Giáo án Khoa học 5 kì 1 - Trường Tiểu học Phước Hòa

Giáo án Khoa học 5 kì 1 - Trường Tiểu học Phước Hòa

Bài dạy:

SỰ SINH SẢN

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai” (đủ dùng theo nhóm).

- Hình trang 4, 5 SGK.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 62 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1097Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 5 kì 1 - Trường Tiểu học Phước Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1 MÔN: KHOA HỌC Tiết: 1 Ngày dạy: 4 /9/2006
Bài dạy: 
SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu: 	Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai” (đủ dùng theo nhóm). 
- Hình trang 4, 5 SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
15’
18’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”. 
Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 
Tiến hành: 
- GV nêu tên trò chơi, giơ các hình vẽ và phổ biến cách chơi. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho từng nhóm. 
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát. 
+ Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
KL: GV rút ra kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3/4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. 
- GV tre tranh như SGK. Gọi đại diện nhóm lên giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên. 
- Nhận xét, khen ngợi những HS có lời giới thiệu hay, rõ ràng. 
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
- GV hướng dẫn để HS liên hệ đến gia đình mình. 
KL: GV rút ra kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. 
- Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
- Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau?
- Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người khong có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc theo các nhóm. 
- HS trả lời. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS quan sát tranh. 
- 1 HS đọc câu hỏi, một HS trả lời. 
- HS nêu kết quả làm việc. 
- 2 thế hệ: bố mẹ bạn Liên và bạn Liên. 
- Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS trả lời. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 1 MÔN: KHOA HỌC Tiết: 2, 3 Ngày dạy: 7 - 11/9/2006
Bài dạy: 
NAM HAY NỮ ?
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. 
- Có ý thức tôn trong các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam và bạn nữ. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 6,7 SGK. 
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: 
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
10’
10’
10’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về các đặc điểm sinh học. 
Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về các đặc điểm sinh học. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm các câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 6. 
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
KL: GV rút ra kết luận SGK/7. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS mở SGK/8, hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi. 
- Các nhóm tiến hành chơi. 
- GV cho các nhóm dán kết quả làm việc trên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành. 
- GV yêu cầu các nhóm khác với ý kiến của bạn nêu lý do vì sao mình làm như vậy?
KL: GV nhận xét, chốt laị kết luận đúng. 
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
Hoạt động 3: Thảo luận: Một số quan niện xã hội về nam và nữ. 
Mục tiêu: Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ. Có ý thức tôn trong các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam và bạn nữ. 
Tiến hành: 
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận câu hỏi như SGV/27. 
- Gọi đại diện HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV và HS nhận xét. 
- GV rút ra kết luận như SGK/9. 
- Gọi HS nhắc lại kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Dại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS làm việc theo nhóm 6. 
- Trình bày kết quả làm việc lên bảng. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS nêu kết quả làm việc. 
- 2 HS nhắc lại kết luận. 
- HS trả lời. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 2 MÔN: KHOA HỌC Tiết: 4 Ngày dạy: 14/9/2006
Bài dạy: 
CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng: 
- Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. 
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 10,11 SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Tại sao không nên có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
15’
17’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người. 
Mục tiêu: HS nhận biết đựơc một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. 
Tiến hành: 
- GV nêu câu hỏi: Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Cớ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì em bé được sinh ra?
KL: GV chốt lại các ý đúng của HS. 
- GV giảng giải để các em hiểu thế nào là thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. 
Hoạt động 2: Làm việc với SGK. 
Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thu tinh và sự phát triển của thai nhi. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và đọc kỹ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc. 
- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5/11 SGK, yêu cầu HS tìm xem hình nào cho biết thai được 5 Tuần: , 8 Tuần: , 3 tháng, khoảng 9 tháng. 
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc. 
KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
- Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết. 
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- Cơ quan sinh dục. 
- Tạo ra tinh trùng. 
- Tạo ra trứng. 
- Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng. 
- Khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
IV. Rút k ...  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 16 MÔN: KHOA HỌC Tiết: 31 Ngày dạy: 19/12/2006
Bài dạy: CHẤT DẺO
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùn bằng chất dẻo. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 64, 65 SGK. 
- Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa . . . )
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
- Hãy nêu tính chất của cao su?
- Cao su thường được sử dụng để làm gì?
- Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
16’
15’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Quan sát. 
Mục tiêu: Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát một số đồ dùng làm bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp các hình SGK/64 để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo. 
- Gọi từng nhóm trình bày kết qủa làm việc. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận. 
Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế. 
Mục tiêu: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùn bằng chất dẻo. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK/65. 
- Gọi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi. 
- GV và HS nhận xét. 
KL: GV rút ra kết luận SGK/65. 
- Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Chất dẻo có tính chất gì?
- Tại sao ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế những sản phẩm làm bằng các vật liệu khác?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS quan sát đồ dùng bằng nhựa và đọc sách giáo khoa để tìm tính chát của chất dẻo. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
- HS đọc và TLCH. 
- HS phát biểu. 
- HS đọc mục bạn cần biết. 
- HS trả lời. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 16 MÔN: KHOA HỌC Tiết: 32 Ngày dạy: 21/12/2006
Bài dạy: TƠ SỢI
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: 
- Kể tên một số loại tơ sợi. 
- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. 
- Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình và thông tin trang 66 SGK. 
- Một số loại sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo hoặc sản phẩm được dệt ra từ các loại tơ sợi đó; bật lửa hoặc bao diêm. 
- Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
- Chất dẻo có tính chất gì?
- Tại sao ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế những sản phẩm làm bằng các vật liệu khác?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
10’
10’
10’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Mục tiêu: Kể tên một số loại tơ sợi. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời các câu hỏi SGK/66. 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày câu trả lời cho một hình, các nhóm khác bổ sung. 
KL: GV nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
Mục tiêu: Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành SGK/67. 
- Đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung. 
KL: GV chốt lại kết luận đúng. 
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập. 
Mục tiêu: Nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. 
Tiến hành: 
- GV phát phiếu học tập cho HS. 
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin SGK/67. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân theo phiếu trên. 
- Gọi 1 số HS chữa bài tập. 
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận SGK/67. 
- Gọi HS nhắc lại phần kết luận. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- GV nhận xét tiết học. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- HS làm việc theo nhóm đôi. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
- HS đọc thông tin và làm việc trên phiếu. 
- HS chữa bài. 
- HS trả lời. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Tuần: 17 MÔN: KHOA HỌC Tiết: 33,34 Ngày dạy: 26 –28/12/2006
Bài dạy: 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng có và hệ thống các kiến thức về: 
- Đặc điểm về giới tính. 
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. 
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 68 SGK. 
- Phiếu học tập. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS 
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- GV nhận xét và ghi điểm. 
TG
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò. 
1’
10’
10’
10’
3’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập. 
Mục tiêu: Đặc điểm về giới tính. Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân. 
Tiến hành: 
- GV phát phiếu, yêu cầu từng HS làm việc trên phiếu. 
- Gọi một số HS lần lược lên chữa bài. 
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét. 
KL: GV rút ra kết luận. 
Hoạt động 2: Thực hành. 
Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học. 
Tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Mỗi nhóm nêu tính chất và công dụng của 3 loại vật liệu. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc. 
- Đại diện từng nhóm trình bày. 
KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng. 
Hoạt động 3: Trò chơi “Đoán chữ”. 
Mục tiêu: HS củng cố một số kiến thức trong chủ đề “Con người và sức khoẻ”. 
Tiến hành: 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 
- GV nêu luật chơi. 
-Tổ chức cho HS chơi theo hướng dẫn ở bước 1. 
KL: GV tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nhắc nhở HS ôn bài để chuẩn bị thi HKI. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc trên phiếu. 
- HS làm việc theo nhóm tổ. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- HS chơi trò chơi. 
IV. Rút kinh nghiệm: 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc x.doc