Giáo án Lớp 5 - Tổng hợp các môn lần 7

Giáo án Lớp 5 - Tổng hợp các môn lần 7

MỤC TIÊU :

 - Biết cách đính khuy hai lỗ .

 - Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật .

 - Giáo dục tính cẩn thận .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Mẫu đính khuy hai lỗ .

 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 13 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tổng hợp các môn lần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật (tiết 3)
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách đính khuy hai lỗ .
	- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật .
	- Giáo dục tính cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu đính khuy hai lỗ .
	- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đính khuy hai lỗ (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Đính khuy hai lỗ (tt) .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
20’
Hoạt động 1 : HS thực hành .
MT : Giúp HS đính được khuy hai lỗ .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Nhắc lại cách đính khuy hai lỗ .
- Nhận xét và nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ .
- Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và việc chuẩn bị dụng cụ , vật liệu thực hành của HS .
- Nêu yêu cầu và thời gian thực hành : Mỗi em đính 2 khuy trong thời gian khoảng 50 phút .
- Quan sát , uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật hoặc những em còn lúng túng .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để theo đó thực hiện cho đúng .
- Thực hành đính khuy hai lỗ .
5’
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm .
MT : Giúp HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm .
- Nêu các yêu cầu của sản phẩm .
- Cử 2 , 3 em đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu .
- Đánh giá , nhận xét kết quả thực hành của HS theo 2 mức : A và B ; những em xuất sắc là A+ .
Hoạt động lớp .
- Dựa vào đó đánh giá sản phẩm .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tính cẩn thận .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau .
Kĩ thuật (tiết 4)
ĐÍNH KHUY BỐN LỖ
I. MỤC TIÊU :
	- Biết cách đính khuy bốn lỗ theo 2 cách .
	- Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình , kĩ thuật .
	- Giáo dục tính cẩn thận .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo 2 cách .
	- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bốn lỗ .
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Đính khuy hai lỗ (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Đính khuy bốn lỗ .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
10’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét mẫu 
MT : Giúp HS nêu được các đặc điểm của mẫu .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Giới thiệu một số mẫu khuy bốn lỗ , hướng dẫn HS quan sát hình 1a để nêu đặc điểm của khuy 4 lỗ và trả lời các câu hỏi SGK .
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc được đính khuy 4 lỗ và yêu cầu HS nêu tác dụng của việc đính khuy 4 lỗ .
- Tóm tắt các ý trả lời của HS và kết luận HĐ1 :
+ Khuy 4 lỗ có nhiều màu sắc , hình dạng , kích thước khác nhau giống như khuy 2 lỗ , chỉ khác là có 4 lỗ ở giữa mặt khuy .
+ Khuy 4 lỗ được đính vào vải bằng các đường khâu qua 4 lỗ khuy để nối khuy với vải . Các đường chỉ đính khuy tạo thành 2 đường song song hoặc chéo nhau ở giữa mặt khuy . Phía dưới khuy 4 lỗ cũng có các vòng chỉ quấn quanh chân khuy giống như đính khuy 2 lỗ .
Hoạt động lớp .
- Theo dõi và trả lời .
15’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm kĩ thuật đính khuy bốn lỗ theo 2 cách .
PP : Giảng giải , đàm thoại , trực quan .
- Nêu vấn đề : Khuy 4 lỗ gần giống khuy 2 lỗ , chỉ khác là có 4 lỗ trên mặt khuy . vậy cách đính khuy 4 lỗ có giống như cách đính khuy 2 lỗ không ?
- Nhận xét và nêu : Cách đính khuy 4 lỗ gần giống như cách đính khuy 2 lỗ , chỉ khác là số đường khâu nhiều gấp đôi .
- Quan sát , uốn nắn để cả lớp thực hiện đúng .
- Nhận xét các thao tác của HS . Có thể hướng dẫn thêm nếu các em còn lúng túng .
- Tổ chức cho HS thực hành vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy 4 lỗ .
Hoạt động lớp .
- Đọc lướt các nội dung SGK để trả lời câu hỏi này .
- Nhắc lại và lên thực hiện các thao tác vạch dấu các điểm đính khuy .
- Đọc nội dung và quan sát hình 2 để nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách tạo 2 đường chỉ khâu song song trên mặt khuy .
- Vài em lên thực hiện thao tác đính này bằng kim khâu len và khuy loại to .
- Cả lớp quan sát , nhận xét .
- Quan sát hình 3 để nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách thứ hai . Sau đó , lên thực hiện các thao tác đính khuy vừa nêu .
- Đọc yêu cầu đánh giá ở cuối bài để thực hành đạt yêu cầu .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tính cẩn thận .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ) .
Mĩ thuật (tiết 2)
Vẽ trang trí : MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU :
	- Hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí .
	- Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí .
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	- SGK , SGV .
	- Một số đồ vật được trang trí .
	- Một số bài trang trí hình cơ bản .
	- Một số họa tiết vẽ nét phóng to .
	- Hộp màu .
	- Bảng pha màu , giấy vẽ A3 .
 2. Học sinh :
	- SGK .
	- Vở Tập vẽ .
	- Bút chì , tẩy , màu vẽ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Thường thức mĩ thuật : Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ .
	- Cho HS nhắc lại những gì đã quan sát ở bức tranh .
 3. Bài mới : (27’) Vẽ trang trí : Màu sắc trong trang trí .
 a) Giới thiệu bài : 
	Giới thiệu tranh , ảnh một số đồ vật được trang trí hoặc các bài trang trí hình vuông , hình tròn , đường diềm  để HS nhận biết :
	- Màu sắc làm cho mọi đồ vật được trang trí cũng như bài vẽ đẹp hơn .
	- Có thể vẽ trang trí bằng nhiều loại màu .
 b) Các hoạt động :
5’
Hoạt động 1 : Quan sát , nhận xét .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm các màu sắc trong trang trí .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Cho HS quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí , đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận với nội dung bài học :
+ Có những màu nào ở bài trang trí ?
+ Mỗi màu được vẽ ở những hình nào ?
+ Màu nền và màu họa tiết giống nhau hay khác nhau ? 
+ Độ đậm nhạt của các màu trong bài trang trí có giống nhau không ?
+ Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu ?
+ Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào là đẹp ?
Hoạt động lớp .
+ Kể tên các màu .
+ Họa tiết giống nhau vẽ cùng màu .
+ Khác nhau .
+ Khác nhau .
+ Bốn đến năm màu .
+ Vẽ màu đều , có đậm , có nhạt , hài hòa , rõ trọng tâm .
5’
Hoạt động 2 : Cách vẽ màu .
MT : Giúp HS nắm cách vẽ màu trong trang trí .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn cách vẽ màu như sau :
+ Dùng màu bột hoặc màu nước pha trộn để tạo thành một số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau .
+ Lấy các màu đã pha vẽ vào một vài hình họa tiết đã chuẩn bị .
- Nhấn mạnh : Muốn vẽ được màu đẹp ở bài trang trí , cần lưu ý :
+ Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của mình và phù hợp với bài vẽ .
+ Biết cách sử dụng màu .
+ Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí .
+ Chọn màu , phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa .
+ Những họa tiết giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt .
+ Vẽ màu đều , theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại họa tiết .
+ Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau .
Hoạt động lớp .
- Đọc mục 2 SGK để nắm cách sử dụng các loại màu .
10’
Hoạt động 3 : Thực hành .
MT : Giúp HS hoàn thành bài vẽ trang trí của mình .
PP : Trực quan , thực hành , giảng giải .
- Nhắc HS nhớ lại cách sắp xếp họa tiết và cách vẽ màu cho bài trang trí . Chú ý vẽ màu theo cách sắp xếp họa tiết và tạo được sự khác nhau về đậm nhạt giữa màu nền và màu họa tiết ; vẽ màu đều , gọn trong hình vẽ ; không dùng quá nhiều màu ; cố gắng hoàn thành bài tại lớp .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Làm bài vào vở .
5’
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
MT : Giúp HS đánh giá được bài vẽ của mình và của bạn .
PP : Trực quan , đàm thoại , giảng giải .
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp , chưa đẹp và xếp loại .
- Có thể nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ màu qua nhận xét một số bài trang trí .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đánh giá , nhận xét .
	- Giáo dục HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Sưu tầm bài trang trí đẹp .
	- Nhắc HS quan sát về trường , lớp em .
Aâm nhạc (tiết 2)
Học hát bài : REO VANG BÌNH MINH
I. MỤC TIÊU :
	- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát . Biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước .
	- Hát đúng giai điệu và lời ca ; ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ .
	- Yêu thiên nhiên , đất nước .
II. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên : 
	- Học thuộc bài hát .
	- Nhạc cụ , máy nghe , băng nhạc , tranh , ảnh minh họa cảnh buổi sáng .
	- Tư liệu về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước , ảnh tác giả .
 2. Học sinh :
	- Nhạc cụ gõ , SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : (3’) Oân tập một số bài hát đã học .
	- Vài em hát lại các bài hát đã học .
 3. Bài mới : (27’) Học hát bài : Reo vang bình minh .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
15’
Hoạt động 1 : Học hát bài Reo vang bình minh .
MT : Giúp HS hát đúng giai điệu , lời ca bài hát .
PP : Đàm thoại , thực hành , giảng giải 
- Hát mẫu toàn bài .
- Phân chia câu hát để HS tập lấy hơi đúng chỗ .
- Dạy hát từng câu .
Hoạt động lớp .
- Đọc lời ca .
10’
Hoạt động 2 : Biểu diễn bài hát .
MT : Giúp HS hát đúng bài hát kết hợp vận động phụ họa .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
Hoạt động lớp .
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp hoặc phách : 1 lần .
- Vận động theo nhạc : tư thế đứng , hai tay chống ngang hông , nghiêng đầu sang trái rồi sang phải ; cũng có lúc cầm tay nhau vung nhẹ ra phía trước rồi phía sau , nhún chân  
 4. Củng cố : (3’)
	- Hỏi : Em biết bài hát nào về phong cảnh buổi sáng hoặc về thiên nhiên nói chung nữa không ? ( Trời sáng rồi – Nhạc Pháp ; Gà gáy – Dân ca Cống ; Khăn quàng thắp sáng bình minh – Trịnh Công Sơn ; Nắng sớm – Hàn Ngọc Bích ; Bài ca đi học – Phan Trần Bảng  )
	- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , đất nước .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Hát lại bài hát ở nhà .
Thể dục (tiết 3)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : cách chào , báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học ; cách xin phép ra vào lớp , tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , nghiêm , nghỉ , quay phải , trái , đằng sau . Yêu cầu báo cáo mạch lạc , tập họp hàng nhanh , quay đúng hướng , thành thạo , đều , đẹp , đúng .
	- Trò chơi Chạy tiếp sức . Yêu cầu chơi đúng luật , trật tự , nhanh nhẹn , hào hứng .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , 2 – 4 lá cờ đuôi nheo , kẻ sân chơi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học , nhắc lại nội quy tập luyện , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay : 1 – 2 phút .
20’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS nắm một số động tác đội hình đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Oân cách chào , báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học ; cách xin phép ra vào lớp .
- Tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , quay trái , quay sau .
- Lần 1 : GV điều khiển lớp tập .
- Quan sát , nhận xét , sửa chữa những sai sót cho các tổ .
- Lần 5 : Tập trung cả lớp do lớp trưởng điều khiển .
b) Trò chơi “Chạy tiếp sức ” : 8 – 10 phút 
- Nêu tên trò chơi , tập họp HS theo đội hình chơi , giải thích cách chơi và quy định chơi .
- Quan sát , nhận xét , biểu dương tổ thắng cuộc .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Lần 2 , 3 , 4 : Tổ trưởng điều khiển tổ tập .
- Cả lớp chơi thử vài lần .
- Chơi chính thức có thi đua vài ba lần 
5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Các tổ đi nối nhau thành 1 vòng tròn lớn , vừa đi vừa làm động tác thả lỏng ; sau khép lại thành vòng tròn nhỏ , đứng lại quay mặt vào tâm vòng tròn : 2 – 3 phút .
Thể dục (tiết 4)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
	- Oân để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ : Tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , quay trái , quay sau . Yêu cầu tập họp hàng nhanh , quay đúng hướng , đều , đẹp , đúng khẩu lệnh .
	- Trò chơi Kết bạn . Yêu cầu tập trung chú ý , phản xạ nhanh , chơi đúng luật , hào hứng , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
5’
Mở đầu : 
MT : Giúp HS nắm nội dung sẽ được học .
PP : Giảng giải , thực hành .
- Tập hợp lớp , phổ biến nhiệm vụ , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Trò chơi Thi đua xếp hàng : 1 – 2 phút .
- Giậm chân tại chỗ , đếm theo nhịp : 1 – 2 phút .
20’
Cơ bản : 
MT : Giúp HS nắm lại một số động tác về đội hình , đội ngũ và chơi được trò chơi thực hành .
PP : Trực quan , giảng giải , thực hành .
a) Đội hình đội ngũ : 10 – 12 phút .
- Oân tập họp hàng dọc , dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , quay trái , quay sau :
+ Quan sát , nhận xét , sửa chữa động tác sai cho HS .
+ Chia tổ tập luyện .
+ Quan sát , nhận xét , sửa sai cho các tổ .
+ Tập chung cả lớp để củng cố : 1 – 2 lần .
b) Trò chơi “Kết bạn : 8 – 10 phút .
- Nêu tên trò chơi , tập họp HS theo đội hình chơi , giải thích cách chơi , luật chơi 
- Quan sát , nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi .
Hoạt động lớp , nhóm .
+ Lần 1 , 2 : Cán sự điều khiển lớp tập .
- Tổ trưởng điều khiển tổ tập : 2 – 3 lần .
- Các tổ thi đua trình diễn : 2 – 3 lần .
- Cả lớp cùng chơi .
5’
Phần kết thúc : 
MT : Giúp HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
PP : Đàm thoại , giảng giải .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Hoạt động lớp .
- Hát 1 bài , vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp : 1 – 2 phút 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an phu lop 5(8).doc