I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài vănvới giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
Tuần 26: Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc Đ51: Nghĩa thầy trò (79) I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài vănvới giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - HS đọc thuộc bài cửa sông - 3 HS đọc (mỗi tổ 1 HS) - Hãy nêu nội dung chính bài thơ - Hai HS nhắc lại - Hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn đánh giá bằng điểm số B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Hiếu học tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm một nghĩa cử cao đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc 1. HS khá đọc - Lớp đọc thầm - Chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu -> ơn rất nặng + Đoạn 2: Tiếp -> tạ ơn thầy + Đoạn 3: Còn lại - Cho HS đọc nối tiếp - 3 HS 1 lần đọc + Lần 1 đọc nối tiếp + kết hợp phát âm + 3 HS đọc nối tiếp + phát âm: Sáng sớm, cuối làng, sáng sủa, sưởi nắng, nặng tai, một lần nữa + Lần 2 đọc nối tiếp + kết hợp giải nghĩa từ + 3 HS đọc nối tiếp + Lần 3 đọc nối tiếp + kết hợp rèn đọc đúng ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. + Lần 3 đọc nối tiếp - ngắt nghỉ đúng dấu chấm phẩy - Đọc cặp đôi - Đọc cặp đôi (2 HS ngồi cùng bàn đọc) đọc 2 vòng - Gọi 1, 2 HS đọc toàn bài - GV chú ý nghe - GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc đoạn 1và trả lời 2 câu hỏi SGK - HS đọc thầm - Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì ? - Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy - Em hãy tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu - Những chi tiết: Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng hiến những cuốn sách quý . Khi nghe cùng thầy "tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, họ đồng thanh "dạ ran, cùng theo sau này" * Như vậy các môn sinh rấtquý và kính trọng thầy ý 1 nói lên điều gì ? - ý 1 tình cảm của các môn sinh đối với thầy giáo Chu - 1HS đọc to đoạn 1 + 2 - Lớp đọc thầm - Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dậy mĩnh thủa học vỡ lòng (lớp 1) như thế nào ? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó ? - Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đó đã dậy cụ từ hồi học lớp vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó. Thầy mới học trò của ta tới thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng. Thầy chắp tay cung kính vái cụ Đỗ. Thầy cung kính thưa với cụ "Lạy thầy hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. - Em hãy tìm những thành ngữ tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo cụ Chu ? - Tiên học lễ, hậu học văn - Uống nước nhớ nguồn - Tôn sư trọng đạo - Nhất tự vi sư bán tự vi sư - Em hiểu nghĩa các câu thành ngữ tục ngữ trên như thế nào ? - HS nối tiếp nhau giải thích + Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ nghĩa, kỷ luật - Uống nước nhớ nguồn: Được hưởng bất kỳ ân huệ gì phải nhớ tới nguồn của nó - Tôn sư trọng đạo: Kính thầy tôn trọng đạo học. - Em còn biết những câu thành ngữ tục ngữ nào ca dao nào có nội dung như vậy ? - Không thầy đố mày làm nên - Muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Kính thầy yêu bạn - Thảo luận nhóm 2 để tìm ý nghĩa của câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy ý 2 nói nên điều gì ? ý 2: Truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta ý nghĩa của bài ý nghĩa: Bài văn nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam gìn giữ bồi đắp và nâng cao. Điều đó cho ta thấy người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh c. Luyện đọc diễn cảm 4 HS đọc diễn cảm 4 đoạn - 4 HS đọc nối tiếp - Bài này đọc với giọng như thế nào ? - Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng trang trọng, lời thầy giáo Chu nói với trò: Ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già kính cảm - Trong 4 đoạn văn em thích đoạn nào nhất ? Vì sao ? - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - 1 HS đọc - Cho HS gạch chân các từ cần nhấn giọng - Mừng thọ, ngay ngắn, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cám ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp - Cặp đôi (2 HS đọc) 2vòng) - Thi đọc diễn cảm đoạn - 3 em đọc - Bình chọn HS đọc hay - Tuỳ HS chọn - Thi đọc diễn cảm cả bài - 2HS đọc IV. Củng cố dặn dò - Nhận xét bài học - Về nhà tìm đọc những câu truyện nói về tình nghĩa thầy trò Tiết 3: Toán Đ126: Nhân số đo thời gian với một số I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Cho HS chữa bài 4: SGK - 1 HS lên bảng - GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá, cho điểm - 1HS lên bảng - HS dưới lớp nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu: Nhân số đo thời gian Ví dụ: - GV nêu yêu cầu bài toán Bài toán cho biết gì ? - Trung bình làm một sản phẩm hết 1 giờ 10 phút - Bài toán yêu cầu gì ? - Làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian Vậy: Muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian chúng ta phải làm phép tính gì ? - Làm phép tính nhân - Lấy bao nhiêu với bao nhiêu ? - Lấy 1 giờ 10 phút x 3 - Đó chính là một phép nhân của một số đo thời gian với 1 số - HS nhắc lại - GV đặt tính 1giờ 10 phút X 3 ' 3 giờ 30 phút - Hướng dẫn HS cách nhân - HS chú ý - Như vậy 1 giờ 30 phút x 3 = 3 giờ 30 phút - HS nhắc lại - Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào ? - Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó Ví vụ 2: Cho HS đọc bài - 1 HS đọc - Bài toán cho biết gì ? - Học ở trường trung bình 3 giờ 15 phút - Một tuần lễ học ở trường 5 buổi - Bài toán hỏi gì ? + Một tuần lễ học ở trường bao nhiêu thời gian Tóm tắt 1 buổi: 3 giờ 15 phút 5 buổi: .giờ phút - Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải thực hiện phép tính gì ? - Phép nhân 3 giờ 15 phút x 5 - Gọi HS nên bảng đặt tính và tính kết quả 3giờ 15 phút X 5 ' 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút - Em có nhận xét gì về kết quả trong phép tính trên 75 phút lớn hơn 60 phút tức là lớn hơn 1 giờ có thể đổi thành 1 giờ 15 phút - GV kết luận + Khi nhân số đo thời gian ta cần thực hiện như thế nào ? - Ta thực hiện từng số đo thời gian nhân với số đó. Nếu số đo thời gian đứng sau lớn hơn thì ta phải thực hiện phép tính đổi sang đơn vị lơn hơn liền kề. 3. Luyện tập Bài tập 1: - 1 HS đọc đầu bài - Nêu yêu cầu HS thực hiện các phép tính vào bảng con - Lần lượt HS lên bảng làm 3 giờ 12 phút x 3 9 giờ 36 phút 4 giờ 23 phút x 4 16 giờ 72 phút 1 giờ 12 phút = 17 giờ 12 phút 12 phút 25 giây x 5 60 phút 125 giây 2 phút 5 giây = 62 phút 5 giây b. 4,1 giờ vậy 4,1 giờ x 6 = 24,6 giờ x 6 24,6 giờ 3,4 phút x 4 13,6 phút Vậy 3,4 x 4 = 13,4 phút 9,5 giây x 3 28,5 giây Bài 2: - 1 HS đọc đề bài - HS đọc bài tập - Hãy nêu yêu cầu của bài tập? Tóm tắt 1 vòng: 1 phút 25 giây 3 vòng: ..phút, giây? - GV yêu cầu giải bài toán vào vở - 1 HS lên bảng làm - GV nhận xét, chốt đúng - Lớp nhận xét Bài giải Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây Đáp số: 4 phút 15 giây IV. Củng cố - dặn dò - HS nhắn lại cách nhân số đo thời gian - GV nhận xét giờ học - Hướng dẫn HS làm bài sau. Tiết 4: Thể dục Đ51: Môn thể thao tự chọn Trò chơi- truyền và bắt bóng tiếp sức. I. Mục tiêu. - Ôn tâng cầu bằng đùi- chuyền cầu bầng mu bàn chân hoặc ném bóng 150g trúng đích và một số động tác và nâng cao thành tích. - Học trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. - Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. II. Địa điểm và phương tiện - Sân trường sạch sẽ, còi, mỗi HS một quả cầu, 2-3 quả bóng rổ Nội dung Đ/lượng Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu 6-10' Đội hình nhận lớp 1. Nhận lớp - HS tập trung báo cho GV - GV nhận xét lớp mà phổ biến yêu cầu buổi tập x x x x x x x x x x x x x x x 2. HS khởi động - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối - Ôn động tác vặn mình chân và toàn thân 2 lần x 8N - Trò chơi: Chim bay, cò bay 1 lần x 8N - Cán sự lớp điều khiển cho HS khởi động và tham gia trò chơi - Tập động tác vặn mình, tay và toàn thân 14-16' - Cả lớp tập B. Phần cơ bản 1. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu - Ôn tâng cầu bằng đùi - GV nêu động tác và làm mẫu. Đội hình luyện tập - HS tập luyện theo nhóm 4, 5 HS - Gọi 1 vài HS thực hiện tốt làm mẫu - Các nhóm trưởng điều khiển - GV quan sát, giúp đỡ HS 2. Trò chơi: Chuyền bóng và bắt bóng tiếp sức 4 phút Đội hình trò chơi - GV nêu tên trò chơi x x x x x x - Hướng dẫn HS chơi. - HS chơi thử. - Hai học sinh làm mẫu. - Học sinh chơi theo tổ với hình thức thi đua - GV quan sát và chỉ dẫn chơi. - Đội hình hồi tĩnh và nhận xét xuống lớp . C. phần kết thúc: x x x x x 1. Hôì tĩnh x x x x x -HS thả lỏng các nhóm cơ khớp - Hát và đi chậm vòng quanh sân x x x x x 2. Nhận xét xuống lớp x - Nhận xét giờ học GV - Hướng dẫn học sinh luyện tập ngoài giờ . Tiết 5: Đạo đức Đ26: Em yêu hoà bình I. Mục tiêu: - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hàng ngày. - Yêu hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình. - Điều 38 công ước quốc tế về quyền trẻ em. III. Các hoạt dạy học Khởi động: Cho HS hát bài trái đất này là của chúng em - Em cho biết nội dung của bát hát ? Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin * Mục tiêu Hiểu được những tác hại do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải hoà bình. * Cách tiến hành - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh. - HS quan sát tranh. - Hãy giớ thiệu nội dungcủa các bức tranh đó. - HS thảo luận. - Cho hs thảo luận nhóm. - HS trình bày - Yêu cầu HS báo cáo - Hướng dẫn HS cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung. - Như vậy chiến tranh gây ra những hậu quả gì ? - Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật đói nghèo, lạc hậu thất học. - Để thế giới không còn chiến tranh chúng ta phải làm gì ? - Để t ... ợng đầu nhuỵ phấn được những hạt phấn của nhị - Thế nào là sự thụ tinh - Sự thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn - Hạt và quả được hình như thế nào ? - Noãn phát triển thành hạt bầu nhuỵ phát triển thành quả Bước 3: Làm việc cá nhân - GV điều khiển HS sửa lại Hoạt động 2: Trò chơi: "Ghép chữ vào hình" Mục tiêu: Củng cố cho HS về sự thụ phấn, thụ tinh của thực vật có hoa. Tiến hành Bước 1: HS chơi ghép chữ vào hình thích hợp - HS thực hiện ghép chữ thích hợp vào hình theo nhóm 4 - GV phát cho HS sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tínhvà các thẻ từ có ghi sẵn chú thích Bước 2: Làm việc cả lớp - GV điều khiển cho HS nhận xét điều chỉnh bổ sung - GV cho HS chốt lại ý đúng - Khen ngợi những nhóm làm nhanh đúng Hoạt động 3: Thảo luận * Mục tiêu: HS phân biệt được hoa thụ phấn nhờ côn trùng hoa thụ phấn nhờ gió + Tiến hành: Bước 1 Làm việc theo nhóm - Yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi Bước 2: Làm việc cả lớp - Điều khiển cho các nhóm báo cáo - Kể tên một số loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió ? - Rong riềng, phượng, bưởi, chanh, mướp, bầu bí - Các loại cây cỏ, lúa ngô. - Bạn có nhận xét gì về màu sắc và mùi hương của các loại hoa này - Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ hương thơm hấp dẫn... - Hoa thụ phấn nhờ gió màu sắc không đẹp, cánh nhỏ, đài hoa nhỏ hoặc không có, không có hương thơm - GV chốt lại ý đúng * HS đọc phần ghi nhớ IV. Củng cố dặn dò Hướng dẫn HS chốt lại hệ thống kiến thức bài - Nhận xét giờ học - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau Tiết 4: Kỹ thuật Đ 26: Lắp xe ben I. Mục tiêu: Chọn và lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Biết cách lắp và lắp được xe ban theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu xe ben đã lắp sẵn. Bộ phận lắp ghép mô hình kỹ thuật III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe ben a. Chọn chi tiết - GV yêu cầu chọn chi tiết - HS chọn đúng và đủ các chi tiết - Kiểm tra việc chọn chi tiết của HS - Yêu cầu HS để thứ tự vào nắp hộp b. Tiến hành lắp từng bộ phận - Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự khi lắp - HS nêu - Yêu cầu HS lắp từng bộ phận - HS thực hành lắp * GV lưu ý: HS khi lắp sàn cabin cần chú ý vị trí các lỗ của tấm L và thanh thẳng 7 lỗ - Khi lắp mui và thành bên xe, cần chú ý vị trí trong và ngoài của thanh chữ U dài và tấm 25 lỗ, thanh thẳng 5 lỗ. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu - HS lắp ráp c. Lắp ráp xe ben - Hướng dẫn HS lắp ráp để hoàn thành chiếc xe ben IV. Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Khen ngợi những HS thực hành tốt - Hướng dẫn giờ sau đánh giá sản phẩm Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn Đ 52: Trả bài văn tả đồ vật I. Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ ghi đề bài - Một số lỗi điển hình cần sửa chung cả lớp III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc màn kịch giữ nghiêm phép nước - HS đọc bài cả lớp theo dõi - Lớp nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Trả bài văn tả đồ vật - Học sinh đọc lại các đề bài - 2 HS đọc lại - Hướng dẫn HS phân tích nhanh yêu cầu của đề 2. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh a. Nhận xét chung về ưu điểm bài làm của HS - HS lắng nghe - Bố cục trình bày, chữ viết, diễn đạt, cách dùng từ. - Cách chọn lọc các chi tiết trong khi làm bài - Cách sử dụng nghệ thuật hình ảnh trong khi làm bài b. Thông báo điểm cụ thể 3. Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho HS a. Hướng dẫn HS chữa bài - GV nêu các lỗi, cho HS lần lượt sửa - HS nêu các lỗi - Hướng dẫn HS nhận xét rút ra các lỗi - Cả lớp chữa lỗi - GV chốt lại các lỗi sai - HS trao đổi, nhận xét về bài chữa b. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong vở - HS đọc bài chữa của mình -GV theo dõi kiểm tra việc sai của HS - Đổi chéo bài để kiểm tra c. Đọc những đoạn văn hay của HS - HS trao đổi để tìm ra những ý hay của đoạn văn d. Hướng dẫn HS chọn 1 đoạn văn viết lại cho hay hơn - HS viết đoạn văn - HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết lại - GV chấm điểm một số đoạn văn viết lại IV. Củng cố dặn dò - GV biểu dương những bài làm tốt - Nhắc nhở, yêu cầu HS viết lại những đoạn văn chưa đạt - Nhận xét giờ học và hướng dẫn chuẩn bị bài sau Tiết 2: Toán Đ 130: Vận tốc I. Mục tiêu: - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị vận tốc. - Biết tính vận tốc của chuyển động đều. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu: Vận tốc 2. Giới thiệu khái niệm về vận tốc - GV nêu bài toán Bài toán 1: Treo bài toán đã viết sẵn lên bảng - Yêu cầu HS đọc đề toán - Ô tô đi quãng đường dài 170 km hết 4 giờ - Phân tích bài toán - Để tính số km trung bình mỗi giờ đi được ta làm như thế nào ? Trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ? Ta thực hiện phép chia: 170 : 4 - Yêu cầu 1 HS lên bảng giải Bài giải Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) 170km là gì ? Là quãng đường ô tô đi được 4 giờ là gì ? Là thời gian ô tô đi hết 170 km 42,5 km /giờ là gì ? Là vận tốc của ô tô - Bài toán trên tìm vận tốc của ô tô ta làm như thế nào ? - Chúng ta lấy quãng đường ô tô đi được (170 km) chia cho thời gian ô tô đi hết quãng đường đó (4 giờ) Gọi quãng đường là S Thời gian là t Ta có Vận tốc là V V = S : t Quy tắc: Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào ? Quy tắc: Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian Bài 2: GV nêu đề toán 1 HS nêu đề tóan - Gọi 2 HS đọc lại đề - HS đọc thầm - Yêu cầu HS tóm tắt Tóm tắt S = 60 m t = 10 giây V = ? - Để tính vận tốc của người đó chúng ta phải làm như thế nào ? - Chúng ta lấy quãng đường (60m) chia cho thời gian (10 giây) Bài giải Vận tốc chạy của người đó là 60 : 10 = 6 (m/giây) Đáp số 6m/giây - Đơn vị đo vận tốc của người đó là gì - Là m/giây (quãng đường tính bằng m, thời gian tính bằng giây) - Em hiểu vận tốc chạy của người đó là 6m/giây như thế nào ? - Nghĩa là cứ mỗi giây người đó chạy được quãng đường là 6m 3. Thực hành Bài tập 1: - 1 HS đọc đề bài - HS phân tích, tìm phương án giải và giải bài toán vào vở Tóm tắt Thời gian: 3 giờ - Gọi 1 HS lên bảng làm Quãng đường: 105 km - GV tổ chức cho HS nhận xét bổ sung và chữa bài Vận tốc ? Km/giờ - Nhắc lại cách tính vận tốc Bài giải Vận tốc của xe máy là 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ Bài 2: - HS đọc thầm - Trao đổi theo nhóm 2 để phân tích để tìm phương án giải - Nhóm 2 - Cho 1 HS lên bảng làm - Lớp nhận xét - GV cùng HS nhận xét chốt đúng Bài giải Vận tốc của máy bay là 1800 : 2,5 = 720(km/giờ) Đáp số: 720 km/giờ - Em hãy giải thích cách tính vận tốc máy bay theo đơn vị km/giờ - Vì quãng đường bay được tính theo km thời gian bay hết quãng đường đó tính theo giờ nên vận tốc thường tính theo km/giờ Bài 3: - 1 HS đọc đề bài - Phân tích đề toán ? nêu phương án giải - HS trả lời câu hỏi - Người đó chạy được bao nhiêu mét - Người đó chạy được 400 m - Thời gian để đi hết 400 m là bao nhiêu lâu ? - Thời gian để chạy hết 400 m là 1 phút 20 giây - Bài toán yêu cầu em làm gì ? - Tính vận tốc chạy của người đó theo đơn vị m/giây - Để tính được vận tốc theo đơn vị m/giây thì quãng đường và thời gian cần đo ở đơn vị nào ? - Quãng đường tính đơn vị m thời gian tính bằng đơn vị giây Vậy hãy đổi thời gian chạy ra giây rồi tính vận tốc chạy của người đó - GV nhận xét chốt đúng Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc chạy của người đó là 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số: 5m/giây IV. Củng cố dặn dò - Muốn tìm vận tốc của chuyển động đều ta làm như thế nào ? - Muốn tìm vận tốc của chuyển động ta lấy quãng đường chia cho thời gian đi hết quãng đường đó - Nhận xét tiết học Tiết 3: Kể chuyện Đ26 Kể chuyện đã nghe, đã đọc i. mục tiêu - Kể lại được một câu chuyện đã được nghe, được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Hiểu nội dung chính câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học - Sách, báo, truyện bảng lớp viết bài học. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ - Hãy kể lại câu chuyện vì muôn dân - 4 HS nối tiếp nhau kể - Nêu ý nghĩa của câu chuyện - 1 HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc - Các em tập kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện - GV ghi đề bài lên bảng - Đề bài yêu cầu gì? - HS đọc và nêu đầu bài. Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. - HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK. - Ba HS đọc - cả lớp theo dõi - GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Thực hành kể chuyện - GV cho HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện - Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 HS - GV đi giúp đỡ từng nhóm. - 4 HS cùng kể chuyện - Yêu cầu HS chú ý lắng nghe - ý nghĩa câu chuyện - HS nêu - Giáo viên cho HS thi kể chuyện. - Hướng dẫn cho HS nhận xét, đánh giá, bình chọn nhóm kể hay nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu trả lời hấp dẫn nhất. - Các nhóm thay phiên nhau kể - 2 HS nhắc lại nội dung câu chuyện IV. Củng cố - dặn dò - Củng cố nhắc lại nội dung của câu chuyện - Hướng dẫn HS liên hệ thực tế. - Nhận xét giờ học và dặn dò HS về nhà kể chuyện cho người thân nghe. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Sinh hoạt lớp Đ 26: Sơ kết tuần 26 1. Nhận xét chung hoạt động tuần 26 - Lớp trường, tổ trưởng, chi đội trưởng nhận xét. - Lớp bổ sung. - GV nhận xét Ưu điểm: - Lớp duy trì được mọi nề nếp trong học tập, xếp hàng ra về - HS tích cực học tập - Trong lớp trật tự chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài - Học bài và làm bài đầy đủ, đã tập trung vào việc chuẩn bị bài tốt - Không có hiện tượng đánh chửi nhau. - HS có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, mọi hoạt động khác Khen: Nhược: Còn một số HS hay quên đồ dùng học tập, chuẩn bị bài chưa đầy đủ, chu đáo, còn lười học, trong lớp ít phát biểu xây dựng bài Cụ thể em Hoàng, Hiến, Hiệp hay nói chuyện 2. Kế hoạch tuần 27 - Thực hiện tốt mọi kế hoạch nhà trường, đội đề ra - Duy trì mọi nề nếp. - Tăng cường giúp đỡ HS yếu bằng nhiều biện pháp ________________________________________________
Tài liệu đính kèm: