Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 1)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 1)

Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

 - Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kỳ II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

 

doc 42 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 2020Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 28 (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
 Sáng: Chào cờ
Tập đọc
 Tiết 55: Ôn tập giữa học kì II ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu (HS trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
	- Yêu cầu về kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kỳ II của lớp 5 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các vị trí minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II. đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm. Trong đó:
	+ 14 phiếu – mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 (Người công dân số Một - phần đầu, Người công dân số Một - phần sau, Thái sư Trần Thủ Độ, Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng, Trí dũng song toàn, Tiếng rao đêm, Lập làng giữ biển, Phân xử tài tình, Luật tục xưa của người Ê-đê, Hộp thư mật, Phong cảnh đền Hùng, Nghĩa thầy trò, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ).
	+ 4 phiếu- mỗi phiếu ghi tên một bài tập đọc có yêu cầu HTL để HS bốc thăm thi đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ yêu thích (Cao Bằng, Chú đi tuần, Cửa sông, Đất nước).
	- Bút dạ và một tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết ở BT2 (mẫu trong SGK) để GV giải thích yêu cầu của BT2.
	- 4 tờ phiếu viết nội dung BT2 theo mẫu khác SGK 
III. Các hoạt động dạy hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên các bài tập đọc đã học. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: theo SGV tr.168.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 3 HS ).
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.
- GV YC HS đọc bài + đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, cho điểm theo đúng hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học
3. Bài tập 2:
- GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
-HS nối tiếp nêu.
- HS lên bốc thăm chọn bài.
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng)
 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu, sau đó trả lời câu hỏi của GV đưa ra.
- HS đọc yêu cầu của bài.
-HS tìm ví dụ minh hoạ từng kiểu câu trong nhóm đôi.Một vài HS nêu VD trước lớp.
 	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
 Tiết 136: Luyện tập chung (Tr. 144) 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn luyện kỹ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập tiết trước.
- cho nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
- GV hướng dẫn để HS nhận ra: thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
- GV có thể nêu nhận xét: Cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy.
Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút.
- GV hướng dẫn HS chữa bài và chốt kết quả đúng.
Bài 3
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán.YC HS làm bài theo cặp.
- Gọi 1 HS trình bày.
- GV hướng dẫn HS chữa bài.
Bài 4:
- GV cho HS đổi đơn vị:
72km/giờ = 72 000 m/giờ
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét bài giải của bạn, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Giao BT về nhà.
-1 HS lên bảng chữa bài 
- HS làm bài vào vở, 1 HS đọc bài giải, HS khác nhận xét bài làm của bạn.
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 - 30 = 15 ( km)
 Đáp số: 15 km
- HS nêu cách giải khác theo gợi ý của GV.
HS làm vào vở, 1HS lên bảng.
 Bài giải
1250 : 2 = 625 (m/ phút)
1 giờ = 60 phút
 Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37 500 ( m )
 37 500 m = 37,5 km
 Vận tốc của xe máy là 37,5 km/giờ
- HS nêu YC của bài rồi làm bài theo cặp.
- 1 HS trình bày lời giải
 Đáp số: 150 m/ phút
- 1 HS làm trên bảng lớp
- Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài.
 Bài giải
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 phút
 Đáp số: 2 phút
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Đạo đức
 Tiết 28: Em tìm hiểu về liên hiệp quốc (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh có hiểu biết ban đầu về tổ chức LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ, tôn trọng các cơ quan LHQ đang làm việc ở địa phương và ở nước ta.
- Giúp HS có những hiểu biết cơ bản nhất về LHQ (Liên hiệp quốc) và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. 
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK Đạo đức 5 , phấn màu. 
- Tranh ảnh SGK, Micoro chơi trò chơi "Phóng viên".
III. Hoạt động chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu những biểu hiện của tinh thần yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày?
- Em đã làm những gì thể hiện tình yêu hoà bình? 
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Phân tích và tìm hiểu thông tin SGK.
- Em biết gì về tổ chức LHQ qua các thông tin trên?
- Nước ta có quan hệ như thế nào với LHQ?
- Ngoài những thông tin trong SGK em nào còn biết các thông tin khác về tổ chức LHQ?
-
- Là thành viên của LHQ chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của LHQ tại Việt Nam? 
- Các hoạt động của tổ chức LHQ có ý nghĩa gì?
- GV kết luận:
+LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng & tiến bộ xã hội.
+Việt Nam là 1 thành viên của LHQ.
*GV rút ra ghi nhớ(SGK, trang42).
* Hoạt động 2 :Bày tỏ thái độ.(Bài tập 1, SGK)
Em tán thành hay không tán thành? Vì sao?
+ LHQ là tổ chức của các nước giàu.
+ LHQ gồm tất cả các nước trên thế giới.
+ Công ước Quốc tế về quyền trẻ em là do LHQ soạn thảovà thông qua.
+ LHQ rất quan tâm đến trẻ em và luôn đấu tranh cho quyền của trẻ em. 
+ Tôn trọng và hợp tác với các cơ quan LHQ là việc của người lớn. 
* GV kết luận:
- Các ý kiến 3,4 là đúng.- Các ý kiến 1,2,5 là sai.
* Hoạt động 3 :Xử lý tình huống.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận tìm cách xử lí các tình huống 
- Tình huống 1: Khi có người nước ngoài đại diện cho tổ chức LHQ đến địa phương em làm việc, bạn An tỏ thái độ không vui và cho là: người nước ngoài thì không nên làm việc của người Việt Nam.Nếu có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn An?
- Tình huống 2: Trong 1 buổi thảo luận về công ước quốc tế về quyền trẻ em, bạn Hào phát biểu: Đây là quy định của LHQ đặt ra, nước ta không cần phải thực hiện. Em có tán thành không? Nếu không tán thành ,em sẽ nói gì với bạn?
- Tình huống 3: Có 1 người nước ngoài là thành viên của tổ chức LHQ nhồ em đưa đến UB ND phường, em sẽ làm gì?
GV hỏi: Chúng ta phải có thái độ như thế nào với các hoạt động của LHQ tại Việt Nam? 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét , tuyên dương.
- Về nhà :Tìm hiểu về tên của một số cơ quan LHQ ở Việt Nam, về hoạt động của các cơ quan LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em
- 2 HS trả lời.
- HS đọc thông tin trang 40,41 SGK(mỗi HS đọc 1 thông tin)
- Các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+Nhóm1:Điền thông tin về LHQnhư :ngày thành lập :24/ 10/1945, số nước thành viên: 191, tổ chức các hoạt động nhằm mục đích thiết lập hòa bình và công bằng trên thế giới,...
+ Nhóm 2 : Điền thông tin về Việt Nam như: Ngày gia nhập LHQ: 20/9/1977, là thành viên thứ 149, các tổ chức của LHQ ở nước ta để giúp đỡ nhân dân ta xây dựng đất nước.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 ý kiến,có giải thích lý do). 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS các nhóm Tltheo YC của GV.
- Một số HS lên trình bày ý kiến, nhóm khác bổ sung.
____________________________________________
 Chiều: âm nhạc 
Giáo viên chuyên soạn
_____________________________________________
 Tiếng việt ( ôn )
 Ôn tập cách liên kết câu 
I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Củng cố về các cách liên kết câu đã học. 
-Giúp HS rèn kĩ năng viết câu đúng, viết đoạn văn hợp lí, hay. 
II- Đồ dùng dạy - học.
-Bảng phụ. 
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại các cách liên kết câu đã học?
-HS nối tiếp nêu: 
+Liên kết các câu bằng cách lặp lại từ ngữ
+Liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ.
2-HD HS luyện tập
-Tổ chức cho HS tập trong nhóm đôi.
-HS làm bài cá nhân với đề bài:
*Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh cây cối có sử dụng một trong các cách liên kết câu mà em đã học.
-2 HS ôn với nhau.
-Đọc lại ghi nhớ SGK.
-Cho ví dụ.
-Tìm ví dụ trong SGK hoặc ở một đoạn văn mình sưu tầm. 
-HS làm bài cá nhân.Một em làm ở bảng phụ.
-Tổ chức cho HS đọc trước lớp đoạn văn mình viết. 
-HS lần lượt trình bày, cả lớp nhận xét, thảo luận về tác dụng của cách liên kết các câu mà bạn vừa dùng. 
3-Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài,nêu lại chủ điểm môn Tiếng việt đang học. 
-2 HS nhắc lại 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học,tập viết các đoạn văn tả cây cối. 
___________________________________________________
 Toán (ôn )
 Giải toán chuyển động đều.
I .Mục tiêu:
- Giúp HS luyện tập, củng cố về toán chuyển động. 
- Giáo dục HS có ý thức tự giác học tập.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 A. kiểm tra bài cũ.
- HS Nhắc lại cách tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- GV nhận xét, đánh giá.
 B.Bài mới:
 Hoạt động của GV_ Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
* Bài 1:Trên quãng đường 14,8 km một người đi bộ hết 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đi bộ với đơn vịđo m/phút.
- Gọi HS đọc đề bài + gợi ý
- Cho HS nhắc lại cách tính vận tốc khi biết thời gian và quãng đường.
-Nếu vận tốc đo bằng m/ phút thì đơn vị quãng đường và thời gian là gì?
- YC HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm.
* Bài 2: Một ô tô đi từ A lúc 9giờ15phút sáng, với vận tốc 40 km/giờ và đến B lúc 12 giờ 45 phút. Tính quãng đường AB. 
- Cho HS đọc đề bài và xác định yêu cầu.
- HS tự làm, GV gợi ý, giúp đỡ HS yếu .
- GV cho HS nhận xét và cho điểm.
* Bài 3:Hai thành phốA và Bcách nhau 90 km. Lúc7 gìơ 30 phút, một xe máy đi từ A đến Bvới vận tốc 30 km/giờ. Hỏi xe máy đến B lúc mấy giờ ?
- YC HS khá, g ... Mục đích – yêu cầu: 
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (yêu cầu như tiết 1).
2. Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương”; tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Bút dạ và một vài tờ phiếu viết (rời) 5 câu ghép của bài “Tình quê hương” để GV phân tích - BT2c.
	- Một tờ phiếu phô tô phóng to bài “Tình quê hương” để HS làm BT2d.1 (tìm từ ngữ lặp lại) và 1 tờ tương tự (có đánh số thứ tự các câu văn) để HS làm BT2d.2 (tìm từ ngữ thay thế).
III. Các hoạt động dạy hoc: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tiết trước.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu MĐ, YC của bài.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 7 HS trong lớp): Thực hiện như tiết 1.
3. Bài tập 2:
- GV giúp HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu của bài tập:
+ Tìm các câu ghép trong bài.
- Khi HS trả lời, GV dán lên bảng tờ phiếu 5 câu ghép của bài. Nếu có thời gian GV cùng HS phân tích các vế của câu ghép: SGV tr.171.
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
- GV nhận xét.
+ Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu.
- GV nhận xét, sửa chữa, kết luận những HS làm bài đúng.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 2: HS1 đọc bài Tình quê hương và chú giải các từ ngữ khó (con da, chợ phiên, bánh rợm, lẩy Kiều); HS 2 đọc các câu hỏi.
- HS cả lớp đọc thầm lại đoạn văn suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn.
- HS tiếp nối nhau đọc câu văn của mình.
- HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày.
- 1 HS đọc câu hỏi 4.
- 1 HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu liên kết câu.
+ Đoạn 1: mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)
+ Đoạn 2: - mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2).
- mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
- HS chuẩn bị ôn tập tiết 4.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 5 : Luyện Tiếng việt
Ôn luyện từ và câu
I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Hệ thống,củng cố các kiến thức về luyện từ và câu đã học trong học kì 2. 
-Giúp HS rèn kĩ năng viết câu đúng, viết đoạn văn hợp lí, hay. 
II- Đồ dùng dạy - học.
-Bảng phụ. 
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại tên các bài Luyện từ và câu đã học từ đầu học kì II đến nay. 
-HS nối tiếp nêu: 
+Câu ghép
+Cách nối các vế câu ghép.
+Mở rộng vốn từ: Công dân
+Mở rộng vốn từ : Trật tự - An ninh
+Liên kết các câu bằng cách lặp lại từ ngữ
+Liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ.Mở rộng vốn từ: Truyền thống
+Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
2-HD HS luyện tập
-Tổ chức cho HS tập trong nhóm đôi.
-HS làm bài cá nhân với đề bài:
*Em hãy viết một đoạn văn tả đồ vật mà em yêu thích có sử dụng một trong các cách liên kết câu mà em đã học.
-2 HS ôn với nhau.
-Đọc lại ghi nhớ SGK.
-Cho ví dụ.Đối với các bài mở rộng vốn từ: Nhắc lại các tf thuộc chủ đề đó.
-Tìm ví dụ trong SGK hoặc ở một đoạn văn mình sưu tầm về các cách nối các vế câu ghép & các cách liên kết các câu đã học. 
-HS làm bài cá nhân.Một em làm ở bảng phụ.
-Tổ chức cho HS đọc trước lớp đoạn văn mình viết. 
-HS lần lượt trình bày, cả lớp nhận xét, thảo luận về tác dụng của cách liên kết các câu mà bạn vừa dùng. 
3-Củng cố, dặn dò
-Nhắc lại nội dung bài,nêu lại các chủ điểm môn Tiếng việt đã học. 
-2 HS nhắc lại 
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học,tập viết các đoạn văn tả đồ vật. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7: Mĩ thuật 
 Vẽ theo mẫu
 Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu (Vẽ màu) 
I-Mục tiêu
-HS hiểu đặc điểm của mẫu vẽ về hình dáng, màu sắc, cách sắp xếp. 
-HS vẽ được hình giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy. 
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình & độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ. 
II- Chuẩn bị 
GV:
-SGK, SGV
HS :
-SGK 
-Chuẩn bị một số mẫu vẽ : bình, lọ, quả, có hình dáng & màu sắc khác nhau, dạng tương đương. 
-Giấy vẽ & vở thực hành. Dụng cụ vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK, về dụng cụ vẽ. 
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét 
-GV cùng HS bày mẫu để các em trao đổi, lựa chọn vật mẫu, cách đặt mẫu rồi HD HS quan sát, nhận xét về: 
+Tỉ lệ chung của vật mẫu
+Vị trí các vật mẫu
+Hình dáng, màu sắc, đặc điểm,.. của lọ & quả.
+So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu
+So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu: miệng, cổ, thân,...
+Phần sáng nhất & phần tối nhất của mẫu.
-HS thực hiện theo HD của GV.
c)Hoạt động 2:Cách vẽ tranh
-GV gợi ý một số nội dung:
+Cách bố cục.
+Phác khung hình chung
+Vẽ đường trục
+Tìm tỉ lệ bộ phận
+Vẽ nét chi tiết & điều chỉnh nét
+Tìm các độ đậm nhạt chính của vật mẫu
+Vẽ đậm nhạt.
 -HS nối tiếp trả lời.
-2,3 HS nêu
d) Hoạt động 3:HS thực hành
-HS có thể vẽ màu hoặc cắt dán, xé dán bằng giấy màu, hoặc vẽ bằng bút chì đen.
-HS thực hành vẽ.
đ)Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá 
-Chọn một vài bài vẽ đẹp để nhận xét về: 
+Bố cục
+Hình vẽ 
+Đậm nhạt
-GV bổ sung, cùng HS xếp loại & khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
-HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. 
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực .
-Về nhà quan sát sưu tầm một số bài nặn của các bạn lớp trước. 
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 4 : Âm nhạc
 Ôn tập 2 bài hát: Màu xanh quê hương,Em vẫn nhớ trường xưa.
 Kể chuyện âm nhạc 
 A.Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Màu xanh quê hương,Em vẫn nhớ trường xưa. Tập trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân. 
- HS nghe câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng. 
- Giáo dục các em yêu thích âm nhạc.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhạc cụ ( song loan, thanh phách)
- HS : + SGK Âm nhạc 5.
 + Nhạc cụ gõ( song loan, thanh phách, )
 + Một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
C. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
 I. Bài cũ:
- Gọi 2 HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa. 
- GV nhận xét, cho điểm.
 II.Bài mới:
 Hoạt động của GV_________________________Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu:
- Giới thiệu nội dung tiết học.
2. Phần họat động: 
 a, Nội dung 1: Ôn tập bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.
 * Hoạt động 1: Tập hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ phách bài em vẫn nhớ trường xưa.
- Chia lớp thành 2 nhóm, GV chọn HS lĩnh xướng.
- GV hướng dẫn HS thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát.
- Nhận xét, đánh giá.
-Bài Màu xanh quê hương tổ chức tương tự.
* Hoạt động 2: Hát biểu diễn trước lớp theo hình thức song ca, tốp ca.
b, Nội dung 2: Nghe kể chuyện âm nhạc.
-GV kể chuyện theo tranh minh hoạ.
- GV cho HS luyện cao độ và trường độ theo 3. Phần kết thúc:
- Hát lại bài Em vẫn nhớ trường xưa & màu xanh quê hương.
- Dặn HS về nhà ôn lại 2 bài hát kết hợp động tác phụ hoạ, chép bài TĐN số 8.
- Nhận xét giờ học.
- HS làm theo yêu cầu của GV:
+ Lĩnh xướng: Trường làng em có  thấy vui êm đềm.
+ Nhóm 1: tình quê hương  yêu thương.
+ Nhóm 2: Bao mùa vẫn đến trường.
+ Nhóm 1: Thầy cô cho em.
+ Nhóm 2: Yêu nướcyêu gia đình.
Cả lớp hát đồng ca: Tre xanh kia em vẫn nhớ trường xưa.
- Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp kết hợp động tác phụ hoạ.
- HS nêu tên các nốt nhạc trong bài.
-HS nghe câu chuyện.
-HS tập kể chuyện.
	–––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 (Buổi chiều Đ/c Phó hiệu trưởng Trần Thị Thảo soạn và dạy)
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 5: Luyện Tiếng việt
 Ôn tập làm văn
 I- Mục tiêu : Giúp HS 
-Hệ thống các kiểu bài đã học trong phân môn Tập làm văn. 
-Rèn kĩ năng về cách viết văn cho HS. 
II- Đồ dùng dạy - học.
III-Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:HS nêu lại các kiểu bài Tập làm văn đã học học kì II. 
-HS nối tiếp nêu.
+Tả người
+Tả cây cối
+ Tả đồ vật
2-HD HS luyện tập
-GV YC nêu dàn bài chung cho từng kiểu bài HS vừa nêu.
-Cho HS chọn một trong các đề văn trong các bài SGK để viết thành một bài văn hoàn chỉnh trong vòng 30 phút.
-GV giúp đỡ HS TB & HS yếu. 
-Thu bài chấm.
-HS chọn & viết bài. 
3-Củng cố, dặn dò
-GV nhận xét tiết học
-Về nhà luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc đã học. 
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 6:Luyện Mĩ thuật
 Luyện vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu 
 I-Mục tiêu 
-HS luyện vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu. 
II- Chuẩn bị 
- HS : -SGK, vật mẫu tự chọn.
 -Vở thực hành 
	 -Bút, tẩy, chì vẽ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-HS kiểm tra chéo trong bàn
2- Bài mới
a)Giới thiệu bài(GV nêu MĐYC)
-HS nhắc lại đề bài
b)Hoạt động 1:Cách vẽ
-GV tổ chức cho HS nêu lại cách vẽ theo mẫu có 2 hoặc 3 vật mẫu đã học tiết trước.
-Với HS yếu & HS khuyết tật, GV gợi ý để các em vẽ theo ý thích về mẫu tự chọn( Có thể 1 hoặc 2 vật mẫu). 
-Một số HS nhắc lại cách vẽ. (Đã học ở những tuần trước)
Sau đó HS tự bày mẫu theo các nhóm. 
d)Hoạt động 3: Thực hành
-Tổ chức cho HS thực hành cá nhân,GV giúp đỡ và HS khuyết tật
-HS vẽ cá nhân vào vở. 
-GV & HS chọn một số bài gợi ý HS nhận xét, xếp loại.
-GV nhận xét chung, chọn một số bài đẹp để làm đồ dùng dạy học.
-HS tham gia đánh gía bài của bạn.
3-Củng cố, dặn dò 
-GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực, vẽ đẹp.
 	––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Tiết 7 : Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm hoạt động trong tuần 28
I - Mục tiêu 
 -Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân và của cả lớp trong tuần.
 -HS nắm được kế hoạch hoạt động tuần 29. 
II- Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Lớp trưởng báo cáo tình hình thi đua của lớp trong tuần.
2-GV nhận xét hoạt động của lớp:
*Về ưu điểm: 
*Về khuyết điểm: 
5-Phương hướng hoạt động tuần 29:
-Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động học tập.
-Chuẩn bị tốt cho thi VSCĐ cấp huyện.
5- Lớp sinh hoạt văn nghệ
-HS cả lớp bổ sung 
-HS cả lớp bổ sung
-Vài HS nêu kế hoạch hoạt động của mình trong tuần 29.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docT. Tuan 28.doc