Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 3)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 3)

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sư nói.

- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

- Giáo dục HS yêu quý những loài vật quý hiếm .

II. Đồ dùng dạy – học

 

doc 37 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 30 (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn : 04-04 Ngày giảng T2 : 05-04-2010
Tập đọc .
Thuần phục sư tử(T.117)
 Theo truyện dân gian A- Rập
i. mục tiêu, yêu cầu
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể hồi hộp, chuyển thành giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị giáo sư nói.
- Hiểu ý nghĩa câu truyện: Kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Giáo dục HS yêu quý những loài vật quý hiếm .
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
Bảng phụ 
HTTC : Cá nhân, lớp, nhóm ; giảng giải, hỏi đáp, LT- TH
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ 4’
- Kiểm tra 2HS.
H: Những chi tiết nào cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
H: Đọc câu chuyện này em có suy nghĩ gì?
- GV nhận xét + cho điểm
- HS1 đọc đoạn 1+2+3 bài Con gái và trả lời câu hỏi.
Các chi tiết đó là: Dì Hạnh bảo “Lại vịt trời nữa”, “ Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn”.
- HS2 đọc đoạn 4+5.
HS có thể trả lời:
- Khen ngợi bạn Mơ giỏi giang: vừa chăm học, vừa chăm làm...
- Tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng lạc hậu.
- Sinh con trai, con gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có hiếu thảo, ngoan ngoãn, làm vui lòng cha mẹ
2. Bài mới(30p)
a. Giới thiệu bài 1’
 Thuần phục sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? Để hiểu được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học
- HS lắng nghe.
b. Luyện đọc 11’-12’
HĐ1: GV đọc diễn cảm bài
 • Đoạn 1: giọng đọc thể hiện sự băn khoăn
 • Đoạn 2: giọng sợ hãi
 • Đoạn 3 + 4: giọng nhẹ nhàng
 • Đoạn 5: lời vị giáo sư đọc với giọng điệu hiền hậu, ôn tồn.
- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu tranh.
HD2: HS đọc đoạn nối tiếp
- GV chia đoạn
 • Đoạn 1: Từ đầu đến “giúp đỡ”
 • Đoạn 2: Tiếp theo đến “...vừa đi vừa khóc”
 • Đoạn 3: Tiếp theo đến “...sau gáy”
 • Đoạn 4: Tiếp theo đến “...bỏ đi”
 • Đoạn 5: Phần còn lại.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ha-li-ma, giúp đỡ, thuần phục, bí quyết, sợ toát mồ hôi...
HĐ3: HS đọc trong nhóm
- Cho HS đọc cả bài
- Lớp đọc thầm bài .
- HS quan sát tranh + nghe cô giáo giới thiệu.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một đoạn ( 2 lần).
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn GV.
- HS đọc theo nhóm 5, mỗi em đọc một đoạn.
- 1,2 HS đọc cả bài.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS giải nghĩa từ dựa vào SGK
- HS lắng nghe.
• Đoạn 1+2
H: Ha-li-ma đến gặp giáo sư để làm gì?
Giảng Từ : Cau có, gắt gỏng
H: Vị giáo sĩ ra điều kiện như thế nào?
H: Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sư, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
• Đoạn 3+4
H: Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì đểlàm thân với sư tử.
H: Ha-li-ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử như thế nào?
H: Vì sau khi gặp ánh mắt Ha-li-ma, con sư tử phải bỏ đi
H: Theo vị giáo sư, điều gì đã làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Vì nàng muốn vị giáo sư cho lời khuyên: làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
- Nếu Ha-li-ma lấy được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống, giáo sư sẽ nói cho nàng bí quyết.
- Vì điều kiện vị giáo sư đưa ra thật khó thực hiện. Đến gần sư tử đã khó, nhổ 3 sợi lông bờm của nó lại càng khó hơn. Thấy người, sử tử sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn một món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
- Một tối, khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân nàng, Ha-li-ma bèn khấn thánh A-la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình, chồm dậy nhưng khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi.
- HS có thể trả lời.
 • Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
 • Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma.
- Đó chính là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu nhàng. 
c. Đọc diễn cảm 5’-6’
- Cho HS đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn văn cần luyện đọc lên và hướng dẫn cho HS.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm 5 đoạn.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc đoạn.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
H: Em hãy cho biết câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Câu chuyện khẳng định; Kiên nhẫn, diu dàng, thông minh là những đức tính làm nên sức mạng của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.
=======================================
Toán .
Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích
A.Mục tiêu 
 - Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diên tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS .
 - Giáo dục HS yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ kẻ và ghi sẵn bảng như bài tập 1.
 - HTTC : Cá nhân, lớp, nhóm; LT-TH, hỏi đáp...
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động 1: Ôn tập bảng đơn vị đo diện tích(35p)
Đặt vấn đề: Hôm trước đã ôn đại lượng độ dài và khối lượng, hôm nay sẽ ôn đại lượng diện tích.
Bài 1: Cá nhân (5p)
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- GV treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc tên các đơn vị đo theo thứ tự bé đến lớn
- Hỏi; Đây là các đơn vị đo đại lượng nào?
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn, chữa bài vào vở
+ GV nhận xét và sửa chữa (nếu cần)
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp bảng đơn vị đo diện tích (1 HS 1 cột)
- Hỏi; Khi đo diện tích ruộng đất, người ta còn dùng đơn vị nào khác?
- Hỏi: 1 ha =..m2?:.km2?
- Gọi 1 HS đọc thứ tự đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS làm phần b): 1 HS đọc câu hỏi; 1 HS trả lời.
+ Hỏi: Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
+ Hỏi; Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- Gọi HS khác nhận xét, GV nhận xét
Bài 1:
- HS đọc đề bài
- HS đọc: mm2; ; dam2; hm2; km2
- ở dưới lớp đọc nhẩm theo
- Đo diện tích.
- HS đọc.
- héc -ta (ha)
- 1ha = 10 000 m2 = 0,01 km2?
- km2; hm2; dam2; m2; mm2; cm2
- HS trả lời
- 100 lần
- 1/ 100
- HS nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
Bài 2: Cột 2 trên chuẩn 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm vào vở
- Chữa bài:
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2HS)
+ HS khác nhận xét và lớp đổi vở kiểm tra chéo.
+ GV chữa bài
- Hỏi: Giải thích kết quả:
1 m2 = 0,00000 1km2?
- Hỏi; Giải thích kết quả
4ha = 0,04km2?
Bài 3: Cột 2 trên chuẩn
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu, HS tự thảo luận cách làm.
- GV gợi ý
- Đơn vị đo đã cho ở câu (a) so với đơn vị mới như thế nào?
- Hỏi: Đơn vị đã cho ở câu (b) so với đơn vị như thế nào?
- Vậy các số đo theo đơn vị mới như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2HS)
+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài vào vở
+ GV xác nhận 
- Chú ý: Đơn vị đo lớn hơn (bé hơn) đơn vị đã cho bao nhiêu lần thì số đo mới bé hơn (lớn hơn) số đo đã cho bấy nhiêu lần.
3. Củng cố – Dặn dò(3p)
- Nhận xét giờ học 
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau .
Bài 2:
- 1 HS đọc
- HS làm bài
a) 1 m2 = 100dm2 = 10 000cm2
 = 1 000 000mm2
1ha = 10 000m2
1km2 = 100ha = 1 000 000 m2
b) 1 m2 = 0,01dam2
 1 m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha
 1 m2 = 0,01km2; 4ha = 0,04km2
- HS chữa bài
- Vì 1km2 = 1000000 m2 nên
 1
 1m2 = km2 = 0,000001km2
 1000000
- Vì 1 ha = 0,01km2 nên
4ha = 0,01km2 x 4 = 0,04km2
Bài 3:
- 1 HS đọc
- Đã cho là đơn vị m2 cần đổi sang đơn vị mới là hs (lớn hơn)
1ha – 10 000 m2
- Đơn vị đã cho km2 đơn vị mới cần đổi ra là ha (be hơn)
1ha = 0,01km2
- Câu (a) số đo mới sẽ bế đi so với số đã cho là 100 lần.
a) 65 000 m2 = 65ha
846 000 m2 = 84,6ha
5000 m2 = 0,5ha
b) 6 km2 = 600ha
9,2 km2 = 920ha
0,3 km2 = 30ha
=====================================
Ngày soạn: 5/04 Ngày dạyT3 : 6/04/2010
Toán .
Tiết 147: Ôn tập về đo thể tích
A.Mục tiêu 
 - Giúp HS củng có về quan hệ giữa mét khối, đề -xi - mét khối, xăng - ti -mét khối viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS .
 - Giáo dục HS yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng như bài 1 (trang 155 SGK)
 - HTTC : cá nhân, lớp, nhóm; hỏi đáp, giảng giải, luyện tập- TH.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động 1: Ôn tập về đo thể tích
- Chúng ta đã ôn tập về đại lượng độ dài, khối lượng và diện tích. Hôm nay tiếp tục ôn về đại lượng thể tích
Bài 1: CN
- GV treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK hoặc vở. Khi làm bài không cần kẻ bảng, chỉ cần viết các dòng tương ứng như SGK 1m3 =.dm3 =.cm3
- Gọi 1 HS lên bảng điền vào bảng phụ đã kẻ
- Chữa bài
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn, các HS chữa bài vào vở.
+ GV xác nhận kết quả
- Yêu cầu HS đọc nhẩm tên các đơn vị đo và phần “quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau”
- Hỏi: Các đơn vị này để đo đại lượng nào?
- Hỏi: Hãy nêu mối quan hệ giữa m3; dm3; cm3?
- Yêu cầu HS làm phần b); 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời
+ Hỏi; Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
+ Hỏi: Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền?
- Gọi HS khác nhận xét; GV xác nhận.
Bài 1:
- HS đọc
- HS làm bài
- HS chữa bài.
- HS đọc
- Đo đại lượng thể tích
- 1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3
- HS thực hiện yêu cầu
- 1000 lần
- 1/1000
- HS nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành – luyện tập
Bài 2: Nhóm đôi
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV chú ý quan sát giúp đỡ HS còn yếu hoặc chưa chăm học với các gợi ý:
+ Các bài ở cột bân trái (trong SGK) đơn vị mới so với đơn vị đã cho như thế nào?
+ Vậy số đo mới so với số đã cho sẽ như thế nào?
- Chữa bài: Gợi ý tương tự với các bài ở cột bên phải
+ Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài làm (2 HS)
+ HS khác nhận xét và lớp đổi vở kiểm tra chéo.
+ GV xác nhận kết quả
- Yêu cầu HS (trung bình) giải thích cách đổi trường hợp
7,268m3 = 7268dm3
- Yêu cầu HS khá giải thích
1dm3 9cm3 = 1009cm3
- Tương tự gọi HS giải thích:
0,5dm3 = 500cm3
3m3 2dm3 = 3002dm3
Bài 3: PHT
- Yêu cầu HS tự làm vào vở
- GV quan sát HS làm bài
- Gợi ý tương tự bài 2 ?(nếu cần)
- Yêu cầu HS giải thích cách làm ở trường hợp 6 m3 272 dm3; 3670 cm3
- Yêu cầu HS nhắc lại tên các đơn vị đo thể tích đã ... hưởng.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng các chữ trong các cụm từ cần phải viết hoa như sau:
 • Anh hùng Lao động ( là cụm từ gồm 2 bộ phận, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận)
 • Anh hùng Lực lượng vũ trang ( tương tự như cụm từ trên)
 • Huân chương sao vàng ( như trên)
 • Huân chương Độc lập hạng Ba
 • Huân chương Lao động hạng Nhất
 • Huân chương Độc lập hạng Nhất
HĐ2: HS làm BT3
- Cho HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c.
- GV giao việc:
 • Mỗi em đọc lại 3 câu a, b, c.
 • Tìm tên huân chương để điền vào chỗ trống trong các câu a, b, c sao cho đúng.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 3 HS và dán ảnh minh hoạ các huân chương lên bảng.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng tên huân chương cần điền vào chỗ trống là:
 a. Huân chương Sao vàng
 b. Huân chương Huân công
 c. Huân chương Lao động
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS đọc nội dung ghi trên phiếu.
- 3 HS lên làm bài trên phiếu ( mỗi em sửa lại 2 cụm từ sau, nói rõ vì sao lại sửa như vậy).
- Lớp nhận xét.
- Nhất, Nhì, Ba viết hoa vì đó là từ chỉ hạng của huân chương.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS quan sát ảnh.
- 3 HS làm bài trên phiếu.
- HS còn lại làm vào giấy nháp.
- 3 HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ tên và cách viết các danh hiệu, huân chương ở BT2,3
==========================================
Ngày soạn: 08/04/ Ngày dạyT6 : 9/04/2010
Toán .
Tiết 150: Phép cộng
A.Mục tiêu 
 - Củng cố kĩ năng thực hành cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng tính nhanh trong bài giải toán.
 - Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học .
B. Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ ghi tóm tắt như SGK trang 158.
 - HTTC : Cá nhân, lớp, nhóm.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
I. KT bài cũ(5p)
- KT vở BT của HS.
Hoạt động 1: Ôn tập phép cộng và các tính chất của phép cộng
- GV viết phép tính a + b + c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Hỏi: (a + b) còn được gọi là gì?
- GV viết bảng như SGK
- Hỏi: Hãy nêu các tính chất giao hoán của phép cộng
- GV Viết bảng: Tính chất giao hoán:
a + b = b + a
- Hỏi: Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV viết bảng. Tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
- Hỏi: Hãy lấy một số bất kì cộng với số 0, nêu nhận xét
- GV viết bảng phép cộng với số 0:
a + 0 = 0 + a
- a, b là số hạng
c là tổng của a và b
- a + b cũng gọi là tổng
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Tổng của số hạng thứ nhất và số hạng thứ hai cộng với số hạng thứ ba bằng số hạng thứ nhất cộng với tổng số hạng thứ hai và số hạng thứ ba.
- Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.
Hoạt động 2: Thực hành – Luyện tập(35p)
Bài 1: Nhóm 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Hỏi: Trong đề bài có mấy phần? Các phép tính và các số ở mỗi phần có gì đáng chú ý?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính trong phép cộng hai số tự nhiên.
- Nêu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu số.
- Nêu quy tắc cộng hai phân số khác mẫu số.
- Nêu cách đặt tính phép cộng hai số thập phân và cộng.
- Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi phép tính.
- GV đánh giá.
Bài 2: Nhóm
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gv gợi ý: Hãy nhận xét các số hạng của tổng đã cho; xem có thể sử dụng tính chất nào của phép cộng để cộng nhanh, kết quả chính xác?
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng
- Nhắc lại cách tính và tính chất đã áp dụng.
- Yêu cầu HS dưới lơp làm tương tự 2 phần còn lại.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV: Khi thực hiện phép cộng với nhiều số hạng, ta có thể sử dụng linh hoạt các tính chất của phép cộng để tính toán thuận tiện hơn.
Bài 3: Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Yêu cầu HS giải thích kết quả tính
- Gợi ý: Hãy so sánh tổng của hai số với một số hạng đã cho
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV: Bất kì số hạng nào cộng với 0 thì đều bằng chính nó.
Bài 4: Lớp
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Gọi HS tóm tắt, nêu cách giải, tự làm vào vở.
- Để trả lời câu hỏi của đề bài ta phải thực hiện phép tính nào?
- Kết quả thu được viết dưới dạng sối nào?
- Đề bài yêu cầu gì?
- Sau khi cộng ta phải thực hiện bước gì?
- Yêu cầu HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở
- Gợi ý: Có mấy cách đưa về tỉ số phần trăm?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Lưu ý: Trong bài toán có lời văn, phép tính với các phân số không cần viết các bước trung gian như quy đồng hay cộng mà viết luôn kết quả.
- Muốn chuyển một phân số sang tỉ số phần trăm ta làm thế nào?
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị. Yêu cầu về đọc lại các tính chất của phép cộng vài lần.
3. Củng cố- Dặn dò(3p)
- Nhận xét giờ học.
- HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
- Trong bài có phần 4 đều yêu cầu thực hiện phép cộng; (a) cộng số tự nhiên; (b); (c) cộng phân số; (d) cộng số thập phân
Bài giải:
a) 889972
 + 96308
 986280
- Đặt số nọ dưới số kia sao cho các chữ số cùng hàng thì thẳng cột với nhau.
b 5 + 7 = 10 + 7 = 17 
 6 12 12 12 12
 3 + 5 = 21 + 5 = 26
 7 7 7 7
-Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng các tử số với nhau, giữ nguyên mẫu số.
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu a quy đồng mẫu số cá phân số rồi cộng hai phân số đã cùng mẫu số.
c) 926,83 
 + 549,67
 1476,50
- đặt số nọ dưới số kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
Thực hiện cộng như đối với số tự nhiên sau đó đặt dấu phẩy vào tổng thẳng cột các dấu phẩy ( ở mỗi số hạng)
Bài 2: Cột 2 HS khá, giỏi
- Sử dụng tính chất kết hợp cho phần (a) ta có:
a) ( 689 + 875) + 125
 = 689 +(875 + 125)
 = 689 + 1000
 = 1689
- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp cho phần (b) ta có:
b) 2 4 5
 + +
 7 9 7
 2 5 4
 = ( + ) +
 7 7 9
 4 13 4
 = 1 + = ( hoặc 1 )
 9 9 9
- HS nhận xét
a) Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn chục.
b) Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng nhóm các phân số cùng mẫu số để cộng trước
Đáp số: 581 + ( 878 + 419 ) = 1878
 17 7 5 37
 + ( + ) =
 11 15 11 15
- HS nhận xét
c) (5,87 + 28,69) + 4,13 = 38,69
d) 83,75 - 46,98 + 6,25 = 136,98
Bài 3:
- Không thực hiện phép tính, nếu dự đoán két quả x:
a) x = 0
b) x = 0
Giải thích
a) x + 9,68 = 9,68 Vì tổng bằng số hạng thứ hai nên số hạng thứ nhât bằng 0
 2 4
b) + x = 
 5 10
 2 4
Nhận xét: =
 5 10 
- Ta lấy tổng bằng số hạng thứ nhất nên số hạng thứ hai bằng 0.
- HS nhận xét.
Bài 4: HS khá, giỏi
- HS đọc.
 1 
Vòi 1: 1giờ chảy được thể tích bể.
 5
 3
Vòi 2: 1giờ chảy được thể tích bể.
 10 
Hỏi 1giờ cả hai vòi cùng chảy thì được bao nhiêu phần trăm thể tích bể?
 1 3
- Phép cộng +
 5 10
- Phân số
- Tính ra ỉ số phần trăm thể tích nước ( sau 1giờ cả 2 vòi chảy) so với thể tích bể.
- Chuyển từ phân số sang tỉ số phần trăm.
- HS làm bài.
Bài giải:
- Trong 1giờ cả 2 vòi chảy được vào bể là:
 1 3 1
 + = (thể tích bể)
 5 10 2
 1 1 x 50 50
Mà = = 
 2 2 x 50 100
Vậy trong 1giờ cả 2 vòi chảy được 50% thể tích bể.
- HS nhận xét.
- Cách 1: Lấy tử số chia cho mẫu số để tìm thương dưới dạng số thập phân; sau đó nhân thương với 100 và thêm kí hiệu phần trăm vào kết quả.
- Cách 2: Chuyển phân số đó về dạng phân số thập phân có mẫu số 100 rồi chuyển sang tỉ số phần trăm (bỏ mẫu số, thêm kí hiệu phần trăm vào tử).
HS đọc lại bảng tóm tắt.
===========================================
Tập làm văn 
Tả con vật
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu, yêu cầu
- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một đoạn văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đạt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
II. Đồ dùng dạy – học
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp một số con vật như gợi ý.
- HTTC : Cá nhân, lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài mới
a. Giới thiệu bài mới :1’
Tron Trong tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay. Trong Tiết tập làm văn này, các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn tả con vật mà em yêu thích.
- HS lắng nghe.
b. Hướng dẫn HS làm bài : 5’
- GV viết đề bài lên bảng
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV: Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt đọng của con vật đó. Các em cũng có thể viết về một con vật khác.
- Cho HS giới thiệu về con vật mình tả.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt giới thiệu.
c. HS làm bài (35p)
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu.
- - GV thu bài khi hết giờ
- HS làm bài
3. Củng cố, dặn dò(3p)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 31. (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5, tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
============================================
Hoạt động tập thể .
Tiết 30 .	SINH HOẠT LỚP
Mục tiờu : 
- Giúp HS thấy được những ưu , nhược điểm của cỏc hoạt động trong tuần qua.Từ đó có hướng giỏo dục các em phấn đấu và khắc phục .
- Giỏo dục HS ý thức tự giỏc trong giờ học .
 B. Nhận xột cỏc mặt hoạt động trong tuần .
 I. Đạo đức :
- Nhỡn chung cỏc em đều ngoan , lễ phộp chào hỏi thầy giáo và người lớn tuổi . Trong lớp đoàn kết với bạn bố .
- Phờ bỡnh em : Oai, Sơn hay mất trật tự trong lớp . 
 II. Học tập.
 - Lớp đi học đúng giờ , đến lớp cú sự chuẩn bị bài tương đối tốt . Trong lớp chỳ ý nghe giảng , hăng hỏi phỏt biểu ý kiến xõy dựng bài .
 Vớ dụ : Quyên, Vừ, Hiệp, pâng, Thư, Thiện,...
 - Một số em ý thức học tập chưa cao , trong lớp chưa chỳ ý nghe giảng , cũn hay nói chuyện riờng , lười làm bài tập .
 ví dụ : Em Quang, Mai, Thiên,...
 III. TD- VS :
 - TD : Cỏc em tham gia đầy đủ , tập đúng động tác .
 - VS : Vệ sinh trường lớp sạch sẽ , gọn gàng 
 - Phờ bỡnh một số em ăn quà vặt vứt giấy bỏnh kẹo ra sõn ( cấm HS đến trường mua quà và ăn quà vặt ) .
 - LĐ : cỏc em tham gia đầy đủ , hoàn thành cụng việc .
 IV. Phương hướng tuần 31 :
Lớp duy trỡ sĩ số đầy đủ .
Đi học đúng giờ .
Thi đua HT tốt chào mừng ngày 30/4( Giải phóng miền Nam)
Đến lớp phải học bài , làm bài đầy đủ , cú đủ đồ dựng học tập .
Đeo khăn quàng đầy đủ .
Nộp đầy đủ các khoản tiền .
===============================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30.doc