Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài số 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài số 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già

Bài 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ

I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Sau bài học, HS biết:

- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.

- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.

II. Đồ dùng dạy học:

- Thông tin và hình trang 16, 17 SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Bài số 7: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu, nhiệm vụ:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thông tin và hình trang 16, 17 SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
Cách tiến hành:
a) Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- Cho HS đọc các thông tin và thảo luận theo nhóm.
- HS đọc các thông tin trang 16, 17 SGK và nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi.
b) Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.
c) Làm việc cả lớp.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?”
Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên.
- HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
Cách tiến hành:
- GV và HS sưu tầm khoảng 12- 16 tranh, ảnh nam, nữ ở các lứa tuổi khác nhau, làm các nghề khác nhau.
a) Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình.
- HS xác định những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
b) Làm việc theo nhóm.
- HS làm việc như hướng dẫn trên.
c) Làm việc cả lớp.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét.
Kết luận: (SGK)
3. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
Bài 8: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ
I. Mục tiêu, nhiệm vụ:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 18, 19 SGK.
- Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.
- Mỗi HS chuẩn bị một thẻ từ, một mặt ghi chữ Đ (đúng), mặt kia ghi chữ S (sai).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 2: Động não.
Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
- GV giảng và nêu đặt vấn đề.
- HS lắng nghe.
- GV sử dụng phương pháp động não, yêu câu mỗi HS trong lớp nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trả lời câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến.
- Chốt lại những việc làm cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể.
Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia lớp thành nhóm nam và nữ riêng.
- Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập.
 Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
 Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
- Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nữ.
Hoạt động 4: Quan sát tranh và thảo luận.
Mục tiêu: HS xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
- Cho HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK và trả lời các câu hỏi.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện từng nhóm trả lời.
- GV nhận xét.
Kết luận:
Hoạt động 5: Trò chơi “Tập làm diễn giả”.
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- Cho HS trình bày.
- Cho HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docKH 7-8.doc