Giáo án dạy Lớp 5 - Phần 6

Giáo án dạy Lớp 5 - Phần 6

TẬP ĐỌC

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I.MỤC TIÊU

Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 155 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1006Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Phần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 21 (Từ 29/1/2007 đến 2/2/2007)
Thứ
 Ngày 
Môn
Tên bài dạy
HAI
29/1
Tập đọc 
Toán
đức
Trí dũng song toàn.
Luyện tập về tính diện tích.
Uỷ ban nhân dân xã, phường em. (Tiết 1)
BA
30/1
Thể dục 
Toán
Tập làm văn
LT và Câu
Khoa học 
Bài 41
Luyện tập chung.
Lập chương trình hoạt động.
Mở rộng vốn từ: Công dân.
Năng lượng mặt trời.
TƯ
31/1
Toán 
Tập đọc 
Địa lí
Chính tả
Mĩ thuật 
Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương.
Tiếng rao đêm.
Các nước láng giềng của Việt Nam.
(Nghe-viết) Trí dũng song toàn.
Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn.
NĂM
1/2
Thể dục
Toán
LT và Câu
Tập làm văn
Lịch sử 
Bài 42.
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Trả bài văn tả người.
Nước nhà bị chia cắt.
SÁU
2/2
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Kể chuyện
Âm nhạc
SH lớp
Nghỉ 
Sử dụng năng lượng chất đốt.
Luộc rau.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Tre ngà bên lăng Bác.
Thứ hai, ngày 29/1/2007
TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I.MỤC TIÊU
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn – giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Ổn định lớp 
 2.Kiểm tra bài cũ: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
+Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: Trước Cách mạng, khi Cách mạng thành công.
+Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: trong kháng chiến, sau khi hòa bình lập lại.
+Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
-Gv nhận xét ghi điểm.
 3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
Trí dũng song toàn là truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử nước ta – danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách đây gót 400 năm.
b) Hướng dẫn luyện đọc
-Cho hs đọc bài
-Gv chia đoạn: bài được chia thành 4 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
+Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến đền mạng Liễu Thăng.
+Đoạn 3: Từ lần khác đến sai người ám hại ông. 
+Đoạn 4: Phần còn lại.
-Gv kết hợp sửa lỗi cho Hs, giải nghĩa từ tiếp kiến nghĩa là gặp mặt. Hạ chỉ tức là ra chiếu chỉ, ra lệnh. Cống nạp tức là nộp.
-Gv đọc mẫu: chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn đối thoại: Đoạn Giang Văn Minh than khóc- giọng ân hận, xót thương. Câu hỏi: Vậy, tướng liễu Thăng đã tử trận mấy trăm năm, sao nhà hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? – Giọng cứng cỏi. Đoạn Giang Văn Minh ứng đối – Giọng dõng dạc tự hào. Đoạn kết, đọc chậm, giọng xót thương.
c) Tìm hiểu bài
+Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng? 
-Gv: Sự khôn khéo của Giang Văn Minh đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng. 
-Cho Hs nhắc lại cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh. 
+Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? 
+Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? 
+Ý nghĩa câu truyện nói lên điều gì?
d) Luyện đọc diễn cảm. 
-Gv treo đoạn cần đọc diễn cảm 
-Gv đọc mẫu – hướng dẫn Hs đọc 
-Gv nhận xét tuyên dương
 4. Củng cố, dặn dò:
+Tiết tập đọc hôm nay cô vừa dạy em bài gì?
+Câu truyện ca ngợi ai? Với tinh thần ra sao?
-Về nhà đọc lại bài, xem trước bài “Tiếng rao đêm”.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-4 em đọc bài và thực hiện theo yêu cầu của Gv.
-Hs lớp nhận xét.
-Hs lắng nghe, nhắc lại tựa bài.
-1 em đọc cả bài 
 -4 Hs đọc nối tiếp (3 lượt), rèn đọc từ khó và giải nghĩa từ.
-1 em đọc lại toàn bài.
+Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
-2 cặp Hs nhắc lại.
+Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh. 
+Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
+Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
-Hs lắng nghe
-3 em đọc 
-Hs luyện đọc theo cặp
-Hs thi đọc diễn cảm trước lớp
-Hs nhận xét bạn đọc.
-Hs lớp 
TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp học sinh thực hành cách tính diện tích của các hình đa giác không đều.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh kĩ năng chia hình và tính diện tích của các hình đa giác không đều nhanh, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập tính diện tích ruộng đất.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu cách tính.
Phương pháp: Quan sát, động não, thực hành. 
Giáo viên chốt:
	Chia hình trên thành hình vuông và hình chữ nhật.
v	Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Quan sát, thực hành.
 Bài 1
Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên nhận xét.
 Bài 2:
Yêu cầu đọc đề.
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua.
Giáo viên nhận xét.
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 
Hoạt động nhóm.
- Học sinh đọc ví dụ ở SGK.
Nêu cách chia hình.
Chọn cách chia hình chữ nhật và hình vuông.
