Giáo án Địa lý lớp 6

Giáo án Địa lý lớp 6

BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU

 HS cần:

- Hiểu được mục đích của việc học tập bộ môn địa lý trong nhà trường phổ thông

- Bước đầu nắm được cách học tập địa lý

- Biết quan sát, sử dụng bản đồ và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

GV: SGK, tài liệu tham khảo

HS: SGK, xem trước nội dung bài

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định

2. KTBC: Thông qua

 

doc 113 trang Người đăng hang30 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01
Ngày soạn:
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
 HS cần:
- Hiểu được mục đích của việc học tập bộ môn địa lý trong nhà trường phổ thông
- Bước đầu nắm được cách học tập địa lý
- Biết quan sát, sử dụng bản đồ và biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, tài liệu tham khảo
HS: SGK, xem trước nội dung bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. KTBC: Thông qua
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV giới thiệu cho HS hiểu khái quát đặc trưng của bộ môn địa lý là một môn khoa học đã có từ lâu, nghiên cứu về những hiện tượng tự nhiên xảy ra trên trái đất.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK trang 3.
H: cho biết bộ môn địa lý giúp các em hiểu biết được những gì?
H: Môi trường sống của con người là hành tinh nào?
H: Qua môn địa lý với những kiến thức được học, giúp các em liên hệ, ứng dụng được những gì vào cuộc sống hàng ngày ở địa phương?
GV tóm tắt
HĐ2: GV nêu vấn đề:
Tác động môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ hình dáng, kích thước và những vận động của nó đã sinh ra trên trái đất vô số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những hiện tượng gì?
H: Môn địa lý lớp 6 đề cập đến vấn đề gì?
H: Môn địa lý 6 cung cấp những hiểu biết gì?
H: Học qua kiến thức môn địa lí 6 hình thành cho các em được những kỹ năng gì?
GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 2 SGK/4
H: Để học tốt các môn địa lý lớp 6, các em cần phải học như thế nào?
HS: Hiểu biết và giải thích được trái đất
HS: Trái đất
HS: Hiểu được thiên nhiên, các hiện tượng địa lý xảy ra ở xung quanh và cách thức sản xuất của con người.
HS: Các thành phần tự nhiên, cấu tạo nên trái đất: đất, nước, không khí, sinh vật.
HS: Trả lời
HS: Hình thành và rèn luyện những kỹ năng về bản đồ
- Biết phân tích xử lý thông tin địa lý
- Biết liên hệ thực tế, biết quan sát hiện tượng địa lý xảy ra ở xung quanh.
- Môn địa lý giúp các em hiểu biết và giải thích được trái đất, môi trường sống của con người.
- Hiểu được thiên nhiên, cách thức sản xuất của con người và các hiện tượng địa lý xảy ra ở xung quanh.
II. Nội dung của môn địa lý ở lớp 6
- Đề cập đến các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất: đất, đá không khí..
- Cung cấp kiến thức và phương pháp sử dụng bản đồ
- Hình thành và rèn luyện những kỹ năng về bản đồ. Thu thập phân tích, xử lý thông tin.
III. Cần học môn địa lý như thế nào
Phải biết quan sát phân tích, xử lý thông tin địa lý, thông tin trên tranh ảnh hình vẽ, sơ đồ và giản đồ.
4. Củng cố:
- Môn địa lý lớp 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì?
- Để học tốt môn địa lý 6, các em cần phải học như thế nào?
5. Dặn dò: học bài, xem trước nội dung bài 1
- TĐ nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ mặt trời
- Có mấy hành tinh?
Duyệt của Tổ trưởng
/ / 
Tuần: 02
Tiết: 02
Ngày soạn:
CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT
BÀI 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU: HS cần
- Nắm được tên các hành tinh trong hệ mặt trời. Biết một số hành tinh trái đất như: vị trí, hình dạng và kích thước.
- Hiểu một số khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc và biết được công dụng của chúng.
- Xác định được các kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nữa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả địa cầu.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Quả địa cầu
 - Tranh vẽ về trái đất và các hành tinh
 - Các hình vẽ SGK
HS: SGK, xem trước bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. KTBC: nội dung của môn học địa lý ở lớp 6.
3. Bài mới:
Trong vũ trụ bao la. Trái đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó lại là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của trái đất (như vị trí, hình dạng, kích thước).
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV: Giới thiệu khái quát hệ mặt trời H.1 SGK/6.
- Người đầu tiên tìm ra hệ mặt trời là Ni cô lai Co Pec Nic (1473 - 1543)
- Thuyết “nhật tâm hệ” cho rằng mặt trời là trung tâm của hệ mặt trời.
H: Quan sát H.1
- Hãy kể tên 9 hành tinh lớn chuyển động xung quanh mặt trời? (theo thứ tự xa dần mặt trời).
- Cho biết trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh, theo thứ tự xa dần mặt trời?
GV mở rộng:
- 5 hành tinh: Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ được quan sát mắt thường thời cổ đại.
- 1781 bắt đầu có kính thiên văn, phát hiện sao Thiên Vương.
- 1846 phát hiện sao Hải Vương.
- 1930 phát hiện sao Diêm Vương.
H: (nâng cao)
Trong hệ mặt trời ngoài 9 hành tinh đã nêu trên em có biết trong hệ còn có những thiên thể nào nữa?
GV lưu ý HS:
- Hành tinh là gì?
- Hằng tinh là gì?
- Mặt trời là gì?
- Hệ mặt trời?
- Hệ ngân hà?
H: Ý nghĩa của vị trí thứ 3 (theo thứ tự xa dần mặt trời của trái đất)
Gợi ý: Khoảng cách từ trái đất đến mặt trời là 150 triệu Km, khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng, rất cần cho sự sống.
H: Trong trí tưởng tượng của người xưa, trái đất có hình dạng như thế nào qua phong tục bánh chưng, bánh dày?
* TK 17: hành trình vòng quanh thế giới của MaZenlăng trong 1083 ngày (1522) loài người có câu trả lời đúng về?
H: Vậy quan sát ảnh (trang 5) và hình 2. Cho biết:
- Trái đất có dạng hình gì?
* Lưu ý HS:
- Trên mặt phẳng trái đất có dạng hình tròn.
- Nói rõ trái đất có hình khối
· GV: dùng quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất
H: hình dạng thực của trái đất ngoài vũ trụ có phải là hình cầu chuẩn không?
* Yêu cầu HS đọc nội dung SGK.
H: Cho biết
GV diễn giảng:
Kích thước của trái đất rất lớn diện tích tổng cộng của trái đất là 510 triệu km2.
H: HS quan sát H.3 cho biết các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? Chúng có đặc điểm gì?
H: Nếu cách 10 ở tâm thì có bao nhiêu đường kinh tuyến?
H: những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là đường gì? Chúng có chung đặc điểm nào?
GV mở rộng:
Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt địa cầu từ cực Bắc xuống cực Nam có 180 vĩ tuyến. GV giảng.
Ngoài thực tế trên bề mặt trái đất không có đường kinh tuyến vĩ tuyến. Đường kinh tuyến vĩ tuyến chỉ được thể hiện trên bản đồ các loại và quả địa cầu. 
H: Xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
- Vĩ tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
* GV chốt: công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt trái đất.
HS: Sao Diêm Vương, Hải Vương, Thiên Vương, sao Thổ, sao Mộc, sao Hoả, trái đất, sao Kim, sao Thủy à mặt trời
- HS: trái đất nằm ở vị trí thứ 3.
HS: vị trí thứ 3 của trái đất là một trong những điều kiện rất quan trọng đã góp phần nên trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ mặt trời.
HS: trái đất hình vuông (trời tròn, đất vuông)
Hình dạng trái đất.
HS: suy nghĩ trả lời
HS:suy nghĩ
HS: hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
HS: các đường kinh tuyến nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau.
 HS: 360 đường kinh tuyến
HS: trả lời
- HS: xác định
- HS: kinh tuyến gốc ở 00
- HS: là đường xích đạo đánh số 0.
I. Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời.
2. Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Trái đất có dạng hình cầu.
- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của trái đất
- Diện tích tổng cộng của trái đất là 510 triệu km2
- Trên quả địa cầu có vẽ hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Các đường kinh tuyến nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau.
- Các đường vĩ tuyến vuông góc với kinh tuyến.
- Có đặc điểm song song với nhau có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.
- Các kinh tuyến, vĩ tuyến gốc đều được ghi số 00
- Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Carin – uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
- Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo.
Tham khảo:
- Chọn 1 kinh tuyến để căn cứ tính số trị của các kinh, vĩ tuyến khác.
- Chọn một vĩ tuyến gốc để làm ranh giới bán cầu Đông, bán cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 1800
- Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) à lên cực Bắc là nửa cầu Bắc, có 90 đường vĩ tuyến Bắc.
- Từ vĩ tuyến đường xích đạo à cực Nam có nửa cầu Nam, có 90 đường vĩ tuyến Nam.
4. Củng cố:
Gọi học sinh xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
5. Dặn dò:
Làm bài tập 1, 2, đọc bài đọc thêm, xem trước bài 2: bản đồ, cách vẽ bản đồ.
- Bản đồ là gì?
- Các ký hiệu dùng trên bản đồ.
Duyệt của Tổ trưởng
/ / 
BÀI 2:
Tuần: 03
Tiết: 03
Ngày soạn:
BẢN ĐỒ – CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo phép chiếu đồ khác nhau.
- Biết một số việc phải làm khi vẽ bản đồ như: thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, biết cách chuyển mặt cong của trái đất lên mặt phẳng của giấy, thu nhỏ khoảng cách, dùng ký hiệu để thể hiện các đối tượng.
II. CHUẨN BỊ
GV: - Quả địa cầu
 - Bản đồ: thế giới, châu lục, bán cầu (Đông, Tây)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổ ... òng cực Bắc – cực Bắc. Vòng cực Nam – cực Nam
- Gió đông cực.
4. Củng cố:
- Trên trái đất có mấy chí tuyến? (xác định). Ở những vĩ độ nào?
- Có mấy loại gió hoạt động?
5. Dặn dò:
Học bài vẽ hình SGK
Xem lại các bài HKII, tiết sau ôn tập từ bài 17 – 22.
ÔN TẬP
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
I. MỤC TIÊU
HS cần:
- Nắm được các nội dung chính đã học
+ Các mỏ khoáng sản
+ Thời tiết, khí hậu, cách đo nhiệt độ trung bình trong ngày, tháng, năm
+ Cấu tạo của lớp vỏ khí
- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, lược đồ.
- Hệ thống các kiến thức đã học 1 cách có hệ thống
II. CHUẨN BỊ
GV: Giáo án, quả địa cầu, bản đồ lượng mưa
HS: SGK, xem trước bài.
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Gợi ý, hướng dẫn học sinh
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: KTSS
2. KTBC: 
(GV nêu câu hỏi HS thảo luận và trả lời)
- Các chí tuyến là những đường như thế nào? Nằm ở các vĩ độ nào?
- Trên trái đất có mấy đới khí hậu, đặc điểm mỗi đới?
3. Bài mới:
GV giới thiệu nội dung tiết ôn tập
GV nêu câu hỏi HS thảo luận và trả lời.
1. Các mỏ khoáng sản
- Có mấy loại khoáng sản và kể tên một số loại khoáng sản ở địa phương mà em biết?
- Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh được hình thành do đâu?
2. Lớp vỏ khí?
- Thành phần của không khí?
- Cấu tạo của lớp vỏ khí?
- Các khối khí?
3. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
- Thời tiết là gì?
- Khí hậu là gì?
- Nhiệt độ không khí? Cách đo nhiệt độ không khí trung bình ngày, tháng, năm>
* Tính: nhiệt độ trung bình trong ngày
- Lần 1: 180
- Lần 2: 200C
- Lần 3: 220C
4. Khí áp và gió trên trái đất
- Khí áp là gì?
- Trên trái đất có mấy đai khí áp
- Gió? Có những loại gió nào hoạt động trên trái đất
5. Hơi nước trong không khí, mưa
- Do đâu trong không khí có chứa 1 lượng hơi nước nhất định
- Mưa? Trên trái đất lượng mưa phân bố như thế nào? Tập trung nhiều ở đâu? Giải thích?
6. Các đơi khí hậu trên trái đất
- Các chí tuyến là những đường như thế nào? Nằm ở những vĩ độ nào?
- Trên trái đất có mấy đới khí hậu? Đặc điểm của mỗi đới?
4. Củng cố:
GV nhận xét tiết thực hành: tinh thần, thái độ của HS tham gia tiết ôn tập.
5. Dặn dò:
Học bài, xem lại các bài ôbn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết.
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
I. MỤC TIÊU
- Thông qua bài kiểm tra HS cần nắm vững kiến thức đã học.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành, áp dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra
- GV đánh giá được kết quả học tập của HS.
- Đánh giá được một số kỹ năng, thao tác thực hành của học sinh.
II. CHUẨN BỊ
GV: giáo án, đề kiểm tra
HS: nội dung, kiến thức ôn tập để làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phát đề viết trên lớp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: KTSS
2. KTBC: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
- GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra
- GV phát đề kiểm tra cho HS
- Theo dõi HS thực hành trên giấy
4. Củng cố:
GV thu bài, nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra: tinh thần thái độ của HS
5. Dặn dò:
Soạn trước bài sông và hồ.
- Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- VN có những con sông lớn nào?
BÀI
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
SÔNG VÀ HỒ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
- Trình bày được các khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, lưu lượng, chế độ nước sông.
- Trình bày được khái niệm hồ, biết nguyên nhân hình thành một số hồ.
II. CHUẨN BỊ
GV: Mô hình hệ thống sông và chi lưu
HS: SGK, xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt vấn đề, gợi ý, giải thích, thực tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: KTSS
2. KTBC: Thông qua
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
H: Bằng thực tế hãy mô tả những dòng sông mà em biết?
GV: Cho HS quan sát mô hình sông và lưu vực sông 
+ Nội dung SGK
H: hãy cho biết sông là gì?
H: Ở địa phương em có những dòng sông lớn nào chảy qua?
H: những nguồn cung cấp nước cho dòng sông là từ đâu?
GV: treo bản đồ hệ thống sông ở VN.
H: thế nào thì người ta gọi là hệ thống sông (mô hình)
H: thế nào gọi là phụ lưu, chi lưu?
GV diễn giảng: mỗi sông đều có những con sông nhỏ, vùng đất đai cung cấp nước à lưu vực sông.
H: Lưu vực sông là gì?
GV: treo bản đồ sông ngòi VN
H: xác định hệ thống sông Hồng (VN) có những phụ lưu và chi lưu nào?
Gọi HS nhắc lại hệ thống sông
GV diễn giảng: mỗi con sông đều có lưu lượng, chế độ nước chảy, nguồn cung cấp nước khác nhau.
+ Đọc nội dung SGK
H: Thế nào là lưu lượng sông?
H: Theo em lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện nào?
H: Vào mùa nước lên cao, chảy xiết?
- Mùa nào nước thấp, êm?
à Kết luận
- Mùa mưa: lưu lượng của sông lớn
- Mùa khô: lưu lượng của sông nhỏ
H: đặc điểm của một con sông thể hiện qua những điểm nào?
* Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của sông trang 1.5 làm thành à chế độ chảy.
H: Dựa vào thực tế, hãy cho biết ví dụ về lợi ích và tác hại của sông?
* Gọi HS đọc nội dung mục 2
H: Hồ là gì?
H: Hồ có mấy loại?
H: căn cứ vào đặc điểm nào để chia ra các loại hồ?
* Xác định bằng bản đồ tự nhiên thế giới (nếu có) một số hồ nổi tiếng: hồ victoria, tran, Baicare
Liên hệ: nước ta nổi tiếng là hồ gì?
H: Hồ có nguồn gốc do đâu?
H: Hồ nhân tạo là gì?
H: kể tên các hồ nhân tạo của nước ta?
H: tác dụng của việc xây dựng hồ nhân tạo?
- HS: miêu tả
- HS:
- HS: kể tên một số sông ở địa phương
- HS: nguồn cung cấp nước: nước mưa, nước nguồn, băng tuyết tan.
- HS: trả lời
- HS: các con sông nhỏ cùng đổ nước vào 1 con sông chính.
à Phụ lưu
- Các sông à thoátnước cho sông chính
à Chi lưu
- HS: trả lời
- HS: sông Hồng gồm
+ Phụ lưu:
· Sông Đà
· Sông Lô
· Sông Chảy
+ Chi lưu
· Sông Đáy
· Sông Đuống
· Sông Luộc
· Ninh Cơ 
- HS: lưu lượng là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông được biểu hiện m3/s.
 - HS: trả lời
· Diện tích lưu vực
· Nguồn cung cấp nước
 - HS: mùa mưa
-Mùa khô
- HS: trả lời
- HS: trả lời 
- HS: trả lời 
- HS: 2 loại
· Hồ nước ngọt và hồ nước mặn
- HS: tinh chất nước
- HS: Hồ Ba Bể, hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm.
- HS: trả lời
- HS: hồ được con người tạo ra.
- HS: Hồ Thác Bà, hồ Trị An
- HS: điều hoà dòng chảy giao thông, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.
- Tạo cảnh đẹp 
- Khí hậu trong lành ...
I. Sông và lượng nước của sông.
- Sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu, hộp thành hệ thống sông.
- Vùng đất đai cung cấp nước cho 1 con sông gọi là lưu vực sông.
b) Lưu lượng sông
- Lưu lượng một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
- Đặc điểm một con sông được thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
2. Hồ
Hồ là các khoảng nước đọng, tương đối rộng và sâu trong đất liền.
- Hồ có nhiều nguồn gốc khác nhau: hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
-Hồ miệng núi lửa
- Hồ nhân tạo
- Hồ plây ku
4. Củng cố:
- Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- Thế nào là hệ thống sông, lưu vực sông?
- Có mấy loại hồ, nguyên nhân hình thành hồ?
5. Dặn dò:
Học bài, soạn trước bài: biển và đại dương
+ Tìm hiểu muối ăn có nguồn gốc từ đâu?
+ Nước biển từ đâu đến, tại sao không cạn?
+ Các hiện tượng do nước biển trong các đại dương tạo ra là gì?
BÀI
Tuần:
Tiết:
Ngày soạn:
BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
-Nắm được thế nào là độ muối của nước biển và đại dương.
-Biết được các vận động của nước biển, nguyên nhân hình thành các vận động đó.
II. CHUẨN BỊ
	-GV: Bản đồ các dòng biển và đại dương
	-HS: SGK, xem trước bài mới
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Đặt vấn đề, gợi ý, giải thích, thực tế.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: KTSS
2. KTBC: 2 câu hỏi
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Nước trên Trái Đất chủ yếu là nước mặn,được phân bố trong các biển và đại dương. Chúng lưu thông với nhau và luôn vận động tạo ra các hiện tượng: sóng, thủy triều và dòng biển.
H: Nước biển mặn hay ngọt?
H: Nguyên nhân làm cho nước biển mặn?
H: Nói độ mặn của nước biển là 35o/oo có nghĩa là gì?
Tuy nhiên, độ mặn của nước biển không giống nhau ở những vùng khác nhau. Tại sao?
(Ví dụ: SGK)
H: Nước biển có mấy vận động?
H: Sóng là hiện tượng như thế nào? Nguyên nhân nào sinh ra sóng?
H: Thủy triều là hiện tượng như thế nào? Nguyên nhân?
-Có 3 loại thủy triều (SGK)
-Có những dòng sông trong các biển và đại dương, đó là các dòng biển (hải lưu)
H: có mấy loại dòng biển? 
HS: Mặn
HS: Sự hòa tan các muối trong đất liền
HS: Trong 1000g nước biển có 35g muối.
HS: Do ảnh hưởng của khí hậu nơi đó, chủ yếu là sự bốc hơi và nguồn cung cấp nước.
HS; Sóng, thủy triều và dòng biển:
-Gió là nguyên nhân sinh ra sóng.
-Thủy triều là hiện tượng dâng lên hạ xuống của nước biển. Đó là do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
-Có 2 loại
Dòng biển nóng và dòng biển lạnh
1/.Độ muối của nước biển và đại dương:
-Độ mặn trung bình của nước biển là 35o/oo
-Độ muối trong nước của các biển không giống nhau.
2/.Sự vận động của nước biển và đại dương:
-Sóng: Do gió sinh ra
-Thủy triều: do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
-Các dòng biển: do gió sinh ra. Có hai loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
4. Củng cố:
- Thế nào là độ mặn của nước biển và đại dương?
- Có mấy sự vận động của nước biển và đại dương?
5. Dặn dò:
Học bài, xem trước bài thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 6.doc