Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 26

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 26

EM YÊU HOÀ BÌNH

A /Mục tiêu :

- Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham giá các hoạt động bảo vệ hoà bình.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Em yêu hoà bình (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK).

 * Mục tiêu : HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học, .Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK

 

doc 15 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
Từ ngày 12/3 đến ngày 16/3
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
12/3
26
126
51
26
35 p
40p
40p
40p
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Chính tả
Em yêu hoà bình.
Nhân số đo thời gian với một số.
Nghĩa thầy trò.
(N – V) Lịch sử ngày Quốc tế lao động.
Thứ ba
13/3
51
127
51
 51
26
35p
40p
40p
 35p
40p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
Kể chuyện
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi : Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
Chia số đo thời gian cho một số.
Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
Cơ quan sinh sản của thực vật.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ tư
14/3
52
128
51
 26
26
40p
40p
40p
35p
35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Luyện tập.
Tập viết đoạn đối thoại.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
Lắp xe chở hàng (giới thiệu bộ lắp ghép mô hình điện).
Thứ năm
 15/3
52
129
 52
52
26
35p
40p
40p
35p
35p
Thể dục
Toán
LT&C
Khoa học
Mĩ thuật
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi : Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
Luyện tập chung.
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Sự sinh sản của thực vật có hoa.
Tập kẻ chữ kiểu in hoa nét thanh, nét đậm.
Thứ sáu
16/3
26
130
52
26
4
35p
40p
40p
35p
20p
Âm nhạc
Toán
TLV
Địa lí
GDNK
Học hát bài : Em vẫn nhớ trường xưa.
Vận tốc.
Trả bài văn tả đồ vật.
Châu Phi (TT).
Em làm toán.
Thứ năm và thứ sáu : Cô Huệ dạy (trừ tiết Âm nhạc).
Thứ sáu : Cô Hồng dạy : Âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 12 tháng 2 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU HOÀ BÌNH
A /Mục tiêu : 
- Giá trị của hoà bình; trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham giá các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Em yêu hoà bình (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34, SGK).
 * Mục tiêu : HS hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS đọc thông tin/ SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học,..Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu : HS biết được trẻ em có quyền sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : Các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em được quyền sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2, SGK.
 *Mục tiêu : HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
 *Cách tiến hành :
 1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động tiếp nối : Thực hành theo nội dung trong SGK.
D/ Bổ sung :.
TOÁN
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Nhân số đo thời gian với một số.
- Rèn kĩ năng biết nhân số đo thời gian, giải bài toán với phép nhân số đo thời gian với một số.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng, trừ số đo thời gian sau đó lên bảng thực hiện bài tập trong SGK.
2. Bài mới : Nhân số đo thời gian với một số (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
a) GV cho HS nêu ví dụ 1, cho HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân : 1 giờ 10 phút x 3 = ?
- GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi tính như SGK.
 3 giờ 15 phút
x 3
b) Tương tự như phần a) đối với ví dụ 2.
c) GV hướng dẫn HS tự nêu cách nhân số đo thời gian (khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiên phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó; trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề).
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài. Sau đó tự làm rồi nêu kết quả. 
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. GV lưu ý cho HS về cách nhân sồ đo thời gian với một số. Bài giải
Thời gian Mai học trong một tuần lễ là : 40 x 25 = 1000 (phút).
Thời gian Mai học hai tuần lễ là : 1000 x 2 = 2000 (phút).
Đổi : 2000 phút = 33 giờ 20 phút
Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài giải
12000 hộp so với 60 hộp thì gấp số lần là : 12000 : 60 = 200 (lần).
Để đóng được 12000 hộp cần số thời gian là : 5 x 200 = 1000 (phút).
Đổi 1000 phút = 16 giờ 40 phút
Đáp số : 16 giờ 40 phút
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Chia số đo thời gian cho một số.
D/ Bổ sung :.
TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- GDHS nhớ ơn thầy cô giáo.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Cửa sông, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Nghĩa thầy trò ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy - người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ “đồng thanh dạ ran”, cùng theo sau thầy).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy mình từ thuở vỡ lòng; thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng/ Thầy chắp tay cung kính, vái cụ đồ.).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Uống nước nhớ nguồn; Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài.
D/ Bổ sung :.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết lại các từ : Sác-lơ Đác-uyn, A-đam, Pa-xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ .
 2. Dạy bài mới : Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả : Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 :
a) Chép lại các tên riêng trong câu chuyện Tác giả bài Quốc tế ca dưới đây :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS phát biểu ý kiến : các tên riêng trong bài là : Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê; Pa-ri; Pháp.
b)	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập b.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Sau khi hoàn thành bài tập, một vài HS đọc lại đoạn văn và câu đố và trả lời câu hỏi của GV.
(Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng – vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt).
3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :.
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. 
TRÒ CHƠI : “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an to ... ỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
- GDHS Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Nghĩa thầy trò, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 4 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Hội bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Trong khi một thành viên của đội lo việc lấy lửa, những người khác - mỗi người một việc : người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, phối hợp với nhau rất nhịp nhàng, ăn ý./ Vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, thông minh của tập thể./).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Tác giả thể hiện tình cảm trân trọng và tự hào với một nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc).
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Tranh làng Hồ.
D/ Bổ sung :.
TOÁN
LUYỆN TẬP 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng ôn tập, củng cố về cộng, trừ, nhân và chia số số đo thời gian, đổi đơn vị đo thời gian.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách chia và cách đổi số đo thời gian. Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại cách cộng, trừ, nhân, chia và cách đổi số đo thời gian. 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
	GV yêu cầu HS nhắc cách chia số đo thời gian cho một số.
Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách công, trừ, nhân và chia số đo thời gian. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
	a) (6 giờ 35 phút + 7 giờ 4 phút) : 3 = 13 giờ 39 phút : 3 
 = 4 giờ 33 phút.
	b) 63 phút 4 giây – 32 phút 16 giây : 4 = 63 phút 4 giây – 8 phút 4 giây 
 = 55 phút.
	c) (4 phút 18 giây + 12 phút 37 giây) x 5 = 16 phút 55 giây x 5 = 80 phút 275 giây = 84 phút 35 giây (1 giờ 24 phút 35 giây).
	d) (7 giờ - 6 giờ 15 phút) x 6 = (6 giờ 60 phút – 6giờ 15 phút) x 6 = 45 phút x 6
= 270 phút = 4 giờ 30 phút
Bài 4 : Giải bài toán.
	- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT.
- GV gợi ý cho HS cách giải.
Bài giải 
Đổi : 1 ngày = 86400 giây.
Trong một ngày có số ô tô chạy qua cầu là : 
86400 : 50 = 1728 (ô tô).
Đáp số : 1728 ô tô.
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
Thời gian dự kiến : 40 phút
 A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Rèn luyện kĩ năng biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
- GDHS viết đúng theo trình tự của đoạn đối thoại.
 B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi những điều cần chú ý (SGK).
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn đối thoại ở nhà và gọi 2 – 3 HS đọc đoạn đối thoại của mình.
2. Dạy bài mới : Tập viết đoạn đối thoại (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1 :
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. 
- Cả lớp theo dõi trong SGK và đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2 :
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- HS cả lớp đọc lại toàn bộ nội dung của bài tập 2.
- Một HS đọc lại to, rõ ràng 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS tự hình thành các nhóm trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại lời đối thoại trong SGK.
- GV phát phiếu BT cho các nhóm làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý chính.
Bài tập 3 :
	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
	- HS các nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
	- Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
	- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
	- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
	- Hai, ba HS không nhìn SGK, nói lại nội dung cần ghi nhớ.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại thể thức viết một đoạn đối thoại.
	- GD HS viết đúng trình tự của một đoạn đối thoại.
4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà nhớ thể thức trình bày một đoạn đối thoại; đọc trước nội dung trong tiết TLV tới.
D/ Bổ sung :
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 	- Tưừngày 18 đến ngày 30 – 12 – 1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội; quân dân ta đã chiến đấu anh dũng, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”.
 	- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện lịch sử và tường thuật diễn biến sự việc .
 	- GDHS yêu nước căm thù giặc; nắm vũng sự kiện lịch sử.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK, ảnh tư liệu khác; Bản đồ hành chính Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1.Bài cũ : GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi SGK bài Sấm sét đêm giao thừa - Lớp nhận xét bổ sung.
 2. Bài mới : Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 (làm việc cả lớp).
- HS nhắc lại những biểu hiện về tội ác của Mĩ - Diệm.
- GV nhấn mạnh : về tình hình chiến trường miền Nam và cuộc đàm phán ở Hội nghị Pa-ri về Việt Nam.
- GV giao nhiệm vụ cho HS : 
+ Trình bày âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 đánh phá Hà Nội ?.
+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26 – 12 – 1972 trên bầu trời Hà Nội ?.
+ Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ?.
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm).
- GV tổ chức cho HS đọc SGK và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm :
	+ HS đọc SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập.
	+ HS báo cáo kết quả thảo luận.
	- GV kết luận : SGK. 
*Hoạt động 3 : (làm việc cả lớp).
	- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày theo gợi ý : số lượng máy bay Mĩ, tinh thần chiến đấu kiên cường của các lực lượng phòng không của ta, sự thất bại của Mĩ.
	- GV mời ĐD một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 4 : (Làm việc cả lớp).
	- GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
	- HS thảo luận về thời điểm, cách đánh, tinh thần của quân dân ta, từ đó rút ra nhận định :
3. Củng cố : 
 - GV đặt câu hỏi để chốt lại ý chính chung của bài.
 	- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS về tinh thần yêu nước.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài.
D/ Bổ sung .
K Ĩ THUẬT
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Rèn luyện kĩ năng làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
- GDHS sử dụng an toàn và biết tiết kiệm điện.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Sử dụng năng lượng điện, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Lắp mạch điện đơn giản (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Thực hành lắp mạch điện.
* Mục tiêu : HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản : sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung : SGK.
	- GV kết luận : SGK.
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
 * Mục tiêu : Giúp HS làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm.
	- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết để trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. 
- Đại diện từng nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK của nhóm mình. 
- GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận : 
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
3.Củng cố : 
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Cần sử dụng an toàn và tiết kiệm điện.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
 - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan26.doc