3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài ( Tranh)
3.2. Luyện đọc
- 1 HS khá đọc toàn bài
- Tóm tắt nội dung và hướng dẫn giọng đọc chung:
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp
Lần 1: Đọc nối tiếp + rèn phát âm
Lần 2: Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ
- Em hiểu khung cửi là gì ?
+ Niệm phật: Đọc kinh lầm rầm đi khấn phật
- Đọc theo cặp
- Gọi HS đọc bài
- GV đọc mẫu toàn bài
3.3. Tìm hiểu bài
- 1HS đọc đoạn 1:
Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân sử việc gì ?
ý 1 nói nên điều gì ?
- 1HS đọc đoạn 2
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải
- Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp
Ý 2 nói lên điều gì ?
- 1 HS đọc đoạn 3
+ Kể cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền trong chùa
Tuần 23 Thứ hai ngay 14 tháng 2 năm 2012 Tiết 1 Chào cờ Theo lớp trực tuần __________________________________________________ Tiết 2: Tập đọc Phân sử tài tình I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu quan án là người thông mình, có tài xử kiện. 2. Kĩ năng: -. Đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật. 3. Thái độ; - Giáo dục cho học sinh hăng say học tập để rèn luyện trí thông minh. II. Đồ dùng dậy học: GV+ HS: Tranh SGK IIi. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số của HS 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng - 2 HS đọc - lớp nhận xét - 1 HS nêu nội dung bài - HS nêu - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài ( Tranh) 3.2. Luyện đọc - 1 HS khá đọc toàn bài - Lớp đọc thầm - Tóm tắt nội dung và hướng dẫn giọng đọc chung: - Chia đoạn: 3 đoạn - HS nghe + Đoạn 1 từ đầu -> lấy trộm + Đoạn 2 tiếp đến -> nhận tội + Đoạn 3: Còn lại - Cho HS đọc nối tiếp - HS đọc nối tiếp Lần 1: Đọc nối tiếp + rèn phát âm - 3 HS đọc 1 lần Lần 2: Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ - 3 HS đọc nối tiếp - 1 HS đọc chú giải + Công đường: nơi làm việc của quan lại - Em hiểu khung cửi là gì ? + Khung cửi: Công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ + Niệm phật: Đọc kinh lầm rầm đi khấn phật - Đọc theo cặp - 2 em cùng đọc - Gọi HS đọc bài 1,2 HS đọc - GV đọc mẫu toàn bài - Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh tài sử kiện của quan án 3.3.. Tìm hiểu bài - 1HS đọc đoạn 1: - Lớp đọc thầm Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân sử việc gì ? - Nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy cắp vải của mình và nhờ quan phân xử ý 1 nói nên điều gì ? ý 1: Giới thiệu hai bà lấy cắp vải của nhau nhờ quan phân xử - 1HS đọc đoạn 2 - Lớp đọc thầm + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp vải - Quan đã dùng biện pháp: + Cho người làm chứng (không có) + Cho lính về nhà hai người để xem xét cũng không tìm được chứng cứ + Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc quan sai trả tấm vải cho người này và cho lính chói người kia lại - Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp - Vì quan hiểu phải tự mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc. ý 2 nói lên điều gì ? ý 2: Vụ kiện xử rất tài tình - 1 HS đọc đoạn 3 - Lớp đọc thầm + Kể cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền trong chùa + Quan đã thực hiện như sau + Giao cho tất cả những người trong chùa mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước + Đánh đòn tâm lý: Ai ăn trộm tiền thóc trong tay người đó sẽ nảy mầm + Đứng quan sát mọi người - Vì sao quan án lại dùng cách trên - Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt. - Quan án phá các vụ án nhờ đâu ? - Nhờ sự thông minh quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lý của kẻ phạm tội ý 3 nói nên điều gì ? ý 3: Quan án thông minh quyết đoán khi xử kiện - Nội dung câu chuyện là gì ? - Nội dung: Quan án là người thông mình, có tài xử kiện. 3.4.. Luyện đọc diễn cảm - Cho HS đọc nối tiếp 3 em đọc 1 lần - Bài này đọc với giọng như thế nào ? - Đọc với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của quan án. + Giọng người dẫn chuyện: Đọc rõ ràng rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục trân trọng + Lời 2 người đàn bà: Mếu máo, đau khổ + Lời quan án: Giọng ôn tập, đĩnh đạc uy nghiêm - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - HS chú ý - GV hướng dẫn HS đọc - Gạch chân những từ ngữ cần nhấn giọng: biện lễ, nắm thóc, chưa rõ, chạy đàn, niệm phật, hé bàn tay, giật mình. - GV đọc mẫu - HS chú ý nghe - 1 HS đọc - Lớp đọc thầm - Đọc theo cặp - Cặp đôi - Thi đọc diễn cảm - 3 em đọc mỗi tổ 1 em - Bình chọn bạn đọc hay nhất - Tuỳ học sinh chọn - GV nhận xét cho điểm 4. Củng cố : * Quan án là người như thế nào? a. Hiền lành, tốt bụng. b. Biết thường người tốt. c. Thông minh, tài giỏi. - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tìm đọc những truyện về sử án 5. Dặn dò: - Dặn HS về kể chuyện cho người thân nghe ________________________________________________ Tiết 3: Toán Xăng ti mét khối. đề xi mét khối I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; đọc và viết đúng các số đo. 2. Kĩ năng: + Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng ti mét khối và đề xi mét khối. + Giải được một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính cần cù, tỉ mỉ khi đổi các đơn vị đo. II. Đồ dùng: - Hộp đồ dùng học toán 5. IIi. Các hoạt động dạy học 1. ổn định: Cho HS hát tập thể. 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới. 3.1. Giới thiệu bài: Giờ học trước chúng ta đã làm quen với đại lượng thể tích và biết cách so sánh thể tích của hai hình đơn giản. Tương tự như các đại lượng đã biết để đo được thể tích người ta dùng xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. 3.2. Hình thành biểu tượng xăng ti mét, đề xi mét khối a. Xăng ti mét khối - GV trình bày mẫu lập phương có cạnh 1 cm - Các HS quan sát - Gọi 1 HS xác định kích thước của vật thể - 1 HS thao tác - Đây là hình khối gì ? - Đây là hình lập phương có cạnh dài 1cm - Giới thiệu: Thể tích của hình lập phương này là 1 cm khối ? - HS chú ý quan sát vật mẫu - Xăng ti mét khối viết tắt như thế nào ? Viết tắt: cm3 - Yêu cầu HS nhắc lại 4 - 5 HS nhắc lại b. Đề xi mét khối - GV trình bày vật mẫu khối lập phương cạnh 1 dm, gọi 1 HS xác định kích thước của vật thể - Đây là khối gì ? Có kích thước là bao nhiêu - Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 dm3 - Giới thiệu hình lập phương này thể tích là 1 dm3. Vậy dm3 là gì ? - Đề xi mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm - Đề xi mét khối: dm3 c. Quan hệ giữa xăng ti mét khối và đề xi mét khối - GV trưng bày tranh minh hoạ - HS quan sát - Có 1 hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy thể tích kcủa hình lập phương đó là bao nhiêu ? - Giả sử chia các cạnh của hình lập phương bằng 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu ? - 1 xăng ti mét - Giả sử sắp xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm vào hình lập phương cạnh 1 dm thì cần bao nhiêu hình sẽ đầy - Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương - Xếp 10 hàng thì được 1 lớp - Xếp 1 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm - Hãy tìm cách xác định số lượng hình lập phương cạnh 1 cm ? 