Giáo án dạy bài tuần 8 Lớp 5

Giáo án dạy bài tuần 8 Lớp 5

Tập đọc

 Tiết 15: Kì diệu rừng xanh

 ( Nguyễn Phan Hách)

I- Mục tiêu :

-HS đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng.

II- Đồ dùng dạy - học

- Tranh, ảnh minh họa Sgk

- Bảng ghi sẵn cách đọc diễn cảm từng đoạn.

III- Các hoạt động dạy - học

 

doc 28 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy bài tuần 8 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch tuần 8
Từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 19 tháng 10 năm 2007
Thứ
Môn
Tct
Bài dạy
Hai
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Lịch sử
8
36
15
8
Nhớ ơn tổ tiên (T2).
Số thập phân bằng nhau.
Kì diệu rừng xanh.
Xô Viết Nghệ – Tĩnh.
Ba
Thể dục
LTVC
Toán
Khoa học
Kể chuyện
15
15
37
15
8
ĐHĐN- Trò chơi: Kết bạn.
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
So sánh số thập phân
Phòng bênh viêm gan A
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tư
Âm nhạc
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Kỹ thuật
8
16
38
15
8
Ôn tập 2 bài hát: Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Trước cổng trời
Luyện tập
Luyện tập tả cảnh
Thêu chữ V (T1)
Năm
Chính tả
LTVC
Toán
Địa lí
Mỹ thuật
8
16
39
8
8
Kì diệu rừng xanh (Nghe - viết).
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Luyện tập chung.
Dân số nước ta.
Vẽ theo mẫu:Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
Sáu
Thể dục
Tập làm văn
Toán
Khoa học
Sinh hoạt
16
16
40
16
8
Động tác vươn thở và tay _ Trò chơi: Dẫn bóng.
Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài).
Viết các số đo độ dài dưới dạng số TP.
Phòng tránh HIV/AIDS.
Tuần 8
Tập đọc
	Tiết 15:	Kì diệu rừng xanh
 ( Nguyễn Phan Hách)
I- Mục tiêu :
-HS đọc đúng, đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng.
II- Đồ dùng dạy - học
- Tranh, ảnh minh họa Sgk
- Bảng ghi sẵn cách đọc diễn cảm từng đoạn.
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra ( 5p)Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài : ( 1p)
2. Hướng dẫn luyện đọc, tìm hiểu bài
a) Luyện đọc( 15p)
- Gọi 1 em đọc 
- Chia đoạn (3 đoạn)
- Gọi HS đọc theo dãy bàn 
- Ghi bảng từ khó: Loanh quanh, lúp xúp, ...
- GVkết hợp giải nghĩa từ: vàng rợi( màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt)
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài ( 10p)
- HS đọc câu hỏi 1
? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh rừng đẹp thêm ntnào?
? Nêu ý đoạn 1.
? Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
? Nêu ý đoạn 2.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3
? Nêu ý đoạn 3.
? Nêu cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên ?
- GV chốt hd HS nêu nội dung bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm ( 14p)
- GV treo bảng phụ, đọc mẫu, hd cách đọc diễn cảm đoạn 2. 
- Nhận xét tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò ( 1p)
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- Đọc trước bài: Trước cổng trời
+ 3 HS đọc thuộc lòng một đoạn thơ (tuỳ ý) bài: Tiếng đàn ba - la - lai - ca trên sông Đà
+ Nêu nội dung bài?
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc Sgk/75, nói về nội dung tranh
- 1 hs đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp luyện đọc đúng tiếng- từ khó( 2 lần).
- 1em đọc chú giải
- Đọc theo nhóm
- Đọc thầm đoạn 1 + trả lời, Nhận xét , bổ sung
+ Một số em trình bày.
- Đọc đoạn 2 và TL. 
+ Một số em trình bày.
- 1 HS đọc,thảo luận N2 và TL.
+Một số HS nêu
- Nội dung : (mục I)
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- HS đọc N2
- Thi đọc diễn cảm 
* Nhắc lại ý nghĩa bài.
Toán
	Tiết 36:	Số thập phân bằng nhau
I- Mục tiêu : Giúp HS nhận biết:
- Nếu viết thêm 1 chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ ( 5p)
- Kiểm tra 2 HS.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1p)
2. Nhận xét đặc điểm của số TP: ( 10p)
a/ Ví dụ 1: 
 - GV nêu bài toán: Đièn số thích hợp vào chỗ trống.
- GV kết luận:
 Nên : 0,9m =0,90m
 Vậy : 0,9 =0,90 hay 0,90 =0,9
? Vậy khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần TP của 1 số TP thì được 1 số ntn?
- GV: Dựa vào KL hãy tìm các số TP bằng với 0,9; 8,75; 12
- GV YCHS: Tìm cách để viết 0,90 thành 0,9.
- GV: Vậy nếu 1 số TP có chữ số 0 ở bên phải phần TP thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được 1 số ntn?
- GV: Dựa vào KL hãy tìm các số TP bằng với 0,900; 8,75000; 12,000.
- YCHS đọc lại các nhận xét trong Sgk.
3- Luyện tập: ( 30p)
Bài 1: Củng cố cho HS cách bỏ chữ số 0 
* Lưu ý : 35,020 không thể bỏ số 0 ở hàng phần mười
- Nhận xét và cho điểm HS.
? Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải PTP thì giá trị của số TP có thay đổi không?
Bài 2: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân
- Củng cố cho HS viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân.
Bài 3: Viết số thập phân 0,100 dưới dạng phân số thập phân
- Yêu cầu HS nắm được mối quan hệ giữa số thập phân và phân số thập phân
Ví dụ : 0,100 = ; 0,100 = 0,10= 
4. Củng cố - dặn dò: ( 4p)
- Nhận xét tiết học.
- Sửa bài 3; 4/ VBT
- HS điền và nêu kết quả ở VD1:
Ví dụ 1 : 9dm = 90cm
 Mà: 9dm = 0,9 m ; 90cm = 0,90m
* Nêu nhận xét( như Sgk/ 40)
- Tiếp nối nhau nêu.
- Nêu: Nếu xoá chữ số 0 ở bên phải PTP của số 0,90 thì được 0,9.
* Nhận xét( như Sgk/ 40)
- Tiếp nối nhau nêu.
- Đọc và học thuộc tại lớp.
- 3 em lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét , chữa bài
- TL: không thay đổi.
- HS tự làm vào vở
- Nêu miệng kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- HS TLN2 làm – Chữa bài
- Nhận xét, bổ sung
* Đọc thuộc các nhận xét( Sgk/40) và làm các BT trong VBT
Khoa học
	Tiết 15:	Phòng bệnh viêm gan a
I- Mục tiêu : 
- HS biết tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. Hiểu được sự nguy hiểm của bênhl viêm gan A.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A
- Có ý thức thực hiện phòng chống bệnh viêm gan A
II- Đồ dùng dạy - học
- Thông tin và hình Sgk trang 32,33/Sgk
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra ( 3p)
- Muốn phòng tránh bệnh viêm não ta cần phải làm gì ?
B- Bài mới
1/Giới thiệu bài ( 1p)
2/ Phát triển bài:
HĐ1: (12p)Tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
- Giao việc: Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 Sgk/32 và trả lời :
? Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A.
? Tác nhân gây bệnh viêm gan A là gì ?
? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?
- Nhận xét chốt ý:.....
HĐ2: (12p) Cách phòng bệnh viêm gan A. 
- Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3,4,5/Sgk/33 và trả lời câu hỏi nội dung của từng hình.
+ Giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A.
? Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A.
? Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ?
? Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?
- Kết luận:....
3/ Củng cố - dặn dò ( 2p)
- Chốt lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài.Chuẩn bị bài Phòng tránh HIV/AIDS
- 2 HSTL, lớp nhận xét.
- 1HS đọc SGK, lớp đọc thầm
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện trình bày
- Nhận xét, bổ sung
 Ngày soạn: 14/10/2007
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 18tháng 10 năm 2007
Chính tả
	Tiết 8:	Kì diệu rừng xanh
I- Mục tiêu : HS biết :
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn bài Kì diệu rừng xanh.
- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya.
- Có thói quen giữ vở, rèn chữ.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ ghi nội dung BT3.
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra ( 5p)
- Kiểm tra 2 HS.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1p)
 GV nêu mục đích - yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS Nghe – viết ( 25p)
- Yêu cầu HS đọc đoạn viết
- Hd viết từ khó: ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết,...
- Hướng dẫn HS cách ngồi viết, cách trình bày bài viết.
- GV đọc cho HS viết ctả.
* thu chấm 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm BT chính tả ( 13p)
 Bài tập 2: Tìm những tiếng có yê, ya
- Yêu cầu HS nêu qui tắc viết yê, ya ?
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tìm được những tiếng có vần thích hợp để điền vào ô trống.
- Quan sát tranh Sgk
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ có tiếngchứa vần uyên.
- GV nhận xét - tuyên dương
Bài 4 : Tìm tiếng trong ngoặc đơn để gọi tên các loài chim
- Yêu cầu HS quan sát tranh Sgk nhận biết được các loài chim và nêu sự hiểu biết về các loài chim đó. 
- Nhận xét và kết luận.
4. Củng cố, dặn dò ( 1p)
- Chốt lại nội dung bài
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Chính tả tuần 9
+ HS viết tiếng có chứa iê, ia
+ Nêu quy tắc đánh dấu thanh của từng tiếng ?
- Một số HS đọc, lớp đọc thầm
+ HS viết từ khó vào bảng con, 2 HS lên bảng viết.
* HS viết bài
- Chữa lỗi ctả.
- Cả lớp làm bài vào VBT
- Một số HS nêu bài làm
- Nhận xét - chữa bài
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Làm bài cá nhân vào VBT.
- Một số HS trình bày
- Nhận xét - chữa bài
- Quan sát
- Làm miệng
- Nhận xét, bổ sung
Luyện từ và câu
	Tiết 15:	Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
I- Mục tiêu : Giúp HS :
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ sự vật, hiện tượng của thiên nhiên.
- Làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
- Nắm được một số từ ngữ miêu tả về thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy - học
- Từ điển học sinh.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1, 2
- Bảng nhóm làm bài tập 3.
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra ( 5p)
- Yêu cầu HS tìm ví dụ về từ nhiều nghĩa và đặt câu.
? Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD. 
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1p)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 39p)
Bài 1 : Tìm đúng nghĩa từ thiên nhiên.
- Hướng dẫn HS nắm được nghĩa của từ và rèn kĩ năng làm dạng bài trắc nghiệm
- Nhận xét, chốt ý đúng ( ý b)
Bài 2 : Tìm các thành ngữ, tục ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên
- Yêu cầu HS nắm được nghĩa của thành ngữ, tục ngữ và gạch chân dưới các từ chỉ sự vật, hiện tượng
- Nhận xét, KL lời giải đúng.
* Giảng: Thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất đều là các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
- YCHS nêu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
Bài 3 : Tìm những thành ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với một trong các thành ngữ đó.
- Yêu cầu HS hoạt động N4( mỗi thành viên đặt 1 câu)
- GV hướng dẫn :
Ví dụ : Tả chiều rộng : Bao la, bát ngát, mênh mông,...
 Cánh đồng lúa rộng bao la. 
Bài 4 : Cách thực hiện tương tự bài 3
Ví dụ : Tả tiếng sóng : ì ầm, ầm ầm, ầm ào, lao xao, ...
 Tiếng sóng vỗ lao xao ngoài sông. 
3. Củng cố , dặn dò ( 1p)
- Chốt lại bài
- Nhận xét tiết học
- V ... nh con đường là người bạn quý, gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đoạn KB theo kiểu mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đương của bạn HS, ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ.
Bài tập 3 : Viết 1 đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em.
- Nhận xét, bổ sung
4. Củng cố - dặn dò ( 1p)
- Chốt lại nội dung bài
- Về nhà hoàn chỉnh bài văn.
- HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương
- 2 HS nnối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Một số HS nêu
- HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét :
 (a) là kiểu mở bài trực tiếp
 (b) là kiểu mở bài gián tiếp 
- HSTL: mở bài gián tiếp 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm YC và ND.
- HS đọc thầm đoạn văn, nêu nhận xét( HĐ nhóm 4, ghi kết quả vào phiếu)
- 1 nhóm báo cáo kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- HS viết bài vào vở.
- Một số HS trìnhbày
- Nhận xét, bổ sung
ơ
Toán
Tiết 40: 	Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân 
I- Mục tiêu : 
- Củng cố bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II- Đồ dùng dạy - học
- Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để một số ô trống ( như Sgk)
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra ( 2p)
- Kiểm tra VBT
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1p)
2. Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài ( 10p)
- Gọi HS nêu lại các đơn vị đo độ dài( treo bảng)
- Mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề: giữa km và hm? hm với dam? ...( HSTL thì GV viết vào bảng)
- GV hỏi tổng quát: Hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau?
- Gọi HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng: giữa m với dm, cm, mm.
 Ví dụ : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 6m4dm = ...... m
3m5cm= ........m
3. Luyện tập ( 30p)
Bài 1 :Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
- Yêu cầu HS nắm được cách đổi đơn vị đo độ dài thành số thập phân
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 3 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố - dặn dò( 1p)
- Chốt lại nội dung bài , nhận xét tiết học
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn thành VBT Toán 
- km , hm ,dam , m, dm , cm , mm .
- HS nêu: 1km = 10hm 1hm = km = 0,1km
- 1 số HS nêu: Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng 0,1đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- 6m4dm = m = 6,4m
- HS nêu yêu cầu
- 4HS lên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
- 2HS lên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
- 1HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm vào vở
- Nhận xét, chữa bài
Kĩ thuật
	Tiết 8:	Thêu chữ v 
I- Mục tiêu : HS biết :
- Cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V trong cuộc sống .
- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II- Đồ dùng dạy - học
- Mẫu chữ V
- Một số sản phẩm thêu trang trí
- Vật liệu và dụng cụ chuẩn bị như SGK
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Kiểm tra ( 2p)
- Kiểm tra việc chuẩn bị dụng cụ học tập của HS
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài ( 1p)
2. Quan sát, nhận xét mẫu( 7p)
- GV giới thiệu mẫu thêu chữ V
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK
? Nêu đặc điểm mũi thêu chữ V ở mặt phải và mặt trái đường thêu.
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có trang trí mũi thêu chữ V 
? Nêu ứng dụng của thêu chữ V
- Nhận xét, kết luận: Thêu chữ V là cách thêu tạo thành các chữ V nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải, mặt trái là 2 đường khâu với các mũi bằng nhau, đều nhau; thêu chữ V được ứng dụng để trang trí viền mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay,...
3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật ( 20p)
- Hướng dẫn các thao tác, làm mẫu
- Gọi một số HS thực hành, HD cả lớp quan sát, nhận xét
- HD thao tác kết thúc đường thêu
- Nêu một số điểm lưu ý: Sgv/ 23
4. Nhận xét, dặn dò( 1p)
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau:
Thêu chữ V (tt)
- Quan sát, nhận xét
- Một số HS nêu
- Đọc Sgk/16; 17- mục II
- Nêu cách vạch dấu, so sánh với cách vạch dấu đã học ở lớp 4
- Quan sát hình 3; 4/ Sgk, nêu cách bắt đầu thêu; 3- 4 HS lên bảng thêu 
- Nêu và thao tác kết thúc đường thêu
- Nhìn tranh quy trình, nêu lại các bước thêu chữ V
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu
I- Mục tiêu : Giúp học sinh
	- Nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
	- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu
	- Yêu thích bộ môn
II-Đồ dùng dạy - học
	- Vật mẫu, hình gợi ý cách vẽ
	- Bài vẽ của học sinh
	- ĐDHT môn mĩ thuật của HS
III- Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:(1p)
Kiểm tra ĐDHT của HS
B.Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ1:(4p) Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu
- Gợi ý cách bày mẫu sao cho đẹp về bố cục
HĐ2:(5p) Cách vẽ
- Hướng dẫn nhận xét cách vẽ trong Sgk, hình gợi ý cách vẽ
- Phác hoạ nhanh lên bảng một số bố cục khác nhau
HĐ3:(20p) Thực hành
- Nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và thực hiện đúng cách vẽ
- Giúp HS hoàn thành bài vẽ 
HĐ4:(5p) Nhận xét, đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét về: Bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, độ đậm nhạt,...
- Đánh giá bài vẽ của HS
3/ Củng cố- Dặn dò:(1p)
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ ( nếu có HS chưa xong)
- Chuẩn bị bài 9
- Quan sát vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu
- Chọn và bày mẫu, nhận xét vị trí, hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt của mẫu
- Nhận xét, nêu cách vẽ
- Quan sát GV phác hoạ
- Xem bài vẽ của HS
- Thực hành vẽ
- Bày mẫu vẽ theo nhóm
- Hoàn thành bài vẽ tại lớp
- Nhận xét bài vẽ, xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
 Ngày soạn: 13/10/2007
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 16tháng 10 năm 2007 
Thể dục :
 Tiết 15: Đội hình đội ngũ-Trò chơi : trao tín gậy.
I.Mục tiêu :
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình, đội ngũ: Tập hợp hàng dọc,hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp, đứng lại. Yêu cầu thực hiện đúng khâủ lệnh
- Trò chơi: Trao tín gậy. Yêu cầu chơi nhanh nhẹn, bình tĩnh trao tín gạy cho bạn.
II.Địa điểm, phương tiện:
 -Địa điểm: Trên sân trường
-Phương tiện: 1 còi, 4 tín gậy, kẻ sân chơi trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Phần mở đầu: 6-10 phút
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, nhắc lại nội quy tập luyện.
B - Phần cơ bản: 18-22 phút
1.Đội hình đội ngũ: Nêu mục đích - yêu cầu tiết học
- Quan sát, nhận xét,biểu dương thi đua giữa các tổ.
2. Trò chơi vận động: Trao tín gậy
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ.
C - Phần kết thúc: 4-6 phút
- Cho HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, giao bài về nhà.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông.
-Tập theo điều khiển của GV : 1-2phút
-Tập theo điều khiển của tổ trưởng : 4- 5 phút.
- Các tổ thi đua trình diễn: 2-3 phút.
-Cả lớp cùng chơi.
-Thực hiện một số động tác thả lỏng.
 Ngày soạn: 14/10/2007
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19tháng 10 năm 2007 
Thể dục :
Tiết 16: Động tác vươn thở và tay-Trò chơi : dẫn bóng
I.Mục tiêu :
- Học 2 động tác vươn thở và tay của bài TD phát triển chung.YC thực hiện tương đối đúng động tác.
- Trò chơi: Dẫn bóng. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động.
II.Địa điểm, phương tiện:
 -Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: 1 còi, bóng, kẻ sân chơi trò chơi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A- Phần mở đầu: 6-10 phút
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học,chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
B - Phần cơ bản: 18-22 phút
1.Học động tác vươn thở: 3-4 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp.
- GV nêu tên động tá, sau đó phân tích và làm mẫu cho HS tập theo.
2.Học động tác tay: 3-4 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp
3. Ôn 2 động tác vươn thở và tay:2- 3 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp
- Quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương thi đua giữa các tổ.
2. Trò chơi vận động: Dẫn bóng
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ.
C - Phần kết thúc: 4-6 phút
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học, giao bài về nhà.
- Chạy thành 1 hàng dọc quanh sân tập: 1- 2 vòng.
- Khởi động xoay các khớp.
- Khởi động 1 trò chơi do GV tự chọn.
-Tập theo điều khiển của GV: 1- 2 lần 
-Tập theo điều khiển của tổ trưởng: 1- 2 lần 
- Tập như trên.
- Các tổ tự ôn luyện
- Các tổ thi đua trình diễn: 1-2 phút
- Tập cả lớp để củng cố do GV điều khiển: 2- 3 lần
-Cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau.
-Thực hiện 1 số động tác thả lỏng.
	 Ngày soạn: 13/10/2007
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2007 
Âm nhạc :
 Tiết 8: ÔN TậP 2 BàI hát: reo vang bình minh, 
 hãy giữ cho em bầu trời xanh.
I. Mục tiêu:
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của2 bài hát :Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS có những cảm nhận về bản nhạc được nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. 
2. Học sinh:
- Nhạc cụ gõ.
III. các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Phần mở đầu ( 1p)
- Giới thiệu nội dung tiết học.
B. Phần hoạt động:( 28p)
*Nội dung 1  : Ôn tập 2 bài hát 
- HĐ1: Bài Reo vang bình minh.
? Hãy kể tên 1 vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữư Phước.
? Nói cảm nhận của em về bài hát Reo vang bình minh.
- HĐ2: Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
? Trong bài hát hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình.
*Nội dung 2: Nghe nhạc
C. Phần kết thúc( 1p)
- Cho HS hát lại 2 bài đã ôn.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về hát thuộc lời ca, đúng giai điệu 2 bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh và bài Reo vang bình minh..
đối đáp và đồng ca.
- Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca.
- Tập hát rõ lời, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi.
- Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca.
- Nghe 1 bài hát thiếu nhi.
- Hát tập thể, tốp ca, đơn ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc