Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 28)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 28)

- Đọc đúng: Ha-li-ma, thịt cừu, A-la.

 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.

 - Từ ngữ: Thuần phục, giáo sĩ, bí quyết.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

 - Giáo dục học sinh tính kiên nhẫn khi xử lí công việc.

 

doc 53 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
THỨ 2
Ngày soạn: 25/03/2011
Ngày giảng: 28/03/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
A. Mục tiêu: 
 	- Đọc đúng: Ha-li-ma, thịt cừu, A-la.
 	- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc diễn cảm bài văn.
 	- Từ ngữ: Thuần phục, giáo sĩ, bí quyết.
 	- Hiểu ý nghĩa của bài: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
 	- Giáo dục học sinh tính kiên nhẫn khi xử lí công việc.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Tranh minh hoạ bài đọc.
 	HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Con gái và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- GV chia đoạn (5 đoạn 5)
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc tiếng khó: Ha-li-ma, thịt cừu, A-la.
- Cho HS luyện câu khó : “Một tối... bỏ đi”
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 5.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn giọng đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài.
(?) Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì? 
- Gt: giáo sĩ
(?) Vị giáo sĩ ra điều kiện thế nào? 
- Gt: bí quyết
(?) Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc? 
(?) Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? 
(?) Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử ntn? 
(?) Vì sao, khi gặp ánh mắt của Ha-li- ma, con sư tử đang giận dữ “bỗng cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi”? 
- Gt: thuần phục
(?) Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ? 
- Tiểu kết bài.
(?) Nêu ý nghĩa câu chuyện? 
- Ghi bảng nội dung chính của bài, 
4. Luyện đọc diễn cảm: 
- HDHS đọc diễn cảm đọc đoạn 3 '
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại ND chính của bài.
(?) Qua câu chuyện giúp em học được đức tính gì?
- Tổng kết bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1'
4'
1'
12'
10'
10'
3'
- Hát.
- 2 HS đọc nối tiếp bài và một HS đọc nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
- 1HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi 
- Đọc nối tiếp bài. 
- HS luyện câu khó.
- HS luyện câu khó.
- Luyện đọc theo nhóm 5, 5 HS nối tiếp đọc trước lớp.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS lắng nghe.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu.
- Nàng muốn vị giáo sĩ cho nàng một lời khuyên: Làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- Nếu Ha-li-ma lấy được ba sợi lông bờm của sư tử sống, giáo sĩ sẽ nói cho nàng biết bí quyết.
- Vì điều kiện mà giáo sĩ đưa ra không thể thực hiện được: Đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của nó lại càng khó hơn. Thấy người sư tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
- Tối đến nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm nên và như nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn...
- Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở rồi liều nhổ ba ba sợi lông bờm của sư tử...
- Vì ánh mắt dịu dàng của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận./ Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma nên không tức giận khi nhận ra nàng là người nhổ lông bờm của nó.
- Bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, tính kiên nhẫn, và sự dịu dàng.
- Nghe.
- Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- 2 – 3 HS đọc.
- Nghe.
- Đọc bài theo cặp.
- 3 – 4 em tham gia thi đọc, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc lại.
- HS liên hệ, trả lời.
Tiết 3: Toán
 ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
A. Mục tiêu: 
 	- HS biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông thường).
 	- Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 	- Làm các bài tập nhanh, đúng, thành thạo.
 	- Có ý thức học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Kẻ bảng đơn vị đo diện tích ra bảng phụ.
 	HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
§ Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm các bài tập
Bài 1 (tr.154) 
a) Treo bảng phụ.
- Gọi HS dọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài miệng.
1'
4'
1'
10'
- 3 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
km2
hm2
dam2
m2
dm2
cm2
mm2
1km2
= 100hm2
1hm2
= 100dam2
= 0,01 km2
1dam2
= 100m2
= 0,01 hm2
1m2
= 100dm2
=0,01dam2
1 dm2
= 100cm2
= 0,01m2
1cm2
= 100mm2
= 0,01 dm2
1mm2
= 0,01cm2
* Chú ý: Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị héc-ta (ha) 
1 ha = 10 000 m2
b) Trong bảng đơn vị đo diện tích: 
(?) Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé tiếp liền?
(?) Đơn vị bé bằng một phần bao nhiêu đơn vị lớn hơn tiếp liền? 
(?) Khi viết các đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với mấy chữ số 
Bài 2 (tr.154) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 3 (tr.154)
(?) Bài yêu cầu ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả.
- Nhận xét kết quả bài làm của HS ghi lên bảng.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Hãy nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Yêu cầu: Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đo thể tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- Nhận xét giờ học.
10'
10'
4'
- Đơn vị lớn gấp một trăm lần đơn vị bé tiếp liền.
- Đơn vị bé bằng (hay 0,01) đơn vị lớn hơn tiếp liền.
- Khi viết mỗi đơn vị đo diện tích mỗi đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) 1 m2 = 100 dm2 = 10 000 cm2 
 = 1 000 000 mm2
1 ha = 10 000 m2
1 km2 = 100 ha = 1 000 000 m2
b) 1 m2 = 0,01 dam2
1m2 = 0,0001 hm2 = 0,0001 ha 
1 m2 = 0,000 001km2
1 ha = 0,01 km2
4 ha = 0,04 km2
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Bài yêu cầu ta viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ha.
- Tự làm bài và nối tiếp nêu kết quả.
a) 65 000 m2 = 6,5 ha
 846 000 m2 = 84,6 ha
 5 000 m2 = 0,5 ha 
b) 6 km2 = 600 ha 
 9,2 km2 = 920 ha
 0,3 km2 = 30 ha 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Lắng nghe, thực hiện.
Tiết 4: Lịch sử
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
(Mức độc tích hợp BVMT: Liên hệ)
A. Mục tiêu:
 	- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô.
 	- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước: cung cấp điện, ngăn lũ,...
 	- HS có ý thức trân trọng và bảo vệ công trình Thuỷ điện Hoà Bình.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: bản đồ hành chính VN, phiếu bài tập.
 	HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện HB.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu những quyết định trọng dại của kì họp Quốc hội khoá VI ?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 2. Nội dung:
 Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Giao nhiệm vụ.
(?) Nhiệm vụ của CMVN sau khi thống nhất đất nước là gì ? 
→ Điện giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và đời sống của nhân dân... Đảng và nhà nước ta quyết định xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình 
1'
4'
1'
6'
- 1 HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- Nhắc lại đầu bài.
(HĐ nhóm đôi)
- Thảo luận. 
- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước, CMVN có nhiệm vụ XD đất nước tiến lên CNXH.
(?) Nhà máy thuỷ điện HB được XD vào năm nào, ở đâu? Trong thời gian bao lâu? Ai là người hợp tác với chúng ta XD nhà máy?
(?) Hãy chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện HB trên bản đồ? 
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
(?) Trên công trường XD nhà máy công nhân VN và các chuyên gia Lên-xô đã làm việc như thế nào?
- Nhận xét kết quả làm việc của HS.
- Yêu cầu HS quan sát H1. 
(?) Em có nhận xét gì về H1?
 Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của nhà máy thuỷ điện HB vào sự nghiệp XD đất nước.
(?) Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để XD nhà máy thuỷ điện tác động thế nào với việc chống lũ hằng năm của ND?
(?) Điện của nhà máy đã góp phần vào sản xuất và đời sống ND như thế nào?
→ Kết luận: Nhờ công trình đập ngăn nước sông Đà, mực nước sông Hồng tại HN sẽ giảm xuống 1,5m vào mùa lũ,... Với chiều dài 210km, sâu 100m Hoà Bình còn là con đường thuỷ mà tàu bè hàng nghìn tấn có thể chạy qua dễ dàng từ Hoà Bình lên Sơn La.
- Rút ra bài học, gọi HS đọc.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Nhà máy thuỷ điện HB mang lại lợi ích gì cho nước ta.
(?) Địa phương ta còn xây dựng công trình thuỷ điện nào? Thuỷ điện có vai trò gì đối với kinh tế và môi trường?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
12'
12'
4'
- Nhà máy được khởi công chính thức vào ngày 6-11-1979 tại tỉnh HB và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành. Chính phủ Liên-xô là người cộng tác giúp đỡ chúng ta XD nhà máy này.
- HS chỉ trên bản đồ.
(HĐ nhóm 4)
- Đọc SGK theo nhóm 4 lần lượt từng em trong nhóm tả, các bạn trong nhóm nhận xét. 
- Họ làm việc cần mẫn, kể cả vào ban đêm... Ngày 30-12-1988 tổ máy đầu tiên của nhà máy đã bắt đầu phát điện. ngày 4-4-1994 tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà vào lưới điện quốc gia.
- Quan sát hình 1.
- Ảnh ghi lại niềm vui của những người công nhân xây dựng nhà máy thuỷ điện HB khi vượt mức kế hoạch, đã nói lên sự tận tâm cố gắng hết mức, dốc toàn tâm toàn lực của công nhân xây dựng nhà máy cho ngày hoàn thành công trình.
(HĐ cả lớp)
- Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước để XD nhà máy đã góp phần vào việc chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ.
- Nhà máy đã cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ rừng núi đến đồng bằng, nông thôn đến thành thị phục vụ cho đời sống và sản xuất. 
- 2 – 3 HS đọc.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhà máy thuỷ điện sông Đà. Thuỷ điện giúp tăng thu nhập cho nguồn kinh tế địa phương, điều hoà khí hậu.
Tiết 5: Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (tiết 1)
(M ... ính chất giao hoán: a+ b = b + a
+ Tính chất kết hợp : 
(a + b) + c = a + (b + c)
+ Cộng với 0: a + 0 = 0 + a = a.
(HĐ cá nhân)
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
a)
b)
c)
d)
Bài 2 (tr.158)
- Gọi HS dọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở, hai nhóm làm bài vào bảng nhóm.
- Gọi các nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 (tr.159)
(?) Bài tập yêu cầu ta làm gì? 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và nêu miệng kết quả, giải thích kết quả của mình tìm được.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4 (159) 
- Gọi HS đọc bài toán.
(?) Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Trong phép cộng các STN, phân số, STP đều có các tính chất nào? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
7'
7'
8'
3'
(HĐ nhóm đôi)
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Thảo luận nhóm làm bài như yêu cầu.
a/ (689 + 895) + 125 =
 = 689 + (875 + 125) 
 = 689 + 1000 
 = 1689
b/
c/ 5,87 + 28,69 + 4,13 =
 = 5,87 + 4,13 + 28,69
 = 10 + 28,69
 = 38,69
- Đại diện các nhóm dán kết quả và trình bày kết quả của nhóm mình, lớp theo dõi, nhận xét.
(Làm miệng)
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Nêu miệng kết quả, các bạn khác nhận xét.
a) x + 9,68 = 9,68
 x = 0, vì 0 + 9,68 = 9,68
b) 
(HĐ cá nhân)
- 1 HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1 HS nêu dữ kiện bài toán.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Mỗi giờ hai vòi cùng chảy được là: 
 (thể tích bể)
 = 0,5 = 50%
 Đáp số: 50% thể tích bể
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- 1 HS nêu lại các tính chất...
Tiết 2: Tập làm văn
TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
A. Mục tiêu:
 	- HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng.
 	- Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng từ ngữ miêu tả hình dáng và hoạt động của con vật. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, văn có hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 	- GDHS yêu quý, bảo vệ con vật.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Viết sẵn mục gợi ý lên bảng.
 	HS: - Quan sát trước con vật em thường thấy.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài: 
* Đề bài: Em hãy tả lại con vật mà em yêu thích.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý trên bảng.
- Nhắc nhở HS viết bài: Lời văn tự nhiên chân thật, biết cách dùng từ ngữ miêu tả hình dáng và hoạt động của con vật. Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, văn có hình ảnh, cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
3. Thực hành:
- Cho HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- Quan sát HS làm bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Thu bài của HS.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1'
1'
1'
3'
30'
4'
- Hát.
- H\s trình bày đồ dùng lên bàn.
- 1HS đọc đề, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1 em đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- Nghe.
- Viết bài vào giấy kiểm tra.
- Nộp lại bài cho GV.
Tiết 3: Chính tả (Nghe - viết)
CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
A. Mục tiêu:
 	- HS nghe - viết chính xác bài văn, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai (VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
 	- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2, BT3)
 	- GDHS tôn trọng, yêu quý phụ nữ và các bạn nữ, có ý thức rèn luyện chữ viết, sách vở, đồ dùng.
B. Đồ dùng dạy - học:
 	GV: - Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng và nội dung bài tập 3.
 	HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
. I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng viết tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng mà GV đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS viết chính tả: 
a/ Tìm hiểu nội dung bài:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
(?) Đoạn văn giới thiệu về ai? 
(?) Tại sao Lan Anh lại được gọi là mẫu người của tương lai? 
b/ HDHS viết từ khó:
- Gọi HS lên bảng viết, đọc cho HS viết.
 - Nhận xét, chữa lỗi chính tả.
c/ HS viết bài: 
 - Đọc cho HS viết bài vào vở.
d/ Soát lỗi chính tả:
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu một số vở của HS chấm, nhận xét.
3. HDHS làm bài tập:
Bài 2 (tr.119) 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gọi HS đọc các cụm từ in nghiêng của bài văn.
(?) Các cụm từ đó là tên gọi gì? 
(?) Em hãy nêu cách viết hoa các huân chương, giải thưởng, danh hiệu? 
- Treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS viết và giải thích cách viết hoa đó.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 (tr.119)
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát các huân chương và tự làm bài.
- Gọi 3 em lên bảng viết 3 câu.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Em hãy nêu cách viết hoa các huân chương, giải thưởng, danh hiệu. 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1'
3'
1'
3'
2'
15'
12'
3'
- Lớp hát.
- 2 HS lên bảng viết, lớp theo dõi nhận xét.
 Anh hùng Lao động.
 Huân chương Kháng chiến.
 Giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Ghi đầu bài.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Đoạn văn giới thiệu về cô bé Lan Anh 15 tuổi.
- Vì Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh. Bạn được mời làm đại biểu của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp sau đó nhận xét bài bạn viết trên bảng: 
 in-tơ-nét, Ốt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi bằng bút chì.
- Đổi chéo vở cho nhau soát lỗi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1 HS đọc.
- Đó là tên gọi các huân chương, danh hiệu của nước ta để thưởng cho những tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc.
- Khi viết hoa các tên trên, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- 2 HS đọc.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- 6 em lên bảng viết và giải thích cách viết hoa tên vừa viết, lớp viết vào vở theo dõi nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- 3 em lên bảng viết, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét kết quả bài làm của bạn trên bảng.
- HS nhắc lại cách viết hoa...
Tiết 4: Địa lí
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
A. Mục tiêu:
- Nhớ tên và tìm được vị trí của bốn đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên quả địa cầu (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
- GDHS có ý thức tìm hiểu về các đại dương trên thế giới.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Quả địa cầu, bản đồ thế giới.
	HS: - Bảng số liệu về các đại dương.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài học của bài: Châu Đại Dương và châu Nam Cực.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động:
 Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương 
- Cho HS làm việc theo cặp, các cặp quan sát hình 1 trang 130 và hoàn thành bảng thống kê ...
1'
3'
1'
15'
- Hát.
- 2 HS đọc.
- Ghi đầu bài.
(HĐ cặp đôi)
- Các cặp quan sát hình và hoàn thành vào phiếu học tập.
Tên đại dương
Vị trí
Tiếp giáp với châu lục, đại dương
Thái Bình Dương
Phần lớn ở bán cầu tây, một phần nhỏ ở bán cầu đông.
- Giáp các châu lục: châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực, châu Âu.
- Giáp các đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương.
Ấn Độ Dương
Nằm ở bán cầu đông.
- Giáp các châu lục: châu Đại Dương, châu Á, châu Phi, châu Nam Cực.
- Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
Đại Tây Dương
Một nửa nằm ở bán cầu đông một nửa nằm ở bán cầu tây.
- Giáp các châu lục: châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực
- Giáp các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. 
Bắc Băng Dương.
Nằm ở vùng cực bắc.
- Giáp các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ.
- Gọi đại diện từng cặp, lên trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét.
 Hoạt động 2: Một số đặc điểm của đại dương.
- GV treo bảng số liệu về các đại dương yêu cầu HS QS và trả lời câu hỏi: 
(?) Nêu diện tích, độ sâu trung bình độ sâu lớn nhất của từng đại dương?
(?) Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích?
(?) Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
→ Kết luận: Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương. Trong đó Thái Bình Dương là đại dương có diện tích ...
- Chốt lại bài rút ra bài học.
IV. Củng cố - dặn dò:
(?) Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
15'
3'
- Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác theo dõi nhận xét.
(HĐ cá nhân)
- HS đọc bảng số liệu, trả lời câu hỏi.
- Ấn độ dương rộng 75 triệu km2 độ sâu TB là 3963m độ sâu lớn nhất là 7455m...
- Các đại dương xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Đại dương có độ sâu trung bình lớn nhất: Thái Bình Dương.
- 3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời câu hỏi.
Tiết 5: Sinh hoạt
SINH HOẠT TUẦN 30
A. Mục tiêu: 
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp: 
	1. Nhận xét chung:
- Đạo đức: Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
 	- Học tập: 
 + Đa số các em có ý thức tốt trong học tập: Đa số các em trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp. Tuyên dương: Công, Cha, Chai, Pó có ý thức học tốt.
 + Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiểu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như: Chay, Lệnh.
- Các hoạt động khác: 
 + Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
 + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
 + Có ý thức truy bài đầu giờ.
2. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
- Tham gia lao động, sinh hoạt đội đều đặn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an dien tu tuan 30.doc