TẬP ĐỌC
Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc bài văn rõ ràng, mạch lạc và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung bốn điều của Luật bảo vệ, chăm sóc va giáo dục trẻ em.
- Có ý thức thực hiện đúng luật định.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy học:
GV ; - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hs đọc bài: Những cánh buồm và TL câu hỏi nội dung bài.
2. Bài mới
Giới thiệu bài
Nội dung
a/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi một em đọc điều 15, 16, 17 và một học sinh đọc tiếp nối điều 21.
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 4 điều luật 2 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó. Cho học sinh luyện đọc theo cặp. Đại diện một số cặp đọc lại. Rút ra cách đọc các điều luật. Gọi một số học sinh nhắc lại cách đọc: Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch.
Tuần 33 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012 Sáng Tập đọc Tiết 65: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết đọc bài văn rõ ràng, mạch lạc và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung bốn điều của Luật bảo vệ, chăm sóc va giáo dục trẻ em. - Có ý thức thực hiện đúng luật định. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: GV ; - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa, bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hs đọc bài: Những cánh buồm và TL câu hỏi nội dung bài. 2. Bài mới Giới thiệu bài Nội dung a/ Luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi một em đọc điều 15, 16, 17 và một học sinh đọc tiếp nối điều 21. - Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 4 điều luật 2 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh đọc. Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó. Cho học sinh luyện đọc theo cặp. Đại diện một số cặp đọc lại. Rút ra cách đọc các điều luật. Gọi một số học sinh nhắc lại cách đọc: Toàn bài đọc với giọng thông báo, rõ ràng, rành mạch. * Tìm hiểu bài: - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Gợi ý các câu TL: Câu 1: Những điểu luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em VN? (Điều 15, 16, 17) Câu 2: Đặt tên cho mỗi điều lụât nói trên. (Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ; Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em; Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.) Câu 3: Điều luật nào trong bài nói về bổn phận của trẻ em? (Điều 17) Câu 4: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. (Trẻ em có các bổn phận sau: Phải có lòng nhân ái; Phải có ý thức nâng cao năng lực của bản thân; Phải có tinh thần lao động; Phải có đạo đức, tác phong tốt; Phải có lòng yêu nước và yêu hoà bình.) Câu 5: Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện? (HS tự nêu). +/ Qua 4 điều của “Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em„ em hiểu được điều gì? - HS TL. GV chốt ý, ghi đại ý của bài: Mọi người trong xãhội đều phải sống và làm việc theo pháp luật, trẻ em cũng có quyền và bổn phận của mình đối với gia đình và xã hội. b/ Luyện đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm các bổn phận 1, 2, 3, điều 21. - Tổ chức cho HS thi đọc. Nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau. Đạo đức (Dành cho địa phương) Tiết 33: Giáo dục trách nhiêm của người học sinh tiểu học I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tiếp tục được trao đổi thảo luận về ý thức trách nhiệm của người học sinh tiểu học. (kính trọng các thầy cô giáo, ông bà cha mẹ, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè) - Thực hiện theo đúng 5 điều Bác dạy người thiếu niên nhi đồng. Xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. GV : - Sưu tầm tư liệu về gương người tốt, việc tốt. HS : Tranh, ảnh III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung a/ Hoạt động 1: Thảo luận: * Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy rõ trách nhiệm của người HS hay bổn phận của các em là: Phải kính trọng các thầy cô giáo, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn tuổi, thương yêu em nhỏ, đoàn kết bạn bè, giúp đỡ người tàn tật, già yếu cô đơn theo khả năng của mình; Chăm chỉ học tập, giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự nơi công cộng, giữ gìn của công, bảo vệ môi trường. * Tiến hành: - GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm bàn, nói cho nhau nghe về trách nhiệm và bổn phận của người HS tiểu học. - Gọi HS nối tiếp nhau trả lời. - Lớp cùng GV nhận xét bổ sung. - GV kết luận. b/ Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. - Các em đã làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình? - HS nối tiếp nhau nêu suy nghĩ và việc làm của mình. - GV Kết luân: Các em hãy thực hiện thật tốt và đầy đủ theo 5 điều mà Bác Hồ đã dạy thiếu niên nhi đồng, làm được điều đó là các em đã thực hiện được bổn phận của người học sinh tiểu học. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em đã có ý thức trong học tập và rèn luyện, đoàn kết bạn bè và tích cực tham gia vào các phong trào của lớp của nhà trường. Nhắc nhở những em chưa thực hiện tốt hãy cố gắng thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Chiều Lịch sử Tiết 33: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được một số sự kiện, nhân vật LS tiêu biểu từ 1858 đến nay: TDP xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp; Đảng CSVN ra đời lãnh đạo CM nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước VNDCCH; - Có lòng yêu nước, tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. - GV và HS chuẩn bị bảng thống kê LS dân tộc ta từ 1958 đến nay, HS : SGK III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới. a/ Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện LS tiêu biểu từ 1945 đến 1975. - GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín nội dung. - HS đọc lại bảng thống kê đã hoàn thành ở nhà theo yêu cầu của tiết trước. (Vì trong bài 11 đã lập bảng thống kê diễn biến từ 1858 đến 1945, nên cho HS làm tiếp từ 1954 đến 1975.) - HS cả lớp làm việc dưới sự điều kiển của nhóm trưởng để hoàn thành bảng thống kê. VD: Từ năm 1945 đến nay, LS nước ta chia làm mấy giai đoạn? Thời gian của mỗi giai đoạn? Mỗi giai đoạn có sự kiện LS tiêu biểu nào? Sự kiện đó xảy ra vào thời gian nầo? - Tổ chức cho HS chọn 5 sự kiện LS có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta từ 1945 đến nay. b/ Hoạt động 2: Thi kể chuyện lịch sử - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu tên các trận đánh lớn của LS từ 1945 đến 1975, kể tên các nhân vật LS tiêu biểu trong giai đoạn này. - GV tổ chức cho HS thi kể về các trận đánh các nhân vật LS trên. - GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay. c/ Hoạt động 3: Tổng kết chương trình. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài đọc SGK. - GV kết luận: - LS VN từ năm 1858 là LS chống Pháp, chống Mĩ để dành độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩ xã hội. Nhân dân VN đã không ngừng đấu tranh , sẵn sàng chấp nhận sự hi sinh, gian khổ để đạt được mục đích cao cả. Từ khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo dân tộc VN đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; hiện nay dân tộc ta đang đi trên con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn: xây dựng CNXH- đó là con đường đúng đắn của thời đại. 3. Củng cố, dặn dò: - GV n/xét giờ học, - Dặn HS về nhà ôn tập để chuẩn bị cho thi định kì lần II. Sáng Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012 Khoa hoc Tiết 65: Tác động của con người đến môi trường rừng I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá. - Nêu được tác hại của việc phá rừng. - Có ý thức bảo vệ môi trường nói chung, môi trường rừng nói riêng. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. - Hình trong SGK, sưu tầm tư liệu về việc phá rừng. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. a/ Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. * Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. * Tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi sau: + Con mgười khai thác gỗ, phá rừng để làm gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến rừng bị tàn phá? - GV cho các nhóm sưu tầm được tranh ảnh thì nhóm trưởng điều khiển các nhóm trưng bày trước lớp. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận Các nhóm khác nhận xét. GV kết luận: Có nhiều lí do khiến cho rừng bị tàn phá như: đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng phá rừng để lấy đất làm nhà làm đường. b/ Hoạt động 2: Thảo luận. * Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng. * Tiến hành: - GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận các câu hỏi sau: +Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? + Liên hệ thực tế ở địa phương em. (Khí hậu, thời tiết có gì thay đổi)? - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến thảo luận, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét kết luận: * Hậu quả của việc phá rừng: - Làm cho khí hậu thay đổi: lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra. - Đất đai bị xói mòn trở nên bạc màu. - Động thực vật quý bị giảm dần và có nguy cơ bị tuyệt chủng. 3. Củng cố dặn dò. - GVnhận xét tiết học, nhắc nhở HS sưu tầm những thông tin về nạn phá rừng và hậu quả của nó. Chính tả (nghe -viết) Tiết 33: Trong lời mẹ hát I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe viết đúng chính tả bài Trong lời mẹ hát; trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng. - Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2). - Có ý thức viết bài, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. GV : Bảng phụ, SGK, HS ; vở chính tả. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV mời 2 HS lên bảng viết tên cơ quan đơn vị. Lớp viết ra nháp. + Nhà hát Tuổi Trẻ; Nhà xuất bản Giáo dục; Trường Mầm non Sao Mai. 2/ Bài mới. a/ Hướng dẫn nghe viết chính tả. - GV đọc bài chính tả lớp theo dõi SGK. - Cả lớp đọc thầm lại bài thơ. - GV hỏi: Nội dung bài thơ nói về điều gì? (Ca ngợi lời hát ru của người mẹ đối với đứa trẻ.) - GV nhắc HS đọc thầm lại bài thơ tìm những từ ngữ dễ nhầm lẫn và khó viết. - Hai học sinh lên bảng viết từ khó, lớp viết vào giấy nháp. - GV đọc chính tả cho HS viết bài chính tả. - GV chấm bài. Nhận xét bài viết của HS. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. * Bài tập 2: - 1HS đọc yêu cầu của bài tập. - Lớp đọc thầm bài tập suy nghĩ để làm bài. - GV hỏi: Đoạn văn nói về điều gì? (Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tếđầu tiên đề cập toàn diện các quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.) - GV mời một HS đọc tên các cơ quan tổ chức có trong đoạn văn. - 1 học sinh nhắc lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - GV mở bảng phụ ghi sẵn ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại * Ghi nhớ: Tên các cơ quan tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - HS làm vào vở bài tập, hai HS làm phiếu to rồi trình bày trước lớp. Cả lớp cùng GV nhận xét chốt lại ý đúng. VD: Liên hợp quốc/ ủy ban/ Nhân quyền /Tổ chức / Nhi đồng/ Liên hợp quốc. Tổ chức/ Lao động /Quốc tế. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Chiều Luyện từ và câu Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Trẻ em I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1 và BT2). - Tìm được hình ảnh so sảnh đẹp về trẻ em (B ... đúng? (Dấu ngoặc kép thứ nhất đánh dấu ý nghĩ của Tốt-tô-chan. Dấu ngoặc kép thứ hai đánh dấu lời nói trực tiếp của Tốt-tô-chan với thầy hiệu trưởng.) * Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và nội dung đoạn văn. - HS làm bài cá nhân. - Gọi học sinh trình bày bài làm trước lớp. GV chốt lại ý đúng: Lớp chúng tôi có tổ chức cuộc bình chọn “ Người giàu có nhất.” Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” sách: khổng lồ về các loại Sách bách khoa tri thức học sinh đàn oóc, * Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập suy nghĩ làm bài. - GV nhắc h/s một số lưu ý khi viết đoạn văn. - HS làm nháp, sửa chữa, bổ sung rồi viết vào vở. - Yêu cầu HS đọc đoạn văn trước lớp. - GV đánh giá ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Chiều Khoa học Tiết 66: Tác động của con người đến môi trường đất I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng nay càng bị thu hẹp và suy thoái. - Có ý thức tự giác học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. Hình minh hoạ trong SGK. - Sưu tầm tư liệu về việc gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước đây và hiện nay. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm bàn. * Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp. * Tiến hành: - Các nhóm quan sát hình 1 - 2 (136 SGK) để trả lời câu hỏi; + Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì? + Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi việc sử dụng đó? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, - GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất để ở hơn. Ngoài ra khoa học phát triẻn, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như: thành lập khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông, b/ Hoạt động 2: Thảo luận * Mục tiêu: HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị suy thoái. - HS làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: + Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đến môi trường đất. + Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân đẫn đến môi trường đất ngày càng bị thu hẹp và bị suy thoái: - Dân số tăng nhanh, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta phải tìm cách tăng năng xuất cây trồng trong đó có biện pháp bón phân hóa học,sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,Những việc làm đó dẫn đến môi trường đất bị suy thoái, môi trường nước cũng bị ô nhiễm. Dân số tăng, rác thải tăng không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học, dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường và hậu quả của nó Tiếng Việt ( ôn ) Mở rộng vốn từ: Trẻ em I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố mở rộng vốn từ về: trẻ em - Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu điền các từ ngữ đó vào chỗ trống, diễn đạt cho phù hợp. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. GV ; Bảng phụ, sách TVNC. HS : Vở TV ôn III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung. a/ Hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập 1: (Trang 100 sách TVnâng cao lớp 5) - GV giao phiếu bài tập cho HS làm bài theo cặp. - Một h/s đọc to yêu cầu bài tập. - Các cặp suy nghĩ để làm bài, một cặp làm bảng phụ sau đó gắn bảng. Lớp cùng GV nhận xét, kết luận: 1- Trẻ con Những đứa trẻ nói chung. 2- Trẻ thơ . Trẻ em ( hàm ý nói còn dại gây thơ) 3- Trẻ măng . Rất trẻ, chỉ vừa mới đến tuổi trưởng thành. * Bài tập 2: + Chọn từ ngữ thích hợp sau để điền vào chỗ trống: trẻ con, trẻ em, trẻ măng, trẻ trung. - Cách tiến hành tương tự bài tập 1. Chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Một kĩ sư trẻ măng vừa rời ghế nhà trường. Tính tình còn trẻ con quá. Năm mươi tuổi chứ còn trẻ trung gì . * Bài tập 3: Tìm lời giải nghĩa ở cột B thích hợp với thành ngữ, tục ngữ ở cột A. A B a/ Trẻ người non dạ 1/ Lúc nhỏ, con cáI phảI trông ccậy vào cha mẹ, lúc cha mẹ già phảI nhờ cậy vào con cáI phụng dưỡng. b/ Trẻ cậy cha, già cậy con 2/ Còn ngây thơ, dại dột, chưa có kinh nghiệm, chưa từng trải. c/ Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già 3/ Trẻ thì chưa từng trải chưa có được kinh nghiệm như những người đi trước, còn sức khỏe thì người già không bằng trẻ. - GV giao phiếu cho các nhóm làm bài - Một nhóm làm vào bảng phụ, gắn bảng rồi trình bày trước lớp. - Nhóm khác nhận xét, GV chốt lại ý đúng: a – 2; b – 1; c - 3 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xet tiết học dặn HS về nhà ôn tập kĩ để chuẩn bị thi định kì 4. Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012 Tập làm văn Tiết 66: Tả người (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học. - Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi viết bài. - Ngồi viết đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: HS : chuẩn bị dàn ý cho một trong 3 đề bài tiết trước, giấy KT. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra. 2/ Bài mới. Giới thiệu bài: a/ Hướng dẫn HS làm bài - 1 HS đọc 4 đề bài tiết trước. - Gv ghi đề bài lên bảng, 1 HS đọc lại: * Đề bài: 1/ Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. 2/ Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an xã, chú dân phòng, bác trưởng thôn, bà cụ bán hàng, ) 3/ Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. - GV nhắc nhở HS trước khi làm bài: Kiểm tra lại dàn ý đã lập không nhất thiết bắt buộc HS phải làm theo dàn ý tiết trước song GV nhắc nhở HS nên làm theo dàn ý đã lập và đã được sửa sang tiết trước thì tốt hơn. b/ HS dựa vào dàn ý để hoàn thành bài văn. - GV quan sát nhắc nhở HS về thời gian, chữ viết. - GV thu bài 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, - Dặn HS về chuẩn bị bài sau. Địa lí Tiết 33: Ôn tập cuối năm (Tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Tìm được các châu lục, đại dương và vị trí nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới. - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. - Nhớ được tên các quốc giađã học trong chương trìnhcủa các châu lục trên thế giới. Chỉ được trên bản đồ các châu lục và các đại dương. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. GV ; - Phiếu học tập, bản đồ thế giới, HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. a/ Hoạt động 1: Đặc điểm tự nhiên và các hoạt đông kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới. - GV chia lớp thành 6 nhóm để hoàn thành bảng thống kê sau: (hai nhóm cùng hoàn thành một bảng) có 3 bảng sau: 1 - Điền tên các châu lục vào bảng sau (nhóm 1, 2) Tên nước Thuộc châu lục Tên nước Thuộc châu lục Trung Quốc Ai Cập Hoa Kì LB Nga Ô- xtrây- li- a Pháp Lào Cam- pu- chia 2 - Hoàn thành bảng sau (nhóm 3, 4) Châu á Châu Âu Châu Phi - Vị trí thuộc bán cầu nào? - Thiên nhiên đặc điểm nổi bật. - Dân cư - Hoạt động kinh tế - Một số sản phẩm công nghiệp - Một số sản phẩm nông nghiệp 3 - Hoàn thành bảng sau (Nhóm 5, 6) Châu Mĩ Châu Đại Dương Châu Nam Cực - Vị trí (thuộc bán cầu nào) - Thiên nhiên(đặc điểm nổi bật) - Dân cư - Hoạt động kinh tế + một số sản phẩm công nghiệp + Mộtsố sản phẩm nông nghiệp. b/ Hoạt động 2: Thi làm hướng dẫn viên du lịch. HS giới thiệu về châu lục hoặc một trong các nước đã được học trên bản đồ thế giới. (mỗi HS chỉ giới thiệu về một châu lục hoặc về một nước.). Lớp nhận xét, bình chọn bạn thực hiện tốt nhất. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài sau: Tiếng việt (ôn) Tập làm văn : ôn tập về tả người I. Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Đồ dùng dạy - học : GV : Phấn màu, nội dung. HS : Vở TV ôn III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh.. B.Dạy bài mới: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau. Đề bài : Tả cô giáo(hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. - Gọi HS đọc và phân tích đề bài. - Hướng dẫn học sinh lập dàn ý. * Mở bài: - Giới thiệu người được tả. - Tên cô giáo. - Cô dạy em năm lớp mấy. - Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. * Thân bài: - Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..) - Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh,) * Kết bài: - ảnh hưởng của cô giáo đối với em. - Tình cảm của em đối với cô giáo. - Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập. - Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn. - GV nhận xét và đánh giá chung. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 33 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. * Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. - Đánh giá xếp loại các tổ. - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . + Về học tập: + Về đạo đức: + Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: - Về các hoạt động khác. * Tuyên dương: * Phê bình: 2. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho tuần 34. - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. - Thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp đề ra. - Tiếp tục chăm sóc công trình măng non - Ôn tập, chuẩn bị tốt cho đợt KTĐK lần 4 (25, 26 /4/2012)
Tài liệu đính kèm: