Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 5 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 5 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Bài : ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I - Mục tiêu : Giúp HS:

- Biết tên gọi ,kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng .

- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giả các bài toán với các số đo độ dài .

- Giáo dục HS tính sáng tạo, nhanh nhẹn .

II - Đồ dùng dạy học :

 1 - GV : SGK.Bảng phụ ,bảng nhóm.

 2 - HS : SGK,VBT,

 

doc 39 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Khối 5 - Tuần 5 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
Tiết 1:Môn : Toán
Bài : ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I - Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết tên gọi ,kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng .
- Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giả các bài toán với các số đo độ dài .	
- Giáo dục HS tính sáng tạo, nhanh nhẹn .
II - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : SGK.Bảng phụ ,bảng nhóm.
 2 - HS : SGK,VBT,
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 - Ổn định lớp : 
2 - Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 
- Nêu cách giải dạng toán : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó .
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3
- Nhận xét,sửa chữa .
3 - Bài mới : 
a - Giới thiệu bài : Ôn tập bảng đơn vị đo đọ dài 
b - Hoạt động 
Bài 1 : a - Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau .
- GV đưa bảng phụ (kẽ sẵn bảng câu a *Yêu cầu HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng .
* Nhận xét về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ .
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc Y/C của bài .
- Chia lớp làm 3 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 câu .
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- GV phát bảng nhóm để HS làm bài tập 
- Hướng dẫn HS nhận xét.
Bài 4 : 
- Gọi 1 HSG lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
- GV cùng cả lớp nhận xét sửa chữa .
4 - Củng cố :
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự lớn đến bé và ngược lại 
- Nêu mối liên hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau .
5 - Dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :ôn tập : Bảng đơn vị đo khối lượng 
 Hát
- HS nêu .
- 1 HS lên bảng giải bài 3
- HS nghe .
- HS lần lượt điền vào bảng đơn vị 
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
=10hm
1hm
10dam
1/10km
1dam
=10m
1/10hm
1m
=10cm
1/10dam
1dm
10cm
1/10m
1cm
10mm
1/10dam
1mm
1/10cm
*Hai đơn vị đo độ dài liền nhau : Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé , đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn 
Vdụ : 1 m = 10 dm .
 = dam.
- Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày K.quả :
a. 135 m = 1350 dm b. 8300 m = 380 dam
 342 dm = 3420 em 4000 m = 40 hm
 15 em =150 mm 25000m = 25 km 
- 2 HS làm bài trên bảng nhóm và trình bày kết quả
4 km 37 m = 4037 m 354 dm = 35 m 4 dm 
8 m 12 cm = 812 cm 3040 m = 3 km 40 m 
- Cả lớp nhận xét
- 1 HSG lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
Bài giải
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM dài là : 
 791 + 144 = 935 (km) .
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dài là : 
 791 + 935 = 1726 (km) .
 ĐS : a) 935 km.
 b) 1726 km.
- km,hm,dam,m,dm,cm,mm
- mm,cm,dm,m,dam,hm,km
- HS trả lời
- HS lắng nghe
Tiết 2:Môn : Kĩ thuật
Bài : MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
 I – Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
 - Biết giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
 - Giáo dục HS giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình .
II – Đồ dùng dạy học:
 - GV :Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống .Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
 - HS : SGK.
III – Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 - Ổn định : KT dụng cụ HS
 2 – Kiểm tra bài cũ :
 - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS làm được ở tiết học trước.
 3 – Bài mới:
 a – Giới thiệu bài: Ở nhà các em thường giúp đỡ bố mẹ những công việc gì? Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết thêm một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 B – Hướng dẫn:
 * Xác định dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
 - Cho HS quan sát hình 1. Thảo luận nhóm 
 + Em hãy kể tên những loại bếp đun được sử dụng để nấu ăn trong gia đình?
 - GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm.
 - GV nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
 * Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
 - GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
 - GV hướng dẫn HS cách ghi kết quả thảo luận nhóm vào các ô trong phiếu
 - Gợi ý: Ngoài tên các dụng cụ đã nêu trong sách, các em có thể bổ sung thêm các dụng cụ khác mà các em biết.
 - GV sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK.
 * Đánh giá kết quả học tập.
Câu hỏi trắc nghiệm:
 - Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ sau.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 A B
Bếp đun có tác dụng
Làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến.
Dụng cụ nấu dùng để
Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
Cung cấp nhiệt để làmchín lương thực, thực phẩm.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
Nấu chín và chế biến thực phẩm.
 4 – Củng cố :
 - Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải làm gì?
- Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống ta cần chú ý những gì?
5 – Dặn dò : 
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt. 
 - Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài” Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình
HS kể ra một số việc làm 
- HS quan sát hình 1
+ Các nhóm thảo luận theo câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận phiếu học tập
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập
HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích hợp
 - Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống cần chú ý sử dụng đúng cách, đảm bảo vệ sinh,an toàn.
 - HS lắng nghe .
_______________________________________________
Tiết 3:Môn : Khoa học
Bài : THỰC HÀNH : NÓI “ KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN 
 I-Mục tiêu : 
 - Nêu được một số tác hại của ma túy ,thuốc lá ,rượu bia .
 - Từ chối sử dụng rượu ,bia ,thuốc lá ,ma túy .
 - Giáo dục HS không sử dụng các chất gây nghiện.
 II - Đồ dùng dạy học :
1 - GV :.-Thông tin và hình trang 21, 22, 23, SGK .
 -Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu , bia , thuốc lá , ma tuý sưu tầm được .
2 - HS : SGK.
 III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt đông của giáo viên 
Hoạt động học sinh
1 - Ổn định lớp : 
2 - Kiểm tra bài cũ : “ Vệ sinh ở tuổi dậy thì “
- Ở tuổi dậy thì chúng ta cần làm gì ?
- GV cùng cả lớp nhận xét
3 - Bài mới : 
a - Giới thiệu bài : 
-“ Thực hành : Nói “ Không! “ đối với các chất gây nghiện .
b - Hoạt động
Hoạt động1: - Hiểu biết của HS về chất gây nghiện
* Mục tiêu: HS trình bày hiểu biết ban đầu về chất gây nghiện .
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: HS làm việc cá nhân 
- Bước 2: Gọi một số HS trình bày 
- GV nhận xét ,bổ sung
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS trả lời. GV viết hoàn thành dưới dạng sơ đồ:
+ Đó là những chất nào? Loại nào?
+Khi dử dụng người ta như thế nào? Có biểu hiện gì?
+ Khi sử dụng có tác hại gì?
* Kết luận: Như mục bạn cần biết trang 21 SGK .
- Gợi ý để HS đặt câu hỏi gợi mở những vấn đề, điều cần quan tâm :
- GV tổng kết những điều HS muốn tìm hiểu, quan tâm.
4 - Củng cố:
- Các chất gây nghiện có hại như thế nào?
5 - Dặn dò :
- Chuẩn bị các dụng cụ tiết sau đóng vai,trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Hát 
- 2 HS trả lời .
- Cả lớp nhận xét
- HS nghe .
- HS đọc các thông tin và hoàn thành bảng ở SGK .
- Mỗi HS chỉ trình bày một ý .
- HS khác bổ sung .
+ Thuốc lá, rượu, ma túy,
+ Say, nôn, nói nhảm, bê tha, không là chủ bản thân,
+ Dễ mắc các bệnh, gây tai nạn, phụ thuộc vào thuốc,
- 2HS đọc mục bạn cần biết
+ Tác hại của các chất gây nghiện thuốc lá đối với trẻ em như thế nào?
+Trẻ em / người lớn uống rượi thì có tác hại gì?
-
HS nêu
- Chuẩn bị theo nhóm
Tiết 4: Phân môn : Tập đọc
Bài : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 	 Theo Hồng Thuý.
I - Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn ,tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn .
 - Hiểu nội dung : tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam .
 - Giáo dục :HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .
II - Đồ dùng dạy học:
 - GV:Tranh minh hoạ SGK (phóng to ) .Bảng phụ viết đoạn luyện đọc 
 - HS:SGK
III - Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 - Ổn định : Kiểm tra đồ dùng học tập SGK
2 - Kiểm tra bài cũ :
- Gọi lần lượt 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca về trái đất “ và trả lời câu hỏi.
+ Em hiểu 2 câu thơ cuối của khổ thơ 2 ý nói gì ? 
- Nêu nội dung bài thơ ? 
- GVnhận xét chung và cho điểm.
 3 - Bài mới:
 a - Giới thiệu bài: .
 - Cho HS quan sát tranh và mô tả những gì ở trong tranh ? 
 - Khi chiến tranh kết thúc , chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước , được sự giúp đỡ thật tận tình của bè bạn năm châu , tình tương ái đó được thể hiện qua bài “Một chuyên gia máy xúc “.
 b - Luyện đọc:
 - GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc : Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng ,dằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn ,tình hữu nghị ,của người kể chuyện .Đoạn đối thoại với giọng thân mật hồ hởi .
 - GV gọi 1HS đọc bài và chia đoạn .
 - Gọi 4 HS đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc từ ngữ khó : loãng ,rải , sừng sững , A- lếch – xây.
 - Cho HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải và giải nghiã từ SGK
 - Cho HS luyện đọc theo nhóm 
 - Gọi 1 HSK đọc toàn bài
 c - Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
 + Anh Thuỷ gặp A-lếch xây ở đâu ? 
 - GV: A-lếch-xây là một người Nga (Liên Xô trước đây) nhân dân Liên xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều.
 + Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch –xây ?
+ Vì sao A- lếch- xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý ?
Ý:Tả hình dáng A-lếch-xây.
- Cho HS đọc thầm đoạn 2.
 + Cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A- lếch – xây diễn ra như thế nào ? 
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? 
- Gọi HS phát biểu .
Ý:Tình cảm chân thành của anh Thuỷ và A- lếch – xây.
Yêu cầu HS đặt câu hỏi cho bạn trả lời
- Nhìn vào tranh vẽ SGK ,bạn hãy cho biết anh Thuỷ và anh A – lếch –xây đang làm gì ? Cuộc tiếp xúc của họ thể hiện điều gì ? 
- Nội dung của bài là gi ?
d - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
 - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 4 
 - GV đọc mẫu 
 - Hỏi : Đoạn này đọc với giọng như thế nào ? 
- Gọi 3 HS đọc diễn cảm đoạn 4 
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp nhận xét
4 - Củng cố :
- Bài văn ca ngợi điều gì? 
Giáo dục :HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dâ ... g di tích về Phan Bội Châu hoặc đường phố , trường học mang tên Phan Bội Châu không
4 – Củng cố: 
- Gọi HS đọc nội dung chính của bài .
5 – Dặn dò :
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :”Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”
- Hát 
Từ cuối TK XIX thực dân pháp tăng cường khai thác mỏ ,lập nhà máy ,đồn điền ,để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta .
HS nghe .
- HS đọc thầm phần chữ nhỏ và trả lời câu hỏi 
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 ,trong một gia đình nhà nho nghèo , tại làng Đan Nhiệm ,nay là xã xuân Hòa ,huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An .
- Thảo luận theo nhóm 6 và nêu kết quả
- Nhóm 1,2 : cử người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật giúp đào tạo nhân tài để cứu nước 
- Nhóm 3,4 : Năm 1905 có 9 người Việt Nam sang Nhật nhờ chính phủ Nhật giúp đào tạo cho người Việt Nam .Đến năm 1907 có khoảng 200 du học ở Nhật 
- Nhóm 5,6 :Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta .Giúp cho người Việt hiểu rằng : không thể dựa vào nước ngoài mà phải tự cứu lấy mình .- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm 
HS thảo luận 
+ Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam .Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản Phương Tây và nguy cơ mất nước , Nhật bản đã tiến hành cải cách trở nên cường thịnh.Phan Bội Châu cho rằng :Nhật Bản cũng là một nước châu Á”Đồng văn, đồng chủng “nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật bản để đánh Pháp.
+ Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã cấu kết với chính phủ Nhật chống lại phong trào.Năm 1908, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam & Phan Bội Châu ra khỏi Nhật .
- HS lắng nghe.
- HS liên hệ & trả lời .
- 2 HS đọc .
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
_________________________________________
Tiết 4:Phân môn : Chính tả ( Nghe - viết )
Bài : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
I - Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả ,biết trình bày đúng đoạn văn .
Tìm được các tiếng có chứa uô ,ua, trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh : trong các tiếng có uô ,ua, (BT2) ;tìm được tiếng thích hợp có chứa uô ,hoặc ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3 
- Giáo dục HS tính cẩn thận,tự tin.
II - Đồ dùng dạy học : 
 - GV : SGK. Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần .
 - HS: SGK,vở ghi
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 - Ổn định : 
2 - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS chép các tiếng : biển , bìa , mía vào mô hình vần 
- Gọi 1HS nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng .
- GV cùng cả lớp nhận xét.ghi điểm .
3 - Bài mới :
a - Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài tập đọc Một chuyên gia máy xúc .
b - Hướng dẫn HS nghe – viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK .
Hỏi : Dáng vẻ của A - lếch - xây có gì đặc biệt ?
- Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai :khung cửa kính , buồng máy ,tham quan , ngoại quốc , chất phác .
- GV đọc rõ từng câu cho HS viết .
- Nhắc nhở , uốn nắn những HS ngồi viết sai tư thế .
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
- Chấm chữa bài :+ GV chọn chấm 7 bài của HS.
 + Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
 c - Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :
- 1 HS nêu yêu cầu và nd của bài tập .
- Cho HS làm bài tập vào vở.
- Cho HS trình bày kết quả bài làmvà giải thích quy tắc ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng .
* Bài tập 3 :
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập .
- Cho HS làm bài tập theo nhóm .
- Cho đại diện nhóm trình bày bài làm .
- GV chữa bài tập ,nhận xét và chốt lại.
4 - Củng cố : 
- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi uô / ua .
5 - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
- Cho HS về nhà tìm thêm các tiếng chứa uô / ua 
Hát 
- HS lên bảng điền các tiếng: biển , bìa , mía vào mô hình vần 
- Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng.
- Cả lớp nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi SGK và lắng nghe.
+ Dáng vẻ của A - lếch – xây : vóc dáng cao lớn , đặc biệt, có vẻ mặt chất phác , có dáng dấp của người lao động.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.1hs viết trên bảng .
- HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
+ 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu ,nd của bài tập .
- 1HS làm bài trên bảng lớp .HS dưới lớp làm bài tập vào vở. 
- HS trình bày kết quả và giải thích quy tắc ghi dấu thanh . 
+ Các tiếng chứa uô :cuốn ,cuộc buôn muôn 
+ Các tiếng chứa ua : của ,múa .
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập theo nhóm đôi .
- Đại diện nhóm trình bày kết quả .
+ Muôn người như một : mọi người đoàn kết một lòng .
+ Chậm như rùa : quá chậm chạp .
+ Ngang như cua : Tính tình gàn dở khó nói chuyện ,khó thống nhất ý kiến .
+ Cày sâu cuốc bẫm : Chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng .
- HS lắng nghe.
- HS nêu : trong các tiếng có chứa ua :dấu thanh đặt ở chữ cái đầu âm chính ua là chữ u .Trong các tiếng có chứa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô là chữ ô
- HS lắng nghe.
- HS luyện viết nhiều ở nhà
_____________________________________________________
Tiết 5:Môn : Toán
Bài : MI-LI-MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I - Mục tiêu : Giúp HS.
- Biết tên gọi ,kí hiệu ,độ lớn của mi-li-mét vuông .Quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông 
- Biết tên gọi ,kí hiệu ,thứ tự ,mối quan hệ của các đo đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích .
- Giáo dục HS tính cẩn thận,ham học toán.
II - Đồ dùng dạy học :
1 - GV : -HV biểu diễn HV có cạnh dài1cm như SGK. -Bảng có kẽ sẵn các dòng ,các cột như SGK,phiếu bài tập .
 2 - HS : SGK ,VBT .
III - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1 - Ổn định : KT dụng cụ HS
2 - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 3b.
- Đề ca mét vuông là gì?Héc tô mét vuông là gì?
3 - Bài mới : 
a - Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học
b - Hoạt động
Giới thiệuđơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông 
- Nêu những đơn vị đo dt đã học ? 
- GV giới thiệu :Để đo những diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi-li-mét vuông .
- Đề-ca-mét vuông là gì? Héc-tô-mét vuông là gì ? 
- Vậy mi-li-mét vuông là gì ?Viết tắt như thế nào ?
- HD HS quan sát hình vẽ ..
- Hình vuông 1 cm2 gồm bao nhiêu hình vuông 1 mm2 .Vậy: 1 cm2 bằng bao nhiêu mm2 ? 
- 1 mm2 bằng bao nhiêu cm2 ? .
* Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích .
- GV treo bảng phụ kẽ sẳn bảng Đ/vị đo D/tích ( HS nêu gv điền vào bảng theo thứ tự từ Đ/vị lớn) 
 Lớn hơn m2
m2
 Bé hơn m2
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2 = 100hm2
1hm2= 100dam2= km2
dam2 = 100m2 =hm2
1m2= 100dm2 =dam2
1dm2= 100cm2 = m2
1cm2= 100mm2 = dm2
1mm2= cm2
- Cho HS quan sát bảng đơn vị đo D/tích vừa thành lập rồi nêu nhận xét mỗi quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau .
- Gọi Vài HS đọc bảng đơn vị đo Dtích .
+ Những đơn vị bé hơn m 2 là : dm2 , cm2 , mm2 .
+ Những đơn vị lớn hơn m2 là : km2 ,hm2 , dam2 .
1 m2 = 100 dm2 .
1 dm2 = m2 
+ Mỗi đơn vị đo D/tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền .
+ Mỗi đơn vị đo D/tích = đơn vị lớn hơn tiếp liền .
c -Thực hành :
Bài 1 : a) Đọc các số đo D/tích .
- Gọi HS nêu miệng Kquả .
b) Viết các số đo D/tích .
- Gọi 1 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
a) GV hướng dẫn HS đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé .
b) Hướng dẫn HS đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn .
- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập .
- Gv chấm 1 số bài .
- Nhận xét ,sửa chữa
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc Y/C của bài . 
- Gọi 2 HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở BT 
- GV nhận xét ,chốt lời giải đúng .
4 - Củng cố :
- Mi-li-mét vuông là gì ? 
- Nêu tên các đơn vị đo Dtích theo thứ tự từ lớn đến bé và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liên tiếp ?
5 - Dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập . 
- HS lên bảng làm.
- HS nêu
- HS nghe .
- cm2,dm2,m2dam2,hm2,km2.
- HS nghe .
- HS nêu.
- HS nêu 
- km2 ,hm2 ,dam2 ,m2,dm2 ,cm2 ,mm2 .
- HS nêu nhận xét
- Vài HS đọc lại bảng đơn vị đo Dtích .
a) HS đọc .
b) HS viết : 168 mm2 ,2310 mm2 
- HS nghe .
- HS lắng nghe .
- HS làm bài vào phiếu .
a )5em2=500 mm21
 12km2= 1200hm2
 1hm2 =10 000m2 
 7hm2 = 70 000m2
- HS đọc.
- 2HS lên bảng làm ,cả lớp làm bài vào vở. 
1mm2 = 1/ 100 em2
 8mm2= 8/ 100 em2
29mm2 = 29/100em2
1dm2 = 1/100m2
7dm2= 7/100m2 
 - HS nghe 
- HS nêu 
____________________________________________
Tiết 6:SINH HOẠT TUẦN 5
 I - Mục tiêu:
 - Củng cố xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp .
 - Rèn luyện ý thức phê bình và tự phê bình ,học sinh biết nhận xét ưu điểm và tồn tại của tuần qua về học tập ,lao động và vệ sinh khác .
 - Biết được công tác của tuần đến.
 - GDHS: Ý thức chấp hành nội quy trường lớp và tinh thần tự giác học tập,hoàn thành tốt nhiệm vụ học sinh .
II - Hoạt động trên lớp: 
A .Khởi động :
B . Tổ chức sinh hoạt. 
1. GV nêu mục đích – yêu cầu của tiết sinh hoạt .
2. Cán bộ tổ nhận xét đánh giá về tổ .
3. Cán bộ lớp đánh giá nhận xét về lớp .
4 HS tham gia ý kiến .
5 GV nêu nhận xét đánh giá chung :
a .Đạo đức : 
* Ưu điểm : HS ngoan ngoãn với thầy cô giáo ,hòa nhã với bạn bè .
b.Học tập :
- Ưu điểm : Đa số HS chịu khó học bài và làm bài .
- Khuyết điểm : một số HS chưa học bài trước khi đến lớp 
c. Lao động vệ sinh .
- Vệ sinh cá nhân ,vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ tuy nhiên còn để GV nhắc nhở nhiều .
6 . Kế hoạch tuần 6.
a . Đạo đức :
- GD đạo đức cho học sinh ,sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
- Thực hiện đúng nề nếp theo quy định. 
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Đảm bảo sĩ số, tác phong đội viên thực hiện tốt.
 B . Học tập .
-Thực hiện chương trình tuần 5 
- Chú ý nghe giảng ,làm bài và học bài trước khi lên lớp ,tích cực hăng hái phát biểu xây dựng bài .
- Một số em còn nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa nghiêm túc trong giờ học 
- Tiếp tục kiểm tra đồ dùng học tập.
- Tiếp tục củng cố nền nếp học tập
c. Các hoạt động khác .
- Vệ sinh lớp, vệ sinh khu vực sạch sẽ.
- Vận động HS tham gia bảo hiểm,hội phí.
- Hát tập thể.
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
7. Củng cố dặn dò :
- Củng cố nội dung sinh hoạt ,nhắc nhở học sinh khắc phụ những tồn tai của tuần qua .Nắm rõ kế hoạch tuần tới .
- Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_khoi_5_tuan_5_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc