Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 34 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 34 (Bản 2 cột)

* HD luyện đọc, tìm hiểu bài

Hoạt động 1:Luyện đọc:

- HS đọc cá nhân

- Đọc đoạn

- Luyện đọc theo cặp

- HS đọc toàn bài

- GV đọc diễn cảm

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài

- Rê - mi học chữ trong hoàn cảnh nào?

- Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?

- Kết quả học tập của Rê- mi và Ca –pi như thế nào?

- Tìm chi tiết cho thấy Rê- mi là cậu bé hiếu học?

- Qua câu chuyện này em suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:

- Cho HS luyện đọc trong nhóm

- Luyện đọc diễn cảm 3 đoạn

- Tổ chức thi đọc

- Nhận xét, cho điểm HS

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 259Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 34 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2012.
TẬP ĐỌC
TIẾT 67: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đọc lưu loát, đọc đúng các từ mới và từ khó đọc tên riêng nước ngoài
- Hiểu ý nghiã của các từ bài: ca ngợi lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi- ta - li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo rê- mi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- SGK, tranh minh hoạ bài học
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra:
- Đọc thuộc lòng bài: Sang năm con lên bảy
- Vài HS đọc
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu chủ đề bài học
* HD luyện đọc, tìm hiểu bài
Hoạt động 1:Luyện đọc:
- HS đọc cá nhân
- Đọc đoạn 
- Luyện đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm 
- Hai HS khá đọc bài văn
- HS đọc nối tiếp bài văn
- Luyện đọc theo cặp
- 1 Học sinh giỏi đọc cả bài.
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Rê - mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
- Học chữ trên đường.
- Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh?
- Lớp học rất đặc biệt. Học trò là Rê- mi và chú chó Ca- pi, sách là miếng gỗ mỏng
- Kết quả học tập của Rê- mi và Ca –pi như thế nào?
- Ca –pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc.
- Tìm chi tiết cho thấy Rê- mi là cậu bé hiếu học?
- Lúc nào túi Rê- mi cũng đầy miềng gỗ, học thuộc các chữ cái.
- Không sao nhãng một phút nào học tập
- Thầy hỏi học bài hát: Rê- mi trả lời: Đây là điều con thích nhất
- Qua câu chuyện này em suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- Trẻ em được dạy dỗ, học hành....
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm:
- Cho HS luyện đọc trong nhóm
- Luyện đọc diễn cảm 3 đoạn
- Tổ chức thi đọc
- Nhận xét, cho điểm HS
- Đọc trong nhóm đôi
- HS đọc nối tiếp
- HS thi
- Bình chọn bạn đọc hay
3. Củng cố- dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của chuyện?
- Nhắc HS về nhà luyện đọc bài. Chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
- Lắng nghe, thực hiện
CHÍNH TẢ (nhớ – viết) 
TIẾT 34: SANG NĂM CON LÊN BẢY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhớ và viết đúng chính tả khổ 2,3 của bài thơ Sang năm con lên bảy. Trình bày đúng thể thơ 5 tiếng.
-Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức. Viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, côngg ti... ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
-Giấy khổ to viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
-Bảng nhóm viết tên các cơ quan, tổ chức (chưa viết đúng chính tả) trong bài tập 1.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1.Kiểm tra bài cũ:
GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, tổ chức ở bài tập 2 tiết trước.
2.Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Hướng dẫn HS nhớ – viết :
- Mời 1 HS đọc khổ thơ 2, 3. Cả lớp theo dõi.
-Mời 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ.
- Cho HS nhẩm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ngày xưa, ngày xửa, giành lấy,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- HS nhớ lại – tự viết bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HS nhẩm lại bài.
HS viết bài
Soát lỗi
- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu của bài tập:
+Tìm tên cơ quan tổ chức trong đoạn văn.
+Viết lại các tên ấy cho đúng.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm tên các cơ quan, tổ chức.
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- HS làm bài cá nhân. GV phát bảng nhóm cho một vài HS.
- HS làm bài trên bảng nhóm dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
- GV mời 1 HS phân tích cách viết hoa tên mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
*Lời giải:
-Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
-Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
-Bộ Y tế
-Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TIẾT 67: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tiếp tục ôn luyện, củng cố kiến thức về dấu ngoặc kép: nêu tác dụng của dấu ngoặc kép
- làm đúng bài tập thực hành giúp kỹ năng sử dụng dấu ngoặckép
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
	- Bảng phụ: Ghi nội dung cần ghi nhớ về dấu ngoặc kép
	- Hai tổ làm bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra:- Nêu tác dụng của dấu hai chấm
- Vài HS nêu
2. Dạy bài mới
* Giới thiệu bài
* Nội dung: HD làm bài tập
Bài 1: 
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Giao việc:
 Đọc thầm đoạn văn phát hiện và đánh dấu ngoặc kép chỗ thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Chữa bài
- Vài HS nêu
- Đọc yêu cầu
- Đáp án:  bỗng nghe tiếng ba gọi lớn: “ Mau ra coi, An ơi! Gần tới sân chim rồi”
Bài 2:
- Đọc yêu cầu bài tập 2
-GV nhắc HS: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Các em cần đọc kĩ đoạn văn để phát hiện ra và đặt chúng vào trong dấu ngoặc kép cho đúng.
-Cho HS trao đổi nhóm 2.
-Gọi một số HS trình bày. 
-HS khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
- Thực hiện theo yêu cầu bài tập
- HS trình bày.
- HS nhận xét
... “ cây khôi hài”... “ xây nhà” “ngôi nhà” “ dân chúng” “thợ xây lành” nghề”...
Bài tập 3:
- Đọc yêu cầu bài
- Giao việc: Viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài.
- Chữa bài
- Thực hiện viết đoạn văn vào VBT , 2 HS viết bảng phụ
- Chữa 2 bài trên bảng
- Đọc bài của mình
- Nhận xét
3. Củng cố- dặn dò:
- Nêu tác dụng của ngoặc kép?
- Nhận xét giờ học
- VN: xem lại bài.
- Học sinh nêu.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 67: TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
HS nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn .
 viết lại một đoạn trong bài cho đúng và hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: 
2-Bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
-Nhận xét về kết quả làm bài của HS.
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Một số HS diễn đạt tốt. 
+Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
-Hướng dẫn HS chữa bài:
-GV trả bài cho từng học sinh.
-HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ1 - 4 của tiết.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
-Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình:
-HS đọc nhiệm vụ 1 - tự đánh giá bài làm của em - trong SGK. Tự đánh giá.
c) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
-HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
d) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
e) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
3- Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS trao đổi 
-HS đọc lại bài của mình, tự chữa.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
Thứ năm ngày 26 tháng 4 năm 2012.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 68: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu gạch ngang)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang; tìm được các dấu gạch ngang và nêu tác dụng của chúng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
 -Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
-Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (159):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
-Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
-GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, mời một số HS đọc lại.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (160):
-Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
-GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: 
+Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện.
+Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
-Cho HS làm bài theo nhóm 7.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày. 
-GV chốt lại lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: 
-HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
-GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Lời giải :
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a
-Tất nhiên rồi.
-Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đoạn a
-đều như vậy-Giọng công chúa nhỏ dần, 
Đoạn b
nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 - 
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Đoạn c
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
-Tham gia tuyên truyền,
-Tham gia Tết trồng cây
*Lời giải:
-Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích trong câu):
+Chào bác – Em bé nói với tôi.
+Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
-Tác dụng (1) (Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại).
Trong tất cả các trường hợp còn lại.
HS làm bài theo nhóm 7.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
TIẾNG VIỆT
ÔNTẬP VỀ DẤU CÂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
- Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra: 
- GV cho HS làm lại BT 3 tiết trước.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu mục tiêu của tiết học.
* Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1 (179):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, mời một số HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang
Bài tập 2 (179):
- Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV nhắc nhở để HS nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Cho HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, cho điểm HS
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Một HS lên bảng
- HS lắng nghe
- Đọc yêu cầu của bài
- Vài HS trình bày
- Lời giải :
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a
- Lạy thầy
Đoạn b
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng!
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đoạn b
- Nhụ đáp nhẹ.
- Vài HS nhắc lại
- Đọc đề bài: Viết đoạn văn nói về một số hoạt động của trẻ em ở địa phương em nhằm giúp đồng bào bị thiên tai trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê
- HS lắng nghe
- HS làm bài cá nhân
- Đọc bài viết
- Nhận xét bài của bạn
- Vài HS nhắc lại
- Lắng nghe, thực hiện
Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài. viết lại một đoạn trong bài cho đúng và hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
-Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS:
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Một số HS diễn đạt tốt. 
+Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 -Hướng dẫn HS chữa bài:
-GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
-Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
-Hai HS nối tiếp nhau đọc nhiệm vụ 2 và 3.
-HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
-GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm cùa mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
+ GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
3- Củng cố – dặn dò:
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS đọc lại bài của mình, tự chữa.
-HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
-HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
LỊCH SỬ
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II
 I. MỤC TIÊU: 
Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri.
- Nêu được diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày
 26 -12 - 1972.
-Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
	- Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Kiểm tra: 
- Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay?	
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học
* Nội dung:
Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
+Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI.
- Nhận xét, bổ xung
Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
+Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 
26 - 12 - 1972.
+Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- Làm việc theo nhóm 2: HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng 30 - 4 - 1975.
- Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm trình bày tốt.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhắc lại nội dung vừa ôn tập.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
- Vài HS nêu
- HS lắng nghe.
- Lấy sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc, quân pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam 
- Lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định Quốc huy; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận trong nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện
GIÁO DỤC TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I- MỤC TIÊU:
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ
II- CHUẨN BỊ:
Lớp trưởng tổng kết thi đua của các tổ
Các tổ chuẩn bị tiết mục văn nghệ
III- CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ DẠY:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Tiến hành:
* Yêu cầu lớp trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm
* Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau:
- Duy trì tốt nề nếp
- Giúp đỡ bạn yếu
- Tích cực hoạt động trong các giờ học
- Tham gia tích cực các hoạt động của Đội
* Vui văn nghệ: Chủ điểm “ Tìm hiểu về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”
* Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ sinh hoạt
- Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ cho tuần học sau
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Thực hiện tốt nề nếp
- Học sinh phát biểu
- Vui văn nghệ
- Chơi trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_34_ban_2_cot.doc