Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 5 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 5 (Bản 2 cột)

3. Dạy học bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, đưa tên bài: Một chuyên gia máy xúc.

b. Dạy học nội dung:

* Luyện đọc:

-Gọi HS đọc cả bài.

-Bài có thể chia thành mấy đoạn?

-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.

-GV đưa từ khó đọc: óng ửng, A-lếch-xây, nhạt loãng rải,.

-GV đọc mẫu,gọi HS đọc.

-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

-Gọi HS nhận xét bạn đọc.

-YC HS luyện đọc theo cặp.

-GV đưa câu khó:

Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường / tạo nên một hòa sắc êm dịu.

-GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc.

-Gọi HS đọc phần chú giải.

-GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS.

-GV đọc mẫu cả bài, chú ý giọng đọc: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, tả, đối thoại.

 

doc 41 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 5 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ 2
Ngày soạn: 16/9/2011 Ngày giảng 19/9/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 5
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC (tr 45)
I/Mục đích yêu cầu
1.Kĩ năng:
-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Đọc các từ khó đọc : óng ửng, A-lếch-xây, nhạt loãng rải,..\
2. Kiến thức:
-Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
3. Giáo dục:
-Coi trọng yêu quý tình bạn quốc tế.
II/Đồ dùng dạy học
1.Học sinh:sgk.
2.Giáo viên:Tranh minh họa sgk, bảng phụ viết câu khó, đoạn khó, ý nghĩa bài,
III/Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG 
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “Bài ca về trái đất”; trả lời câu hỏi về bài đọc.
-HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi như YC của GV.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, đưa tên bài: Một chuyên gia máy xúc.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nơi tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Luyện đọc:
12’
-Gọi HS đọc cả bài.
-Một HS đọc cả bài, lớp đọc thầm
-Bài có thể chia thành mấy đoạn?
-HS nhận biết 4 đoạn trong bài, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. Đoạn 4 bắt đầu từ “A-lếch-xây nhìn tôi...” đến hết.
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-4 HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV đưa từ khó đọc: óng ửng, A-lếch-xây, nhạt loãng rải,..
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,gọi HS đọc.
-HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh.
-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc.
-HS nhận xét.
-YC HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-GV đưa câu khó: 
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường / tạo nên một hòa sắc êm dịu.
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc.
-HS đọc câu khó.
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Một HS đọc.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS.
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu cả bài, chú ý giọng đọc: giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện; chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, tả, đối thoại.
-HS lắng nghe.
*Tìm hiểu bài:
10’
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trả lời các câu hỏi về nội dung bài:
- Đọc thầm toàn bài, trả lời câu hỏi.
- Anh Thuỷ gặp anh A-Lếch-xây ở đâu?
-Hai người gặp nhau ở công trường xây dựng.
- Dáng vẻ của A-Lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
-A-Lếch-xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng; thân hình chắc khoẻ; khuôn mặt to, chất phác.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ: “chất phác” (Thật thà, mộc mạc).
-HS lắng nghe.
- Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
-Diễn ra rất tình cờ nhưng khi tiếp xúc dường như hai người đã có sự quen biết từ lâu.
- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất?Vì sao?
- Trả lời theo cảm nhận.
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Ý chính: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
* Đọc diễn cảm:
8’
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
- 4 học sinh đọc 4 đoạn của bài.
- Gọi học sinh nêu giọng đọc.
- Nêu giọng đọc của bài.
-GV đưa đoạn khó(đoạn 4)
-HS quan sát
-GV đọc mẫu,lưu ý giọng đọc, gọi HS đọc.
-HS lắng nghe,đọc đoạn khó.
- Cho học sinh luyện đọc
-HS luyện đọc theo cặp.
-Cho HS thi đọc trước lớp.
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm đoạn .
-Gọi HS nhận xét.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét tuyên dương.
-HS lắng nghe.
4.Củng cố:
3’
-Nội dung chính của bài là gì?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI(tr 22)
I.Mục tiêu:
1,Kiến thức:
	-Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
2, Kĩ Năng:
	-Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.HS làm được BT1,BT2(a,c), BT3.
3, Giáo dục:
	-Có ý thức học tập tốt.
II.Đồ dùng học tập
GV:Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo độ dài 
	HS: Bảng con.
III.Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
-HS nêu.
- Quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau.
-HS trả lời.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
Ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài.
- Nêu yêu cầu BT1.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào SGK, 1 học sinh chữa bài ở bảng phụ.
- Điền vào bảng
- Yêu cầu học sinh nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau, cho VD
- Hai đơn bị đo độ dài liền kề nhau hơn gấp hoặc kém nhau 10 lần.
VD: 1m = 10 dm; 1 dm = 10 cm.
Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT2.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm
- Làm bài, nêu kết quả
a)
c) 
135 m =
342 dm = 
15 cm = 
1 mm = 
1 cm = 
1350 dm
3420 cm
150 mm
m
- Nhận xét, sửa bài làm sai
-HS lắng nghe.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
10’
- gọi HS nêu yêu cầu.
- Nêu yêu cầu .
- Gọi học sinh nêu lại cách đổi đơn vị
- Nêu lại cách đổi
- Yêu cầu học sinh làm bài, nêu miệng kết quả.
- Làm bài, nêu miệng kết quả
4km 37m = 4037 m
8m 12 cm = 812 cm
354 dm = 35m 4 dm
3040 m = 3 km 40m
-GV nhận xét, chữa bài.
-HS sửa sai.
4.Củng cố:
3’
-Qua bai củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
-Học sinh nêu 
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I, Mục tiêu
1,Kiến thức:
	- Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
2, Kĩ Năng:
	 - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình , biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân.
3, Giáo dục:
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
II, Đồ dùng dạy học:
	Giáo viên: PHT
	Học sinh: SGK
II, Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
Cho HS nhắc lại ghi nhớ 
- 2HS
-Nhận xét 
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3 
12'
mục tiêu: mỗi nhóm nêu được một tấm gương tiêu biểu để kể cho cả lớp cùng nghe.
cách tiến hành
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu sau:
- HS thảo luận nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm 
STT
Hoàn cảnh
Những tấm gương
1
Khó khăn của bản thân
2
Khó khăn về gia đình
3
Khó khăn khác
 GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ngay trong lớp học , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó
* Hoạt động 2: tự liên hệ( Bài tập 4)
14'
Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân, nêu được những khó khăn trong cuộc sống , trong học tập và đề ra được cách vượt khó khăn.
Cách tiến hành
- HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu sau:
STT
 Khó khăn
Những biện pháp khắc phục
1
2
3
4
- Yêu cầu HS thảo luận
- KL: lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp như bạn: Bản thân các bạn đó cần nỗ lực cố gắng để tự mình vượt khó. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể cũng hết sức cần thiết để giúp các bạn vượt qua khó khăn , vươn lên.
- Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên.
- Sự cảm thông, động viên, giúp đỡ của bạn bè, tập thể là hết sức cần thiết để giúp chúng ta vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm
- Mỗi nhóm chọn 1-2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp 
- lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ
4.Củng cố:
3’
-Em đã làm gì để cố gắng trong học tập?
Học sinh nêu lại 
5. Dặn dò:	
1’
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học
Lăng nghe
------------------------------------------------------------
Tiết 6: An toàn giao thông
EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG 
I.Mục tiêu
1,Kiến thức:
-Hiểu nội dung, ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về TNGT. Biết phân tích nguyên nhân gây TNGT.
2, Kĩ Năng:
-Giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác. Đề ra các phương án phòng tránh TNGT ở cổng trường hay ở các điểm xảy ra tai nạn.
3, Giáo dục:
	-Tham gia các hoạt động của lớp,Đội TNTP về công tác đảm bảo ATGT.
II.Đồ dùng học tập
	GV: Số liệu thống kê về ATGT, hàng năm của cả nước, viết tình huống đóng vai, tình huống khó.
HS: Mỗi em viết 1 bài khoảng 200 chữ, hoặc vẽ tranh chủ đề ATGT.
III.Hoạt đông dạy và học
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Nêu nguyên nhân gây tai nạn giao thông?
-HS nêu.
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tên bài mới.
1’
-HS nhắc lại tên bài nối tiếp.
b. Dạy học nội dung:
*Hoạt động 1: Tuyên truyền
15’
-GV đưa số liệu đã sưu tầm.
-HS phát biểu cảm tưởng.
 Tin: “Tính từ ngày 1/9/2001 đến 30/9/2001, tháng ATGT toàn quốc xảy ra 2225 vụ TNGT đường bộ làm 792 người chết, 2630 người bị thương”
-HS lắng nghe.
Hỏi: Em hãy nêu tính chất nghiêm trọng của sự việc và sự việc trên gây cho em cảm giác gì?
-HS trả lời theo ý hiểu.
-GV gọi HS giới thiệu mẫu tin, bài viết, tranh ảnh mình đã sưu tầm. YC HS phân tích nội dung, ý nghĩa, cảm tưởng khi sưu tầm.
-HS làm theo YC.
-Gọi HS nhận xét về sản phẩm của bạn.
-HS phát biểu.
-GV nhận xét,tuyên dương bạn sưu tàm được bài hay, đúng nội dung.
-HS lngs nghe.
* Hoạt động 2: Lập phương án thực hiện ATGT.
15’
-Chia lớp thành 2 nhóm: 
+Nhóm 1: Các em nhà xa được bố mẹ đưa đến trường.Ngồi trên xe an toàn.
+Nhóm  ... ự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm.
- Làm bài ra nháp, nêu kết quả
a)
5 cm2 = 500 mm2
12 km2 = 1200hm2
1 m2 = 10.000 cm2
12m29dm2=1209 dm2
-GV nhận xét, đưa đáp án đúng.
-HS lắng nghe.
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
- Nêu yêu cầu BT3
- Lắng nghe
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài ở bảng.
- Làm bài, chữa bài ở bảng lớp
- Nhận xét, chốt bài làm đúng:
1 mm2 = cm2
8 mm2 = cm2
29 mm2 = cm2
1 dm2 = m2
7 dm2 = m2
34 dm2 = m2
- Theo dõi
4.Củng cố:
3’
- Yêu cầu học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.
- Vài học sinh nêu lại
5. Dặn dò:
1’
- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
Yêu cầu học sinh về học bài, xem các bài tập, làm vào vở
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG ÂM (tr 51)
I,Mục tiêu
1,Kiến thức:
-Hiểu thế nào từ đồng âm (Nội dung ghi nhớ)
2, Kĩ Năng:
-Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm (BT1,mục III); Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); Bước đầu được tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
3, Giáo dục:
- Tích cực, tự giác làm bài tập
II.Đồ dùng học tập
-GV:Một số tranh ảnh về sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên giống nhau
-HS:sgk...
III.Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Gọi HS đọc kết quả bài làm bài tập 3(Tiết LTVC hôm trước)mà các em đã hoàn thiện ở nhà.
-2 HS đọc.
 -GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
từ đồng âm
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
*Phần nhận xét:
12’
Bài tập 1,2
-YC HS đọc bài tập 1 trong phần nhận xét.
-1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi.
? Hai câu văn ở bài tập 1 có từ nào giống nhau?
-Từ câu giống nhau
-YC HS đọc bài tập 2 và suy nghĩ trả lời xem từ câu có trong bài tập 1 đúng với dòng nghĩa nào ở trong bài tập 2.
-Từ câu trong câu văn ông ngồi câu cá ứng với nét nghĩa bắt cá, tôm,...bằng móc sắt nhỏ(thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
-Từ câu trong câu văn ở đoạn này có 5 câu ứng với nét nghĩa đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
-GV chốt lại: Hai từ câu ở hai câu văn trong ví dụ trên phát âm hoàn toàn giống nhau (đồng âm) nhưng nghĩa khác nhau. Những từ như thế gọi là từ đồng âm. Vậy Từ đồng âm là gì?
-HS lắng nghe và trả lời: Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
*Phần ghi nhớ
3’
-YC HS đọc ghi nhớ SGK.
-2 đến 3 HS đọc
-Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ.
-HS nhắc lại phần ghi nhớ và lấy ví dụ minh hoạ.
* Phần luyện tập
Bài tập 1
4’
YC HS đọc toàn bài.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-YC HS làm viếc cá nhân, sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
-HS làm vào nháp , sau khi làm bài xong trao đổi kết quả với bạn bên cạnh.
-Gọi HS trình bày.
-HS lần lượt trình bày kết quả,lớp theo dõi nhận xét:
a,-Đồng(cánh đồng) là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, tròng trọt.
-Đồng(tượng đồng) là kim loại có mầu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường làm dây điện và chế hợp kim.
-Đồng (một nghìn đồng) là đơn vị tiền tệ
b,-Đá(hoà đá) là một chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất.
-Đá(đá bóng) là một hoạt động .
c,-Ba (ba và má) tiếng của người miền Nam dùng để gọi bố.
-Ba (ba tuổi) là chỉ một số tiếp theo số 2 trong dãy tự nhiên.
-GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
-HS lắng nghe.
*Bài tập 2
3’
YC HS đọc toàn bài.
-Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
-YC HS quan sát mẫu, tự làm bài.
-HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm bài.VD: Bàn: Vua tôi đang bàn việc nước./ Trên bàn có một lọ hoa./ Bàn tay mẹ bế chúng con..
Gọi HS nhận xét.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét chốt lại.
*Bài tập 3
4’
YC HS đọc toàn bài.
-Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
-YC HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi.
-HS trao đổi, thảo luận với bạn để tìm đáp án.
-Gọi HS trình bày.
-Đại diện nhóm lần lượt trình bày
Bạn Nam ba mình đã chuyển sang làm việc ở ngân hàng vì nhầm lẫn hai từ đồng âm tiền tiêu.
-GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
-HS lắng nghe.
*Bài 4:Tổ chức thi giải đố nhanh
4’
-GV giới thiệu trò chơi giải đố nhanh, công bố cách thức chơi.
-HS suy nghĩ tìm lời giải cho từng câu đố.
-Gọi HS trình bày.
-HS giải đố.
GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
-a, Là con chó thui; từ chín có nghĩa là nước chín chứ không phải số chín.
b,Cây hoa súng và khẩu súng.
-Cả lớp theo dõi lắng nghe.
4.Củng cố:
3’
-Nội dung chính của bài là gì?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe.
Tiết 3: Địa lý
VÙNG BIỂN NƯỚC TA (tr77)
(Mức độ tích hợp GDBVMT : Toàn phần)
I.Mục tiêu
1,Kiến thức:
	- Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta.
2, Kĩ Năng:
-Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,...trên bản đồ. Nêu được vẻ đẹp của những điểm trên.
3, Giáo dục:
-Có ý thức bảo vệ môi trường biển, khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí, vận động mọ người làm theo.
II.Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS: sgk
III.Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Nêu một số đặc điểm của sông ngòi Việt Nam.
-HS nêu.
- Nêu vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất.
-HS nêu.
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tên bài,ghi bảng.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
* Hoạt động 1: làm việc cả lớp
10’
- Treo bản đồ ở bảng
- Quan sát lược đồ (SGK)
- Biển Đông bao bọc phần đất liền nước ta ở những phía nào? (Biển bao bọc phần đất liền nước ta ở phía đông, nam và tây nam.)
- Lên chỉ vị trí vùng biển nước ta trên bản đồ
- Kết luận HĐ1
- Lắng nghe
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
10’
- Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta?
-Nước không bao giờ đóng băng; miền Bắc và miền Trung hay có bão; hằng ngày nước biển có lúc dâng lên, lúc hạ xuống.)
- Ảnh hưởng của biển đối với đời sống, sản xuất?
-Vùng biển nước ta hay có bão gây khó khăn cho đời sống, sản xuất của người dân các tỉnh ven biển.)
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
10’
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 để nêu vai trò của biển đối với đời sống, sản xuất.
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm phát biểu
- Nhận xét, bổ sung
- Kết luận: Biển điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
- Lắng nghe
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ 1 số nơi du lịch, nghỉ mát ở biển.
- Chỉ bản đồ
- Yêu cầu học sinh dọc mục: Bài học (SGK)
- 2 học sinh đọc
4.Củng cố:
3’
-Nội dung chính của bài là gì?
- Em phải làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
Liên hệ
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH (tr 52)
I. Mục tiêu:
1,Kiến thức:
-Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh(về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu...)
2, Kĩ Năng:
-Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.
3, Giáo dục:
-Biết yêu cảnh thiên nhiên, vẻ đẹp thiên nhiên trong và sau cơn mưa.
II. Đồ dùng dạy học
Giáo viên: Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh. Bảng phụ ghi đề bài và 1 số lỗi điển hình mà học sinh mắc phải.
Học sinh: Phấn màu, vở bài tập Tiếng Việt 5	
III. Các hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- 2 HS đọc bảng thống kê lập được ở BT2 tiết TLV giờ trước
-2 HS đọc.
 -GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b. Dạy học nội dung:
Nhận xét chung và hướng dẫn học sinh chữa một số lỗi điển hình
15’
- Nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp.
-HS lắng nghe.
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi
- Một số học sinh lên bảng chữa lần lượt từng lỗi, cả lớp chữa vào nháp.
Trả bài và hướng dẫn chữa lỗi :
15’
- Trả bài và yêu cầu học sinh chữa lỗi trong bài của mình vào VBT.
- Đọc cho học sinh nghe một số đoạn, bài văn hay.
- Trao đổi về cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn đó.
- Yêu cầu học sinh viết lại 1 đoạn văn trong bài cho hay hơn
- Viết đoạn văn
4.Củng cố:
3’
- Giáo viên nhận xét giờ học, biểu dương những học sinh đạt điểm cao, học sinh tham gia chữa bài tốt.
-HS lắng nghe.
5. Dặn dò:
1’
- Dặn học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
TUẦN 5
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 5
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ.. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi:.....
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài:......
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
	- Một số em còn nghỉ, làm chưa chăm chỉ như:
III/ Phương hướng tuần 6
-Duy trì sĩ số 20/20=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_5_ban_2_cot.doc