10 x 10 x 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1 cm - Thể tích hình lập phương cạnh 1 cm là bao nhiêu cm3 1cm3 - Vậy 1 dm3 bằng bao nhiêu cm3 ? 1 dm3 = 1000 cm3 - GV xác nhận 1 dm3 = 1000 cm3 Hay 1000 cm3 = 1 dm3 3.3. Thực hành Bài tập 1: - 1 HS đọc - Bảng phụ gồm mấy cột là những cột nào ? - Bảng phụ gồm 2 cột một cột ghi số đo thể tích, một cột ghi cách đọc - HS đọc theo - GV đọc mẫu 76 cm3 - Ta đọc số đo thể tích như đọc số tự nhiên sau đó đọc kèm tên đơn vị - HS nói lại cách đọc - Cho HS đọc những số còn lại - Yêu cầu HS làm BTSGK - Gọi 5 HS lên chữa bài - HS lên bảng làm - GV yêu cầu HS nhận xét - HS theo dõi - GV nhận xét, ghi điểm Bài 2: - 1 HS đọc - Yêu cầu HS đọc đề bài - Lớp đọc thầm - Yêu cầu HS làm bài vào vở - Lớp làm vở - Gọi 4 HS đọc bài làm - HS dưới lớp đổi vở chéo kiểm tra lẫn nhau - Yêu cầu HV cùng HS nhận xét - GV chốt đúng a. 1 dm3 = 1000 cm3 375 dm3 = 375000 cm3 5,8 dm3 = 5800 cm3 - GV lưu ý ở phần (a) ta đổi só đo từ đơn vị lớn (dm3) sang đơn vị nhỏ (cm3) b. 2000 cm3 = 2 dm3 154000 cm3 = 154 dm3 490000 cm3 = 490 dm3 5100 cm3 = 5,1 dm3 - Vậy ta chỉ việc nhân nhẩm số đo với 1000. Ngược lại đối với phần (b) số đo đơn vị nhỏ (cm3). Vì vậy phải nhẩm số đo cho 1000 4. Củng cố * 12,3dm3 = ..... a. 123cm3 b. 1230cm3 c. 12300cm3 - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Về nhà ôn bài, làm bài trong VBT Tiết 4 Lịch sử Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết: - Sự ra đời và vai trò của nhà máy cơ khí Hà Nội 2. Kĩ năng: - Nêu được những sự đóng góp của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 3. Thái độ: - Giáo dục cho hs thêm tự hào về lịch sử của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học - Một số ảnh tư liệu về nhà máy cơ khí Hà Nội. Phiếu câu hỏi thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức: Cho cả lớp hát 1 bài. 2. Kiểm tra bài cũ - Phong trào đồng khởi ở bến tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? - Thuật lại sự kiện ngày 17-1-1960 ở huyện mỏ cày, tỉnh Bến Tre. - Thắng lợi của phong trào đồng khởi ở bến tre có tác động như thế nào đối với cách mạng miền nam? 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài Sau 1954, hậu phương miền bắc bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn lạc hậu. Để tăng năng xuất lao động góp phần xây dựng miền bắc xã hội chủ nghĩa và để chi viện cho miền nam đánh mỹ vấn đề sản xuất bằng máy móc là vấn đề cấp thiết. Trong hoàn cảnh đó, nhà máy cơ khí hà nội đã ra đời. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về nhà máy qua bài lịch sử "nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta" 3.2. Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi sau - Em hiểu thế nào là cơ khí? - Cơ khí: nghành chế tạo và sửa chữa máy móc. - Hãy nêu tình hình nước ta sau chiến thắng điện biên phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ. - Sau chiến thắng điện biên phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. - Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, muốn dành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, nhân dân ta phải làm gì? - Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc. muốn dành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, nhân dân ta phải tăng năng xuất lao động. Do đó, phải tràng bị máy móc cho sản xuất ở miền bắc,từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ có năng xuất lao động thấp. - Nhà máy cơ khí hà nội ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp cách mạng của nước ta? - Đảng và chính phủ đã quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho nghành công nghiệp của nước ta. - GVchốt lại ghi bảng: + Nhà máy cơ khí hà nội ra đời sẽ làm nòng cốt cho nghành công nghiệp của nước ta. 3.3. Xây dựng nhà máy cơ khí hà nội * Hoạt động 2: làm việc theo nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. - Học sinh nhận yêu cầu, t ... động dạy học. 1. ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Hai HS lần lượt đọc chương trình hoạt động đã lập ở tiết trước. - Nhận xét cho điểm. 3. Bài mới 3.1. Giới thiệu bài 3.2. Nhận xét chung a. Nhận xét kết quả làm bài - GV đưa bảng phụ đã chép 3 đề bài vf các loại lỗi điển hình. - GV nhận xét chung: - HS quan sát trên bảng phụ lắng nghe lời nhận xét. + Những ưu điểm chính , cho ví dụ cụ thể (tên học sinh) + Những hạn chế chính, cho ví dụ cụ thể (tên học sinh) b. Thông báo điểm cụ thể 3.3. Chữa bài a. Hướng dẫn học sinh chữa lỗi chung - Trả bài cho HS b. hướng dẫn sửa lỗi trong bài - GV theo dõi, kiểm tra học sinh làm việc - HS đọc lời nhận xét của thầy cô, sửa lỗi c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay. - Đổi bài cho bạn sửa lỗi - GV đọc những đoạn , bài văn hay d. Hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn - HS trao đổi thảo luận thấy cái hay , cái đẹp cảu bài văn vừa đọc - GV: mỗi em chọn 1 đoạn văn mình viết còn mắc nhiều lỗi để viết lại cho hay hơn. - HS chọn đoạn văn viết lại - Một số HS tiếp nối đọc đoạn văn. Lớp nhận xét. - GV chấm một số bài viết của học sinh 4. Củng cố - GV nhận xét tiết học 5. dặn dò - Về nhà viết lại bài văn chuẩn bị tiết sau. Tiết 3 Toán Đ 115: Thể tích hình lập phương I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Tự tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương. 2. Kĩ năng: - Vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy - học - GV Bộ đồ dùng toán 5 III. Các hoạt động dạy - học 1. ổn định: HS hát 2. Kiểm tra bài cũ + Nêu các đặc điểm của hình lập phương + Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật . - Nhận xét, đánh giá 3. Bài mới 3.1, Giới thiệu bài 3.2, Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương . a, Ví dụ : - GV yêu cầu HS tính thể tích hình hộp chữ nhật ( SGK) - Yêu cầu nhận xét hình hộp chữ nhật ( đó là hình gì ) - GV treo mô hình trực quan . - Hình lập phương có cạnh là 3 cm có thể tích là 27 cm . - Nêu cách tính thể tích của hình lập phương? - Yêu cầu HS đọc quy tắc. b, Công thức V= a x a x a V: Thể tích hình lập phương; a: Độ dài cạnh hình lập phương. 3.3, Thực hành Bài 1 Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS xác định cái đã cho và cái cần tìm trong từng trường hợp . - Mặt hình lập phương là hình gì , nêu cách tính diện tích hình đó . - Nêu cách tính toàn phần hình lập phương - Gọi 4 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào SGK. - Yêu cầu HS làm ở bảng, lần lượt giải thích cách làm - Yêu cầu HS nhận xét và lưu ý HS trường hợp : H (3): Biết diện tích 1 mặt S= 36cmta thấy 36= 6 x 6 suy ra cạnh là 6 cm H(4) : Biết diện tích toàn phần = 600 cm suy ra diện tích của một mặt : Stp :6 = 600 : 6 = 100 (dm) Khi đó ta đưa về trường hợp (3 ) Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đề bài - Đề bài cho biết gì ? - Đề bài yêu cầu gì ? - Muốn tính đượckhối lượng kim loại cần biết gì ? - Gọi 1 HS lên làm bài , cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn - GV đánh giá cho điểm Bài 3 - Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài . - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bào vở. - GV gọi ý cho HS còn yếu: Tìm số trung bình cộng của 3 số bằng cách nào ? - Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ? Hình lập phương ? 4. Củng cố. - Nêu quy tắc tính thể tích hình lập phương - Nhận xét tiết học 5. dặn dò - Về nhà ôn bài - Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau. - Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau. - HS viết V = a x b x c V là thể tích hình hộp chữ nhật a, b , c là 3 kích thước cùng đơn vị đo - HS nhận xét . - HS tính Thể tích HCN: 3 x 3 x 3 = 27( cm) - Hình hộp chữ nhật có 3 kích thước bằng nhau - Hình lập phương - Thể tích của hình lập phương bằng cạnh nhân cạnh, nhân cạnh. - HS đọc - HS viết V = a x a x a a : Là độ dài của hình lập phương. - 1 HS đọc đề bài - Mặt hình lập phương là hình vuông, có diện tích là tích của cạnh nhân với cạnh - Bằng diện tích một mặt nhân với 6 ĐD cạnh 1,5m dm 6cm 10dm S 1 mặt 2,25 m dm 36 cm 100 dm Stp 13,5 m dm 216 cm 600 dm V 3,375 m dm 216 cm 1000 dm - HS nhận xét - HS 1,2 chỉ thay vào công thức để tính HS 3: Biết S 1mặt, nhẩm để tìm ra cạnh a Stp = S 1mặt,x 6 V = a x a x a HS 4: S 1mặt, = S tp: 6 Nhẩm đề tính ra cạnh a V = a x a x a - 1 HS đọc - Hình lập phương có a = 0,75 m - 1 dm : 15 kg - Khối lượng của khối kim loại ? - Thể tích của hình lập phương. Bài giải Thể tích khối kim loại hình lập phương : 0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421975 (m) Đổi 0,421875 = 421,875 dm Khối kim loại nặng là : 15 x 421,875 = 6328,125 (kg) Đáp số 6328,125 kg - HS nhận xét - HS đọc đề bài, tự làm Bài giải Thể tích của hình hộp chữ nhật là : 8 x 7 x 9 = 504 (cm) Cạnh của hình lập phương là : ( 8+ 7 + 9 ) : 3 = 8 (cm) Thể tích của hình lập phương là : 8 x 8 x 8 = 512 (cm) Đáp số 512 cm _________________________________________________ Tiết 4: Đạo đức Em yêu tổ quốc Việt Nam I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Tổ quốc của em là Việt Nam: Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống Quốc tế. 2. Kĩ năng: - Tích cực học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. 3. Thái độ: - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước: Tự hào về truyền thống, nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam II. Tài liệu và phương tiện Gv + HS: - Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động - giới thiệu bài 2. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (SGK - 34) * Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về văn hoá, kinh tế về truyền thống và con người Việt Nam * Cách tiến hành - Đọc thông tin trong SGK - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo - Chia nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi - Theo nhóm 4: Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - Em có suy nghĩ gì về đất nước con người Việt Nam ? + Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển + Có truyền thống quý báu + Theo nhóm 4 + Đại diện trình bày, lớp bổ sung Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Học sinh có thêm hiểu biết và tự hào về đất nước con người Việt Nam - Em hãy nêu diện tích, vị trí địa lý Việt Nam ? - Vị trí nằm ở bán đảo Đông Dương - Em hãy kể tên các danh nam thắng cảnh ? - Có nhiều danh nam thắng cảnh nổi tiếngVịnh Hạ Long (Quảng Ninh) Chùa một cột (Hà Nội) Văn miếu quốc tử giám (Hà Nội) - Kể tên một số phong tục truyền thống về cách ăn mặc, ăn uống, cách giao tiếp ? - Phong cách ăn mặc đa dạng, người Miền Bắc áo nâu,vàng. Người Tây Nguyên đóng khố. Người Miền Nam mặc áo Bà Ba. - Phong tục: Mời trầu là đầu câu chuyện coi trọng sự chào hỏi - Kể tên một số công trình lớn của đất nước ta ? - Công trình thuỷ điện Hoà Bình, đường mòn Hồ Chí Minh - Kể thêm về truyền thống dựng và giữ nước của dân tộc ta ? - Có các cuộc khởi nghĩa Bà Trưng Bà Triệu, 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông, đánh thực dân Pháp, đánh đế quốc Mĩ - Kể về những thành tựu khoa học, kĩ thuật, chăn nuôi trồng trọt ở nước ta ? - SX nhiều phần mềm điện tử sản xuất nhiều lúa gạo Kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày - Nước ta có những khó khăn gì ? - Nạn phá rừng còn nhiều - Ô nhiễm môi trường - Lãng phí nước điện, tham ô tham nhũng - Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước - Cần bảo vệ rừng - Bỏ rác phải đúng nơi quy định - Sử dụng điện, nước tiết kiệm - Phải trung thực ngay thẳng Kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào mình là người Việt Nam. Đất nước ta còn nghèo, có nhiều khó khăn. Vì vậy chúng ta cần phải cố gắng rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ Quốc Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK * Mục tiêu: HS củng cố hiểu biết về Tổ Quốc Việt Nam - Nêu yêu cầu bài tập - 1 HS đọc, lớp đọc thầm - Cho HS quan sát SGK về hình ảnh Việt Nam - Trao đổi theo cặp - Nối tiếp trình bày - Lớp bổ sung - Cờ đỏ sao vàng là quốc kì Việt Nam + Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam + Bản đồ Việt Nam: Có hình chữ S + áo dài Việt Nam: Trang phục truyền thống + Văn miếu (Hà Nội) là trường Đại học đầu tiên của nước ta. * Hoạt động nối tiếp Sưu tầm bài hát, bài thơ về chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam - Vẽ tranh đất nước con người Việt Nam Tiết 5 Hoạt động ngoài giờ Ngày xuân và nét đẹp truyền thống của quê hương I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hiểu những phong tục tập quảntuyền thống tốt đẹp của quê hương, của dân tộc ngày xưa, ngày tết. - Tự hào về quê hương, phong tục truyền thống tốt đẹp. - Biết giữ gìn, phát huy những nét đẹp truyền thống Việt Nam. II. Chuẩn bị. - Các tư liệu sưu tầm được về truyền thống quê hương. III. Tiến hành 1. Khởi động; - Hát tập thể. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo. 2. Trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm. - Các em trưng bày kết quả sưu tầm. - Ban giám khảo chấm điểm trưng bày. - Các tổ giới thiệu kết quả sưu tầm. - ban giám khảo chấm điểm và ghi lên bảng. 3. Chương trình văn nghệ. - Người điều khiển giới thiệu một số tiết mục văn nghệ. - Biểu diễn. IV. Kết thúc họat động. - Người điều khiển tuyên bố tổng số điểm các tổ đạt được. - GVNX, dặn dò. Tiết 6 Sinh hoạt lớp 1. Nhận xét chung hoạt động tuần 23 Lớp trưởng, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét Lớp bổ sung GV nhận xét: *Ưu điểm: - Lớp duy trì được mọi nền nếp trong học tập, xếp hàng ra về ... - HS tích cực trong học tập - Trong lớp trật tự ,chú ý nghe giảng ,hăng hái phát biểu xây dựng bài . - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt . - Không có hiện tượng đánh chửi nhau, nói bậy ... - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác - Khen: ....................................................................................................................... *Nhược điểm: - Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo...lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài . Cụ thể là em .............................................................................................................. 2. Kế hoạch tuần 24 -Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra - Duy trì mọi nền nếp. - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp _________________________________________________
Tài liệu đính kèm: