II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
- Gọi HS đọc các gợi ý.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi :
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản ? Cuộc họp bàn việc gì ?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào ? ở đâu ?
+ Cuộc họp có những ai tham dự ?
+ Ai điều hành cuộc họp ?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì ?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào ?
- GV nhắc HS trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản.
- Gọi HS đọc lại dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Gọi từng nhóm đọc biên bản, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
Thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: : anh văn : GV chuyên dạy ______________________________________________________ Tiết 2 : Tập làm văn : Bài : Luyện tập làm biên bản cuộc họp A – mục đích, yêu cầu : Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp. B - đồ dùng dạy học : Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1, dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp. C – các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I – Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS trả lời : Thế nào là biên bản ? Biên bản thường có nội dung nào ? - GV đánh giá. II – Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. - Gọi HS đọc các gợi ý. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : + Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản ? Cuộc họp bàn việc gì ? + Cuộc họp diễn ra vào lúc nào ? ở đâu ? + Cuộc họp có những ai tham dự ? + Ai điều hành cuộc họp ? + Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì ? + Kết luận cuộc họp như thế nào ? - GV nhắc HS trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. - Gọi HS đọc lại dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm - Gọi từng nhóm đọc biên bản, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. III- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn dò : Về nhà sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; quan sát và ghi lại hoạt động của một người mà em yêu mến. - HS trả lời - HS nghe và ghi vở. -1 HS đọc - 3 HS đọc nối tiếp. - HS trả lời - HS nghe. - 1 HS đọc. - HS làm bài theo nhóm 4 và trình bày. Tiết 3 : Toán Bài : Chia một số thập phân cho một số thập phân A - Mục tiêu: Giúp HS biết: - Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân. B - Đồ dùng dạy học: C - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I – Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tính : 98 : 8,5 458 : 1,2 - Yêu cầu HS nêu quy tắc chia 1 STN cho 1 STP ? - GV nhận xét, ghi điểm. II - Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Giảng bài: a.Ví dụ 1: - GV nêu bài toán ví dụ. - Hớng dẫn HS nêu phép tính tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó: 23,56 : 6,2 = ? kg - Hỏi : Khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương có thay đổi không ? - Yêu cầu HS áp dụng tính chất đó để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính và tính. - Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2. b) Ví dụ 2: - Yêu cầu HS đặt tính và tính 82,55 : 1,27 = ? - Gọi một số HS trình bày cách tính của mình. c) Quy tắc: - Hỏi : Muốn chia 1 STP cho 1 STP ta làm ntn ? - Yêu cầu HS đọc phần quy tắc thực hiện chia trong SGK. 3.Luyện tập. Bài 1: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở và giải thích cách làm. - GV chữa bài và củng cố: Chia 1 STP cho 1 STP. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề: + Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? + Bài thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chữa bài và củng cố : Giải toán tỉ lệ. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV chữa bài và củng cố : Cách giải toán. III - Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu cách chia 1 STP cho 1 STP. - Nhận xét giờ học – Dặn dò: HTL quy tắc SGK. - 2 HS lên bảng. - HS trả lời. - HS nghe và ghi vở. - 1 HS nêu. - HS trả lời - HS làm nháp. - HS nghe. - 1 HS làm bảng - Lớp làm nháp. - 2 HS nêu. - HS đọc lại - HS đọc. - HS làm bài, 4 HS chữa. - 1 HS đọc. - HS trả lời - HS làm bài vào vở. - 1 HS chữa. - 1 HS đọc đề. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa. - 2 HS nêu. ------------------------------------------------------------------- Sinh hoạt lớp cuối tuần 14 I ) Mục đích , yêu cầu : - Giúp hs nhận ra những kết quả đã đạt được, những ưu điểm trong tuần qua. Những sai sót, những tồn tại trong tuần để từ đó có hướng phát huy những ưu diểm và khắc phục những tồn tại. Đề ra được kế hoạch hoạt động trong tuần 15 nhằm thúc đẩy việc học tập tốt hơn. II ) Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần 14 : A) Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 14 : - Các tổ trưởng tự nhận xét họat động của tổ : +) ( chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại của tổ , trong tuần 14 B) GV nhận xét, đánh giá tổng hợp lại : * ) ưu điểm : +) Học sinh đi học đầy đủ chuyên cần, học bài, làm bài tương đối tốt : Có nhiều hoa điểm 10 . Đặc biệt có em trong tuần đã ghi được nhiều bông hoa điểm 10 như em : Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Thị Nhung , Quang Hiếu , Nguyễn Thị Li - Na, Lê Trọng Thiên, Nguyễn Quốc Đông, Nguyễn Văn Triển. + Chăm sóc tốt công trình măng non, vệ sinh sạch sẽ lớp học sân trường . Đóng góp các khoản tương đối , + Tham gia tích cực hoạt động của Liên Đội , như văn nghệ, bóng đá... *)Tồn tại : +) Còn có hiện tượng nghỉ học : Nguyễn Xuân Linh C) Xây dựng kế hoạch cho tuần 15: *) HS :Tự nêu chủ đề và đề ra kế hoạch cho tuần tới theo tổ của mình : Chào mừng ngày Thành lập quân đội nhân dân VN 22/12 chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn ”, Đại diện các tổ trình bày kế hoạch của tổ mình đã đề ra, lớp có thẻ bổ sung cho tổ của bạn. *) GV : để hưởng ứng ngày Thành lập quân đội nhân dân VN 22/12 chủ đề “ Uống nước nhớ nguồn ”, lớp phát động phong trào“ Uống nước nhớ nguồn” : “Hoa điểm 10 tặng thầy cô giáo” . Đi học đầy đủ chuyên cần. Tham gia tích cực các hoạt động của liên Đội - Tham gia làm báo ảnh chào mừng ngày Thành lập quân đội nhân dân VN 22/12 - Đóng góp về quỹ các loại theo quy định đầy đủ . - Thi vở sạch chữ đẹp, chấm trang trí lớp, bồn hoa vào 15/12 _______________________________________________________________________ Chiều thứ 6 ngày 27 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: BDHSG: Chuyên đề về : Toán đo lường I) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các kiến thức về đo lường để giải các bài toánvui về cân, đong. - Rèn luyện tính chịu khó, say mê trong học toán cho hs . II) Đồ dùng dạy - Học : - Một số bài toán điển hình trong chuyên đề giải toán học sinh giỏi Tiểu học III) Các hoạt động dạy - Học Hoạt động của Gv Hoạt động của HS A) Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc làm bài tập BDưỡng ở tiết trước. B) Dạy BD : 1 ) Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ: H: Hai đơn vị đo độ dài, khối lượng kề liền nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần ? - Đơn vị đo thời gian, có quy luật chung nào ? - Đơn vị đo diện tích có quy luật chung nào ? 2) Hướng dẫn HS giải một số bài toán vui về cân , đong : Bài 1: Có 600 gam gạo, một cân hai đia và một quả cân có khối lượng 100 gam. Hỏi : a) Cần cân lấy 350 gam gạo thì cân thế nào để số lần cân là ít nhất ? b) Cần cân lấy 250 gam gạo thì cân thế nào để số lần cân là ít nhất ? Bài 2 : Có hai cái can : một can có thể tích là 7 lítvà một can có thể tích là 5 lít. a) Cần đong hai lít nước mắm thì đong như thế nào ? b) Cần đong 3 lít nước mắm thì đong như thế nào ? 3) Củng cố, dặn dò : Về tự thực hành cách đong, cân và giải các bài tập ở Sách nâng cao trang 47. - HS đổi bài kiểm tra cho nhau . - Hai đơn vị đo khối lượng, chiều dài kề liền nhau gấp kém nhau 10 lần - 1 ngày = 24 giờ; 1giờ = 60 phút ... - Hai đơn vị đo diện tích kề liền nhau gấp kém nhau 100 lần . - HS đọc đề toán, suy nghĩ tìm cách cân thế nào cho phù hợp. - Từng HS nêu cách cân của mình : Bài giải Bài 1: a) Để quả cân lên một đĩa cân , san gạo lên hai đĩa cân thì tổng khối lượng trên hai đĩa cân là : 600 + 100 = 700 ( g ) Khi cân thăng bằng thì khối lượng ở một đĩa cân là : 700 : 2 = 350 ( g ) Như vậy, 350 g gạo cần lấy ở đĩa không có quả cân . b) Khối lượng 250 g gạo ở ngay đĩa có quả cân vì : 350 - 100 g = 250 ( g ) Như vậy chỉ cần cân một lần là ta cân được số gạo ở cả hai trường hợp . Bài 2: HS thảo luận nhóm 2, tìm cách đong và nêu trước lớp . Bài giải a) Đong đầy can 7 lít đổ sang can 5 lít thì ở can 7 lít còn 2 lít vì : 7 - 5 = 2 ( lít ) b) Đong đầy can 5 lít đổ sang can 7 lít thì can 7 lít còn đổ thêm được hai lít nữa Tiếp tục đong đầy can 5 lít đổ tiếp vào can 7 lít thì trong can 5 lít còn lại 3 lít vì : 5 - 2 = 3 ( lít ) - HS ghi nhớ về thực hiện . ___________________________________________ Tiết 2: Bồi dưỡng HS Giỏi Chuyên đề về : Toán đo lường ( Tiếp theo ) I) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các kiến thức về đo lường để giải các bài toán vui về cân, đong. - Rèn luyện tính chịu khó, say mê trong học toán cho hs . II) Đồ dùng dạy - Học : - Một số bài toán điển hình trong chuyên đề giải toán học sinh giỏi Tiểu học III) Các hoạt động dạy - Học Hoạt động của Gv Hoạt động của HS A) Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc làm bài tập BDưỡng ở tiết trước. B) Dạy BD : 1 ) Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ: H: Hai đơn vị đo độ dài, khối lượng kề liền nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần ? - Đơn vị đo thời gian, có quy luật chung nào ? - Đơn vị đo diện tích có quy luật chung nào ? 2) Hướng dẫn HS giải một số bài toán vui về cân , đong : Bài 3: Hai người mua chung 12 lít sữa. Khi về nhà họ chia nhau nhưng dụng cụ chia chỉ có một chậu sành lớn, một can có dung tích 7 lít và một can có dung tích 5 lít. Hỏi làm thế nào để chia đều mỗi người 6 lít sữa Bài 4 : Cần chia 10 lít nước mắm thành hai phần bằng nhau mà dụng cụ chia chỉ có : Một chậu lớn, một can dung tích 7 lít, một can dung tích 3 lít. Hỏi phải chia nư thế nào ? 3) Củng cố, dặn dò : Về tự thực hành cách đong, cân và giải các bài tập ở Sách nâng cao trang 47. - HS đổi bài kiểm tra cho nhau . - Hai đơn vị đo khối lượng, chiều dài kề liền nhau gấp kém nhau 10 lần - 1 ngày = 24 giờ; 1giờ = 60 phút ... - Hai đơn vị đo diện tích kề liền nhau gấp kém nhau 100 lần . - HS đọc đề toán, suy nghĩ tìm cách cân thế nào cho phù hợp. - Từng HS nêu cách cân của mình : Bài giải Bài 3: Có hai cách đong như sau : 1) Đong đầy can 7 lít đổ sang can 5 lít ba lần như thế thì mỗi lần như vậy trong can 7 lít sẽ thừa lại 2 lít và : 3 lần đong ta có : 3 X 2 = 6 ( Lít ) 2 ) Đong đầy can 5 lít 4 lần đổ sang can 7 lít hai lần thì được 6 lít mvì : 5 X 4 - 7 X 2 = 6 ( lít ) Bài 4 : HS thảo luận nhóm 2, tìm cách đong và nêu trước lớp . Bài giải Số lít ở mỗi phần là : 10 : 2 = 5 ( lít ) Ta có hai cách đong như sau : C1) Đong hai lần đầy can 7 lít, đổ đầy can 3 lítthì can 7 lít còn 5 lít vì : 7X 2 - 3 X 3 = 5 ( lít ) C2 ) Đong đầy can 3 lít 4 lần, đổ đầy can 7 lít một lần thì được 5 lít vì : 3 X 4 - 7 = 5 ( lít ) - HS ghi nhớ về thực hiện . Chuyên đề về : Toán đo lường ( Tiếp theo ) ( Tiết 3 ) I) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các kiến thức về đo lường để giải các bài toán vui về cân, đong. - Rèn luyện tính chịu khó,tính thông minh, linh hoạt , say mê trong học toán cho hs II) Đồ dùng dạy - Học : - Một số bài toán điển hình trong chuyên đề giải toán học sinh giỏi Tiểu học III) Các hoạt động dạy - Học Hoạt động của Gv Hoạt động của HS A) Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc làm bài tập BDưỡng ở tiết trước. B) Dạy BD : 1 ) Hệ thống kiến thức cần ghi nhớ: H: Hai đơn vị đo độ dài, khối lượng kề liền nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần ? - Đơn vị đo thời gian, có quy luật chung nào ? - Đơn vị đo diện tích có quy luật chung nào ? 2) Hướng dẫn HS giải một số bài toán vui về cân , đong : Bài 5: Cần chia 10 lít dầu thành hai phần bằng nhau mà dụng cụ chia chỉ có : một chậu lớn, , một can dung tích 8 lít, một can dung tích 6 lít. Hỏi có thể thực hiện việc chia đó được không ? Tại sao ? Bài 6 : Cần chia 12 lít nước mắm thành hai phần bằng nhau mà dụng cụ chia chỉ có : Một chậu lớn, một can dung tích 7 lít, một can dung tích 3 lít.Hỏi phải chia như thế nào ? 3) Củng cố, dặn dò : Về tự thực hành cách đong, cân và giải các bài tập ở Sách nâng cao trang 47. - HS đổi bài kiểm tra cho nhau . - Hai đơn vị đo khối lượng, chiều dài kề liền nhau gấp kém nhau 10 lần - 1 ngày = 24 giờ; 1giờ = 60 phút ... - Hai đơn vị đo diện tích kề liền nhau gấp kém nhau 100 lần . - HS đọc đề toán, suy nghĩ tìm cách cân thế nào cho phù hợp. Bài giải Bài 5: Vì mỗi phần sẽ là 5 lít ( là một số lẻ ) mà : 1 ) 8 X A - 6 X B = Số chẵn 2 ) 6 X A - 8 X B = Số chẵn . Vì vậy không thể đong lấy 5 lít ( số lẻ lit ) bằng 2 can 8 l và 6 l ( hai can có dung tích chẵn lít ) Bài 6 : HS thảo luận nhóm 2, tìm cách đong và nêu trước lớp . Bài giải tương tự những bài trước. Nhắc HS lựa chọn cách chia nhanh nhất. - HS ghi nhớ về thực hiện . _____________________________________________ Tiết 4 : HDTH: Học sinh tự hoàn thành bài học ____________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: