I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong SGK.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- GDKNS:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê).
+ Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê).
+ Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin).
Thứ ba, ngày 05 tháng 10 năm 2012 TIẾNG VIỆT Ôn tập (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 trong SGK. - HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. - GDKNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê). + Hợp tác(kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê). + Thể hiện sự tự tin(thuyết trình kết quả tự tin). II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Giới thiệu bài: Nêu mục đích tiết học và cách bốc thăm bài đọc. B. Hướng dẫn làm bài tập. * Bài 1: - Cho HS chuẩn bị trong khoảng 4-5': Đọc lại các bài tập đọc và học thuộc lòng. - Yêu cầu HS bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài (Cứ em trước lên đọc và trả lời thì em sau lên bốc thăm và chuẩn bị). - GV cho điểm. * Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. H: Em đã được học những chủ điểm nào? H: Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ? - Yêu cầu HS tự làm bài trong VBT. - HS nối tiếp đọc từng chủ điểm. - GV nhận xét kết luận lời giải đúng - Đọc lại bài. - HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS nêu chủ điểm và tên bài. + VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên. + Sắc màu em yêu của Phạm Hổ. + Bài ca về trái đất của Định Hải. + Ê-mi-li, con... của Tố Hữu. + Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy. + Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh - Làm bài và trình bày bài làm. Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội dung VN- Tổ quốc em Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN Cánh chim hoà bình Bài ca về trái đất Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh Ê-mi-li, con Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN Con người với thiên nhiên Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp Trước cổng trời Nguyễn Đình Ánh Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị kiểm tra tiếp lần sau. TOÁN Tiết 46:Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. - Giải bài toán liên quan đến "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số". - Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn luyện tập. * Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - Mời 2 em lên bảng làm bài, mỗi em hai phần. - Cho lớp nhận xét số bạn vừa viết được. - Gọi 1 số em lần lượt đọc. * Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: ? Muốn biết những số nào bằng 11, 02 km ta làm thế nào? - GV yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng. - GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km. - GV nhận xét và cho điểm HS. * Bài 3: - GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS. - Mời 1 em giải thích cách làm. - NX và KL bài làm đúng. * Bài 4: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV : Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV hỏi : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào ? - GV : Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này ? - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu rõ đâu là bước “rút về đơn vị” , đâu là bước “tìm tỉ số” trong Bài giải của mình. - GV cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT. - Chẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi. - HS nghe. - 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài bạn làm. - HS đọc các số thập phân viết được. - Chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận. - 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Một số em giải thích cách làm. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. a) 4m85cm = 4,85m b) 72ha = 0,72km² - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - HS : Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng. - Bài toán hỏi : Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ? - HS : Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần. - Có thể dùng 2 cách để giải bài toán. * Cách 1 : Rút về đơn vị * Cách 2 : Tìm tỉ số - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS nhận xét. - HS lần lượt nêu : * Bước tìm giá tiền của 1 hộp đồ dùng là bước “rút về đơn vị” * Bước tìm số lần 36 hộp gấp 12 hộp là bước “tìm tỉ số”. KHOA HỌC Ti ết 19:Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông. - KNS: + Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn. + Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 40;41 (SGK). - Sưu tầm các hình ảnh về thông tin về một số tai nạn giao thông. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho trình bày ghi nhớ bài học trước. - NX và ghi điểm. 2. Hướng dẫn các hoạt động. * Hoạt động 1: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. - GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh, thông tin về tai nạn giao thông đường bộ của HS. - GV nêu yêu cầu thảo luận nhóm đôi: Các em hãy kể cho bạn nghe về tai nạn giao thông mà em đã từng chứng kiến hoặc sưu tầm được. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó? - GV ghi nhanh những nguyên nhân gây tai nạn mà HS nêu lên bản: Phóng nhanh, vượt ẩu; Lái xe khi say rượu; Bán hàng không đúng nơi quy định; Không quan sát đường; Trời mưa, đường trơn; Xe máy không có đen báo hiệu - Hỏi: Ngoài những nguyên nhân bạn đã kể, em còn biết những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? - Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như: Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, các điều kiện giao thông không an toàn: đường xấu, đường quá chật, thời tiết xấu. Phương tiện giao thông không an toàn: quá cũ, thiếu các thiết bị an toàn. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là ý thức của người tham gia đường bộ chưa tốt. * Hoạt động 2: Những vi phạm luật giao thông của người tham gia và hậu quả của nó. - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 như sau: Quan sát hình minh hoạ trang 40 SGK, trao đổi và thảo luận để: + Hãy chỉ ra vi phạm của người tham gia giao thông. + Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó? + Hậu quả của vi phạm đó là gì? - GV đi giúp đỡ, hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một hình, các nhóm có ý kiến khác bổ sung. - GV hỏi: Qua những vi phạm về giao thông đó em có nhận xét gì? - Kết luận: Có rất nhiều nguyên nhân gây tại nạn giao thông. Có những tai nạn giao thông không phải là do mình vi phạm nên chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, thực hiện an toàn giao thông? * Hoạt động 3: Những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông. Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi như sau: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 41 SGK và nói rõ lợi ích của việc làm được mô tả trong hình, sau đó tìm hiểu thêm những việc nên làm để thực hiện an toàn giao thông. - Gọi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. - Nhận xét, khen ngợi HS có hiểu biết để thực hiện an toàn giao thông. 3. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu HS thực hành đi bộ an toàn. - Cho HS nhắc lại những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. -2 HS trình bày ghi nhớ bài trước. - Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên. - Thảo luận nhóm đôi - Một số em nối tiếp trình bày nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. - HS nêu bổ sung. Ví dụ: + Do đường xấu. + Phương tiện giao thông quá cũ, không đảm bảo tiêu chuẩn. + Thời tiết xấu. - Lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV, mỗi nhóm có 4 HS. - Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. Cả lớp đi đến thống nhất. - Tai nạn giao thông xảy ra hầu hết là do sai phạm của những người tham gia giao thông. - Hoạt động nhóm đôi. - 1 số nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác bố sung ý kiến và đi đến thống nhất: Những việc nên làm để thực hiên an toàn giao thông. + Đi đúng phần đường quy định. + Học luật an toàn giao thông đường bộ. + Khi đi đường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông. + Đi xe đạp sát lề đường bên phải, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông..... TIẾNG VIỆT Ôn tập (tiết 2) I. Mục tiêu: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1. - Nghe-viết đúng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - GDBVMT: Gi¸o dôc ý thøc BVMT th«ng qua viÖc lªn ¸n nh÷ng ngêi ph¸ ho¹i m«i trêng thiªn nhiªn vµ tµi nguyªn ®Êt níc. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học B. Bài mới: 1. Kiểm tra đọc: Tiến hành như tiết 1. 2. Bài 2. - Mời 1 em đọc bài viết. - Cho HS giải nghĩa từ: cầm trịch, canh cánh. - Cho 3 em lên bảng viết 1 số từ khó: cuốn sách, bột nứa, cơ man, cầm trịch, đỏ lừ, giữ rừng. - Yêu cầu dưới lớp viết vào nháp và nhận xét chữ viết của bạn. - Đọc bài cho HS viết. - Đọc cho HS soát bài. - Thu vở và chấm tại lớp tổ 2, nhận xét chất lượng bài viết và chữa n ... c bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân. * Ví dụ : - GV nêu bài toán , mời HS đọc lại đề toán. - GV hỏi : Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ? - GV nêu : Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5. - GV gọi 1 HS thực hiện cộng đúng lên bảng làm bài và yêu cầu HS cả lớp theo dõi. - GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện tính của mình. - GV nhận xét và nêu lại : Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân. - GV yêu cầu HS cả lớp cùng đặt tính và thực hiện lại phép tính trên. * Bài toán: - GV nêu bài toán , cho HS đọc lại đề toán. - GV hỏi : Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác? - GV yêu cầu HS giải bài toán trên. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi : Em hãy nêu cách tính tổng 8,7 + 6,25 + 10 . - GV nhận xét. c. Luyện tập thực hành: * Bài 1: - GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV chữa bài, sau đó hỏi : Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì? - GV nhận xét và cho điểm HS. * Bài 2: - GV yêu cầu đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp. - GV cho HS chữa bài của bạn trên bảng lớp. - GV hỏi : + Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 25 ; b = 6,8 ; c = 12. + Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 1,34 ; b= 0,52 ; c= 4 + Vậy giá trị của biểu thức (a+b) + c như thế nào so với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số ? - GV viết lên bảng : (a+b) + c = a + (b+c) - GV hỏi : Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên? - Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên. - GV hỏi : Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao ? - GV yêu cầu HS nêu tính chất kếp hợp của phép cộng. * Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV yêu cầu 4 HS vừa lên bảng giải thích cách làm của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân. - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu. - HS đọc đề toán. - HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán. - HS nêu : Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5. - HS trao đổi với nhau và cùng tính. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến để thống nhất : + Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau. + Cộng như cộng với các số tự nhiên. + Viết dấu phẩy vảo tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng. - HS nghe và phân tích bài toán. - HS: Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Chu vi của hình tam giác là : 8,7 + 6,25 + 10 = 24,95(dm) Đáp số : 24,95 dm - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 4 HS lên bảng làm bài nối tiếp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính. - HS: Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bài bạn làm bài đúng/sai. - HS trả lời : + Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5. + Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86. + Giá trị của hai biểu thức bằng nhau. - Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta có : (a+b) + c = a + (b+c) - 1 HS phát biểu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS trao đổi và nêu : Phép cộng các số thập phân cũng có tính chất kết hợp, vì ở bài toán trên ta thấy khi ta cộng một tổng hai số với số thứ ba hay cộng số thứ nhất với tổng hai số còn lại đều cho cùng một kết quả. - HS nêu như trong SGK. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bài bạn làm. - HS nêu như giải thích. - 1 HS nhắc lại quy tắc tính. KHOA HỌC Tiết 20: Ôn tập: Con người và sức khỏe I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS. II. Đồ dùng dạy - học: - Phiếu học tập cá nhân. ND phiếu: 1. Tuổi dậy thì vắt đầu từ khi nào? Ở lứa tuổi này, có những đặc điểm gì tiêu biểu? 2. Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay? 3. Cơ thể người được hình thành như thế nào? - Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ. - Trò chơi: Ô chữ kì diệu, ô chữ. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC và giới thiệu bài mới: - Cho HS nhắc lại các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và cách phòng tránh tai nạn giao thông. - NX và ghi điểm. 1. Hoạt động 1: Ôn tập về con người. - Phát phiếu học tập và cho HS thảo luận nhóm 6: Hoàn thành nội dung phiếu. - Mời 1 em đọc to nội dung phiếu. - HD HS cách làm bài trong phiếu. - Mời đại diện 1 số nhóm trình bày ý kiến. - NX và KL câu trả lời đúng của HS. 2. Hoạt động 2: Cách phòng tránh một số bệnh. - Giao cho HS thảo luận nhóm 6: + N 1;2: Thảo luận về cách vẽ sơ đồ phòng bệnh sốt rét; sốt xuất huyết. + N 3, 4: Bệnh viêm não, phòng bệnh HIV/ AIDS. - Phát bảng nhóm cho 2 nhóm. - Mời 1 số nhóm dán sơ đồ của nhóm lên bảng lớp. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại sự nguy hiểm của một số loại bệnh trên. - NX tiết học và dặn dò: Tiết sau học tiếp bài này. - Trả lời câu hỏi của GV - Nhận phiếu và thảo luận nhóm 6 - Đọc nội dung phiếu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ xung. - Nhận nhiệm vụ. - Thảo luận nhóm để hoàn thành sơ đồ phòng bệnh. - 2 nhóm dán bài lên bảng. Lớp xem và nhận xét bổ xung cho sơ đồ của nhóm bạn. - Nhận nhiệm vụ về nhà. ĐẠO ĐỨC Tình bạn (Tiết 2) I. Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần pảhi đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày. - Biết được ý nghĩa của tình bạn. - GDKNS: + Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè). + Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè. + Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống. + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với bạn bè. II. Tài liệu và phương tiện: III.Các hoạt động dạy - học: Tiết 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: Đóng vai: bài tập 1. + Mục tiêu: HS biết ứng sử phù hợp trong tình huống bạn mình làm điều gì sai. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập: N 1;2: Tình huống a, b,c; N 3 ;4: Tình huống còn lại. - Các nhóm thảo luận và đóng vai. - Một số nhóm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp: H: Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không? H: Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái? Em có giận có trách bạn không? H: Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao? GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt 2. Hoạt động 2: Tự liên hệ. + Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối sử với bạn bè + Cách tiến hành: - Yêu cầu HS tự liên hệ: Em đã đối xử với bạn bè như thế nào? - HS trao đổi trong nhóm. - Gọi 1 số HS bày trước lớp. - GV nhận xét. 3. Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn + Mục tiêu: Củng cố bài. + Cách tiến hành: - Gọi HS xung phong lên kể, đọc thơ... - GV nhận xét. - NX tiết học và dặn HS chuẩn bị tiết sau. - HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai. - Vài nhóm lên đóng vai. - HS lần lượt trả lời. - HS thảo luận nhóm 3. - Một số HS trình bày trước lớp. - 2- 3 HS trình bày. KĨ THUẬT Tiết 10: Bày dọn bữa ăn trong gia đình I. Mục tiêu: - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình. - Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình. II. Đồ dùng day học: - Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc bàn ăn ở gia đình nông thôn hoặc thành phố. - Các hình trong bài. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ. - Cho HS nhắc lại cách luộc một số loại rau thông thường. - NX và ghi điểm. 2. Bài mới. a. Hoạt động 1: Tìm hiểu cách trình bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK, đọc nội dung mục 1a và nêu mục đích của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Giảng hình a,b và nêu lại tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Mời 1 số HS nêu cách sắp xếp các món ăn trong mâm cơm ở gđ. - NX và nêu tóm tắt cách trình bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố. - Nêu yêu cầu của việc bày dọn bữa ăn: Dụng cụ ăn uống và dụng cụ bày món ăn phải khô ráo, các món ăn được xắp xếp hợp lý. - Cho HS nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống. - NX ,tóm tắt nội dung chính của HĐ 1. b.Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn. - Mời 1 số em nêu cách thu dọn sau bữa ăn ở gđ. - Cho HS nêu mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn. - Cho HS nêu cách thực hiện trong SGK. - So sánh với cách thực hiện ở gđ. - NX và KL cách thực hiện đúng. - Lưu ý HS: Không thu dọn khi còn người đang ăn và không để quá lâu mới thu dọnThức ăn còn thừa nếu muốn để sang bữa sau cần để trong tủ lạnh hoặc để vào nồi, hộp có nắp đậy. c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - Cho HS hỏi đáp theo cặp về nội dung bài. + HD HS hỏi đáp. + Một số cặp thực hiện hỏi đáp. + NX đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò. - NX tiết học - Chuẩn bị bài sau. - Trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ. - Trả lời: làm cho bữa ăn thuận tiện, hấp dẫn và vệ sinh. - 2- 3 HS nêu. - Sắp đủ dụng cụ cho mọi người; Dùng khăn sạch để lau dụng cụ; sắp xếp các món ăn sao cho phù hợp - 1 số em nêu. - Làm cho nơi ăn uống của gđ sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn. - Nghe thầy nhận xét. - Hỏi đáp theo cặp về nội dung liên quan đến bài học - Nhận nhiệm vụ về nhà.
Tài liệu đính kèm: