Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Hạnh

a) Giới thiệu :

 Nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam rất nhiều. Trong chiến đấu và trong xây dựng các chuyên gia Liên xô đã sang giúp Việt Nam xây dựng những công trình lớn.

b) Dạy bài mới :

Đoạn 1 : Từ đầu êm dịu.

* Trong câu : Chiếc máy xúc điểm tâm từng gàu chắc và khoẻ. Tác giả dã sử dụng nghệ thuật gì ?

Đoạn 2 : Tiếp theo thân mật

- Dáng vẻ của A - lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?

* Tìm từ trái nghĩa với từ : giản dị; thân mật.

* Em học tập được gì ở cách miêu tả người của tác giả ?

Đoạn 3 :

 Anh phiên dịch giới thiệu như thế nào ?

Đoạn 4 :

Cuộc gặp gỡ giữa hai người diễn ra như thế nào ?

* Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 5
TẬP ĐỌC
Ngày soạn : 22/09/2012
TIẾT : 9
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Ngày giảng : 24/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Đọc đúng : A - lếch – xây.
 - Phát âm chuẩn : chuyên gia, máy xúc, chất phát.
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
 - Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ : 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ : bài ca về trái đất, trả lời các câu hỏi SGK.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu : 
 Nhân dân Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam rất nhiều. Trong chiến đấu và trong xây dựng các chuyên gia Liên xô đã sang giúp Việt Nam xây dựng những công trình lớn.
b) Dạy bài mới :
Đoạn 1 : Từ đầu  êm dịu.
* Trong câu : Chiếc máy xúc điểm tâm từng gàu chắc và khoẻ. Tác giả dã sử dụng nghệ thuật gì ?
Đoạn 2 : Tiếp theo  thân mật
- Dáng vẻ của A - lếch - xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ?
* Tìm từ trái nghĩa với từ : giản dị; thân mật.
* Em học tập được gì ở cách miêu tả người của tác giả ?
Đoạn 3 :
 Anh phiên dịch giới thiệu như thế nào ?
Đoạn 4 :
Cuộc gặp gỡ giữa hai người diễn ra như thế nào ?
* Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
3. Củng cố : Thi đọc diễn cảm đoạn 2
4. NX – DD : - Về nhà HTL đoạn 2.
 - Trả lời các câu hỏi trong bài 
Quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa.
2 HS đọc, lớp đọc thầm.
Rèn đọc và phát âm chuẩn các từ ở mục I.
Đọc các nhân
-  Nghệ thuật nhân hoá.
Luyện đọc nhóm 2.
- Thân hình cao to, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.
TN với giản dị : cầu kì, loè lẹt.
TN với thân mật : xa lạ, khó gần.
* Vài em học sinh giỏi trả lời.
Truyền điện
Vài em trả lời
Dựa vào nội dung đoạn 4, HS trả lời.
* HSG tự chọn chi tiết mình thích.
Đọc phân vai đoạn 4.
Thi đọc diễn cảm đoạn 2
TUẦN : 5
TOÁN
Ngày soạn : 22/09/2012
TIẾT : 21
ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
Ngày giảng : 24/09/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 1, 2 VBT tiết trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : HDHS hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài như sách giáo khoa.
- Điền vào bảng như SGK để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Tóm lại : Hai đơn vị đo độ dài liền nhau, hơn kém nhau 10 lần.
Bài 2 : Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm :
HD cho HS yếu
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Yêu cầu học sinh yếu chỉ làm 2 bài đầu.
* Bài 4 : 
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
* Điền số vào chỗ chấm :
204 km 25 m =  dm
72 m 3 cm =  cm
65 hm 74 dm =  dm
9 km 8 m =  m
3. Củng cố : Đọc bảng đơn vị đo độ dài.
4.Dặn dò: HTL bảng đơn vị đo độ dài.
a) Học sinh làm vào VBTTH
- Một số em nêu kết quả.
Cả lớp đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
b) Rút ra nhận xét : Hai đơn vị đo độ dài liền nhau :
 - Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;
 - Đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Một số em nhắc lại các ý trên.
Bảng con cột a và c. 
* HSG làm hết các cột còn lại
a) 135m = 1350dm
 342dm = 3420cm
 15cm = 150mm
Tự làm, đổi vở chấm bài (2 em một nhóm)
4km 37m = 4037m; 354dm = 35m 4dm
8m 12cm = 812cm; 3040m = 3km 40m
* HSG làm bài 4.
- HN đến ĐN : 791km
- ĐN đến HCM dài hơn HN đến ĐN: 144km
a) ĐN đến HCM :  ?
b) HN đến HCM :  ?
Thảo luận nhóm 2
Một số nhóm trình bày cách giải.
1 em giải ở bảng, cả lớp làm vào vở.
Sửa bài ở bảng và ở vở.
HSG làm bài bên :
204 km 25 m = 2040250 dm
72 m 3 cm = 7203 cm
65 hm 74 dm = 65074 dm
9 km 8 m = 9008m
TUẦN : 5
CHÍNH TẢ
Ngày soạn : 22/09/2012
TIẾT : 5
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
Ngàygiảng : 24/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn trong bài : Một chuyên gia máy xúc.
 - Viết đúng các từ : giản dị, chất phác, buồng máy, tham quan, ngoại quốc, khác hẳn.
 - Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh đấu than : trong các tiếng có uô, ua (BT2); Tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG : Mô hình cấu tạo vần.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Đánh vần vần : Phrăng-đơ Bô-en, Phan lăng.
 - Ghi các tiếng : tiến, biển, bìa, mía vào mô hình cấu tạo vần.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
Ghi bảng các từ : buồng máy, giản dị, chất phác, tham quan, ngoại quốc, khác hẳn.
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ bên.
Lưu ý HS : Tiếng quá (ở lớp 1) đã được giải thích gồm có âm qu và vần a nên đó không phải là tiếng chứa ua.
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
Đọc cho HS viết bài. Đọc tốc độ vừa phải để HS rèn chữ viết.
b. Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài 
 Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Treo bảng phụ, hướng dẫn HS sửa BT. 
1 HS đọc đoạn : “Qua khung cửa kính buồng máy thân mật”. Lớp đọc thầm
Đánh vần vần : buồng máy, giản dị, chất phác, tham quan, ngoại quốc, khác hẳn.
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : phút (đầu), (thân) hình.
Viết bảng con : buồng máy, giản dị, chất phác, tham quan, ngoại quốc, khác hẳn.
- 1HS đọc lại bài
- Thảo luận bài tập nhóm 2
Bài 2 : Tiếng có chứa uô, ua trong đoạn văn là : múa; cuốn; cuộc; buôn; muôn; của.
- Quy tắc viết hoa các tiếng trên là :
+ Tiếng có âm cuối thì ghi dấu thanh trên hoặc dưới chữ cái thứ hai.
+ Tiếng không có âm cuối thì ghi dấu thanh trên hoặc dưới chữ cái thứ nhất.
Bài 3 : Chỉ điền 2 trong 4 từ. Lần lượt các từ cần điền là : muôn; rùa; cua; cuốc. * HSG làm cả 4 từ.
Trình bày nhanh kết quả.
1 em viết ở bảng; lớp viết bài vào vở.
Chấm bài ở bảng.
HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
TUẦN : 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn : 22/09/2012
TIẾT : 9
MỞ RỘNG VỐN TỪ : HOÀ BÌNH
Ngày giảng : 24/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2).
 - Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ, viết đoạn văn tả một cảnh thanh bình ở quê em.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Làm lại bài tập 3, 4 tiết trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 :
Chọn ý nêu đúng nghĩa của từ thanh bình.
Giảng : Thanh bình là trạng thái thanh thản, trạng thái hiền hoà, yên ả.
Bài 2 : Tìm từ đồng nghĩa với từ thanh bình
Chốt ý : Đồng nghĩa với thanh bình là : bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài 3 :
Yêu cầu HS viết cảnh thanh bình ở một làng quê của em hoặc của một làng quê hay một thành phố mà em đã thấy trên ti vi.
Hướng dẫn cho một só em yếu viết đoạn văn.
Treo bảng phụ, giới thiệu đoạn văn mẫu:
 Quê em có cây đa cao ngất trời xanh, suốt ngày toả bóng mát rợp cả một góc đình. Dòng sông êm đềm, nước trong veo lững lờ xuôi về biển Cửa Đại. Chiếc thuyền nan chầm chậm trôi theo dòng nước, mái chèo khua, tiếng nước vỗ loong boong. Bãi dâu non ngút ngàn tươi tốt. Con đường làng uốn quanh theo luỹ tre ngà. Khói bếp nhà ai vương áng mây. Làng quê em thanh bình biết mấy !
4. Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn nếu chưa xong.
Đọc đề, tìm hiểu đề, dùng bảng con ghi đáp án mình chọn.
Đáp án đúng là b
Tự làm, trình bày kết quả
Nhận xét bài làm của bạn.
+ HSY viết một đoạn khoảng 5 câu.
* HSG viết một đoạn 6 – 7 câu mỗi câu dài từ 10 đến 12 chữ, có sử dụng các biện pháp tu từ khi miêu tả.
- 4 em làm bảng phụ.
- HS trình bày đoạn văn của mình.
- Các em khác nhận xét đoạn văn của bạn.
- Có thể bổ sung cho đoạn văn của bạn hoàn chỉnh hơn hoặc hay hơn.
TUẦN : 5
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn : 22/09/2012
TIẾT : 5
BÀI 9 
Ngày giảng : 24/09/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp các câu tục ngữ, thành ngữ có trong bài
- Viết liền nét, liền mạch các chữ : khuyên, dịu, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: khuyên
+ Giáo dục HS biết giữ lời hứa, biết nói lời dịu dàng, biết suy nghĩ kĩ trước khi nói, 
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 10, bằng chữ nghiêng.
4. Về nhà: Về nhà học thuộc các câu thành ngữ và tục ngữ đó. Tập viết bài số 10 bằng chữ nghiêng.
- Đọc các câu tục ngữ có trong bài (cá nhân – đồng thanh)
- Những chữ đứng đầu dòng
- Viết bóng : khuyên
- Nêu ý nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ đó.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
TUẦN : 5
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn : 23/09/2012
TIẾT : 9
LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
Ngày giảng : 25/09/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết sẵn BT1, bảng kẻ sẵn BT2/ 30 VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 Bài mới : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập1/ 30 VBT : Cá nhân
- Gợi ý : Đây chỉ là thống kê kết quả học tập trong tháng nên không cần lập bảng. Em chỉ cần viết theo hàng ngang. Nêu không nhớ số điểm của mình thì có thể mở vở, bài kiểm tra của mình để xem lại. 
- Treo bảng phụ viết sẵn
- Em có nhận xét gì về kết quả học tập của mình ?
* Bài tập 2/ 30 VBT : Cá nhân.
- Lưu ý : Lập xong kết quả của mình, mượn kết quả của các bạn trong tổ để lập. Nhận xét chung về kết quả học tập của tổ.
4. Củng cố :
 - Đọc lại bảng thống kê BT2
5. Dặn dò : Về nhà đưa bảng thống kê của mình và cả tổ cho ba mẹ xem.
- 1 HS đọc đề
- HS tự làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- VD : Điểm tháng 9 của bạn Kim Ngân : 
a) Số điểm dưới 5 : 0
b) Số điểm từ 5 đến 6 : 1
b) Số điểm từ 7 đến 8 : 8
b) Số điểm từ 9 đến 10 : 11
- 2 – 3 HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề
- HS tự làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
Ví dụ : 
S
T
T
Họ và tên
0 - 4
5 - 6
7 - 8
9 - 10
1
Ng T Thu Thảo
0
1
8
11
2
Tr Quốc Khánh
1
3
9
7
3
Lê T Tâm
0
0
6
14
4
Lê H Diệp
1
2
10
7
5
Trần Văn
Đông
0
0
10
10
6
Lương Hàn Nhật
0
3
9
8
TC
2
9
52
57
- 2 HS đọc.
..
 TUẦN : 5
TOÁN
Ngày  ...  của các phân số sau :
 và ; và ; và 
Bài 3 : Tính 
 + - 
 x : 
Củng cố cách cộng, trừ, nhân, chia hai phân số.
* HSG làm các bài sau :
1) Tìm một phân số có tổng là 2009 và hiệu là 163. Tìm hai số đó.
2) Một phân số bằng phân số có tổng của tử số và mẫu số là 198. Tìm phân số đó.
Gợi ý : Phân số bằng phân số nghĩa là phân số đó có tỉ số giữa TS và MS là .
3) Có 5 người thì ăn hết số gạo đó trong 20 ngày. Nếu có thêm 5 người nữa đến cùng ăn thì số gạo đó ăn hết trong mấy ngày ? (biết sức ăn của mỗi người là như nhau)
HS đại trà làm các bài tập bên
Bài 1, làm vào bảng con
Bài 2, 1 em nhắc lại cách quy đồng các PS
1 em làm ở bảng lớp, các HS còn lại làm vào vở
Bài 3 : vài HSY nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia PS
4 em lên bảng làm 4 bài, lớp làm vào vở
HSG tự làm các bài bên
..
TUẦN : 5
TẬP LÀM VĂN
Ngày giảng : 25/09/2012
TIẾT : 10
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
Ngày soạn : 27/09/2012
I. MỤC TÊU :
 Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu ) ; nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
Đề bài : HS chọn một trong các đề sau :
Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Tả một cơn mưa.
Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng ở của gia đình em).
Đoạn văn hay của HS
Từ sai CT
Câu văn cần sửa
Đoạn 1: rì rào, rì rào là những tiếng rất kì lạ. A ! Thì ra là các bác nông dân đang gặt lúa. (Thảo)
Đoạn 2 : Trong vườn có rất nhiều hoa đẹp. Giàn hoa giấy đứng trước cười thật tươi để đón chào khách tham quan. Mấy luống hoa cúc khoe sắc vàng dưới nắng sớm. Những cô công chúa hoa hồng khoe bộ váy áo đỏ rực rỡ. Quên nữa, còn bầu trời và những chú chim nữa chứ. Bầu trời quang đãng. Mấy chú chim đậu hết chỗ này đến chỗ kia trò chuyện với các bông hoa. (Ngọc Linh)
Đoạn 3 : Bầy sáo đen mỏ vàng chấp chới bay liệng trên cánh đồng. Những chú chim sẻ sà xuống nhặt thóc ở những thửa ruộng vừa mới gặt xong. Đàn cò trắng phau phau bay giữa bầu trời trong xanh. Xa xa, mấy cô thôn nữ, vai kĩu kịt gánh lúa về. (Quyên)
iêng tĩnh
chim sẽ
phòng ngũ
(mùi nồng) ngay ngáy
chào màu
lổm nguổm
mặc trời
(trắng) phao phao
- Ngôi nhà cao/ rộng cuối nhà có một khu vườn lớn. (Vũ)
+ Ngôi nhà cao, rộng nằm trong một khu vườn lớn.
- Xa xa, những chú chim đang nhặt thóc trên cành cây. (Thảo)
+ Dưới những đám ruộng vừa mới gặt xong, mấy chú chim đang nhặt thóc rơi.
- Những con động vật (được mọi người nuôi) ướt lướt thướt/ ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Những con gà ướt lướt thướt/ ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
- Ngôi nhà của em rộng 1 héc – ta (Lệ)
+ Ngôi nhà của em rộng khoảng 60m2.
- Cánh đồng nằm trên một đồng ruộng rộng lớn ở Xuyên tây 3. ? (Bá Khánh)
+ Cánh đồng của thôn Xuyên Tây 3 thật là rộng lớn.
TUẦN : 5
TOÁN
Ngày giảng : 25/09/2012
TIẾT : 24
ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG, 
HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG
Ngày soạn : 27/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
 - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông.
 - Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông và mét vuông, giữa héc-tô-mét vuông và đề-ca-mét vuông.
 - Biết chuyển đổi đơn vị đo diện tích (trường hợp đơn giản).
II. ĐỒ DÙNG : Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1dm, 1hm (thu nhỏ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 2 SGK.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu đơn vị đo diện tích : đề-ca-mét vuông.
+ Hình thành biểu tượng về đề-ca-mét vuông.
HDHS dựa và đó để nêu được : “đề-ca-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1dam”.
+ Phát hiện mối quan hệ giữa dam2 với m2.
- Chỉ vào hình vuông có cạnh dài 1dam (đã chuẩn bị) giới thiệu : Chia mỗi cạnh của hình vuông thành 10 phần bằng nhau, nối các điểm chia để tạo thành các hình vuông nhỏ.
b) Giới thiệu đơn vị đo diện tích : héc-tô-mét vuông :
Tiến hành tương tự như phần a.
c)Thực hành :
Bài 1 : Đọc các số đo diện tích 
Bài 2 : Viết các số đo diện tích
Yêu cầu HS viết bằng chữ rồi viết số đo diện tích vào.
Bài 3 : Chỉ làm bài tập 3a, cột 1
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
*Bài 4 : HD cho HSG : 5dam2 23m2 =
 5dam2 + dam2= 5dam2
- Nhắc lại đơn vị đo diện tích đã học : m2 là diện tích của hình vuông có cạnh 1m; km2 là diện tích của hình vuông có cạnh 1km2.
HS dựa vào hình vẽ để nêu được : “đề-ca-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1dam”.
- Đọc và viết kí hiệu : đề-ca-mét vuông (dam2)
- Phát hiện : 1dam2 = 100m2
 1 m2 = dam2
- Đọc và viết kí hiệu héc-tô-mét vuông (hm2)
- 1hm2= 100dam2= 10 000m2
- 1dam2 = hm2; 1m2 = hm2
- Làm miệng, vài em đọc, cả lớp đồng thanh.
- 4 HS làm ở bảng.
- HS yếu chỉ làm bài a, 2 cột đầu; bài b, 1 cột đầu.
* HSG làm hết bài 3
- Vài em yếu trả lời
* HSG làm vào vở.
TUẦN : 5
ÂM NHẠC
Ngày giảng : 25/09/2012
TIẾT : 5
ÔN TẬP BÀI HÁT : HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH. TĐN SỐ 2
Ngày soạn : 27/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca và hát kết hợp vận động phụ họa.
 - HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 2, ghép lời kết hợp gõ phách.
II. ĐỒ DÙNG : GV : Một số động tác phụ họa đơn giản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài cũ : 3 HS hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần mở đầu : 
Giới thiệu nội dung tiết học
b) Phần nội dung : 
* Nội dung 1 : Ôn bài hát Hãy giữ cho em bầu trời xanh 
Nhận xét, sửa chữa những sai sót
Chú ý : sắc thái, tình cảm ở đoạn a : vui tươi, rọn ràng. Hát với sắc thái rắn rỏi, hùng mạnh. Chú ý ngân đủ số phách ở mỗi câu hát (đếm 2 – 1 khi bắt đầu vào bài) 
Chia thành các nhóm tập hát đối đáp (đoạn a)
Đoạn b : Tất cả cùng hát
Nhận xét, sửa sai
+ Tập hát gõ đệm theo phách
Nhận xét, sửa sai
* Nội dung 2: Học bài tập đọc nhạc số 2
Treo bảng phụ có bài TĐN Số 2 : 
HDHS làm quen với cao độ : Đô đen, Đô đen, Mi trắng, Son đen, 
Đọc mẫu cho HS nghe
HDHS làm quen với hình tiết tấu (gõ hoặc vỗ tay)
Tập đọc bài TĐN Số 1 (tốc độ chậm)
GV đọc mẫu vài lần
c) Phần kết thúc: HDHS chép bài TĐN Số 2
- HS nghe băng đĩa nhạc, hát theo
- Nhóm 1 : câu hát 1
- Nhóm 2 : câu hát 2
- Nhóm 1 : câu hát 3
- Nhóm 2 : câu hát 4
Đoạn a, lần 2, hát lĩnh xướng
Khi hát lần thứ hai kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo nhịp.
- Tập hát gõ đệm theo phách. Cả lớp đã gõ đệm theo phách nhuần nhuyễn, chia ra một nửa lớp hát, một nửa lớp gõ đệm theo phách.
Tập đọc các nốt : Đô đen, Đô đen, Mi trắng, Son đen, 
Đọc đúng cao độ
HS tập đọc từng ô nhạc, sau đó liên kết cả bài
Tập đọc cả bài và ghép lời ca với tốc độ vừa phải.
Chép bài TĐN Số 1 vào vở
TUẦN : 5
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày giảng : 25/09/2012
TIẾT : 10
TỪ ĐỒNG ÂM
Ngày soạn : 27/09/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Học sinh hiểu thế nào là từ đồng âm (nội dung ghi nhớ).
 - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố.
 * Làm đầy đủ BT3, nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II. ĐỒ DÙNG : Một số tranh, ảnh về sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình ở tiết trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần nhận xét :
Bài 1 : Đọc các câu sau :
- Ông ngồi câu cá.
- Đoạn văn này có 5 câu.
Bài 2 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ câu ở bài tập 1 ?
- Nói : Các từ : câu ở hai câu trên gọi là từ đồng âm.
- Vậy, như thế nào là từ đồng âm ?
b) Ghi nhớ : SGK trang 51
c) Luyện tập :
Bài 1 : Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ đã cho.
Chỉ cần học sinh nói đúng ý là được.
Bài 2 : Hướng dẫn mẫu :
- Nhà nhà treo cờ mừng ngày Quốc khánh.
- Cờ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích.
Bài 3 :
Yêu cầu học sinh giải thích ngắn gọn.
* Bài 4 :
* Ra bài cho HSG :
Đặt câu với các từ đồng âm sau : nhà; mình.
3. Củng cố : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : thi đặt câu với các từ đồng âm.
4. Dăn dò : Về nhà học thuộc ghi nhớ
- Hai học sinh đọc bài tập 1, lớp đọc thầm.
- Tìm từ giống nhau ở hai câu bên.
- Thảo luận nhóm hai :
+ Từ Câu ở câu một có nghĩa là bắt cá, tôm,  bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
+ Từ Câu ở câu hai có nghĩa là : Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, 
- Từ đồng âm là từ giống nhau vè âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- Cả lớp đồng thanh ghi nhớ.
Bài 1 : HS làm việc cá nhân, một số em nêu nghĩa của các từ đồng âm ở BT1.
- Học sinh tự đặt câu 2 trong số 3 từ.
* HSG làm hết cả 3 từ.
- Trình bày kết quả bằng hình thức truyền điện.
- Nhóm hai.
- Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc ở ngân hàng vì Nam hiểu nhầm từ “tiền tiêu”
* HSG : Lời giải : Câu 1 : Con có thui.
 Câu 2 : Cây súng và cây hoa súng.
* HSG đặt câu với các từ đồng âm ở bên,
- Đặt câu với các từ đồng âm mà đội bạn đố. Mỗi tổ thành một đội. Đội nào thắng được quyền đố tiếp.
TUẦN : 5
AN TOÀN GIAO THÔNG
Ngày giảng : 25/09/2012
TIẾT : 2
KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
Ngày soạn : 27/09/2012
I. MỤC TIÊU : 
 1. Kiến thức : - HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.
 - HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
 2. Kĩ năng : HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đưòng giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến).
 - Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay hkông an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ, phòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác và tránh các nguy hiểm khác trên đường.
 3. Thái độ : Biết xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
 - Có ý thức điều khiển xe an toàn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hoạt động 1 : 
 Những quy định đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn.
HDHS thảo luận những quy định đối với người đi xe để đảm bảo an toàn.
b) Hoạt động 2 :
 Đi xe đạp an toàn
 Lưu ý HS phải đi đúng làn đường dành cho xe đạp.
c) Hoạt động 3 : 
 Thực hành trên sân trường.
 HDHS thực hành đi xe đạp.
3. NX – DD : 
 Giáo dục HS đi xe đạp an toàn.
Làm việc nhóm 2
Đọc phần thông tin SGK để nêu những quy định đối với người đi xe đạp.
Chơi trò chơi ở ngoài sân trường
Thực hành đi xe đạp an toàn trên sân trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_5_nguyen_thi_hanh.doc