Giáo án Lớp 3 - Tuần 22

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22

A. TẬP ĐỌC

1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn; các từ ngữ: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém,

- Đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :

 

doc 33 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm.
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI : NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I.MỤC TIÊU :
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn; các từ ngữ: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, loé lên, nảy ra, miệt mài, móm mém,
- Đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. 
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
B. KỂ CHUYỆN
1.Rèn kĩ năng nói: 
- Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
2.Rèn kĩ năng nghe:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- Một cái mũ phớt, một cái khăn.
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TẬP ĐỌC
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ : 
- 2HS đọc bài Người trí thức yêu nước và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
C – BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
 Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết về một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất thế giới, đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Oâng tên là Ê-đi-xơn, người Mĩ. Chính là nhờ Ê-đi-xơn chúng ta mới có điện dùnh như ngày hôm nay. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy Ê-đi-xơn có óc sáng tạo kì diệu và quan tâm đến con người như thế nào.
2. Luyện đọc :
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu: 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng tên riêng: Ê-đi-xơn.
* Đọc từng đoạn : 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc các đoạn trong bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ mới xuất hiện trong từng đoạn. 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
 * Đọc ĐT
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
b. GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi:
- Bà cụ mong muốn điều gì?
- Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?
- Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
- Cả lớp và GV nhận xét.
c.GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
- Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
- Cả lớp vàGV nhận xét.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 3 và hướng dẫn HS luyện đọc đúng.
- GV mời HS đọc đoạn 3.
- GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 3 và đọc theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1.GV nêu nhiệm vụ: Các em sẽ tập kể lại câu chuyện theo vai.
2.Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo vai:
- GV nhắc HS nói lời nhân vật kết hợp với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- GV yêu cầu HS tự hình thành nhóm và phân vai.
- GV mời HS dựng lại câu chuyện theo vai.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*** Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
- GV chốt: Ê-đi-xơn là nhà bác học vĩ đại. Sáng chế của ông cũng như của nhiều nhà khoa học góp phần cải tạo thế giới, đem lại những điều tốt đẹp cho con người. 
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; tập dựng lại hoạt cảnh theo nội dung câu chuyện.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS kể.
-HS trả lời.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : CHÍNH TẢ
BÀI : Ê-ĐI-XƠN
I.MỤC TIÊU :
Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn Ê-đi-xơn. 
- Làm đúng các bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn và giải đố.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết nội dung BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH :
B –BÀI CŨ :
- 2HS viết bảng, cả lớp viết nháp các tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
C - BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết:
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV mời HS đọc bài chính tả.
- GV giúp HS nhận xét bài chính tả: 
 + Những chữ nào trong bài được viết hoa?
 + Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào?
- GV yêu cầu HS viết nháp những từ ngữ dễ viết sai.
b.HS viết bài vào vở:
- GV đọc thong thả từng câu cho HS viết.
- GV theo dõi, uốn nắn.
c.Chấm, chữa bài:
- GV tổ chức cho HS tự chữa lỗi.
- GV chấm bài.( 5- 7 bài)
- GV nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT2a.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- GV mời HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà HTL các câu đố trong bài.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS trả lời.
-HS viết nháp.
-HS viết.
- HS chữa lỗi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP ĐỌC
BÀI : CÁI CẦU
I.MỤC TIÊU :
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng, 
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
3.Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh, ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B-BÀI CŨ:
- 2 HS kể lại kể lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ; trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
C-BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay, các em sẽ học bài thơ Cái cầu. Cầu này tên là gì? Có một bạn nhỏ đã được cha gửi cho chiếc ảnh cái cầu này. Bạn rất yêu cái cầu trong ảnh. Chúng ta sẽ học bài thơ để hiểu vì sao bạn nhỏ yêu cái cầu ấy như thế.
2.Luyện đọc:
a.GV đọc diễn cảm bài thơ.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩatừ: 
*Đọc từng dòng thơ:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp nhau. 
 *Đọc từng khổ thơ trước lớp:
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng khổ.
- GV giúp HS nắm được các từ chú giải cuối bài.
 *Đọc từng khổ trong nhóm.
 *Đọc ĐT.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi:
 + Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
 + Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào, được bắc qua dòng sông nào?
- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi: 
 + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? 
 + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
 + Tìm câu thơ em thích nhất, giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó?
- GV hỏi: Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào?
- Cả lớp và GV nhận xét.
4.Học thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ, cả bài thơ.
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS tiếp tục HTL bài thơ.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS đọc.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : MỞ RỘNG VỐN TỪ: SÁNG TẠO
 DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI
I.MỤC TIÊU :
- Mở rộng vốn từ : sáng tạo.
- Ôân luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu khổ to viết BT1.
- Băng giấy viết BT2, BT3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A - ỔN ĐỊNH:
B –BÀI CŨ:
- HS làm BT2, BT3.
C - BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay các em sẽ học mở rộng vốn từ gắn với chủ điểm Sáng tạo, sau đó sẽ làm bài tập ôn luyện cách sử dụng các dấu câu: dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
a.Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS cách làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- GV mời HS đọc bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
b.Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- GV yêu cầu HS sửa bài vào VBT.
c.Bài tập 3: 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giải nghĩa từ phát minh.
- GV mời HS lên bảng làm bài. 
- GV mời HS đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV hỏi: Truyện này gây cười ở chỗ nào?
- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS xem lại các BT.
-HS hát.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS đọc.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS trả lời.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày  .tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TẬP VIẾT
BÀI : ÔN CHỮ HOA – P
I.MỤC TIÊU :
Củng cố cách viết các chữ viết chữ P thông qua BT ứng dụng:
- Viết tên riêng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ hoa P.
- Tên riêng và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở Tập viết, b ...  GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2: 
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài và làm bài. 
 Bài 4: 
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả. 
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS theo dõi.
-HS nêu.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGK và VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta học bài Luyện tập. 
2.Thực hành:
 Bài 1:
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 2:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
 Bài 3:
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán theo 2 bước.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả. 
 Bài 4:
- GV hướng dẫn HS phân biệt “ hơn “ và “ gấp “.
- GV yêu cầu HS làm bài và đọc kết quả.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ÂM NHẠC
BÀI : ÔN TẬP: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG
GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHOÁ SON
I.MỤC TIÊU :
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca. hát đồng đều, hoà giọng. 
- Tập biểu diễn kết hợp với động tác phụ hoạ.
- Nhận biết khuông nhạc và khoá Son.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- Nhạc cu, vài động tác phụ hoạï.
- Máy nghe và băng nhạc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: Oân tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng
- GV yêu cầu HS ôn lại bài hát.
- GV giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
- GV chia nhóm và hát theo nhóm.
2. Hoạt động 2: Tập biểu diễn kết hợp động tác.
- GV hướng dẫn HS các động tác.
3. Hoạt động 3: Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son
- GV giới thiệu khuông nhạc, khoá Son, nhận biết các nốt trên khuông nhạc
4.Củng cốâ, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS theo dõi.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : THỦ CÔNG
BÀI : ĐAN NONG ĐÔI
I.MỤC TIÊU :
- HS biết cách đan nong đôi.
- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu tấm đan nong đôi
- Mẫu tấm đan nong mốt.
- Quy trình đan nong đôi.
- Các nan đan mẫu.
- Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 1
A-ỔN ĐỊNH :
B- BÀI CŨ :
C-BÀI MỚI :
1.Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.
2.Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
*Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
*Bước 2: Đan nong đôi.
*Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- HS nhắc lại cách đan nong mốt.
- HS thực hành kẻ, cắt các nan và tập đan nong đôi.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
-HS quan sát.
-HS theo dõi.
-HS thực hành.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : RỄ CÂY
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
	- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 82, 83.
- Giấy khổ to và băng keo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Rễ cây.
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: LÀM VIỆC VỚI SGK
a.Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 trang 83 và mô tả đặc điểm của rễ phụ và rễ củ.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời HS nêu lần lượt đặc điểm của các loại rễ.
- GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số cây có rễ phình to tạo thành củ, loại rễ như vậy được gọi là rễ củ.
2.Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI VẬT THẬT
a.Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây sưu tầm được.
b.Cách tiến hành:
- GV phát cho các nhóm giấy khổ to và băng dính và yêu cầu các nhóm đính và ghi chú ở dưới rễ.
- GV mời các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của nhóm.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày . tháng  .năm .
GIÁO ÁN
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : RỄ CÂY ( TT )
I.MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết:
- Nêu chức năng của rễ cây.
- Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình trong SGK trang 84, 85.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A – ỔN ĐỊNH :
B – BÀI CŨ :
C – BÀI MỚI :
- GV giới thiệu bài: Trong tiết học Tự nhiên xã hội hôm nay, các em sẽ học bài Rễ cây ( tt ).
- GV viết tên bài lên bảng.
1.Hoạt động 1: LÀM VIỆC THEO NHÓM
a.Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
b.Cách tiến hành:
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý.
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
2.Hoạt động 2: LÀM VIỆC THEO CẶP
a.Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
b.Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 85 và cho biết những rễ đó được sử dụng để làm gì?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì.
- GV kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường, ...
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
-HS thực hiện.
TUẦN : Thứ . ngày ..tháng . năm .
GIÁO ÁN
MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI : TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI ( TT )
I.MỤC TIÊU :
HS hiểu:
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài. 
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch,  ; quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.
HS biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- VBT.
- Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1, tiết 1.
- Phiếu học tập cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
TIẾT 2
1.Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
a.Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
b.Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau.
- GV mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt, chúng ta nên học tập.
2.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
a.Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng xử với khách nước ngoài.
b.Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhận xét trong các trường hợp.
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày. 
- GV kết luận: Bạn Vi không nên ngượng ngùng, xấu hổ mà cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện, ngay cả khi không hiểu ngôn ngữ của họ. Nếu khách nước ngoài đã ra hiệu không muốn mua, các bạn không nên bám theo sau, làm cho khách khó chịu. Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp với khả năng là tỏ lòng mến khách.
3.Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai
a.Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
b.Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận về các tình huống.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- GV mời các nhóm lên đóng vai.
- GV kết luận: Cần chào đón khách niềm nở. Cần nhắc các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
- GV kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước, con người Việt Nam.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS làm bài tập trong VBT.
-HS thực hiện.
-HS trình bày.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
-HS thảo luận.
-HS thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T22.doc