Tính S từng phần ® tính S của toàn bộ.
Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm.
-Học sinh đọc đề.
Chia hình.
Tính diện tích toàn bộ hình.
Sửa bài.
Học sinh đọc đề.
Học sinh chia hình (theo nhóm).
Đại diện trình bày.
Lớp nhận xét.
Tính diện tích toàn bộ hình.
 Hoạt động cá nhân.
-2 dãy thi đua đọc quy tắc, công thức các hình đã học.
ĐẠO ĐỨC
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM.
I-MỤC TIÊU
Kiến thức
Giúp HS hiểu:
Uỷ ban nhân dân(UBND) xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước luơn chăm sĩc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em.
Vì vậy , mọi người đều phải tơn trọng và giúp đỡ UBND làm việc.
Thái độ
-HS tơn trọng UBND phừơng, xã đồng tình với những hành động, việc làm biết tơn trọng UBND phường , xã và khơng đồng tình với những hành động khơng lịch sự, thiếu trách nhiệm đối với UBND phường, xã.
Hành vi
HS thực hiện nghiêm túc các quy định của UBND phường ,xã.
HS tham gia tích cực các hoạt động do UBND phường, xã tổ chức.
II-PHƯƠNG PHÁP
Kể chuyện.
Đàm thoại.
Giao nhiệm vụ cá nhân.
Thảo luận nhĩm.
Đĩng vai xử lý tình huống.
Động não.
III-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC.
Tranh ảnh về UBNDphường, xã( của chính UBND nơi trường học đĩng tại đại phương đĩ) (HĐ 1- tiết 1).
Mặt cười-mặt mếu(HĐ 2-tiết 1).
Bảng phụ các băng giấy(HĐ 3-tiết 1).
Bảng phụ ghi tình huống(HĐ 2-tiết 2).
Giấy, bút dạ bảng(HĐ 3-tiết 2).
IV-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN “ĐẾN UBND PHƯỜNG”
-Yêu cầu 1-2 HS đọc truyện” Đến UBND phường ,xã” trang 31 SGK.
-Yêu cầu HS thảo luận, cả lớp trả lời câu hỏi sau (GV đi vịng quanh lớp kiểm tra, theo dõi nhắc nhở HS làm việc và cĩ gợi ý nếu HS gặp khĩ khăn).
Câu hỏi thảo luận :
+Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
+Ngồi việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã cịn làm những việc gì?
+Theo em, UBND phường , xã cĩ vai trị như thế naị? Vì sao?(GV gợi ý nếu HS khơng trả lời được: Cơng việc của UBND phường xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân?).
+Mọi người cần cĩ thái độ như thế nào đối với UBND phường , xã?
-GV gọi lần lượt HS lên trả lời, cĩ thể hỏi mỗi em 1 câu (nối tiếp nhau).
-GV kết luận:
+Treo tranh ảnh UBND 1 phường , xã nào đĩ(tốt nhất là ảnh UBND địa phương mình và giới thiệu và giới thiệu với HS).
+Kết luận: UBND phường, xã là một cơ quan chính quyền, người đứng đầu là Chủ tịch và nhiều ban ngành cấp dưới. UBND là nơi thực hiện chăm sĩc và bảo vệ lợi ích của người dân, đặc biệt là trẻ em. Vì vậy, mọi người dân phải tơn trọng và giúp đỡ UBND hồn thành nhiệm vụ.
-HS đọc cho cả lớp nghe, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
-HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
 +Bố dẫn Nga đến UBND phường, xã để là giấy khai sinh.
+Ngồi việc cấp giấy khai sinh, UBND phường , xã cịn làm nhiều việc: Xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
+UBND phường , xã cĩ vai trị vơ cùng quan trọng vì UBND phường, xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp l ... äp, củng cố quy tắc, công thức tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3. Thái độ: 	Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Giới thiệu hình cầu.
Nêu công thức tính S hình cầu?
VD: Tính S hình cầu biết bán kính hình cầu là 1,5 m
Nêu công thức tính V hình cầu?
VD: Tính V hình cầu có bán kính là 2 cm
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
Luyện tập chung.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Ôn tập.
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua.
Giáo viên cho học sinh 2 dãy thi đua nêu các công thức tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
	Bài 1
Giáo viên lưu ý học sinh đổi cùng đơn vị.
Bài 2:
Giáo viên sửa bài bảng phụ.
	Bài 3
Giáo viên gợi ý cách làm cho học sinh.
Giáo viên nhận xét + sửa bài bảng lớp.
Bài 4
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Học sinh thi đua ghi các công thức đã học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh nêu + làm ví dụ.
Học sinh nêu + làm ví dụ.
2 dãy thi đua.
-Học sinh đọc đề bài.
Học sinh nêu cách làm bài.
Học sinh làm bài vào vở.
1 học sinh sửa bài bảng lớp.
Lớp sửa bài.
-Học sinh đọc đề.
Thi đua giải nhanh (mỗi dãy 5 người đầu tiên).
1 học sinh giải bảng phụ.
Học sinh sửa bài.	
Học sinh đọc đề.
Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm hiểu cách làm.
Làm bài vào vở.
2 học sinh thi đua giải bài bảng lớp (1 em / 1 dãy).
Học sinh sửa bài.	
Học sinh đọc đề.
Học sinh nêu cách làm bài.
Học sinh làm bài vào vở.
Học sinh sửa bài miệng.
2 dãy thi đua (3 em / 1 dãy)
KHOA HỌC
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật, tránh gây hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh gây chập cháy đường dây, cháy nhà.
2. Kĩ năng: 	- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh biêt cách giữ an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: - Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin(một số pin tiểu và pin trung).
 - Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm 
 điện và an toàn.
 - Học sinh : - Cầu chì, SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2).
® Giáo viên nhận xét sản phẩm lắp của các nhóm.
3. Giới thiệu bài mới: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác.
Giáo viên bổ sung thêm: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ, xoắn dây điện,
 v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
Cho học sinh quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện (có ghi số vôn) và giải thích phải chọn nguồn điện thích hợp.
Nêu tên một số dụng cụ, thiết bị điện và nguồn điện thích hợp (bao nhiêu vôn) cho thiết bị đó.
Hướng dẫn cho cả lớp về cách lắp pin cho các vật sử dụng điện.
Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì?
v Hoạt động 3: Củng cố.
Cho một số học sinh trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
Tìm hiểu xem ở nhà bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện?
 Có thể để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà bạn?... 
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập vật chất – năng lượng”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Hoạt động nhóm.
Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
Các nhóm trình bày kết quả.
Học sinh trả lời.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hành theo nhóm: tìm hiểu số vôn quy định của một số dụng cụ, thiết bị điện ghi trên đó, lắp pin cho môt số đồ dùng, máy móc sử dung điện.
Các nhóm giới thiệu kết quả.
Đọc SGK để tìm hiểu lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì.
Khi dây chì bị chảy, thay cầu chì khác, không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
Học sinh đọc mục 91/ SGK và thảo luận.
Làm thế nào để người ta biết được mỗi hộ gia đình đã dùng hết bao nhiêu điện trong một tháng?
Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
KĨ THUẬT
RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỒNG (1 tiết)
I. MỤC TIÊU : HS cần phải:
- Nêu được tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn vá ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC :
- Một số bát, đũa, dụng cụ, nước rửa chén, bát.
- Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1/ Bài mới:
GTB: Nhân dân ta có câu “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Điều đó cho thấy là muốn có bữa ăn ngon, hấp dẫn thì không chỉ cần chế biến món ăn ngon mà còn phải biết cách làm cho dụng cụ ăn uống, sạch sẽ khô ráo.
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK và đặt câu hỏi:
+ Nếu như dụng cụ nấu,bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
* Tóm tắt: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho dụng cụ không bị hoen rỉ, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 SGK và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rưả bát được trình bày trong SGK.
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình rửa chén.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
2/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Dặn chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn”.
 - Lắng nghe, ghi vở.
- HS đọc nội dung mục 1 SGK và trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2 SGK và trả lời câu hỏi để so sánh. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời, lớp nhận xét.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết kể lại chuyện rõ ràng tự nhiên.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh biết chọn đúng câu chuyện có ý nghĩa về một việc làm tốt.
3. Thái độ: 	- Có ý thức góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
II. Chuẩn bị: 
+ GV : Tranh ảnh về an toàn giao thông.
+ HS : 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Kể lại câu chuyện đã nghe hoặc đã học.
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra 2 học sinh kể lại câu chuyện em đã được nghe.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Các em sẽ tìm hiểu và kể câu chuyện em thấy hoặc tham gia góp phần xây dựng cuộc sống tốt qua tiết: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Nhắc học sinh chú ý câu chuyện các em kể là em đã làm hoặc tận mắt chứng kiến.
Hướng dẫn học sinh tìm chuyện kể qua việc gọi học sinh đọc lại gợi ý trong SGK.
v Hoạt động 2: Lập dàn ý và kể chuyện.
Phương pháp: Thực hành, kể chuyện, thảo luận.
Gọi học sinh trình bày dàn ý đã viết.
Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm.
Tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
Nhận xét, tính điểm thi đua cho các nhóm.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Qua câu chuyện các bạn kể em học tập được điềm gì?
® Ai cũng cần có ý thức, trách nhiệm xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Kể lại câu chuyện vào vở.
Chuẩn bị: Vì muôn dân.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an toàn nơi làng xóm, phố phường mà em được chứng kiến hoặc tham gia.
1 học sinh đọc gợi ý.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Làm việc cá nhân, viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
2 – 3 học sinh trình bày dàn ý trước lớp.
Theo dàn ý đã lập, kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện nhóm kể chuyện trước lớp.
Nêu câu hỏi chất vấn người kể.
Nhận xét.
Học sinh trả lời.
Bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5-6.doc