Giáo án Lớp 5 – Buổi sáng - Tuần 26 đến 30

Giáo án Lớp 5 – Buổi sáng - Tuần 26 đến 30

TẬP ĐỌC

NGHĨA THẦY TRÒ

I- Mục tiêu:

-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

- Thêm kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo.

II .Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ bài đọc SGK,

III . Hoạt động dạy và học chủ yếu :

1.Kiểm tra bài cũ :

 HS đọc thuộc bài thơ Cửa sông,TLCH trong sgk.

 

doc 113 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 – Buổi sáng - Tuần 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày tháng năm 20 
TẬP ĐỌC 	
NGHĨA THẦY TRÒ
I- Mục tiêu:
-Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Thêm kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo.
II .Đồ dùng học tập: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, 
III . Hoạt động dạy và học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ :
 HS đọc thuộc bài thơ Cửa sông,TLCH trong sgk.
2. Dạy bài mới:
a .Giới thiệu bài :
b. Luyện đọc đúng.
-GV chia 3đoạn 
Đoạn 1:mang ơn rất nặng.
Đoạn 2:tạ ơn thầy.
Đoạn 3: còn lại 
Sửa sai, ngắt nghỉ .
-GV đọc mẫu cả bài.
c.Tìm hiểu bài: Nêu câu hỏi SGK
Đoạn 1:
Câu 1 ý 1 SGK: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ?
Câu 1 ý2 SGK: Tìm chi tiết cho thấy họ rất tôn kính cụ giáo Chu ?
Đoạn 2: Câu 2SGK ?
Câu 3SGK ? 
-Em hãy tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu có nội dung tương tự?
-Em hãy nêu ý chính của bài ?
d.Luyện đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Cho hs luyện đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Bài đọc cho em biết điều gì?
- Em làm gì để thể hiện truyền thống tốt đẹp này?
 - Tìm đọc các truyện nói về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta.
1HS khá - giỏi đọc bài
Cả lớp đọc thầm theo. Nêu cách chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn(3 lượt).
Luyện đọc từ khó: dâng biếu, cụ giáo, rất nặng, sưởi nắng, 
Giải nghĩa từ khó : cụ giáo Chu, môn sinh, áo dài thâm, sập, cụ đồ, vỡ lòng,
Cả lớp đọc thầm theo.
- Đọc thầm bài, trao đổi nhóm đôi tìm ý trả lời.
+để chúc mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy-người dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
+..Từ sáng sớm.chúc mừng thọ thầy, dâng biếu thầy những cuốn sách quí, tới thăm ơn rất nặng.
+..thầy mời học trò cùng tới thăm  .Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ.
- đáp án: b,c,d
VD:
Không thầy đố mày làm nên.
.
- Ca ngợi truyền thống....
-Từ ý từng đoạn HS nêu cách đọc.
-Luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc đoạn 1.
2 HS đọc cả bài
- Nối tiếp liên hệ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TOÁN
 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ.
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách tính và đặt tính nhân số đo thời gian với 1 số.
- Thực hiện đúng phép nhân số đo thời gian với 1 số, vận dụng giải các bài toán.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Sách giáo khoa, phấn màu, ghi sẵn ví dụ ở bảng..
+ HS: Sách giáo khoa,vở bài tập .
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
 15 giờ 25 phút – 9 giờ 40 phút 9 ngày 15 giờ + 12 ngày 18 giờ
 57 phút 4 giây +2 phút 56 giây 25 giờ 4 phút – 9 giờ 25 phút
 -GV nhận xét-cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
*GV nêu ví dụ và hướng dẫn HS các bước tính.
* Ví dụ: 2 phút 12 giây ´ 4.
 2 phút 12 giây
	x 4
 8 phút 48 giây
*Giáo viên chốt lại.
Nhân từng cột.
Kết quả nhỏ hơn số qui định.
* Ví dụ: 1 người thợ làm 1 sản phẩm hết 5 phút 28 giây. Hỏi làm 9 sản phẩm mất bao nhiêu thời gian?
Giáo viên chốt lại bằng bài làm đúng.
Đặt tính.
 5 phút 28 giây
	 x 9
 45 phút 252 giây
 = 49 phút 12 giây.
Thực hiện nhân riêng từng cột.
Kết quả bằng hay lớn hơn ® đổi ra đơn vị lớn hơn liền trước.
*GV theo dõi chốt cách nhân số đo thời gian.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Yêu cầu HS nêu đề bài.
Giáo viên chốt bằng 2 bài số thập phân.
	 3,4 phút
 ´ 4
 13,6 phút
 = 13 phút 36 giây
	 9,5 giờ
 ´ 3
 28,5 giờ
 = 28 giờ 30 phút
Bài 2:Yêu cầu HS đọc đề bài,tóm tắt và làm vào vở.
-Giáo viên chốt lưu ý học sinh nhìn kết quả lớn hơn hoặc bằng phải đổi.
-HS theo dõi.
Học sinh lần lượt tính.
Nêu cách tính trên bảng.
HS khác nhận xét.
Học sinh nêu cách tính.
Đặt tính và tính theo nhóm đôi vào bảng nhóm.
Lần lượt đại điện nhóm trình bày.
Dán bài làm lên bảng.
Trình bày cách làm.Các nhóm nhận xét .
-Học sinh lần lượt nêu cách nhân số đo thời gian.
-Học sinh đọc đề – làm bài và nháp đặt tính và tính cột 1,cột 2 làm vào vở.
-3 HS làm bảng.
HS nhận xét -sửa bài.
Học sinh đọc đề,tóm tắt bài toán.
2 HS tìm hiểu đề bài.
Học sinh làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ.
Sửa bài.
 3.Củng cố - dặn dò: 
 -Cho HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số.
 -Chuẩn bị bài :Chia số đo thời gian.
 -Nhận xét tiết học. 
Thứ ba ngày tháng năm 20 
TOÁN 
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ 
I. Mục tiêu:
 - Biết cách đặt tính và tính phép chia số đo thời gian.
 - Biết thực hiện đúng phép chia số đo thời gian với một số. Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
 - Giáo dục HS tính chính xác, có ý thức độc lập khi làm bài.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, sách giáo khoa.
+ HS: Vở bài tập, sach giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập .
 1 giờ 10 phút x 3 9,25 phút x 4
 5,6 giờ x 5 3 phút 15 giây x 8
 -GV nhận xét –cho điểm.
 2.Bài mới : Giới thiệu bài –ghi bảng .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thực hiện phép chia số đo thời gian với mot số.
Ví dụ 1: Hải thi đấu 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây. Hỏi trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao lâu ? Yêu cầu học sinh nêu phép tính tương ứng.
42 phút 30 giây 3
12 
 0 30 giây 14 phút 10 giây
 0
*Giáo viên chốt lại.
Chia từng cột thời gian.
Ví dụ 2: Một vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất 4 vòng hết 7 giờ 40 phút. Hỏi vệ tinh đó quay xung quanh Trái Đất 1 vòng hết bao lâu ?
Chọn cách làm tiêu biểu của 2 nhóm nêu trên. 
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút 
 220 phút
 20
 0
Yêu cầu cả lớp nhận xét.
Giáo viên chốt.
Chia từng cột đơn vị cho số chia.
Trường hợp có dư ta đổi sang đơn vị nhỏ hơn liền kề.Cộng với số đo có sẵn.Chia tiếp tục.
v Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS nêu đề bài.
 -Cho cả lớp làm bài vào nháp.
Giáo viên chốt bài.
 18, 6 phút 6
0 6 
 0 3, 1 phút = 3 phút 6 giây
Bài 2: Yêu cầu HS nêu đề bài.
 -Gọi 2 cặp HS tóm tắt –tìm hiểu bài.
Giáo viên chốt.
Tìm t làm việc = giờ kết thúc – giờ bắt đầu.
-Học sinh đọc đề và làm việc theo nhóm đôi:
-Đại diện nhóm nêu cách tính 
+Các nhóm khác nhận xét.
Chia từng cột.
-Học sinh đọc đề.
Giải phép tính tương ứng theo nhóm. Học sinh nhận xét và giải thích bài làm đúng.
Lần lượt học sinh nêu lại.
-HS nêu đề bài.
-2 HS làm bảng lớn ,cả lớp làm nháp.
-HS sửa bài ,nhận xét.
-HS nêu đề bài.,1 HS tóm tắt bài,2 HS tìm hiểu nội dung bài.
Học sinh làm bài vào vở,1 HS làm bảng lớn.
Sửa bài nhận xét. 
 3.Củng cố - dặn dò:
 - GV cho HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số. 
 -Làm bài 1/ 136.Chuẩn bị: Luyện tập.
 -Nhận xét tiết học. 
---------------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUYỀN THỐNG
I. Mục tiêu: 
-Mở rộng , hệ thống hoá vốn từ về Truyền thống dân tộc. Biết 1 số từ liên quan đến truyền 
thống dân tộc. Hiểu được từ “truyền thống”. 
-Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu.
-Có ý thức tích luỹ vốn từ.
II .Đồ dùng học tập:
-Từ điển HS. -Bảng nhóm viết nội dung bài 2,3.
III- Hoạt động dạy và học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra HS nội dung ghi nhớ bài trước. Làm BT2, 3 tiết trước.
2.Dạy bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài :
 GV nêu mục đích ,y/c của tiết học. 
HĐ 2:Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1. Nêu nghĩa của từ “truyền thống”.
Bài tập 2: Xếp các từ trong ngoặc thành các nhóm....
 - Tổ chức hoạt động nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả.
(giải nghĩa những từ khó)- Gv chốt ý đúng:
+truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
+truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng.
+truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3: Tìm từ chỉ người, sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 3, xác định yêu cầu của bài 3 ?
3: Củng cố, dặn dò:
 - Nêu các từ thuộc chủ đề: Truyền thống?
- Nêu 1 số phong tục tập quán ở quê em?
- Em làm gì để giữ gìn truyền thống dân tộc?
1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm theo.
- Trao đổi nhóm đôi, trả lời: ý c
- Đọc các nhóm nghĩa.
- Đọc từng từ, hiểu nghĩa từng từ.
- Xếp từ vào đúng nhóm nghĩa của nó.
- Làm bài vào vở, 3 nhóm làm vào bảng nhóm.
Các nhóm làm vào bảng khổ to:
Nhóm khác NX, bổ sung.
- Cả lớp đọc thầm. HS trình bày miệng.
+các vua Hùng, cậu bé làng Gióng,
+nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nớc, mũi tên đồng Cổ Loa, .
- Nối tiếp kể.
KHOA HỌC	
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. Mục tiêu: 
- Phân loại hoa: đơn tính, lưỡng tính.
- Vẽ và ghi chú các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
 *Giáo viên: - Hình vẽ trang 104 , 105 / SGK
 *Học sinh : - Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 H-Xe đạp ,xe máy lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
 H-Dung dịch là gì?Cho ví dụ?
 H-Sự biến đổi hoá học là gì?Cho ví dụ?
 -GV nhận xét-cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thực hành phân loại những hoa sưu tầm được.
Yêu cầu các nhóm trình bày từng nhiệm vụ.
* Phân loại hoa sưu tầm được, hoàn thành bảng sau:
 Số TT
Tên cây
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc chỉ có nhuỵ (hoa cái)
1
Phượng
x
2
Râm bụt
x
3
Mướp
x
4
sen
x
*Giáo viên kết luận:
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị.
Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.
Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
v Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính.
*Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính ở trang 105 / SGK ghi chú thích.
*GV theo dõi nhận xét rút bài học.
-Yêu cầu HS đọc lại toàn bộ nội dung bài học.
Các nhóm quan sát các loại hoa và thảo luận.
Quan sát các bộ phận của những bông hoa sưu tầm được hoặc trong các hình trang 104 / SGK và chỉ ra nhị , nhuỵ 
Đại diện một số nhóm giới thiệu với các bạn từng bộ phận của bông hoa đó (cuống, đài, cánh, nhị, nhuỵ).
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS thực hành vẽ và đại diện một số HS giới thiệu sơ đồ của mình với bạn bên cạnh.
Cả lớp quan sát nhận xét sơ đồ phần ghi chú.
-2 HS nhắc lại bài học.
 3.Củng cố - dặn dò: 
 -Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
 -Chuẩn bị: Sự sinh sản của thực vật có hoa.
 -Nhận xét tiết học .
CHÍNH TẢ	(NGHE –VIẾT)
 LỊCH  ... g phụ.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
H-Nêu tác dụng của dấu phẩy?
H-Cho ví dụ?
® Giáo viên nhận xét.
1 học sinh đọc đề bài.
Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh làm việc thep nhóm đôi.
2 học sinh làm phiếu học tập đính bảng lớp ® trình bày kết quả bài làm.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc yêu cầu đề.
Cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc lại toàn văn bản.
1 học sinh đọc giải nghĩa từ “Khiếm thị”.
Học sinh làm bài vào vở bài tập.
2 em làm bảng phụ.Lớp sửa bài.
-2 học sinh nêu: cho ví dụ.
3.Củng cố - dặn dò: 
 -Về nhà học bài.
 -Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Nam và Nữ”(tt).
 -Nhận xét tiết học. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
KHOA HỌC SỰ NUÔI VÀ DẠY CON CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ
I. Mục tiêu:
- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu nai.
- Nắm rõ cách nuôi và dạy con của một số loài thú.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
 *GV: - Hình vẽ trong SGK trang 122, 123.
 *HS: - SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 H-Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?(En)
 H-Kể tên một số loài thú thường đẻ con một lứa ,mỗi lứa có nhiều con?(Đôm)
 H-Nêu bài học?(Hưng)
 -GV nhận xét-cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài-ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
*Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
Hai nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ.
H-Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
H-Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh?
H-Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi và sống độc lập?
Hai nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu, nai, hoẵng.
H-Hươu ăn gì để sống?
H-Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
H-Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
H-Tại sao khi mới sinh được 20 ngày hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
 Giáo viên nhận xét chốt ý: Thời gian đầu, hổ con đi theo dỏi cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó cùng hổ mẹ săn mồi.
Chạy là cách tự vệ tốt nhất của các con hươu, nai hoẵng non để trốn kẻ thù.
v Hoạt động 2: Trò chơi “Săn mồi”.
Tổ chức chơi:
Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con.
Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con.
Cách chơi: “Săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu, nai.
Địa điểm chơi: động tác các em bắt chước.
*GV chốt ý rút nội dung bài học.
-Yêu cầu HS đọc lại nội dung phần cần nhớ..
Nhóm trưởng điều khiển, thảo luận các câu hỏi.
Đại diện trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung.
Hình 1a: Cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi
Hình 1b: cảnh hổ con nằm phục xuống đất trong đám cỏ lau, cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi thế nào 
Học sinh tiến hành chơi.
Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
-HS theo dõi.
-2 HS đọc phần cần nhớ.
	3.Củng co - dặn dò: 
 -Cho HS nhắc lại nội dung bài .
 -Chuẩn bị: “Ôn tập: Thực vật, động vật”.
 -Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
TẬP LÀM VĂN
TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả con vật, học sinh viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng: câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 - Rèn kĩ năng tự viết bài tả con vật giàu hình ảnh, cảm xúc.
 - Giáo dục học sinh yêu thích con vật xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Tranh vẽ hoac ảnh chụp một số con vật, SGK.
+ HS: Vở viết,SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Giáo viên kiểm tra học sinh chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết Viết bài văn tả một con vật em yêu thích – chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
 -GV nhận xét-chốt ý.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.
*GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-Gọi một số HS nêu các con vật mà em yêu thích để miêu tả.
-Gọi HS đọc gợi ý SGK,lớp đọc thầm.
Giáo viên nhận xét nhanh.
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
-GV hướng dẫn HS trình bày bài văn viết.
-Cho HS làm bài,uốn nắn HS làm bài.
Giáo viên thu bài lúc cuối giờ.
1 học sinh đọc đề bài trong SGK.
Cả lớp suy nghĩ, chọn con vật em yêu thích để miêu tả.
7 – 8 học sinh tiếp nối nhau nói đề văn em chọn.
1 học sinh đọc thành tiếng gợi ý 1 (lập dàn ý).
1 học sinh đọc thành tiếng bài tham khảo Con chó nhỏ.
Cả lớp đọc thầm theo.
-HS theo dõi.
Học sinh viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
 3.Củng co - dặn dò: 
 -Giáo viên nhận xét tiết làm bài của học sinh. 
 -Yêu cầu học sinh về chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 30 Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả cảnh”.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TOÁN 
 PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu:
 - Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
 - Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
 - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	SGK,bảng từ.
+ HS: SGK,vở.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đọc bảng đơn vị đo thời gian và làm bài tập 1/156(Sa bô,Tạo,Tít)
 -GV nhận xét-cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài-ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1:
Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép cộng.
Nêu các tính chất cơ bản của phép cộng ? Cho ví dụ
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính cộng (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép cộng phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
Bài 2:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi cách làm.
Ở bài này các em đã vận dụng tính chất gì để tính nhanh.
Yêu cần học sinh giải vào vở.
*GV nhận xét sửa sai.
Bài 3:
H-Nêu cách dự đoán kết quả?
Cách 1: x = 0 vì 0 có cộng với số nào cũng bằng chính số đó.
Cách 2: x = 0 vì x = 9,68 – 9,68 = 0
Cách 1 vì sử dụng tính chất của phép cộng với 0.
*Yêu cầu học sinh lựa chọn cách nhanh hơn.
Bài 4 :
Nêu cách làm.
Yêu cầu học sinh vào vở + Học sinh làm nhanh nhất sửa bảng lớp.
v Hoạt động 2: Củng cố.
H-Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
H-Thi đua ai nhanh hơn?Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm) (D-B-D)
Đề bài :
 1) 35,006 + 5,6
A. 40,12	C. 40,066
B. 40,66	D. 40,606
 2) + có kết quả là:
A. 	C. 
B. 1	D. 
 3) 4083 + 75382 có kết quả là:
A. 80465	C. 79365
B. 80365	D. 79465
HS đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
Tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với O
Học sinh nêu .
Học sinh nêu 2 trường hợp: cộng cùng mẫu và khác mẫu.
Học sinh làm bài.
Nhận xét.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh thảo luận, nêu hướng giải từng bài.
Học sinh trả lời, tính chất kết hợp
Học sinh giải vào vở,2 HS làm bảng+ sửa bài.
Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm 2.
-Sửa bài miệng.
-HS nhận xét.
Học sinh đọc đề
Học sinh nêu 
Học sinh giải vở và sửa bài.
Học sinh nêu
- Học sinh dùng bộ thẻ a, b, c, d lựa chọn đáp án đúng nhất.
 3.Củng cố – dặn dò:
 -Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. 
 -Chuẩn bị: Phép trừ.
 -Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~`
ĐỊA LÍ 
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu: 
 - Nắm được tên 4 đại dương trên thế giới.
 - Chỉ và mô tả được vị trí từng đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.Biết phân tích bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật của các đại dương.
 - Yêu thích học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: - Các hình của bài trong SGK.Bản đồ thế giới.
	+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 H- Châu Nam Cực có gì nổi bật?
 H-Nêu đặc điểm của châu Đại Dương?
 H-Nêu bài học?
 -GV nhận xét-cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
*GV phát phiếu cho HS thảo luận điền vào bảng .
-Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
Số thứ tự
Các đại dương
 1
 2
 3
 4
 Thái Bình Dương
 An Độ Dương
 Bắc Băng Dương
 Đại Tây Dương
v	Hoạt động 2: Đặc điểm của đại dương. 
H-Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
H-Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
H-Đại dương nào có nhiệt độ trung bình nước biển thấp nhất? Giải thích tại sao nước biển ở đó lại lạnh như vậy?
*Giáo viên sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện phần trình bày.
 Giáo viên yêu cầu một số học sinh chỉ trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới vị trí và mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, độ sâu.
* Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương, trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích lớn nhất và cũng chính là đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất.
*GV nhận xét rút nội dung bài học.
Làm việc theo cặp
 Học sinh quan sát hình 1, hình 2, hình 3 trong SGK, rồi hoàn thành bảng sau vào giấy.
1 số học sinh lên bảng trình bày kết qủa làm việc trước lớp đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới.
Giápvới châu lục
Giáp với đại dương
.
.
.
Làm việc theo nhóm.
Học sinh trong nhóm dựa vào bảng số liệu, thảo luận theo câu hỏi.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp.
Học sinh khác bổ sung.
2 HS đọc bài học.
 3.Củng cố - dặn dò: 
 -Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
 -Chuẩn bị: “Ôn tập cuối năm”. 
 -Nhận xét tiết học. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SINH HOẠT LỚP TUẦN 30
A-Mục tiêu:
1-Đánh giá ưu, khuyết điểm tuần 30:
a)-Ưu:
-Duy trì nề nếp, phong trào “Đôi bạn cùng tiến”.
-Ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc.
-Học tập có tiến bộ.
b)-Khuyết:
-Một số học sinh còn thiếu sách vở do bỏ quên ở nhà (...............................).
-Ít tập trung chú ý trong giờ học (.............................).
2-Mục tiêu: 
-Cho HS hiểu ý nghĩa của ngày 16/4
- Ôn tập bài hát “Ai yêu Bác Hồ kính yêu hơn thiếu niên nhi đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi dồng”.
B-Nội dung:
1-Hoạt động trong lớp:
-Giúp HS hiểu ý nghĩa ngày 16/4/1975: ngày giải phóng tỉnh Ninh Thuận. 
-Ôn tập bài hát “Ai yêu Bác Hồ kính yêu hơn thiếu niên nhi 
đồng” và ” Nhanh bước nhanh nhi đồng”
GV hát mẫu à từng câu.
Hát cả bài.
Nghe, nhắc lại (Cá nhân, đồng thanh).
Lớp đồng thanh hát.
2-Hoạt động ngoài trời:
-Đi theo vòng tròn hát tập thể.
-Chơi trò chơi: Đi chợ; Nhảy ô; Mèo đuổi chuột; Bịt mắt bắt dê; Chim sổ lồng.
-GV cùng HS tập một số động tác hồi tĩnh.
C-Phương hướng tuần 31:
-Duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần.
-Giáo dục HS thực hiện tốt án toàn thực phẩm.
-Tập trung ôn tập cuối HKII.	
	Ký duyệt giáo án tuần 
 Ngàythángnăm 20 
 Khối trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(104).doc