếng tươi không có dấu thanh vì mang thanh ngang . Bài 3 : Các từ cần điền là . + Cầu được ước thấy . + Năm nắng mười mưa . + Nước chảy đá mòn . + Lửa thử vàng gian nan thử sức . -HS thi đọc thuộc các câu trên . 3/Củng cố- dặn dò 5’ : – Yêu cầu học sinh về học thuộc lòng các câu thành ngữ , tục ngữ vừa học . - Chuẩn bị tiết 7 bài “ bài dòng kinh quê hương “. – Giáo viên nhận xét tiết học . --------------§¦&¦§--------------- Sinh hoạt – Tuần 6 I Đánh giá tuần 6 1 / Ưu điểm : - Các em đều ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ, đồn kết với bạn bè. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sạch. Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, tập thể dục đều đặn. - Mặc đồng phục đúng quy định, cĩ đủ khăn quàng, mũ ca nơ. Học bài, làm bài tương đối đầy đủ khi đến lớp. Chuẩn bị đồ dùng học tập khá tốt,trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài như : Ly, Quỳnh,Dung, Yến, Hoa Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : Ly, Hoa, Quỳnh 2/ Tồn tại : Trong giờ học cịn nĩi chuyện, chưa chú ý học tập :Cảnh, Hiệp, Nguyên, Hoàng Chuẩn bị ĐDHT chưa tốt : Điệp, Hảo, Chi Chưa làm bài tập, học bài khi đến lớp : Cầu, Long, Cảnh, Chức. Viết chữ xấu, lỗi chính tả nhiều, trình bày vở viết chưa sạch đẹp : Hồng, Cảnh, Bảo, Nguyên, Hùng, Lành, Hiền, Hảo, Sơn II / Phương hướng tuần 7 Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt, học tập. Chuẩn bị tốt sách, vở, Đ DHT,học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp. Một số em rèn chữ viết, rèn đọc thêm ở nhà: : Hồng, Cảnh, Bảo, Nguyên, Hùng, Lành, Hiền, Hảo, Sơn .Đi dép quai hậu đúng quy định.
Tài liệu đính kèm: