Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 23 - Phạm Thị Hương Lan

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 23 - Phạm Thị Hương Lan

PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. Mục tiêu:

1. MT chung: - HS biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách nhan vật.

 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - GDHS học tập trí thông minh, tài xử kiện ccủa quan án.

2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng.

II. ĐDDH: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.

III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 23 - Phạm Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN XXIII
 Thứ hai ngày 08 tháng 02 năm 2010
Tập đọc: PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS biết đọc diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với tính cách nhan vật.
 - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - GDHS học tập trí thông minh, tài xử kiện ccủa quan án. 
2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng. 
II. ĐDDH: thẻ từ, bảng phụ ghi đoạn bài cần luyện đọc.
III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
Bài cũ: Đọc bài “Cao Bằng” và trả lời câu hỏi về ND bài? Nh/xét, ghi điểm
- Đọc bài và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1: Luyện đọc đúng : 
- HD đọc: Đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài xử kiện của quan án; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm của từng đoạn: kể, đối thoại; đọc phân biệt lời nhân vật: Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục, trân trọng; Lời bẩm báo của 2 người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức, đau khổ; Lời quan án: ôn tồn, đĩnh đạc, uy nghiêm. 
- Y/C 1 HS đọc bài , lớp ĐT, chia đoạn?
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
+ Luyện phát âm: ngẫm, công đường,.... Tiến đọc thêm 1 số từ: thỉnh thoảng, tài tình, thiêng, tiền, .... 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu thêm các từ: công đường, thiêng, ... 
- Giải thích thêm như trong SGV.
- Y/C HS luyện đọc theo nhóm 2.
- GV đọc lại toàn bài.
- HS lắng nghe
- ĐT và chia đoạn: Có 4 đoạn: Đ1: từ đầu... bà này lấy trộm ; Đ2: tiếp ....kẻ kia phải cúi đầu nhận tội; Đ3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS tìm từ khó đọc, luyện phát âm tiếng khó
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, nêu nghĩa các từ mới : phần chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS lắng nghe
HD Tiến đọc: thỉnh thoảng, tài tình, thiêng, tiền, .... 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: .
- Y/C HS ĐT và trả lời: 
+ Hai người đễn công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
- GV nói thêm: Quan án thông minh, hiểu tâm lý con người nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt, xé đôi tấm vải buộc họ phải bộc lộ thái độ thật, vụ án tưởng như bế tắc nhưng lại được phá một cách nhanh chóng.
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền chùa?
+ Vì sao quan án lại chọn cách trên? Chọn câu trả lời đúng?
+ Quan án phá được mọi vụ án nhờ đâu? 
 - Nội dung chính của bài?
- Chốt ý: SGV
 - HS đọc thầm, dự kiến trả lời: 
+ Vì việc mình mất cắp tấm vải; người nọ tố cáo người kia lấy trộm của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau: Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng; cho lính về nhà 2 người đàn bà xem xét những cũng không có manh mối gì; xé tấm vải đưa cho mỗi người một mảnh, thấy một trong 2 người bật khóc, quan cho lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải mới đau xót khi tấm vải bị xé.
+ Quan án đã thực hiện các việc sau: Cho gọi hết sư sãi, giao cho mỗi người 1 nắm thóc....... chỉ có kẻ có tật mới giật mình.
+ Phương án b: Vì kẻ gian mới hay lo lắng nên lộ mặt.
+ Nhờ sự thông minh, quyết đoán, nắm được tâm lý của tội phạm.
- HS nêu: quan án là người thông minh, có tài xử kiện
- Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại.
Theo dõi và sửa sai cho Tiến nếu em trả lời.
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV mời 4 HS đọc theo cách phân vai 
- Chọn đoạn : “ Quan nói sư cụ biện lễ..... chú tiểu kia đành nhận tội.” để đọc diễn cảm. 
- Y/C HS nêu cách đọc đoạn trên?
Chốt ý đúng: SGV
- Y/C HS đọc diễn cảm đoạn văn
- Y/C một số nhóm HS đọc trước lớp, theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận- nêu cách đọc 
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- Đọc trước lớp 3-5 nhóm, theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em đọc
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Dặn về nhà học bài.
- Đọc trước bài “Chú đi tuần”
- Nhận xét tiết học
 - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Toán: XĂNG -TI -MÉT KHỐI, ĐỀ -XI -MÉT KHỐI 
I. Mục tiêu: 
- HS có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; biết tên gọi, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối; biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối 
- Vận dụng để giải một số bài toán có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
- GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: Mô hình xăng-ti-mét khối
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT 2 SGK trang 109
- Nhận xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
 *Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề -xi-mét khối: 
- Giới thiệu lần lượt từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để HS quan sát.
- Giới thiệu xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối và y/c HS nhắc lại.
- Đưa hình vẽ để HS quan sát và rút ra mối qun hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- KL: Xăng -xi-mét khối là thể tích của một HLP có cạnh bằng 1cm; đề-xi-mét khối là thể tích của một HLP có cạnh bằng 1dm.
 - Lắng nghe và ghi nhớ.
 1dm
- Nối tiếp nhắc lại.
HĐ2: Thực hành: 
- Y/c HS làm BT1, 2 SGK.
a/ BT1: Rèn kĩ năng đọc, viết đúng các số đo.
+ y/c HS tự làm bài, sau đó đổi bài cho bạn kiểm tra và HS tự nhận xét.
+ Y/c 1 số nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS.
 b/ BT2: Củng cố quan hệ giữa cm và dm .
+ HD làm tương tự như BT1. 
- HS làm bài theo yêu cầu.
+ BT1: Làm bài rồi đổi bài cho bạn để kiểm tra.
+ BT2: Làm tương tự như BT1.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
 - Nắm kĩ mối quan hệ giữa cm và dm
- Dặn HS về làm lại những bài sai.
- Làm thêm các bài còn lại, nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Lịch sử : NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC TA 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí HN.
 - Biết những đóng góp của nhà máy cơ khí HN trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - GDHS biết tự hào, biết ơn đối với lớp người đi trước.
2. MTR: Khi trả lời, Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đôi iê và âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Thông tin trong SGV.
III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ: - Nêu diễn biến và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”? 
- Nh/xét, ghi điểm.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ..
*Bài mới: Giới thiệu bài: SGV
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Nêu nhiệm vụ tiết học: SGV
- Lắng nghe và theo dõi.
HĐ1: Nguyên nhân ra đời của nhà máy Cơ khí Hà Nội:
- Y/c HS đọc SGK và TLN2:
+ Tình hình của nước ta khi hoà bình lập lại?
+ Muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta phải làm gì?
+ Nhà máy Cơ khí HN ra đời sẽ tác động ra sao đến sự nghiệp CM của nước ta?
- Y/c đại diện nhóm trả lời.
- Chốt ý: SGV
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nh/x, b/s.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ2: Sự ra đời của nhà máy Cơ khí Hà Nội:
- TLuận theo N4: 
+ Nêu thời gian, địa điểm xây dựng, thời gian khánh thành của nhà máy Cơ khí HN?
+ Nhà máy Cơ khí HN đã có những thành tích tiêu biểu nào?
+ HSG: Đặt trong bối cảnh của nước ta vào những năm sau HĐ Giơ-ne-vơ, em có suy nghĩ gì về sự kiện này?
- T/c cho các nhóm báo cáo, chốt ý đúng.
- HS làm việc theo N4. 
- Đaị diện nhóm báo cáo, lớp nh/xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nói thêm một số tư liệu về nhà máy Cơ khí Hà Nội (thông tin trong SGV).
- Học bài, xem trước bài “Đường Trường Sơn”.
 Nh/xét tiết học.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Ghi đầu bài.
Chính tả: CAO BẰNG (nhớ-viết) 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Nhớ-viết đúng bài chính tả (4 khổ thơ đầu), tr/bày đúng hình thức bài thơ.
 - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và viết hoc đúng tên người, tên địa lý Việt Nam. 
 - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê.
II. ĐDDH: ND bài tập 2 trên bảng phụ; bảng nhóm. 
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
HĐ1: Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe-viết:
- Y/c 1-2 HS đọc HTL lại bài 
- Y/c HS nêu Nd bài thơ?
- Nhắc HS: lưu ý các từ dễ viết sai: Đèo Giàng, Đèo Gió: gi không phải d 
Viết hoa danh từ riêng: Đèo Giàng, Đèo Gió, Cao Bắc, Cao Bằng. 
- Y/c HS viết vào vở nháp	
- HS nhớ - viết bài, dò bài.
- Tổ chức cho HS soát lỗi chính tả, chấm bài, nhận xét.
- HS đọc thầm theo bạn
- HS nêu: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng. 
- Lắng nghe và ghi nhớ 
- Viết vào vở nháp.
- HS viết bài. 
- Soát lỗi theo cặp.
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời.
HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả:
 + BT2: T/ch cho HS dưới hình thức trò chơi “điền nhanh, điền đúng.”
- N6 chơi theo hình thức “Tiếp sức”. Trong cùng một thời gian, nhóm nào viết được nhiều nhất nhanh và đúng nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Nhận xét trò chơi.
+ BT3: - Gọi HS đọc y/c bài thơ.
- Nói về các tên riêng trong bài: Tùng Chinh là địa danh thuộc huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Pù Mo, Pù Xai thuộc địa danh huyện Mai Châu, tỉnh hoà Bình. Đây là vùng đất giáp biên giới giữa nước ta và nước Lào.
- Y/c HS tìm DT riêng theo yêu cầu và nhận xét về cách viết hoc các DT riêng đó?
+ BT2 : HS điền vào giấy A0 
- HS làm theo yêu cầu
 - Lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS đọc bài thơ theo yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tìm và nêu: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ trong DTR đó.
Y/c Tiến đọc lại các tiếng có âm đầu t, th...
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Dặn HS làm lại các BT sai (nếu có).
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
Luyện từ và câu: MRVT: TRẬT TỰ- AN NINH 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS hiểu nghĩa của các từ: trật tự, an ninh.
 - Làm được các BT1, 2, 3.
 - GDHS biết thực hiện các hành vi đảm bảo trật tự, an ninh trong xã hội.
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đôi iê ; có âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Phư ... ; 8 372 361dm 
- Lắng nghe.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Y/c HS ôn lại các đơn vị đo thể tích đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó.
- Làm lại các bài tập sai.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Tập làm văn: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG. 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: 
- Lập được một chương trình hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự an ninh.
- GDHS biết vận dụng vào thực tế cuộc sống..
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Bảng phụ viết vắn tắt cấu trúc 3 phần của CTHĐ, giấy A0.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
Giới thiệu bài: Luyện tập lập CTHĐ cho một HĐ tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.
- Lắng nghe.
HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Gọi 2 HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
- Y/c cả lớp TTD và lựa chọn 1 trong 5 hoạt động đã nêu.
- Lưu ý cho HS:
+ Đây là những Hđ do BCH liên đội của trường tổ chức, khi lập CTHĐ, em cần tưởng tượng mình là liên đội trưởng hoặc liên đội phó của liên đội.
+ Khi chọn HĐ để lập chương trình, nên chọn HĐ em đã tham gia. Trong trường hợp cả 5 HĐ em đều chưa biết, chưa tham gia, em cần dựa vào kinh nghiệm của các HĐ khác để tưởng tượng và lập CTHĐ mới.
 - 2 HS đọc đề bài theo yêu cầu.
- Chọn HĐ phù hợp với hiểu biết của mình để lập.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
HĐ2: Học sinh lập CTHĐ:
- Y/c HS làm việc theo nhóm 4.
- T/c cho đại diện nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng. 
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Bình chọn nhóm lập CTHĐ tốt nhất, hay nhất.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
 - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học về lập CTHĐ để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ s áu ngày 26 tháng 02 năm 2010
Toán: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
I. Mục tiêu: - HS biết công thức tính thể tích hình lập phương.
 - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan.
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: Mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là một số tự nhiên và một số HLP có cạnh 1cm.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: 
- Y/c 2 HS khá, giỏi lên chữa BT2, 3 trang 120; Nh/xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương: 
- T/c cho HS tự tìm công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật.
+ Y/c HS nhắc lại các kích thước của HLP.
+ Lưu ý: HLP là một dạng đặc biệt của HHCN.
- Chốt ý đúng.
- Dựa vào công thức tính thể tích của HHCN để tìm công thức tính thể tích của HLP.
V = a x b x c
( a, b, c là 3 kích thước của HHCN)
- HLP có 3 kích thước bằng nhau nên
V = a x a x a
- Nối tiếp nhắc lại công thức.
HĐ3: Thực hành:
- Y/c HS làm BT1, 3 trang 121, SGK; em nào làm xong tiếp tục làm BT2.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu:
+ BT1: Vận dung trực tiếp công thức để tính thể tích HLP.
+ BT3: 
- Tính thể tích HHCN
- Tính cạnh của HLP bằng cách tìm trung bình cộng của 3 kích thước của HHCN.
- Tính thể tích của HLP.
+ BT2: - Tính thể tích của khối kim loại đó.
- Viết thể tích tìm được dưới dạng số đo là đề-xi-mét khối.
- Nhân với 15 -> cân nặng của khối kim loại đó.
- Chấm bài, nhận xét.
- HS làm bài theo yêu cầu.
+ BT1: HS làm và nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
+ BT3:
a/ Thể tích của HHCN là:
8 x 7 x 9 = 504 (cm)
b/ Độ dài cạnh của HLP là:
( 8 + 7 + 8) : 3 = 8 (cm)
Thể tích của HLP là:
8 x 8 x 8 = 512 (cm)
 Đáp số: a/ 504cm ; b/ 512cm 
+ BT2: Thể tích của khối kim loại đó là:
 0,421875 (m) = 421,875dm 
Khối kim loại đó nặng: 6328,125 (kg)	 
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Làm thêm BT3
- Làm lại BT (nếu sai).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Địa lý: MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU 
I. Mục tiêu: 1. MT chung: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của 2 quốc gia Pháp và Liên bang Nga.
- Chỉ được vị trí và thủ đo của pháp trên bản đồ.
- GDHS ham hiểu biết.
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng khi em trả lời
II. ĐDDH : Bản đồ châu ; một số hình ảnh về LB Nga và Pháp.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ : Chỉ trên bản đồ vị trí, giới hạn của châu Âu? nh/xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1 : Liên bang Nga : 
- Y/c Hs làm việc theo N4 : Sử dụng tư liệu trong SGK và hoàn thành bảng sau : 
- Nhận xét, chốt ý và KL : SGV trang 130 
- Lắng nghe.
- Làm việc theo yêu cầu : 
- HS lắng nghe.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
Các yếu tố
Đặc điểm, sản phẩm chính của ngành sản xuất
Vị trí địa lý
Nằm ở Đông Âu, Bắc Á
Diện tích
Lớn nhất thế giới : 17 triệu km2
Dân số
144,1 triệu người
Khí hậu
Ôn đới lục địa (chủ yếu là Liên bang Nga)
Tài nguyê, khoáng sản
Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt.
Sản phẩm công nghiệp
Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông.
Sản phẩm nông nghiệp
Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm.
HĐ2 : Pháp : 
+ Làm việc theo N2 : Sử dụng H1 để xác định vị trí của nước Pháp : Nằm ở phía nào của châu Âu ? Giáp với những nước nào ? Đại dương nào ?  
- T/c cho các nhóm báo cáo trước lớp.
- Chốt ý đúng : SGV.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Báo cáo trước lớp, nh/xét, bổ sung .
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
HĐ3 : Trò chơi  Ai nhanh hơn  :
- Y/c các nhóm kể tên các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp của nước Pháp, so sánh với các sản phẩm của nước Nga ?
- T/c cho các nhóm trưng bày sản phẩm và thuyết trình về kết quả làm việc của nhóm.
- KL : Nước pháp có công nghiệp và nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Báo cáo kết quả trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò: 
- T/c cho HS chơi trò chơi Nhà thông thái : 
- Dặn HS về nhà học bài, xem bài tiếp và trả lời trước các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và chơi theo hướng dẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả, diễn đạt, trình bày trong bài văn kể chuyện
 - Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 - GDHS yêu thích môn học.
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Một số đoạn văn mẫu.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
- Lắng nghe.
HĐ2: Nhận xét kết quả bài viết của HS:
- Mở bảng phụ đã ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ...
- Y/c 1 HS đọc lại đề.
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết:
- Những ưu điểm chính: 
+ Đã xác định được yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục bài viết đầy đủ, ý phong phú, biết cách diễn đạt, có một số em đã biết liên tưởng trong khi kể, ....
- Thiếu sót: Sai lỗi chính tả: Không viết hoa tên riêng, chữ cái đầu câu không viết hoa; Diễn đạt vụng: kể lể chứ không phải tả, chấm câu không đúng, câu viết chưa đủ ý, rời rạc, ...
- Theo dõi.
- 1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
HĐ3: Hướng dẫn chữa bài:
- Trả bài cho HS.
a/ Hướng dẫn chữa lỗi chung: Chỉ các lỗi đã ghi trên bảng phụ; Y/c một số HS lên chữa lỗi, lớp chữa vào vở nháp; T/c cho HS trao đổi về bài chữa trên bảng lớp; GV chốt ý đúng.
b/ Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài: Y/c HS đọc lưòi nhận xét của cô giáo, chữa lỗi; đổi bài cho bạn bên cạnh rà soát lại việc sửa lỗi.
+ GV dạy cá nhân.
c/ HDHS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay trong lớp hoặc ngoài lớp..
- Y/c HS nối tiếp đọc lại đoạn bài đã chữa lại.
- Theo dõi trên bảng phụ, chữa lỗi vào vở nháp.
- Trao đối với bạn về những lỗi đã chữa.
- Chữa lỗi trong vở của mình (nếu có).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Nối tiếp đọc đoạn bài đã chữa lại của mình.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Thu bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩ bị cho tiết sau.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt: LỚP
I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua và phương hướng tuần tới.
 - Biết đưa ra ý kiến của mình để bổ sung hoặc nhận định về những đánh giá của lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm
 - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như tu dưỡng bản thân.
II.Chuẩn bị: - HS: Bản nhận xét của lớp trưởng.
 - Cô giáo CN: Những ý kiến bổ sung và phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
III. Các hoạt động dạy và học.
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua của lớp trưởng:
- Y/c lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua của lớp.
- T/chức cho HS nh/xét về đ/giá của lớp trưởng.
- Những cá nhân bị phê bình phát biểu suy nghĩ về thiếu sót của mình.
- Ý kiến bổ sung của cô giáo CN:
+ Nhất trí với ý kiến của lớp trưởng.
+ Nhận xét tình hình nghỉ tết Nguyên đán của học sinh và ý thức học tập sau thời gian nghỉ tết; công tác VS trực nhật sau tết, ....
- Lớp trưởng đánh giá h/động của lớpvề:
+ Các hoạt động trong tuần qua.
+ Ý thức chấp hành nội quy, nề nếp của trường, của lớp.
+ Ý thức học tập: Ở lớp, học bài cũ, .
- Lớp nhận xét, bổ sung:
- Cá nhân bị phê bình phát biểu ý kiến trước lớp
- Lắng nghe.
HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, cụ thể: 
+ Thi đua học tập tốt để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3. 
+ Duy trì và củng cố các nề nếp học tập như: Rèn đọc trước giờ vào học 30 phút, làm sạch khu vực được phân công của lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp, chăm sóc cây cảnh, ....
+ Tiếp tục hoàn thành xây dựng KGLH.
- Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát.
- Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Lớp sinh hoạt VN theo hướng dẫn,
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_23_pham_thi_huong_lan.doc