Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được sự hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học :
TUẦN 17 Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2010 Đạo đức Bài 17: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2) I. Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được sự hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. II. Đồ dùng dạy học : - GV: phiếu học tập - HS : thẻ màu III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Kiểm tra bài cũ: - Vì sao chúngta cần hợp tác với những người xung quanh ? - Chúng ta cẩn hợp tác với những người xung quanh như thế nào ? - 2 HS trả lời * Hoạt động 1: Đánh giá việc làm - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 làm bài 3. - GV theo dõi - Kết luận : + Tình huống a là đúng + Tình huống b là chưa đúng - HS thảo luận theo nhóm 2 - Một số em trình bày trước lớp - Các em khác nhận xét và bổ sung - HS lắng nghe * Hoạt động 2: Trình bày kết quả thực hành. - GV yêu cầu HS làm bài tập 5 theo nhóm 4 - GV ghi ý chính: + Trong khi thựchiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp,giúp đỡ nhau. + Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia hành trang chuẩn bị cho chuyến đi - Các nhóm làm việc - Đại diện các nhóm trình bày cách thực hiện - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung * Hoạt động 3: Trình bày kết quả thực hành - GV yêu cầu Hs làm bài tập 5 cá nhân - GV theo dõi - GV nhận xét về những dự kiến của HS - HS trao đổi và ghi vào bảng như ở SGK - HS trình bày những dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh. - Cả lớp nhận xét và bổ sung * Củng cố, dặn dò : - Trong cuộc sống có nhiều công việc nếu làm một mình khó đạt được kết quả tốt. Vì vậy chúng ta vì vậy chúng ta cần hợp tác với mọi người xung quanh. - Nhận xét tiết học - HS lắng nghe Toán Tiết 81: Luyện tập chung I. Mục tiêu - Củng cố kỹ năng thực hiện phép với các số thập phân. - Củng cố kỹ năng giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. II. Đồ dùng : Bảng phụ . SGK, vở. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới: 2.1.Giới thiệu bài và ghi tựa bài. 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1( cá nhân) - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính lẫn kết quả tính. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2(4 nhóm) - GV cho HS đọc đề bài và làm bài. Trước khi HS làm bài cũng có thể hỏi về thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức. - GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3( lớp) - GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp. - GV yêu cầu HS khá tự làm bài. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò. - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. * Tính tỉ số phần trăm của hai số 21 và 25 : 21 : 25 = 0,84 = 84% - HS nghe. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 1 HS nhận xét, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. Kết quả tính đúng là : a) 216,72 : 42 = 5,16 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. N1 + 2: a) (131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68 = 22 + 43,68 = 65,68 - 1 HS nhận xét bài bạn, HS cả lớp theo dõi và bổ xung. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là : 15875 – 15625 = 250 (người) Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là : 250 : 15625 = 0,016 0,016 = 1,6% - trên chuẩn b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là : 15875 1,6 : 100 = 254 (người) Cuối năm 2002 số dân của phường đó là : 15875 + 254 = 16129 (người) Đáp số : a)1,6% ; b) 16129 người. - HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV, sau đó tự kiểm tra bài mình. LỊCH SỬ: Bài 17: ÔN TẬP CUỐI KÌ I I. Mục tiêu: - Hệ thống các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. - Ví dụ : PT chống TDP của Trương Định,ĐCSVN ra đời ,khởi nghĩa giàng chính quyền ở Hà Nội,chiến dịch Việt Bắc... II. Đồ dùng dạy học: Thông tin về các anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 16. 2. Bài mới: 2.1-Giới thệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Ôn tập: - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta khi nào? - Ngày, tháng năm nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào? - Nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? - Nêu ngày, tháng, năm Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? - Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945? - Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập vào ngày nào? - Nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập là gì? - Tìm hiểu thông tin về các anh hùng trong đại hội Chiến sĩ Thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc? - GV bổ dung 1 – 9 – 1858 5 – 6 – 1911 3 – 2 – 1930 - Từ đây CMVN có Đảng lãnh đạo từng bước đi đến thắng lợi cuối cùng. - 19 – 8 – 1945 - Phá bỏ hai tầng xiềng xích nô lệ, lật nhào chế độ phong kiến. Mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. - 2 – 9 – 1945 - Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. - HS tự nêu - HS chú ý nghe. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Nhắc học sinh về ôn tập để giờ sau kiểm tra. .................................................................................. Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2010 Tập đọc . Bài 33: Ngu Công xã Trịnh Tường (Tích hợp GDBVMT : Gián tiếp) Theo Trường Giang – Ngọc Minh I. Mục tiêu - Đọc diễn cảm toàn bài - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Giáo dục HS học tập tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống tốt đẹp. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 146 SGK - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nối tiếp đọc bài thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét đánh giá B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh - Ngu Công là một nhận vật trong chuyện ngụ ngôn của TQ. Ông tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng kiên trì . ở VN cũng có một người được so sánh với ông , người đó là ai? Ông đã làm gì để được ví như Ngu Công? các em cùng học qua bài Ngu Công xã Trịnh Tường để biết 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài( Đọc giọng kể chuyện hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn) - GV chia đoạn: 3 đoạn - HS đọc nối tiếp 3 đoạn - GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS nêu từ khó - GV viết từ khó lên bảng - Gọi hS đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp L2. - HD đọc câu đoạn khó. - Nêu chú giải - HS Luyện đọc theo nhóm 3(4p) - Gọi 2 nhóm HS đọc bài - 1 HS khá đọc toàn bài. - GV nhận xét, sửa sai. b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm bài và câu hỏi + Thảo quả là cây gì? + Đến huyện Bát Xát , tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì? + Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn? + Nhờ có mương nước , tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn phìn Ngan đã thay đổi nh thế nào? + Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nớc. + Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Em hãy nêu nội dung chính của bài? - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng * Liên hệ ( GDBV môi trường) - Vì sao ông Phàn Phù Lìn lại được Chủ tịch nước khen ngợi? - Muốn bảo vệ dòng nước thiên nhiên chúng ta cần làm gì? - Tại sao phải trồng cây gây rừng? KL: Ông Lìn là một người dân tộc Dao tài giỏi , không những biết cách làm giàu cho bản thân mà còn làm thay đổi cuộc sống của thôn từ nghèo khó vươn lên giàu có... c) Đọc diễn cảm - 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc ( Khách đến xã Trịnh Tường đất hoang trồng lúa) - GV đọc mẫu - HS thi đọc trong nhóm - Đại diện nhóm thi đọc - GV nhận xét đánh giá 3. Củng cố - dặn dò: * Liên hệ : - Em học tập đức tính nào của ông Phàn Phù Lìn? - Bài văn có ý nghĩa như thế nào? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Ca dao về lao động sản xuất. - 3 HS đọc nối tiếp và trả lời - HS quan sát: tranh vẽ người đàn ông dân tộc đang dùng xẻng để khơi dòng nước .Bà con đang làm cỏ , cấy lúa cạnh đấy. - HS nghe - HS đọc thầm bài. * Đoạn 1 : Khách đến xã đất hoang trồng lúa. * Đoạn 2 : Con nước nhỏ .như trước nữa. * Đoạn 3: Muốn có nước khen ngợi. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn - HS nêu từ khó: ngoằn ngoèo, lúa nương, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan, Bát Xát - HS đọc từ khó - 3 HS đọc nối tiếp * Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai/ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương/ ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao . - HS nêu chú giải ( SGK) - 3 HS đọc cho nhau nghe - 2 nhóm HS đọc toàn bài - HS đọc thầm đoạn - Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu , dùng làm thuốc hoặc gia vị. - Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. - Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời đợc gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn. - Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở phìn Ngan đã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước , không làm nương nên không còn phá rừng , đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản , cả ... ọc tập , hướng dẫn nội dung thảo luận , điền vào phiếu - Chia nhóm , phân công nhiệm vụ , vị trí thảo luận , quy định thời gian là 15 phút . - Tóm tắt , giải thích , minh họa tác dụng , cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường -Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc mục 2 SGK . - Một số em trả lời . - Thảo luận nhóm về tác dụng và sử dụng các loại thức ăn nuôi gà . - Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận . - Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . 4. Củng cố : - Nêu lại ghi nhớ SGK . - Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà 5. Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Nhắc HS học thuộc ghi nhớ . .................................................................................................. Thứ sáu, ngày 17 tháng 12 năm 2010 Luyện từ và câu Bài 34: Ôn tập về câu I. Mục tiêu - Tìm được 1 câu hỏi,1 câu kể,1 câu cảm, 1câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó(BT1). - Phân loại được các kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu chuyện vui Nghĩa của từ" cũng" viết sẵn trên bảng lớp. - Bảng phụ ghi sẵn: Các kiểu câu Chức năng Các từ đặc biệt Dấu câu Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết ai, gì, nào, sao, không... dấu chấm hỏi Câu kể dùng để kể tả, giới thiệu hoặc bày tỏ ý kiến tâm tư tình cảm dấu chấm Câu cầu khiến dùng để nêu yêu cầu đề nghị mong muốn hãy, chớ, đừng, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị dấu chấm than, dấu chấm Câu cảm dùng bộc lộ cảm xúc ôi, a, ôi chao, trời, trời đất dấu chấm than III. Hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 3 HS lên bảng đặt câu lần lượt với các yêu cầu: + Câu có từ đồng nghĩa + Câu có từ đồng âm + Câu có từ nhiều nghĩa - Yêu cầu HS dưới lớp làm miệng bài tập 2, 3, 4 trang 167 - Gọi HS nhận xét bài của bạn - Nhận xét đánh giá B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1( nhóm) - Gọi HS nêu yêu cầu - Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra Câu hỏi bằng dấu hiệu gì? - Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra Câu kể bằng dấu hiệu gì? - Câu cầu khiến dùng để làm gì? có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì? - Câu cảm dùng để làm gì?.... - Nhận xét câu trả lời của HS - Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài bài tập - HS lên bảng làm - GV nhận xét KL - 3 HS lên bảng đặt câu - 3 HS đứng tại chỗ làm miệng - Nêu yêu cầu - HS trả lời - HS đọc. Kiểu câu VD Dấu hiệu Câu hỏi + Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? + Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu? - Câu dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi Câu kể + Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS: - cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. + Thưa chị bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau + bà mẹ thắc mắc: + bạn cháu trả lời: + Em không biết + Còn cháu thì viết: + Em cũng không biết - Câu dùng để kể sự việc - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm Câu cảm + Thế thì đáng buồn cười quá! + Không đâu! - Câu bộc lộ cảm xúc - Trong câu có các từ quá, đâu - Cuối câu có dấu chấm than Câu cầu khiến + Em hãy cho biết đại từ là gì? - Câu nêu yêu cầu , đề nghị - Trong câu có từ hãy Bài 2( cá nhân) - Gọi HS nêu yêu cầu + Có những kiểu câu kể nào? CN, VN trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi nào? - Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu học sinh đọc. - HS nêu - HS lần lượt trả lời - HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài tập - Gọi HS lên làm - GV nhận xét KL: - HS làm bài - Vài hS lên bảng chữa Câu kể Ai làm gì? + Cách đây không lâu// lãnh đạo hội đồng TP nót - tinh - ghêm ở nước anh / đẫ quyết TN CN định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng anh không chuẩn. VN + Ông chủ tịch HĐTP/ tuyên bố sẽ không kí bất cứ biên bản nào có lỗi ngữ pháp và CN VN chính tả. Câu kể Ai thế nào? + Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi// công chức / sẽ bị phạt 1 bảng. TN CN VN + Số công chức trong thành phố/ khá đông CN VN Câu kể Ai là gì? + Đây/ là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh CN VN 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau Tập làm văn Bài 34: Trả bài văn tả người I. Mục tiêu - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người ( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày). - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng. - Có tinh thần học hỏi những câu văn hay , đoạn văn hay của bạn II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi sẵn một số lõi về chính tả cách dùng từ, cách diễn đạt , ngữ pháp...cần chữa chung cho cả lớp. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: - Chấm điểm Đơn xin học môn tự chọn của 3 HS - Nhận xét ý thức học bài của HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Nêu mục tiêu bài 2. Nội dung * Nhận xét chung bài làm của HS - Gọi HS đọc lại đề TLV Nhận xét chung + ưu điểm: - Hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề - Bố cục của bài văn - Diễn đạt câu, ý - Dùng từ nổi bật lên hình dáng , HĐ tính tình của người được tả - Thể hiện sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng tính tình HĐ của người được tả - chính tả hình thức trình bày.. - GV nêu tên từng HS viết bài đúng yêu cầu... + Nhược điểm - Lỗi chính - lỗi dùng từ, diễn đạt ý, đặt câu, cách trình bày... - Viết bảng phị các lỗi phổ biến- yêu cầu HS thảo luận , phát hiện lỗi và tìm cách sửa lỗi - trả bài cho HS * Cho HS tự chữa bài của mình và trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của cô * Đọc những bài văn hay bài điểm cao cho HS nghe. * HD viết lại một đoạn văn - Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi : + đoạn văn có nhiều lỗi chính tả + Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa hay + Mở bài kết bài còn đơn giản - Gọi HS đọc lại đoạn văn đã viết lại - Nhận xét 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau - HS chú ý nghe. - HS đọc - HS xem lại bài của mình. - 2 HS trao đổi về của mình. - 3 HS đọc lại bài của mình Toán CHƯƠNG III: HÌNH HỌC Tiết 85: Hình tam giác I. Mục tiêu - Nhận biết đặc điểm của hình tam giác có : 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. - Phân biệt ba dạng hình tam giác ( phân loại theo góc). - Nhận biết đáy và đường cao( tương ứng) của hình tam giác. II. Đồ dùng dạy – học - Các hình tam giác như SGK. Êke. - SGK, vở. III. Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy – học bài mới: 2.1.Giới thiệu bài - GV vẽ lên bảng 1 hình tam giác và hỏi : Đó là hình gì ? - GV giới thiệu và ghi tựa bài. 2.2.Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác - GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ : + Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC. + Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác. + Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC. - GV nêu : Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh. 2.3.Giới thiệu ba dạng hình tam giác. - GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên các góc, dạng góc của từng hình tam giác. + Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn. A B C Hình tam giác có 3 góc nhọn + Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn. K E G Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. + Hình tam giác MNP có 1 góc vuông. N M P Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn (tam giác vuông) - GV giới thiệu : Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là : * Hình tam giác có 3 góc nhọn. * Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn. * Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. - GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình. 2.4.Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác. A B H C - GV giới thiệu : Trong hình tam giác ABC có : + BC là đáy. + AH là đường cao tương ứng với đáy BC. + Độ dài AH là chiều cao. - GV yêu cầu : Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH. - GV giới thiệu : Trong hình tam giác, đoạn thẳng đi từ đỉnh và vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình tam giác, độ dài của đoạn thẳng này gọi là chiều cao của hình tam giác. - GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của từng tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng Êke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy. 2.5 Thực hành Bài 1( cá nhân) - GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2(nhóm) - GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố – dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến. + Hình tam giác ABC có cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC. + Hình tam giác ABC có ba đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C. + Hình tam giác ABC có ba góc là : * Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A) * Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( góc B) * Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C) - HS quan sát các hình tam giác và nêu : + Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn. + Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn. + Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn. - HS nghe. - HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác. - HS quan sát hình. - HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận : đường cao AH của tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC. - 1 HS lên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS lên bảng làm bài. - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét : * Hình tam giác ABC có đường cao CH tương ứng với đáy AB. * Hình tam giác DEG có đường cao DK tương ứng với đáy EG. * Hình tam giác MNP có đường cao MN tương tứng với đáy PQ. SINH HOẠT CUỐI TUẦN. I.Ưu điểm II.Khuyết điểm. III. Phương hướng khắc phục ở tuần tới. KÍ DUYỆT Tuần: 17 Tổ trưởng: Nhận xét, duyệt. Ban giám hiệu duyệt.
Tài liệu đính kèm: