Giáo án lớp 5 tuần 17 đến 20

Giáo án lớp 5 tuần 17 đến 20

TẬP ĐỌC

NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.

2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk.

- Tranh cây và quả thảo quả.

 

doc 130 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 tuần 17 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 17 (Từ 25/12/2006 đến 29/12/2006)
Thứ
 Ngày 
Môn
Tên bài dạy
HAI
25/12
Tập đọc 
Toán
Đạo đức
Ngu Công xã Trịnh Tường.
Luyện tập chung.
Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2)
BA
26/12
Thể dục 
Toán
Tập làm văn
LT và Câu
Khoa học 
Trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
Giới thiệu máy tính bỏ túi.
Ôn tập về viết đơn.
Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
Ôn tập học kì I.
TƯ
27/12
Toán 
Tập đọc 
Địa lí
Chính tả
Mĩ thuật 
Sử dụng máy tình bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm.
Ca dao về lao động sản xuất.
Ôn tập học kì I. 
(Nghe-viết) Người mẹ của 51 đứa con.
Thường thức mĩ thuật: Xem tranh du kích tập bắn. 
NĂM
28/12
Thể dục
Toán
LT và Câu
Tập làm văn
Lịch sử 
Đi đều, vòng phải, vòng trái. Trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
Hình tam giác.
Ôn tập về câu.
Trả bài văn tả người.
Ôn tập học kì I. 
SÁU
29/12
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
Kể chuyện
Âm nhạc
SH lớp
Nghỉ 
Kiểm tra học kì I.
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ hai, ngày 25/12/2006
TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. MỤC TIÊU
1. Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn.
2. Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Tranh minh họa bài đọc trong Sgk.
- Tranh cây và quả thảo quả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ
+Cụ Ún làm nghề gì? Khi mắc bệnh cụ đã tự chữa bằng cách nào?
+Vì sao bị sỏi thận mà cụ không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà?
+Nêu nội dung chính của bài.
-Gv nhận xét ghi điểm
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: Bài đọc Ngu Công xã Trịnh Tường sẽ cho các em biết về một người dân tộc Dao tài giỏi, không những biết cách làm giàu cho bản thân mình mà còn biết làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá.
-Gv ghi tựa bài
b. Luyện đọc
-Yêu cầu hs đọc toàn bài, đọc nối tiếp.
-Gv giúp Hs đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải nghĩa thêm các từ “tập quán, canh tác”
-Gv đọc mẫu – Tóm ý: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
c. Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
-Gv nhận xét nhấn mạnh ý đoạn 1.
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào? 
-Gv nhận xét bổ sung 
-Yêu cầu Hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
+Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+Nội dung chính của bài nói gì?
-Gv ghi nội dung chính lên bảng 
d. Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm.
Chọn đoạn 1: Chú ý nhấn giọng các từ ngữ sau: ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bốn cây số, xuyên đồi, vận động, mở rộng, vỡ thêm.
-Gv nhận xét tuyên dương 
4. Củng cố – Dặn dò 
+Hôm nay em vừa học tập đọc bài gì?
+Nêu nội dung chính của bài.
-Về nhà ôn và xem lại bài đã học.
-Nhận xét tiết học.
Hát 
Bài “Thầy cúng đi bệnh viện”
-3 em lên đọc bài và trả lời câu hỏi
-Hs cả lớp nhận xét.
-Hs lắng nghe 
-Hs nhắc lại tựa bài.
-1 em đọc toàn bài 
-Hs đọc nối tiếp 3 lượt 
Đoạn 1: Từ đầu đến đất hoang trồng lúa
Đoạn 2: Tiếp đến như trước nữa.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-1 em đọc đoạn 1 – cả lớp thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
+Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
-Hs nhận xét bổ sung 
-1 em đọc đoạn 2 , cả lớp theo dõi trả lời 
+Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
-Hs nhận xét bổ sung.
-1 em đọc đoạn 3, cả lớp trả lời câu hỏi.
+Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
+Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. 
Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo. +Ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá. 
+Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.
 * Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
-2 em nhắc lại 
-1 em đọc đoạn 1
-Cả lớp luyện đọc nhóm đôi 
-Thi đọc diễn cảm trước lớp: 2 cặp Hs đọc 
-Hs nhận xét bạn đọc diễn cảm.
-Hs trả lời
 -Hs lắng nghe.
TOÁN
Luyện tập chung
I-MỤC TIÊU
Giúp hs : 
Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các số thập phân .
Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ 
-2 hs lên bảng làm bài tập 
-Cả lớp nhận xét , sửa bài .
3. Bài mới
3-1-Giới thiệu bài 
-Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về các phép tính với các số thập phân . 
 3-2-Luyện tập thực hành 
Bài 1 
 -Yêu cầu Hs đặt tính dọc
a) 216,72 : 42 = 5,16
 b) 1 : 12,5 = 0,08
 c) 109,98 : 42,3 = 2,6
Bài 2 
- Yêu cầu Hs đọc đề , làm bài .
Bài 3 
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài .
-Cả lớp sửa bài .
Bài 4
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài .
-Hs đọc đề bài và làm bài trên bảng con.
- Hs làm bài vào vở
a)(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68 = 65,68
b) 8,16 : (1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
 =8,16 : 4,8 – 0,1725
 = 1,7 – 0,1725 = 1,5275
-Hs làm bài vào vở – 1 em lên bảng sửa bài.
a)Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tắng thêm :
 15875 – 15625 = 250(người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
 250 : 15625 = 1,6%
b)Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm :
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân là :
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số : a)1,6% ; b)16129 người
-Khoanh vào C là câu đúng.
4. Củng cố – Dặn dò
-Gv tổng kết tiết học .
-Dặn hs về nhà làm bài.
ĐẠO ĐỨC
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
- Học xong bài này Hs biết: 
+ Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. 
+ Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. 
Đồng tình với những người hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Phiếu học tập cá nhân cho hoạt động 3, tiết 2.
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
vHoạt động: Khởi động 
 1. Ổn định 
 2. Bài mới
-Giới thiệu bài: Hôm nay học tiếp bài “Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2)” 
vHoạt động 1: Đánh giá việc làm.
-Gv treo bảng phụ ghi các tình huống 
a. Được lớp giao cho nhiệm vụ trang trí báo tường, ba bạn Tâm, Nga, Hoan phân công nhau: Tâm viết tên báo, Nga vẽ đường diềm, còn Hoan thì sắp xếp các bài báo.
b. Hằng tuần các hộ gia đình thôn Đông cùng nhau lao động làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Long thường tự chọn công việc nhẹ nhàng nhất, làm cho nhanh để về xem ti vi.
c. An, Hoa và Bình được giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh chủ đề Việt Nam. Nhưng khi đó Hoa bị ốm phải nghỉ. Khi Hoa hỏi lại An việc làm. An trả lời qua loa rồi bỏ đi.
d. Tổ 1 hôm nay phải làm việc nhóm để chuẩn bị trang phục cho buổi biểu diễn văn nghệ Khi cả tổ đang bàn về các vật liệu để làm thì Minh thì có vẻ không thích ngồi bàn, không cho ý kiến cùng các bạn.
e. Mai được cả tổ cử sang tổ 2 để giúp đỡ các bạn giải bài toán khó. Mai vui vẻ trả lời câu hỏi của các bạn và lắng nghe ý kiến của các bạn rồi góp ý.
+Vậy trong công việc chúng ta cần làm thế nào? Làm việc hợp tác có tác dụng gì?
vHoạt động 2: Trình bày kết quả thực hành.
Bài 5: Yêu cầu Hs đọc và nêu việc làm 
-Gv nhận xét xem những công việc của Hs đưa ra có đúng với nội dung bài yêu cầu chưa?
vHoạt động 3: Thảo luận xử lí tình huống.
-Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.. Xử lí các tình huống ở bài tập 4 Sgk ghi kết quả vào PHT.
-Gv ghi ý chính lên bảng để Hs theo dõi.
vHoạt động 4: Thực hành kĩ năng làm việc hợp tác.
+Trong khi làm việc hợp tác nhóm chúng ta nên nói với nhau như thế nào?
+Nếu khi hợp tác em không đồng ý với ý kiến của bạn, em nên nói như thế nào với bạn?
+Trước khi trình bày ý kiến em nên nói gì?
+Khi bạn trình bày ý kiến, em nên làm gì?
+Thế nào là làm việc hợp tác với nhau?
-Gv nhận xét cách làm việc nhóm, nhận xét câu trả lời của Hs.
-Gv nhắc nhở: các em thực hành hợp tác với các bạn và mọi người xung quanh, chú ý rèn luyện kĩ năng làm việc hợp tác với các bạn trong nhóm.
vHoạt động: Kết thúc.
-Gv tổng kết bài
-Nhận xét tiết học.
Hát 
-Hs lắng nghe
-Hs theo dõi và thảo luận nhóm đôi.
1 em đọc t ... 
Chiến dịch BG thu đông 1950
Mở rộng giao lưu quốc tế
Đẩy mạnh sản xuất
Xây dựng cuộc sống mới
1951
Đại hội Đảng
Lần thứ 2 (2/1951)
1952
Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (1/5/1952)
1954
Chiến dịch ĐBP.
-Gọi học sinh đọc câu hỏi 2, 3 SGK?
Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Động não.
Trò chơi “Ai đúng – Ai sai?”.
Giáo viên đọc nội dung câu hỏi.
Giáo viên nhận xét + Tuyên dương đội thắng.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Nước bị chia cắt”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh trả lời và điền vào bảng trên.
Dự kiến:
-Học sinh đọc ® Học sinh trả lời.
Mỗi dãy 4 em.
2 đội đưa bảng Đ – S.
Thứ sáu, ngày 226/1/2007
TỐN
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 	- Làm quen với biểu đồ hình quạt.
	- Bước đầu biết cách đọc và phân tích xử lý số liệu trên biểu đồ.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng đọc và phân tích, xử lí số liệu trên biểu đồ.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	SGK
+ HS: VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
	Biểu đồ hình quạt
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Yêu cầu học sinh quan sát kỹ biểu đồ hình quạt. VD1/ SGK và nhận xét đặc điểm.
Yêu cầu học sinh nêu cách đọc.
	  Biểu đồ nói về điều gì?
	  Kết quả học tập của học sinh trong lớp chia mấy loại?
Giáo viên chốt lại những thông tin trên bản đồ.
	Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Bút đàm
 Bài 1:
Giáo viên chốt.
	Bài 2:
Giáo viên chốt lại cách tính toán theo biểu đồ.
So sánh các số liệu.
	Bài 3:
v	Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Luyện tập về tính diện tích”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài 
-Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
-Nêu đặc điểm của biểu đồ.
 Dạng hình tròn chia nhiều phần.
Trên mọi phần đều ghi số phần trăm tương ứng.
Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động cá nhân
-Học sinh lần lượt nêu những thông tin ghi nhận qua biểu đồ.
Điền số thích hợp vào chỗ trống.
Đọc và tính toán biểu đồ như hình 1.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Nêu cách làm.
Học sinh thực hiện như bài 2.
Lập biểu đồ hình quạt về số bạn học sinh giỏi, khá, trung bình của tổ.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC. 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Biết kể bằng lời của mình câu chuyện về một tấm gương sống làm việc theo pháp luật, theo nếp sông văn minh.
2. Kĩ năng: 	- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
3. Thái độ: 	- Có ý thức sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sông văn minh.
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Một số sách báo viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật (được gợi ý ở SGK).
 + Học sinh: SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Ổn định.
2. Bài cũ: Chiếc đồng hồ.
Giáo viên mời 2 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về ý nghĩa chuyện.
Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì?
Câu chuyện muốn nói điều gì với em?
Ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới: “Kể chuyện đã nghe đã đọc”.
 Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ tự kể những câu chuyện mà các em đã được nghe trong cuộc sống hàng ngày hoặc được đọc trên sách báo nói về những tấm gương sống theo nếp sống văn minh.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Các em hãy gạch dưới những từ ngữ cần chú ý.
-Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ phần đề bài vào gợi ý 1.
Giáo viên chốt lại cả 3 ý a, b, c ở SGK gợi ý chính là những biểu hiện cụ thể của tinh thần sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý 2.
Giáo viên khuyến khích học sinh nói tên cuốn sách tờ báo nói về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật (nhất là các sách của nhà xuất bản Kim Đồng).
v Hoạt động 2: Học sinh kể chuyện.
Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận.
Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý 3 (cách kể chuyện).
Cho học sinh làm việc theo nhóm kể câu chuyện của mình sau đó cả nhóm trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Tổ chức cho học sinh thi đua kể chuyện.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Bình chọn bạn kể chuyện hay
Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà kể chuyện vào vở.
Chuẩn bị: “Kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh nêu.
Nhận xét.
Hoạt động lớp.
-1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh gạch dưới từ ngữ cần chú ý rồi “Kể lại một câu chuyện” đã được nghe hoặc được đọc về những tấm gương sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
1 học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
-Học sinh đọc.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-1 học sinh đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Từng học sinh trong nhóm kể câu chuyện của mình và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện mà mình kể.
Cả lớp nhận xét và bình chọn người kể chuyện hay nhất.
Học sinh tự chọn.
Nêu những điểm hay cần học tập ở bạn.
KHOA HỌC
NĂNG LƯỢNG.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Nêu được ví dụ về các vật có biến đổi vị tri. Hình dạng. Nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng.
	- Nêu được ví dụ về hoạt động của con người, của tác động vật khác, của các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
2. Kĩ năng: 	- Biết làm thí nghiệm đơn giản.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: - Nến, diêm.
	 - Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
 - 	Học sinh : - SGK. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sự biến đổi hoá học.
® Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Nămg lượng,
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thí nghiệm
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên chốt.
Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do là cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao.
Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra cung cấp năng lượng.
v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
Phương pháp: Quan sát, thảo luận.
Tìm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng?
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại nội dung bài học.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Năng lượng của mặt trời”.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh thí nghiệm theo nhóm và thảo luận.
Hiện tượng quan sát được?
Vật bị biến đổi như thế nào?
Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
Đại diện các nhóm báo cáo.
Hoạt động cá nhân, lớp.
-Học sinh tự đọc mục Bạn có biết trang 75 SGK.
Quan sát hình vẽ nêu thêm các ví dụ hoạt động của con người, của các động vật khác, của các phương tiện, máy móc chỉ ra nguồng năng lượng cho các hoạt động đó.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Người nông dân cày, cấyThức ăn
Các bạn học sinh đá bóng, học bàiThức ăn
Chim săn mồiThức ăn
Máy bơm nướcĐiện
KĨ THUẬT
NẤU CƠM (2 tiết)
I. MỤC TIÊU : HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức để nấu cơm giúp gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC :
- Gạo tẻ, nồi nấu cơm thường (nồi điện), bếp dầu (bếp ga du lịch).
- Dụng cụ đong gạo, rá, chậu, đũa, xô, ...
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập
Kể tên các dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng:
Nêu các côngviệc chuẩn bị nấu cơm bằng ..... và cách thực hiện:
Trình bày cách nấu cơm bằng .....
Theo em muốn nấu cơm bằng ........ đạt yêu cầu cần chú ý nhất khâu nào?
Nêu ưu, nhược điểm của cách nấu cơm bằng ......
(chỗ trống dùng để ghi dành để HS ghi tên cách nấu cơm được phân công thảo luận)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 2
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát H4 SGK .
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi mục 2 SGK và hướng dẫn về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giúa kết quả học tập của HS.
2/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét ý thức học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “Luộc rau” và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc rau ở gia đình.
- Nhắc lại bài cũ.
- HS đọc nội dung mục 2 và quan sát H4 SGK và so sánh.
- 1 – 2 HS thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện.
- HS trả lời.
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5 17-20.doc