Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Hồ Thị Công

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Hồ Thị Công

. Mục tiêu: 1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn- giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông. 2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

BVMT: Liên hệ - ai là người thông minh mưu trí và dũng cảm ?

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc.

 

doc 19 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Hồ Thị Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục tiêu:	1. Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn- giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.	2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
BVMT: Liên hệ - ai là người thông minh mưu trí và dũng cảm ?
II. Đồ dùng dạy học:	Tranh minh hoạ bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, trả lời các câu hỏi 
	2. Dạy bài mới.
	1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
	2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài.
	a. Luyện đọc:
 - GV chia đoạn đọc:
Đoạn 1: Mùa đông năm  cho ra lẽ.
Đoạn 2: Thám hoa  để đền mạng Liễu Thăng.
Đoạn 3: Lần khác  sai người ám hại ông.
Đoạn 4: Thi hài  chết như sống.
GV kết hợp sửa lỗi cho HS; giúp HS hiểu những từ khó.
	- GV đọc diễn cảm bài văn.
	b. Tìm hiểu bài
	- Sứ thần Giang Văn Minh làm thế nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
	- Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ? 
	- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
- Nội dung chính của bài là gì ?
	c. Đọc diễn cảm
	- GV mời 5 HS đọc diễn cảm theo cách phân vai. GV hướng dẫn HS đọc đúng lời Giang Văn Minh và các nhân vật.
 - GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1và 2.
	- GV đọc mẫu
	3. Cuûng coá, daën doø:
 - Hỏi: Câu chuyện có ý nghĩa gì ? 
 - BVMT : Qua các câu chuyện mà em đã đọc , em thấy nhân vật nào vừa thông minh vừa dũng cảm giống như Giang Văn Minh ?
 - Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc bài văn.
- Ba tốp HS (mỗi tốp 4 em) tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Hai HS đọc lại cả bài.
- HS đọc thầm, đọc lướt và trả lời các câu hỏi.
- 5 HS đọc theo cách phân vai.
- Từng tốp 3 HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo vai.
- HS thi đọc diễn cảm.
- 2 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- HS trao đổi đôi bạn kể lại cho cả lớp cùng nghe.
Rút kinh nghiệm:
...
TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:	- Giúp HS: Thực hành tính diện tích các hình đã học (hình chữ nhật , hình vuông)
- Bài 1 HSG tính theo 2 cách ; bài 2 HSG tính theo 3 cách
II. Đồ dùng dạy học:	- Các hình minh hoạ trong SGK.	- Thước, phấn màu.
III. Các hoạt động:
	1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới.
	a. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài lên bảng
	b. Ví dụ
	- GV vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
	- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất.
	- GV mời HS trình bày cách tính của mình.
	- GV nhận xét hướng giải của HS, tuyên dương HS đưa ra cách giải đúng.
	- GV hỏi: Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta nên làm thế nào? 
	c. Luyện tập
Bài 1.HSG tính theo 2 cách
	- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình .
	- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích .
	- GV mời HS nhận xét và chọn cách tính đơn giản nhất .
	- GV yêu cầu HS làm bài. 
	- GV mời cả lớp nhận xét bài làm trên bảng , sau đó chữa bài và cho điểm .
	Bài 2: HSG làm theo 3 cách
	- GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình .
- Yêu cầu HS trao đổi đôi bạn tìm ra cách tính.
	- GV cho cả lớp nhận xét bài làm , sau đó chữa bài và cho điểm.
3. Cuûng coá, daën doø:
	GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại cách tính diện tích các hình đã học và xem bài tiếp theo.
- HS lắng nghe
- HS quan sát
- Đôi bạn trao đổi tìm diện tích của mảnh đất.
- 1 HS trình bày cách tính.
- Chia hình đó thành các hình đơn giản để tính từng phần, sau đó tính tổng diện tích
- HS đọc đề và quan sát hình.
- HS suy nghĩ tìm cách giải và trình bày cách tính .
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào vở .
- HS đọc đề, quan sát hình
- HS thảo luận theo nhóm đôi và trình bày cách làm .
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
KHOA HỌC
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động,... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
II. Đồ dùng dạy học:- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (Ví dụ: máy tính bỏ túi).- Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.- Thông tin và hình trang 84, 85 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
Cách tiến hành:
	Bước 1: Làm việc theo nhóm
	- GV cung cấp thêm: Than đá ,dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
	Bước 2: Làm việc cả lớp
	GV cho một số nhóm trình bày và cả lớp bổ sung, thảo luận.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động,... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
Cách tiến hành:
	Bước 1: Làm việc theo nhóm
	Yêu cầu HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung:
	Bước 2: Làm việc cả lớp
	GV cho từng nhóm trình bày và cả lớp thảo luận.
Hoạt động 3: Trò chơi.
Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.
	* Cách tiến hành:
	- 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm khoảng 5 HS)
	- GV vẽ hình Mặt Trời trên bảng. Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và đối với con người nói riêng, sau đó nối với hình vẽ mặt trời.
	Yêu cầu: Mỗi lần học sinh lên chỉ ghi một vai trò, ứng dụng; không được ghi trùng nhau (Ví dụ: phơi thóc, phơi ngô là trùng). Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được (sau khi đếm đến 10) thì coi như thua. Sau đó, GV có thể cho học sinh cả lớp bổ sung thêm.
- HS thảo luận theo các câu hỏi:
	+ Mặt Trời cung cấp năng lượng choTrái Đất ở những dạng nào?
(ánh sáng và nhiệt ).
	+Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống.
	+Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu....
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS quan sát hình 2, 3, 3 trong SGK/84,85 và thảo luận các câu hỏi trong SGK
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luậ
Ví dụ:
chiếu sáng
sưởi ấm
...
 ...
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tt)
I. Mục tiêu:	Giúp HS: Củng cố kĩ năng thực hiện tính diện tích của các hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình thang).
II. Đồ dùng dạy học:	- Các hình vẽ trong SGK.	- Thước thẳng, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ	- GV gọi HS lên bảng làm bài tập.- GV chữa bài nhận xét và cho điểm.
2. Dạy học bài mới
	a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
	b. Ví dụ
- GV vẽ hình của ABCDE như SGK lên bảng.
- GV: Chúng ta phải tính diện tích của mảnh đất có dạng như hình vẽ ABCDE. Hãy quan sát và tìm cách chia mảnh đất thành các phần hình đơn giản để tính.
- GV nhận xét các cách chia của HS.
- GV giảng: Để tính diện tích của mảnh đất có dạng phức tạp như hình vẽ , người ta chia nó thành các hình đơn giản, sau đó thực hiện đo kích thước của các chiều cần thiết rồi tính .
- GV hướng dẫn cách tính diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCDE:
	+ Chia hình như SGK.
	+ Cung cấp các số đo.
	+ Yêu cầu HS tự tính diện tích của hình ABCD, hình tam giác ADE rồi tính diện tích của mảnh đất.
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
	c. Thực hành
	Bài 1.
	GV yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình trong SGK.
- GV hỏi: Để tính được diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCD, chúng ta làm như thế nào?
	GV yêu cầu HS làm bài.
	Bài 2
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài.
- Yêu HS thảo luận nhóm đôi cách giải và giải bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS lắng nghe
- HS trình bày cách chia hình.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS đọc đề và quan sát hình trong SGK.
-HS thảo luận cả lớp.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
- 1 HS đọc đề và nêu yêu cầu bài tập
- HS thảo luận và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa.
- HS lắng nghe và thực hiện
Rút kinh nghiệm:
...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu:	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân: các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân,...	- Vận dụng vốn từ đã học, viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
II. Đồ dùng dạy học:	- Bút dạ và 3-4 tờ phiếu khổ to viết theo cột dọc các từ trong bài tập 1	- Ba bốn tờ phiếu kẻ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	- HS làm miệng các bài tập 1, 2 ở tiết trước.
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
	GV phát bút dạ và tờ phiếu cho 3 – 4 HS làm vào phiếu bài tập.
- Những HS làm bài trên phiếu dán bài trên bảng, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài tập 2:
- GV dán 3-4 tờ phiếu đã kẻ sẵn, mời 3 em lên bảng thi làm nhanh.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 3:
 GV nhận xét, chấm điểm biểu dương những HS viết đoạn văn hay.
3. Cuûng coá, daën doø:
	GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS làm việc tốt. 
	Dặn HS ghi nhớ, biết sử dụng những từ đã học.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS làm bài tập nhóm đôi .
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân. Các em nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một HS khá làm mẫu.
- HS suy nghĩ viết bài vào vở.
- HS tiếp nối nhau đọc bài văn của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
LỊCH SỬ
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. Mục tiêu:	Học xong bài này, HS biết:- Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta .- Vì sao nhân dân ta phải cầm súng đứng lên chống Mĩ - Diệm .
II. Đồ dùng dạy học:	- Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ tuyến quân sự tạm thời theo qui định của Hiệp định Giơ-ne-vơ ).	- Tranh ảnh tư liệu về ảnh Mỹ -Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV nêu đặc đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
	+ Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
	+ Một số dẫn chứng về việc Mĩ - Diệm tàn sát đồng bào  ... 2: HS nhận xét đúng các đặc điểm, tính đúng diện tích các mặt MNPQ, ABNM, BCPN của hình hộp chữ nhật.
Bài 3: Củng cố biểu tượng hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 Cuûng coá, daën doø:
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
- HS quan sát, nhận xét các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
- HS đưa ra các nhận xét về hình hộp chữ nhật.
- HS tự nêu các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật
- HS đo độ dài các cạnh để nêu đặc điểm của các mặt của hình lập phương.
- HS nối tiếp đọc kết quả, các bạn nhận xét.
- HS làm theo nhóm đôi. Đại diện các nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- HS quan sát, nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật, hình lập phương trên hình vẽ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục đích, yêu cầu:- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả.- Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
II. Đồ dùng dạy học:	- Bảng lớp viết 2 câu ghép.	- Bút dạ và một số tờ phiếu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	HS làm bài 3 và đọc đoạn văn ngắn viết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
2. Dạy bài mới:
	a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
	b. Nhận xét
Bài 1
	- GV HS nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- Câu 1: 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp QHT Vì  nênthể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
	Vế một chỉ nguyên nhân - Vế 2 chỉ kết quả.
	- Câu 2: 2 vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ vì, thể hiện nguyên nhân- kết quả.
	 Vế một chỉ kết quả - Vế 2 chỉ nguyên nhân.
Bài 2
Cả lớp và GV nhận xét chốt lại.
 Phần ghi nhớ
 phần luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh nội dung bài tập, trao đổi đôi bạn làm bài tập, hai nhóm làm trên bảng phụ.
Bài 2
	GV nhận xét, khen những HS làm đúng.
Bài 3
- GV mời 2 HS điền QHT thích hợp vào 2 câu văn đã viết trên bảng, giải thích cách làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4
- GV nhắc HS: Vế câu điền vào chỗ trống không nhất thiết phải kèm theo QHT.
- GV phát phiếu cho 3 HS .
3. Cuûng coá, daën doø:- GV nhận xét tiết học.- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc yêu cầu bài 1
- HS đọc thầm hai câu văn, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài. Các em ra nháp những QHT tìm được.
- HS phát biểu ý kiến.
- Một HS đọc to nội dung ghi nhớ .
- Hai, ba HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Những HS làm vào phiếu dán lên bảng, trình bày. Cả lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm miệng.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài
- HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài.
- HS làm bài độc lập.
- HS phát biểu ý kiến. HS làm bài trên phiếu dán lên bảng. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục đích, yêu cầu:	Biết lập chương trình cho một hoạt động cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học:	Bảng phụ viết sẵn: Cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:	HS nói lại tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.
2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Hưóng dẫn HS lập chương trình hoạt động
	- GV mở bảng phụ đã viết cấu tạo 3 phần của một CTHĐ, một HS nhìn bảng đọc lại.
	- GV nhắc HS viết vắn tắt ý chính, khi trình bày miệng mới nói thành câu.
	- Cả lớp bình chọn người lập được bản CTHĐ tốt nhất, người giỏi nhất, trong tổ chức công việc, ...
3. Cuûng coá, daën doø:
	- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp.
	- Dặn HS về nhà làm lại bài cho hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc đề bài.
- Cả lớp đọc thầm lại đề bài, suy nghĩ, lựa chọn hoạt động để lập chương trình.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên hoạt động các em lựa chọn để lập chương trình hoạt động.
- HS tự lập chương trình hoạt động.
- Một số HS đọc kết quả bài làm. Cả lớp và GV nhận xét từng CTHĐ.
- Mỗi HS dựa theo góp ý chung của cả lớp, tự sửa chữa chỉnh sửa bài của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:- Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.- Tự hình thành các cách tính và công thức tính diện tích và công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.- Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:	GV chuẩn bị một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được, hai bảng phụ vẽ sẵn các hình khai triển.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS hình thành khái niệm, cách tính diện tích xunh quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV mô tả về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật rồi nêu như trrong SGK.
	- GV nêu bài toán về tính diện tích xung quanh. GV nhận xét, kết luận.
- GV nhận xét kết luận.
- GV nêu cách làm tương tự để hình thành biểu tượng và quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
 - GV đánh giá bài làm của HS.
2. Thực hành
	Bài 1: HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xunh quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	GV yêu cầu một số HS nêu kết quả, GV đánh giá bài làm của HS .
	Bài 2: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi.
	- GV đánh giá bài làm của HS.
3. Cuûng coá, daën doø:
	- Nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp.
- HS quan sát các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật, chỉ ra các mặt xung quanh.
- HS nêu hướng giải và giải toán
- HS quan sát hình khai triển, nhận xét để đưa ra cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật; giải bài toán cụ thể.
- HS làm bài toán cụ thể trong SGK.
- HS tự làm bài.
- HS nêu kết quả bài làm.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- HS trình bày kết quả bài làm.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích, yêu cầu:	- Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.	- Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy học:	1. Kiểm tra bài cũ:HS trình bày lại CTHĐ đã lập trong tiết TLV trước.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
- Nhận xét kết quả bài viết của HS
	a. Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
- Những ưu điểm chính.
	+ Xác định đúng đề bài .
	+ Bố cục đầy đủ ( đầy đủ, hợp lý) , ý (đủ, phong phú, mới lạ), diễn dạt mạch lạc.
- Những thiếu sót hạn chế. GV nêu cụ thể.
	b. Thông báo điểm số
	3. Hướng dẫn HS chữa bài
	GV trả bài cho HS.
	a. Hưóng dẫn HS chữa lỗi chung
	GV viết các lỗi cần chữa lên bảng.
	b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
	- GV theo dõi HS làm việc.
	c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.
	d. HS chọn viết một đoạn văn cho hay hơn.
- GV nhận xét.
3. Cuûng coá, daën doø:- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS có bài viết hay.- Yêu cầu HS viết chưa hay về viết lại bài cho hay hơn.
- HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- HS đọc bài của mình và sửa lỗi.
- HS trao đổi để tìm ra cái hay của bài văn.- Mỗi HS chọn viết lại đoạn văn viết chưa hay viết lại cho hay.
- HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
.
KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II. Đồ dùng dạy học:	- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.	- Tranh.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt
Mục tiêu: HS nêu tên một số loại chất đốt: rắn, lỏng, khí.
Cách tiến hành:
	Cả lớp thảo luận: Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể lỏng, thể rắn, thể khí?
2. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
 Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Sử dụng các chất đốt rắn
- Kể tên các chất đốt rắn thường dùng nông thôn và miền núi.
- Than đá được sử dụng trong những việc gì ? Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu ?
- Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác ?
Sử dụng các loại chất đốt lỏng
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà bạn biết, chúng thường được sử dụng để làm gì?
- Ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
- Đọc các thông tin, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
Sử dụng các chất đốt khí
- Có những loại khí đốt nào?
- Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 3. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS thảo luận theo nhóm 4 kể tên các chất đốt ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Các nhóm nối tiếp trả lời, các bạn nhận xét và bổ sung.
Nhóm 1 và 2 thảo luận và trả lời các câu hỏi sử dụng các chất đốt rắn.
Nhóm 3 và 4 thảo luận và trả lời các câu hỏi về sử dụng các chất đốt lỏng.
Nhóm 5 và 6 thảo luận và trả lời các câu hỏi về sử dụng các chất đốt khí.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Rút kinh nghiệm:
...
Thứ bảy, ngày 22 tháng 02 năm 2011
SINH HOẠT TẬP THỂ
I . ÑAÙNH GIAÙ TÌNH HÌNH TUAÀN 21
- Lôùp tröôûng leân baùo caùo tình hình trong tuaàn.
- Lôùp phoù hoïc taäp leân baùo caùo tình hình hoïc taäp trong lôùp.
- Lôùp phoù lao ñoäng leân nhaän xeùt tình hình veä sinh lôùp.
- Caùc toå tröôûng baùo caùo tình hình trong toå.
- GV nhaän xeùt:
 Ñaõ hoïc taäp xong chöông trình tuaàn 21.
 Ñaõ laøm toát vieäc truy baøi ñaàu giôø.
 Coøn vaøi em ñi hoïc chöa mang ñuû saùch vôû 
 Veä sinh lôùp coøn phaûi nhaéc nhôû chöa bieát giöõ veä sinh chung.
 II. KEÁ HOAÏCH TUAÀN 22
 - Tieáp tuïc thöïc hieän chöông trình tuaàn 22.
 - Phaûi chuaån bò baøi tröôùc khi ñeán lôùp.
 - Giöõ gìn traät töï khi ra vaøo lôùp.
 - Ñi hoïc khoâng ñaùnh nhau, chöûi nhau. 
 - Giöõ gìn veä sinh caù nhaân , lôùp hoïc, saân tröôøng. 
 - Khoâng aên quaø rong doïc ñöôøng.
 - Thöïc hieän an toaøn giao thoâng .
 - Chuù yù giöõ veä sinh caù nhaân, phoøng ngöøa moät soá beänh. 
 - Khoâng chôi ñuøa nguy hieåm, ñaùnh nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc