Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 29

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 29

EM TÌM HIỂU LIÊN HỢP QUỐC

A /Mục tiêu :

 - Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.

- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 2

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Chơi trò chơi phóng viên (bài tập 2, SGK).

 * Mục tiêu : HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.

* Cách tiến hành :

1. GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên (có thể là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình, phóng viên đài phát thanh, ) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc. Ví dụ :

- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào ?.

 - Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu ?.

 - Việt Nam đã trở thành thnàh viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào ?.

- Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết ?.

- Bạn hãy kể một viếc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em ?.

- Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết ?.

2. HS tham gia trò chơi.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 29
Từ ngày 2/4 đến ngày 6/4
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
2/4
29
141
 57
29
35 p
40p
40p
40p
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Chính tả
Em tìm hiểu Liên Hợp Quốc .
Ôn tập phân số (tt).
Một vụ đắm tàu.
(N – V) Đất nước.
Thứ ba
3/4
57
142
 57
 57
29
35p
40p
40p
 35p
40p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
Kể chuyện
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi : Bỏ khăn.
Ôn tập về số thập phân.
Ôn tập về dấu câu.
Sự sinh sản của ếch.
Lớp trưởng lớp tôi.
Thứ tư
4/4
58
143
 57
 29
 29
40p
40p
40p
35p
 35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
Con gái.
Ôn tập về số thập phân (tt).
Tập viết đoạn đối thoại.
Hoàn thành thống nhất đất nước.
Lắp xe cần cẩu (tt).
Thứ năm
 5/4
58
144
 58
 58
29
35p
40p
 40p
 35p
35p
Thể dục
Toán
 LT&C
 Khoa học
Mĩ thuật
Môn thể thao tự chọn . Trò chơi : Nhảy ô tiếp sức.
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng.
Ôn tập về dấu câu.
Sự sinh sản và nuôi con của chim.
Tập nặn tạo dáng : Đề tài ngày hội.
Thứ sáu 
6/4
28
 145
58
59
35p
 40p
40p
35p
Âm nhạc
 Toán
TLV
Địa lí
Ôn tập bài TĐN số 7, số 8 – Nghe nhạc.
Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng.
Trả bài văn tả cây cối.
Châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 Thứ năm : Cô Huệ dạy : Toán + LT&C + Mĩ thuật + Khoa học.
Thứ sáu : Cô Hồng dạy : Âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
EM TÌM HIỂU LIÊN HỢP QUỐC
A /Mục tiêu : 
	- Tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 2
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Chơi trò chơi phóng viên (bài tập 2, SGK).
 * Mục tiêu : HS biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương em.
* Cách tiến hành : 
1. GV phân công một số HS thay nhau đóng vai phóng viên (có thể là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong, phóng viên đài truyền hình, phóng viên đài phát thanh,) và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc. Ví dụ :
- Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào ?.
 - Trụ sở Liên Hợp Quốc đóng ở đâu ?. 
 - Việt Nam đã trở thành thnàh viên của Liên Hợp Quốc từ khi nào ?. 
- Bạn hãy kể tên một cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam mà bạn biết ?.
- Bạn hãy kể một viếc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em ?.
- Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương mà bạn biết ?.
2. HS tham gia trò chơi.
3. GV nhận xét, khen các em trả lời đúng, hay.
Hoạt động 2 : Triển lãm nhỏ.
*Mục tiêu : Củng cố bài.
* Cách tiến hành : 
 1. GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày tranh, ảnh, bài báo,..về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được xung quanh lớp học.
 2. Cả lớp cùng đi xem, nghe giới thiệu và trao đổi.
 3. GV khen các nhóm hS đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay và nhắc nhở HS thức hiện nội dung bài học. 
 4. GV kết luận.
 5. HS nhắc lại phần ghi nhớ của bài học.
Hoạt động tiếp nối : Tìm hiểu tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc; một vài hoạt đông5 của Liên Hợp Quốc; sưu tầm tranh ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc.
D/ Bổ sung :
TOÁN
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TT)
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục tiêu : 
- Nhớ lại các tính chất cơ bản của phân số.
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số, quy đồng mẫu số và so sánh các phân số.
 - GDHS cẩn thận khi làm bài, trình bày đúng, đẹp.
 B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
 C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc, viết và so sánh phân số; sau đó lên bảng làm bài tập SGK.
 2. Bài mới : Ôn tập về phân số (TT) (GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học).
Hoạt động 1 : Ôn tập về phân số:
- GV yêu cầu HS nêu toàn bộ tính chất cơ bản của phân số.
- Cách đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số và so sánh các phân số khác mẫu số.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm VBT):
Bài 1 : HS tự làm bài sau đó đổi chéo bài để kiểm tra. Kết quả : 
Bài 2 : HS làm miệng . Khoanh vào B.
Bài 3 : GV hướng dẫn HS tìm phân số bằng nhau theo mẫu. HS nhắc lại cách tìm các phân số bằng nhau (khi ta nhân tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên lớn hơn một thì ta được một phân số bằng phân số đã cho)
	 = = = ; = = = 
Bài 4 :
HS làm BT 4 VBT .GV nhận xét và chữa bài, cho HS nêu nhiều cách quy đồng hai phân số khác mẫu số , nhưng nên chọn cách nhanh nhất, sau đó so sánh.
- GV hướng dẫn HS tự quy đồng mẫu số các phân số, tự nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
a) và MSC : 7 x 5 = 35 b) và MSC : 11 x 9 = 99
 = = = = 
 = = = = 
Vì nên > 
Bài 5 : GV yêu cầu HS nêu cách so sánh các phân số, sau đó tự làm bài và chữa bài.
	Kết quả : ; ; 
3.Củng cố : 
 - GV cho HS nhắc lại các tính chất cơ bản của phân số.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài , chú cách trình bày bài làm.
4.Nhận xét – dặn dò : Nhận xét chung tiết học, về xem lại bài.
D/ Bổ sung :.
TẬP ĐỌC
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác các tên nước ngoài.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- GDHS có tình bạn cao đẹp.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Đất nước, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Một vụ đắm tàu ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 5 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài văn, trả lời câu 1 SGK (Ma-ri-ô : bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta : đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ ).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Một ý nghĩ vụt đến – Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn- cậu hét to : Giu-li-ét-ta, xuống đi ! Bạn còn bố mẹ, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước).
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Con gái.
D/ Bổ sung :
..
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
ĐẤT NƯỚC
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúnởc khổ thơ bài chính tả Đất nước.
- Viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
- Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
HS chép vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình.
 2. Dạy bài mới : Đất nước ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Nhớ - viết :
- Hai HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cần nhớ - viết của bài Đất nước.
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung, sửa chữa.
- GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dể viết sai (rừng tre, bát ngát, phù sa, rì rầm, tiếng đất), những chữ cần viết hoa.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày các khổ thơ.
- HS gấp SGK, nhớ lại bài thơ, tự viết bài. Hết thời gian quy định, GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
 Hoạt động 3 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 : 
 - Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS tiếp nối nhau lên bảng gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng; suy nghĩ kĩ để nêu đúng cụm từ cần viết hoa.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc.
 - HS chữa bài trong VBT : 
a) Các cụm từ : 
- Chỉ huân chương : Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
- Chỉ danh hiệu : Anh hùng Lao động.
- Chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh.
 b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ : Mỗi cụm từ đều có 2 bộ phận, các chữ cái mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa.
Bài 3 : - HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT.
- HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên địa lí.
D/ Bổ sung : 
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2007
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. 
TRÒ CHƠI : “BỎ KHĂN”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Bỏ khăn”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân. - Chơi trò chơi “Kết bạn”.
- Ôn bài thể dục.
2. Phần cơ bản :
a) Môn thể thao tự chọn (đá cầu):
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ. - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
 ... nhớ SGK.
 - GDHS tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài.
D/ Bổ sung .
KĨ THUẬT
LẮP XE CẦN CẨU (tt)
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : HS cần phải :
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Rèn luyện kĩ năng lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- GDHS tính cẩn thân và bảo đảm an toàn trong khi thực hành.
B/ Chuẩn bị : Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn; bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Lắp xe cần cẩu (GV giới thiệu bài và nêu MĐ vàYC của bài học).
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó.
 (Cần các bộ phận : giá đỡ cẩu; cần cẩu; các bộ phận khác).
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết.
	- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
	- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp bộ theo từng loại chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận :
	- Lắp giá đỡ cẩu (Hình 2 SGK).
+ GV tiến hành lắp từng phần, sau đó nối hai phần với nhau. Trong bước lắp giá đỡ cẩu, GV gọi 1 HS lên lắp, HS lớp nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, uốn nắn cho hoàn chỉnh bước lắp.
	- Lắp cần cẩu (Hình 3 SGK).
	- Lắp các bộ phận khác (Hình 4 SGK).
c) Lắp ráp xe cần cẩu (Hình 1 SGK).
	- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.
- GV chú ý : cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng, GV nên thao tác chậm để HS quan sát và biết đước các bước lắp.
	- Kiểm tra sự chuyển động của xe cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng).
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp :
	- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
	- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự lắp ráp xe cần cẩu.
	- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau.
D/ Bổ sung :
..
..
Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2007
THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. 
TRÒ CHƠI : “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : 
- Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : 
 - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. 
 - Phương tiện : 1 còi.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân. - Chơi trò chơi “Nhạc trưởng”.
- Ôn bài thể dục.
2. Phần cơ bản :
a) Môn thể thao tự chọn (đá cầu):
 - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ. - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
b) Phối hợp chạy và bật nhảy : Gv nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó GV làm mẫu chậm 1-2 lần rồi cho HS lần lượt thực hiện.
d)Trò chơi vận động :
- Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử 1-2 lần - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy. - GV nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá.
3. Phần kết thúc : 
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6-10 phút
2-3 phút
2 x 8 nhịp
18-22phút
14-16 phút
1 lần
9 – 11 phút
3-4 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang so le.
- 4 hàng ngang so le.
4 hàng dọc.
D/ Bổ sung :
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2007
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Giúp HS viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng biết được quan hệ giữa các đơn vị đo và khối lượng liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo và khối lượng thông dụng ; luyện tập viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng.
2. Bài mới : Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống các đơn vị đo khối lượng, độ dài và bảng đơn vị đo khối lượng, độ dài.
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng đã học lần lượt từ lớn đến bé.
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ :
 1tạ = tấn = 0,1 tấn ; 1 kg = yến = 0,1yến.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và rút ra nhận xét chung về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
c) Tương tự như trên GV cho HS củng cố về các đơn vị đo độ dài.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Chẳng hạn : 
	a) 4km 397m = 4,397km. ; 500m = 0,5km.
	b) 8m 6dm = 8,6m ; 4m 38cm = 4,38m.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm chung ý đầu tiên. HS đọc đề bài và phân tích, nhắc lại mối quan hệgiữa các đơn vị đo khối lượng.
	a) 9kg 720 g = 9,72 kg ; 1 kg 52g = 1,052 kg ;
	 1kg 9g = 1,009 kg ; 54g = 0,054kg
	b) 5tấn 950kg = 5,95tấn ; 3tấn 85 kg = 3,085tấn
Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả (GV lưu ý cho HS tránh nhầm lẫn giữa đơn vị đo độ dài và đo khối lượng).
	a) 0,2m = 20cm ; b) 0,094km = 94m ; c) 0,05km = 50m ; d) 0,055kg = 55g
	e) 0,02tấn = 20kg ; g) 1,5kg = 1500g.
Bài 4 : GV yêu cầu HS nêu cách làm sau đó thống nhất kết quả :
	a) 6538m = 6,538km ; 75cm = 0,75m ; 3752kg = 3,752tấn ; 725g = 0,725kg.
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách viết số đo khối lượng và số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Ôn tập về đo diện tích.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS nắm được yêu cầu của bài văn tả cây cối.
- Rèn luyện kĩ năng nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
- GDHS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng.
B/ Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả cây cối. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,..cần chữa chung trước lớp.
- Phấn màu.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra tập viết đoạn đối thoại ( tiết TLV trước) trong vở của HS.
2. Bài mới : Trả bài văn tả cây cối.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trả bài.
 * Hoạt động 1 : Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
	GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để :
	- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
	- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau :
	+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. 
+ Cả lớp tự chữa trên nháp.
	+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
 * Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau :
	- Sửa lỗi trong bài :
	+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
	+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
	- Học tập những đoạn văn, bài văn hay : 
	+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
	+ HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
	- Viết lại một đoạn văn trong bài làm : 
	+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
	+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cây cối.
	- GD HS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp.
4. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về ôn tập chuẩn bị bài sau : Ôn tập về tả con vật.
D/ Bổ sung :.
ĐỊA LÝ
CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên dân cư kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực. 
- Rèn luyện kĩ năng trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí , giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ thế giới; quả địa cầu.
 - Bản đồ các nước châu Đại Dương.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Châu Mĩ (tt).
2.Bài mới : Châu Đại Dương và châu Nam Cực (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Châu Đại Dương(HS làm việc theo nhóm đôi).
	a) Vị trí địa lí, giới hạn.
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- GV kết luận về vị trí của châu Đại Dương trên quả Địa cầu.
	b) Đặc điểm tự nhiên.
	- HS dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau : 
Khí hâu
Thực, động vật
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
	- HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	c) Dân cư và hoạt động kinh tế.
	- HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi SGK.
	- GV nhận xét, chốt ý.
* Hoạt động 2 : Châu Nam Cực (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi :
+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ?
+ Vì sau châu Nam Cực không cư dân sinh sống thường xuyên ?
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : 
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
+ Là châu lục duy nhất không có cư dân sinh sống thường xuyên.
3.Củng cố : - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được sự phát triển kinh tế của Hoa Kì.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc