Giáo án Địa lý lớp 4 (Bổ sung)

Giáo án Địa lý lớp 4 (Bổ sung)

 Địa lý (Bổ sung)

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN

I- MỤC TIÊU

 Học xong bài này, HS biết:

 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất bazan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.

 - Rèn luyện kỹ năng xem , phân tích bản đồ, bảng thống kê

 - Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.

 -Giáo dục HS ham học địa lí.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

 - Lựơc đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 4 (Bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lý (Bổ sung)
Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
I- Mục tiêu
	Học xong bài này, HS biết:
	- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất bazan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
	- Rèn luyện kỹ năng xem , phân tích bản đồ, bảng thống kê 
	- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
	-Giáo dục HS ham học địa lí.
II- Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Lựơc đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
+ Tây Nguyên có những dân tộc nào sinh sống?
+ Nêu trang phục của người dân Tây Nguyên.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của từng em và cho điểm.
2. giới thiệu bài mới
- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
3. Hướng dẫn thực hành
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 3 HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Đất đỏ bazan tơi xốp rất thích hợp để Tây Nguyên trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại nhiều giá trị kinh tế cao hơn.
- Hai HS nhắc lại.
	Bài 2
- Yêu cầu quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên, bảng số liệu vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi sau:
- Tiên hàn thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi trình bày.
+ Chỉ trên lược đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên.
+ 2HS lên bảng chỉ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên: bò, voi, trâu.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và bổ sung
- Yêu cầu HS làm bài.
.- HS làm bài vào vở.
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
- Phần a đánh dấu x vào ô trống 3 là voi. Phần b đánh dấu x vào ô trống 4.
	Bài 4,5
- GV hướng dẫn HS làm tương tự như bài 3.
- HS làm bài vào vở.
4. Củng cố dặn dò
	- GV nhận xét giờ học. 
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Địa lí (bổ sung)
Đồng bằng Bắc Bộ
I- Mục tiêu	
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ Về hình dạng, sự hình thành, địa hình, diện tích, sông ngòivà nêu được vai trò của hệ thống đê ven sông.
- Tìm kiến thức, thông tin trên các lược đồ, bản đồ, tranh ảnh.
- Có ý thức tìm hiểu về ĐBBB, bảo vệ đê điều, kênh mương.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, lược đồ miền Bắc hoặc ĐBBB.
- Lược đồ câm vùng ĐBBB. Tranh ảnh về ĐBBB như SGK.
- Bảng phụ, bảng từ và sơ đồ.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu Bài mới
: Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Tây Nguyên. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 1 vùng đất khác của Tổ quốc Việt Nam. Đó là Đồng bằng Bắc Bộ.
3. Tìm hiểu bài 
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm phần a.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 3 HS trả lời.
+ Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của sông nào?
+ Của sông Hồng và sông Thái Bình.
+ Như vậy đánh dấu nhân vào ý nào là đúng.
+ Đánh dấu nhân vào ý cả hai sông trên.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Phần b tiến hành tương tự phần a.
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và bổ sung
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
4. Củng cố dặn dò
- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Giáo viên nhắc nhở HS sưu tầm các tranh ảnh về ĐBBB và người dân ở vùng ĐBBB.
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
Địa lí (bổ sung)
Hoạt động sản xuất của người dân 
ở Đồng bằng Bắc Bộ
	I- Mục tiêu
	- Học sinh trình bày được đặc điểm, hoạt động trồng trọt , chăn nuôi của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	- Công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
	- Mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
	II- Đồ dùng dạy học
	- Bản đồ nông nghiệp VN và 1 số tranh ảnh về trồng trọt và chăn nuôi.
	Iii- Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ 
	Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi:
+ Trình bày1 số đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Giáo viên nhận xét-cho điểm. 
Giới thiệu bài mới 
Bài trước chúng ta đã biết đặc điểm trang phục, lễ hội,.... của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. Vậy họ hoạt động sản xuất ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hướng dẫn thực hành
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời.
+ Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn đứng thứ mấy ở nước ta?
+ Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn đứng thứ hai ở nước ta.
+ Như vậy gạch dưới từ ngữ nào em cho là đúng?
+ Gạch dưới từ ngữ lớn thứ hai.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và bổ sung
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
- Làm đất, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc.
	Bài 4, 5
- Tiến hành tương tự bài 3.
Củng cố-dặn dò 
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài và nhận xét giờ học.
- Các em về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Địa lý (bổ sung)
Ôn tập
I- Mục tiêu
Giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học về:
- Những đặc điểm chính về tự nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam.
- Nắm được đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội, thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế, khoa học của nước.
- Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của nhân dân.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Tranh ảnh về Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ.
- Phiếu học tập cho HS.
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí của Hà Nội trên bản đồ.
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Vì sao HN lại là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học ?
- Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu Bài mới
 GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
 3. Hướng dẫn ôn tập
a. Ôn tập vị trí, đặc điểm, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4.
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- Phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
- Nhận phiếu, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Nêu vị trí và hệ thống sông ngòi ở ĐBBB.
+ ĐBBB có dạng hình tam giác đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là bờ biển. ĐBBB có sông Hồng và sông Thái Bình chảy qua chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển.
+ Nêu đặc điểm về nhà ở, làng xóm, trang phục của người dân ở ĐBBB?
+ Người dân ở đồng bằng BB chủ yếu là người kinh. Dân cư đông đúc nhất cả nước. Họ sống tập chung theo từng làng. Làng thường có luỹ tre bao bọc. Các nhà trong làng ở gần nhau. Mỗi làng thường có đền thờ thành hoàng làng, chùa và có khi có miếu. Nhà thường quay về hướng nam, thường được xây bằng gạch vững chắc. Hiện nay nhà ở của người dân ở ĐBBB thường có thêm các đồ dùng tiện nghi.Trang phục trong lễ hội là trang phục truyền thống.
+ Nêu một số đặc điểm về trồng trọt và chăn nuôi của người dân ở ĐBBB?
+ ĐBBB là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước do phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ. Nuôi nhiều lợn gà vịt, có sẵn nguồn thức ăn. Trồng nhiều loại rau hoa sứ lạnh do mùa đông có nhiệt độ thấp.
2. Thủ đô Hà Nội
- Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí của HN trên bản đồ Việt Nam.
- 1 HS lên bảng chỉ bản đồ, HS cả lớp theo dõi.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
 + Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm 1010.
+ Lúc đó HN có tên là gì?
+ Lúc đó HN có tên là Thăng Long.
+ Kể tên một vài con phố cổ của HN.
- Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào,
+ Kể tên các cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước, các đại sứ quán.
+ Quốc hội, văn phòng chính phủ, đại sứ quán Mỹ, Anh, Pháp.
+ Kể tên các nhà máy, trung tâm thương mại, chợ lớn, siêu thị, ngân hàng, bưu điện ở HN.
+ Nhà máy công cụ số 1, Nhà máy cao su Sao Vàng, siêu thị Metro, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bưu điện HN.
+ Kể tên các viện bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học, thư viện ở HN.
+ Bảo tàng quân đội, lịch sử, dân tộc học, Thư viện Quốc gia, Đại học Quốc gia HN, Viện toán học. 
+ Kể tên các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
+ Hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, chùa Làng,
- Giáo viên giới thiệu lại về thủ đô HN.
- Lắng nghe.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài để chuẩn bị kiểm tra.
Địa lí (bổ sung)
Người dân ở đồng bằng nam bộ
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Kể tên được các dân tộc chủ yếu và một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
- Trình bày được các đặc điểm về nhà ở và phương tiện đi lại chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của người dân đồng bằng Nam Bộ.
- Giáo dục HS ham học địa lí.
II- Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh và hình vẽ về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân Nam Bộ (nếu có).
	- Phiếu thảo luận nhóm
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng, vừa chỉ lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ, vừa nêu lên được các đặc điểm chính về đồng bằng Nam Bộ.
	- HS dưới lớp lắng nghe nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu Bài mới
 	Từ những đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ mà các em đã biết ở tiết học trước, hôm nay chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống người dân qua bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời.
+ Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
+ Đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc sinh sống như người kinh, khơ- me, chăm, hoa.
+ ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà ở đâu?
+ Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.
+ Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân miền Tây Nam Bộ là gì?
+ Xuồng, ghe.
+ Như vậy đánh dấu nhân vào những ô trống nào em cho là đúng?
+ Phần a đánh dấu nhân vào ô trống thứ 2. Phần đánh dấu nhân vào ô trống thứ 3. Phần c đánh dấu nhân vào ô trống thứ 2.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS QS tranh và điền tên dưới mỗi bức tranh.
- HS QS tranh và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và bổ sung
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
+ Những lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ là: Lễ hội bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng Trăng
	Bài 4
- Tiến hành tương tự bài 3.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Địa lý(bổ sung) 
thành phố hồ chí minh
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh (về diện tích, số dân, là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của cả nước).
- Tìm hiểu kiến thức dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu.
- Giáo dục HS ham học địa lí.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ đồng bằng Nam Bộ.
- Lược đồ hoặc bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
- Tranh, ảnh về thành phố Hồ Chí Minh (như SGK) và sưu tầm được.
- Bảng phụ ghi các câu hỏi, bảng biểu và bảng gài ghi chữ/ số (nếu có) cho hoạt động 1. 
Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu dẫn chứng cho thấy đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển nhất nước ta.
+ Hãy mô tả chợ nổi trên sông ở đồng bằng Nam Bộ.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu Bài mới
Trong số các thành phố lớn vùng ĐBNB có một thành phố hét sức nổi tiếng vì từ nơi đây, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Đó là thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS QS lược đồ và làm bài.
- HS QS để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời.
+ Thành phố Hồ Chí Minh có phía đông, tây, nam, bắc giáp với những đâu?
+ HS trả lời.
+ Từ thành phố đi đến các nơi bằng những loại đường giao thông nào?
+ Đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
+ TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn thứ mấy của nước ta?
+ TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
+ Như vậy đánh dấu nhân vào những ô trống nào em cho là đúng?
+ Phần a HS tự làm . Phần b đánh dấu nhân vào ô trống thứ 6. Phần c đánh dấu nhân vào ô trống thứ 3.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
+ Thành phố Sài Gòn được mang tên là thành phố Hồ Chí Minh từ năm nào?
+ TP mang tên Bác từ năm 1976.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và bổ sung
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
	4. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc.
- GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS học bài, chuẩn bị tranh, ảnh tim hiểu về bài thành phố Cần Thơ.
- HS ghi nhớ.
Địa lý(bổ sung) 
dải đồng bằng duyên hải miền trung 
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
- Đọc tên và chỉ trên lược đồ, bản đồ các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày được đặc điểm của các đồng bằng duyên hải miền Trung: nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng có nhiều cồn cát, đầm phá.
- Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhận xét các thông tin trên tranh ảnh, lược đồ.
- Giáo dục HS ham học địa lý.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bảng phụ ghi các bảng biểu cho các hoạt động.
	Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài ôn tập tiết trước.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của các bạn.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu Bài mới
+ Yêu cầu HS kể tên các đồng bằng lớn đã học.
+ Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- Giới thiệu: Ngoài 2 đồng bằng rộng lớn đó ở nước ta con có hệ thống các dải đồng bằng nhỏ, hẹp nằm sát biển và các sông khi chảy ra biển bồi đắp lên. Đó là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS QS hình 1 trang 135 SGK và làm bài.
- HS QS để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
+ Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung nhỏ hẹp vì sao?
 + Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung nhỏ hẹp vì các dãy núi lan ra sát biển.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và làm bài vào vở.
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
	Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HSQS lược đồ và điền vào lược đồ theo yêu cầu của bài.
- HSQS lược đồ và làm bài.
- GV đi kiểm tra và giúp đỡ những em yêu.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
	4. Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ.
	- Nhận xét tiết học.
 	- Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về con người, thiên nhiên của ĐB duyên hải miền Trung. 
Địa lý (bổ sung) 
thành phố huế 
I- Mục tiêu
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ được vị trí thành phố Huế và các địa danh nổi tiếng ở thành phố Huế trên lược đồ.
- Trình bày được những đặc điểm thành phố Huế (là cố đô, di sản văn hoá thế giới, thành phố du lịch).
- Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm thông tin.
- Tự hào về thành phố Huế.
- Giáo dục HS ham học địa lý.
II- Đồ dùng dạy học
- Lược đồ thành phố Huế, đồng bằng duyên hải miền Trung, bản đồ Việt Nam (nếu có).
- Tranh ảnh về thành phố Huế.
- Ô chữ, bảng phụ. 
	Iii- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi của bài trước.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của các bạn.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu Bài mới
- Thành phố Huế được gọi là Cố Đô, được công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1993. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đến thăm thành phố này.
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- GV hướng dẫn HS QS lược đồ và làm bài.
- HS QS để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của HS.
	Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
+ Thành phố Huế thuộc tỉnh nào?
+ Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- HS theo dõi, nhận xét và làm bài vào vở.
	Bài 3	
- Gọi HS đọc bài.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài.
- HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào vở.
+ Nếu đi thuyền xuôi theo dòng sông Hương chúng ta có thể thăm quan địa điểm du lịch nào của Huế?
+ Dọc theo dòng Hương có thể ngắm những cảnh đẹp: Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
	Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- GV yêu cầu HS chọn và điền các ý thích hợp vào sơ đồ.
- HSQS và làm bài.
- GV đi kiểm tra và giúp đỡ những em yêu.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Vài HS đọc.
- GV nhận xét và kết luận ý đúng.
	4. Củng cố dặn dò
+ Tại sao Huế là thành phố du lịch nổi tiếng?
+ Em có cảm nhận gì về thành phố Huế? Em có tình cảm gì đối với thành phố Huế?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Phiếu học tập
Phố cổ Hà Nội
Phố mới Hà Nội
Tên một vài con phố
.
Đặc điểm tên phố
.
Đặc điểm nhà cửa
.
Đặc điểm đường phố
.
Phiếu học tập
Phố cổ Hà Nội
Phố mới Hà Nội
Tên một vài con phố
.
Đặc điểm tên phố
.
Đặc điểm nhà cửa
.
Đặc điểm đường phố
.

Tài liệu đính kèm:

  • docDialyBoSung.doc