I. Mục tiêu: + Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm (Ha-li-ma, A-la).
- Hiểu các từ ngữ trong truyện, điễn biến của truyện.
+ Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật (lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng, lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu).
+ Đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
TUẦN 30 Ngày soạn : 8 / 4 / 2007. Ngày dạy : Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2007. TẬP ĐỌC: Thuần phục sư tử I. Mục tiêu: + Đọc lưu loát toàn bài: - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm (Ha-li-ma, A-la). - Hiểu các từ ngữ trong truyện, điễn biến của truyện. + Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật (lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng, lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu). + Đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm. + HS: SGK, xem trước bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc chuyện “Con gái”, trả lời những câu hỏi trong bài đọc. (Aùnh, Bích Ngọc) Giáo viên nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Mở đầu tuần học thứ hai, tiếp tục chủ điểm Nam và Nữ, các em sẽ học truyện dân gian A-rập – Thuần phục sư tử. Câu chuyện sẽ giúp các em hiểu người phụ nữ có sức mạnh kì diệu như thế nào, sức mạnh ấy từ đâu mà có. Giáo viên ghi tựa bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Yêu cầu 2 HS đọc toàn bài văn. Có thể chia làm 3 đoạn như sau để luyện đọc: Đoạn 1: Từ đầu đến vừa đi vừa khóc. Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy. Đoạn 3: Còn lại. Yêu cầu cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK. 1, 2 giải nghĩa lại các từ ngữ đó. Giúp các em HS giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có). Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1, trả lời các câu hỏi: + Ha-li-ma đến gặp vị tu sĩ để làm gì? + Vị tu sĩ ra điều kiện như thế nào? + Thái độ của Ha-li-ma lúc đó ra sao? + Vì sao Ha-li-ma khóc? Yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng đoạn 2. + Vì sao Ha-li-ma quyết thực hiện bằng được yêu cầu của vị ti sĩ? + Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? + Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế nào? + Vì sao gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ “bổng cụp mắt xuống, lẳng lặng bỏ đi”? Yêu cầu 2, 3 hs đọc lời vị tu sĩ nói với Ha-li-ma khi nàng trao cho cụ ba sợi lông bờm của sư tử. + Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ? => Giáo viên chốt: cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, sự dịu hiền và tính kiên nhẫn. v Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. Giáo viên hướng dẫn HS biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn, thể hiện cảm xúc ca ngợi Ha-li-ma – người phụ nữ thông minh, dịu dàng và kiên nhẫn. Lời vị tu sĩ đọc từ tốn, hiền hậu. Hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm một số đoạn văn. Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn văn. Giáo viên tổ chức cho HS thi đua đọc diễn cảm. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 1, 2 HS đọc toàn bài văn. Các HS khác đọc thầm theo. Một số HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Các HS khác đọc thầm theo. HS chia đoạn. HS đọc thầm từ ngữ khó đọc, thuần phục, tu sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, thánh A-la. HS đọc từng đoạn, cả bài, trao đổi, thảo luận về các câu hỏi trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi. 1 HS đọc diễn cảm toàn bộ bài văn. Cả lớp suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lởi câu hỏi. HS lắng nghe. HS đọc diễn cảm. HS thi đua đọc diễn cảm. Lớp nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Tà áo dài phụ nữ”. Nhận xét tiết học _______________________________________________________________ ĐẠO ĐỨC: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (Tiết 1) I. Mục tiêu: Học sinh có hiểu biết: + Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người. + Biết sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển nôi trường bền vững. + Có thái độ bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. II. Chuẩn bị: + Tranh, ảnh, băng hình về tài nguyên thiên nhiên III. Hoạt động dạy và học : 1. Ổn định: 2. Bài cũ : Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? Trụ sở đóng ở đâu? (Trà) Kể tên một việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em? (Nhi) 3. Bài mới : GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Phân tích thông tin. ( 12 phút) Yêu cầu HS đọc các thông tin trang 44 SGK. H: Tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích gì cho em và mọi nbười? H: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên? GV giới thiệu thêm cho HS xem 1 số tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên. * Kết luận: + Tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người. + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau. Hoạt động 2: Làm bài tập. (BT1/ SGK) ( 10 phút) - GV nêu yêu cầu bài tập. => GV Chốt: Trừ nhà máy xi măng và vườn cafê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý là điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn, như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em quy định. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (BT3/ SGK) (10 phút) Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1/ SGK. Kết luận: Các ý kiến đúng: b, c. Ý kiến sai: a. Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. + 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + HS thảo luân nhóm bàn, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. + Thống nhất các ý đúng. + HS lắng nghe và quan sát tranh ảnh. + Lớp lắng nghe. + 2HS đọc ghi nhớ trong SGK. - HS làm việc cá nhân, một số em trình bày – cả lớp n/xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả và thái độ của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò : + GV nhận xét tiết học, dặn HS về tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên của nước ta và ở địa phương em. ______________________________________________________ TOÁN: Ôn tập về đo diện tích I. Mục tiêu: - Sau khi học cần nắm: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích , viết số đo diện tích dưới dạng STP - Chuyển đổi các số đo diện tích. - Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng đơn vị đo diện tích. + HS: Bảng con, Vở bài tập toán. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Ôn tập về độ dài và đo độ dài (tt). Sửa bài nhà. Nhận xét chung. 3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Đọc bảng đơn vị đo diện tích. Bài 1: Đọc đề bài. Thực hiện. Giáo viên chốt: + Hai đơn vị đo S liền nhau hơn kém nhau 100 lần. + Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị a – hay ha. a là dam2 ha là hm2 v Hoạt động 2: Luyện tập thực hành. Bài 2 : Nhận xét: Nêu cách đổi ở dạng thập phân. Đổi từ đơn vị diện tích lớn ra bé ta dời dấu phẩy sang phải, thêm 0 vào mỗi cột cho đủ 2 chữ số. Bài 3: Lưu ý viết dưới dạng số thập phân. Chú ý bài nối tiếp từ m2 ® a ® ha 6000 m2 = 60a = ha = 0,6 ha. v Hoạt động 3: Thi đua đổi nhanh, đúng. Mỗi đội 5 bạn, mỗi bạn đổi 1 bài tiếp sức. HS đọc bảng đơn vị đo diện tích ở bài 1 với yêu cầu của bài 1. Làm vào vở. Nhận xét. HS nhắc lại. Thi đua nhóm đội (A, B) Đội A làm bài 2a Đội B làm bài 2b Nhận xét chéo. Nhắc lại mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần. Đọc đề bài. Thực hiện. Sửa bài (mỗi em đọc một số). Thi đua 4 nhóm tiếp sức đổi nhanh, đúng. 4. Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: Ôn tập về đo thể tích. Nhận xét tiết học. __________________________________________________ KHOA HỌC: Sự sinh sản của thú I. Mục tiêu: - Bào thai của thú phát triển trong bụng nẹ. - Kể tên một số thú đẻ một con một lứa, một số thú đẻ từ 2 đến 5 con một lần, một số thú đẻ trên 5 con một lứa. - So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong quá trình sinh sản của thú và chim. - Giáo dục HS ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: GV: Hình vẽ trong SGK trang 120, 121 . Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: Sự sinh sản và nuôi con của chim. (Huy, Quyền) Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS v Hoạt động 1: Quan sát. - GV treo tranh – hướng dẫn HS quan sát. Giáo viên kết luận. Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú khác với chim là: + Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con. + Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra đã có hình dạng như thú mẹ. Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn. v Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập. Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm. v Hoạt động 3: Thi đua hái hoa dân chủ (2 dãy). + HS quan sát theo nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình 1, 2 trang 120 SGK. + Chỉ vào bào thai trong hình. + Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu? + Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy. + Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ? + Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? + So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì? Đại diện trình bày. Các nhóm khác ... n vật xung quanh, say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy kiểm tra hoặc vở. Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: -GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết Viết bài văn tả một con vật em yêu thích – chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý. 3. Bài mới: Giớ thiệu bài- ghi đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK. - GV:Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật đó. Các em cũng có thể viết về môt con vật khác. -Cho HS giới thiệu về con vật mình tả. HĐ2 : HS làm bài vào vở. - GV nhắc nhở HS cách trình bày bài; Chú ý chính tả, dùng từ đặt câu. - GV thu bài khi hết giờ. - 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. -Một số HS lần lượt giới thiệu. -HS làm bài vào vở 4.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5 tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong hoc kì 1. __________________________________________ TOÁN: Phép cộng I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. - Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp. - Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận. II. Chuẩn bị: + GV: Nội dung bài dạy. + HS : SGK, vở toán. III. Các hoạt động dạy và học: 1. ỔN định : 2. Bài cũ: Ôn tập về số đo thời gian. GV nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài-ghi đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1:Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng. - GV viết lên bảng công thức của phép cộng: a + b = c - GV yêu cầu HS: + Em hãy nêu tên gọi, thành phần trong phép tính đó, những tính chất của phép cộng ? + Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất em vừa nêu. -GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm bài học về phép cộng. HĐ2.Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: -GV yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a, d. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: + Bài tập yêu câù chúng ta làm gì? - GV hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nh ận xét và cho điểm HS. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và cho thời gian để HS dự đoán kết quả của x. - GV yêu cầu HS nêu dự đoán vàa giải thích vì sao em lại dự đoán x có giá trị như thế ? - GV yêu cầu HS thực hiện bài giải tìm x bình thường để kiểm tra kết quả dự đoán. Bài 4: - GV mời HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. - HS đọc phép tính. - HS nêu. - Lớ nhận xét, bổ sung. - HS mở trang 158 SGK và đọc bài trước lớp -1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -HS theo dõi bài sửa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. +Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện. -3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. -1HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng -HS đọc đề bài và dự đoán kết quả của x - 2HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét. - 1HS đọc đề toán trước lớp. - HS làm bài vào vở sau đó 1 HS lên bảng chữa bài. Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là: (bể) Đáp số:50% thể tích bể 4.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn H S về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau. Sinh hoạt lớp tuần 30 I. Mục tiêu: + Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 28 và lên kế hoạch tuần 29. + HS có ý thức tự giác trong học tập và tham gia như các hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch hoạt động ngoài giờ cũng như các hoạt động của nhà trường. II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ. III. Tiến hành sinh hoạt lớp: 1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 30: - Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt. * Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên. - Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung. - GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ. b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn. Quân, Quyền, ĐặngHải, Đức Huy, Trường còn chưa tốt khi đi sinh hoạt Đội. c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Giang, Linh, Hồng Như, Tuấn, Trinh, Quyên, . . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: Quân, Đình Cường, Hải, Đức Huy, Trường, Bích Ngọc, Trọng - Tham gia kiểm tra khảo sát kết quả tương đối tốt. d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, tích cực trong công tác trực tuần, chăm sóc công trình măng non, 2 .Kế hoạch tuần 31: - Học chương trình tuần 31. - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản. - Chăm sóc công trình măng non theo sự phân công. - Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định. - Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ. - Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt. - Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ......................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: