Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (tiết 9)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (tiết 9)

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. Trả lời câu hỏi 1,2,3.

II.Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

1- Bài cũ(5ph): HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài.

2- Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 34 (tiết 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
Lớp học trên đường
 Héc- to Ma- lô
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi. Trả lời câu hỏi 1,2,3.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Bài cũ(5ph): HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và trả lời các câu hỏi về bài.
2- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Giới thiệu bài(1ph): GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
HĐ 1 : Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 2 : Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1:
+Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+)Rút ý 1:
- Cho HS đọc đoạn 2,3 :
+Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau thế nào?
+Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
+)Rút ý 2:
+Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc DC đoạn từ cụ Vi-ta-li hỏi tôiđứa trẻ có tâm hồn trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4-Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà ôn tập CB cho KT.
- Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
- Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.
- Đoạn 3: Phần còn lại
+Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+) Hoàn cảnh Rê-mi học chữ.
+Lớp học rất đặc biệt : học trò là Rê-mi và.
+Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Rê-mi lúc đầu .
+Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miễng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã .
+) Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
VD: Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
-HS nêu.
- HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán về chuyển động đều. BT1, 2.
II.Chuẩn bị:
- Thước mét.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ(5ph): 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
2- Bài mới:
1-Giới thiệu bài: (1phút) GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài tập 1 (171): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (171): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (172): 
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà xem lại BT đã làm.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào nháp.
- 1 HS trình bày 
- Cả lớp nhận xét 
a) 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Vận tốc của ô tô là:
 120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b) Nửa giờ = 0,5 giờ
 Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là: 15 x 0,5 = 7,5 (km)
c) Thời gian người đó đi bộ là:
 6 : 5 = 1,2 (giờ)
 Đáp số: a) 48 km/giờ
 b) 7,5 km
 c) 1,2 giờ.
- 1 HS nêu yêu cầu. HS làm vào nháp.
- 1 HS trình bày .Cả lớp nhận xét 
Bài giải:
Vận tốc của ô tô là:
 90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
 60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là: 
90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ô tô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3 - 1,5 = 1,5 (giờ)
 Đáp số: 1,5 giờ.
- HS làm vào vở
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét 
Bài giải:
Tổng vận tốc của hai ô tô là:
 180 : 2 = 90 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
 90 : (2 + 3) x 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ A là:
 90 – 54 = 36 (km/giờ)
 Đáp số: 54 km/giờ ;
 36 km/giờ.
Chính tả (Nhớ - viết)
Sang năm con lên bảy
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết đúng chính tả khổ 2,3 của bài thơ Sang năm con lên bảy. 
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- Có ý thức viết chữ đúng, đẹp.
II.Chuẩn bị:
- Bảng lớp cho BT1.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ(5ph): 
- GV đọc cho HS viết tên các cơ quan, tổ chức ở bài tập 2 tiết trước.
2- Bài mới:
1 GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nhớ – viết :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Mời 1 HS đọc khổ thơ 2, 3. Cả lớp theo dõi.
- Mời 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ.
- Cho HS nhẩm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS lên bảng : ngày xưa, ngày xửa, giành lấy,.
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- HS nhớ lại – tự viết bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu của bài tập:
+Tìm tên cơ quan tổ chức trong đoạn văn.
+Viết lại các tên ấy cho đúng.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm tên các cơ quan, tổ chức.
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
- GV mời 1 HS phân tích cách viết hoa tên mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- VN hoàn chỉnh BT.
-HS theo dõi SGK.
- HS viết bảng.
- HS viết bài, sau đó tự soát bài.
*Lời giải:
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
 -Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn than gia công tác xã hội .
- Biết trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II.Chuẩn bị:
- Sưu tầm một số câu chuyện. Tranh ảnh chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ(5ph): HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
2- Bài mới:
1. GTB: ( 1ph) GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài: ( 12ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho 1 HS đọc đề bài.
- GV cho HS phân tích đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã viết trên bảng lớp.
- Cho 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV Gợi ý, hướng dẫn HS
- GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện.
- Mời một số em nói tên câu chuyện của mình.
- HS lập nhanh dàn ý câu chuyện.
- 1 HS đọc đề bài.
1) Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2) Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- HS giới thiệu câu chuyện định kể.
2.3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: (12phút)
a) Kể chuyện theo cặp
- Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
- Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+Cách dùng từ, đặt câu.
- Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện hay nhất.
+Bạn kể chuyện có hấp dẫn nhất.
3-Củng cố-dặn dò: (5ph)
- GV tổng kết giờ học
- Dặn HS về nhà tiếp tục tìm truyện.
-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1 ; tìm được những tư ngữ chỉ bổn phận trong bài tập 2 ; hiểu nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu bài tập 4.
II.Chuẩn bị:
- Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập; HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
 	Bài cũ(5ph): HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
2- Bài mới:
1- GTB: (1phút) GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài tập 1 (155):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
-HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (155):
-Mời 1 HS đọc nội dung BT 2.
-Cho HS làm bài thao nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV chốt lại lời giải đúng, tuyên dương những nhóm thảo luận tốt.
*Bài tập 3 (155):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài theo nhóm tổ, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*Bài tập 4 (155):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào vở.
-Mời một số HS nối tiếp trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
*Lời giải:
a) quyền lợi, nhân quyền.
b) quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
*Lời giải:
Từ đồng nghĩa với bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
*Lời giải:
a) Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi. 
b) Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán có nội dung hình học. BT 1,3 a, b
II/ Phương pháp:
- Luyện tập- thực hành
II.Chuẩn bị:
- Thước mét, bảng phụ; HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ(5ph): Cho HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi và diện tích các hình.
2- Bài mới:
1- GTB: (1phút) GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Luyện tậ ... ạch ngang ( BT1) ; tìm được dấu gạch gang và nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bài tập 2. 
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết ghi nhớ về dấu gạch ngang.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Bài cũ(5ph): GV cho HS làm lại BT 3 tiết LTVC trước.
2- Bài mới:
1- GTB: (1phút) GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài tập 1 (159):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu gạch ngang.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, mời một số HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS suy nghĩ, làm bài, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (160):
- Mời 2 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT: 
+Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện.
+Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- Cho HS làm bài theo nhóm 6.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV tổng kết bài
- VN xem lại BT đã làm.
*Lời giải :
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1) Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Đoạn a
-Tất nhiên rồi.
-Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy
2) Đánh dấu phần chú thích trong câu
Đoạn a
-đều như vậy-Giọng công chúa nhỏ dần, 
Đoạn b
nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 - 
3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Đoạn c
Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:
-Tham gia tuyên truyền,
-Tham gia Tết trồng cây
*Lời giải:
-Tác dụng (2) (Đánh dấu phần chú thích trong câu):
+Chào bác – Em bé nói với tôi.
+Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
-Tác dụng (1) (Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại Trong tất cả các trường hợp 
còn lại.
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người ; nhận biết và sửa được lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II.Chuẩn bị:
- Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung. VBT
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- GTB: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2-Nhận xét về kết quả làm bài của HS:
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhậnn xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Một số HS diễn đạt tốt. 
+Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
3-Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
-Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc n/vụ 2 và 3.
- HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- G V theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
+ GV chấm điểm đoạn viết của 1 số HS.
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
- VN tiếp tục ôn các dạng văn đã học.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
-HS đọc lại bài của mình, tự 
chữa.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS theo doi.
-HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân, chia, ; biết vận dụng để tính giá tri biểu thức số , tìm thành phận chưa biết trong phép tính, giảI bài toán liên quan đến tỉ số %. BT 1 cột 1, 2 cột 1, 3.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1- Bài cũ(5ph): Cho HS nêu 3 dạng toán về tỉ số phần trăm.
2- Bài mới:
1- GTB: (1phút) GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Luyện tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Bài tập 1 (176): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Bài tập 2 (176): 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (176): 
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (176): 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- VN xem lại BT đã làm.
*Kết quả:
a) 23 905 ; 830 450 ; 746 028
b) 1/ 9 ; 495/ 22 ; 374/ 561
c) 4,7 ; 2,5 ; 61,4
*Lời giải:
0,12 x X = 6
 X = 6 : 0,12
 X = 50
*Bài giải:
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu là:
 2400 : 100 x 35 = 840 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 2 là:
 240 : 100 x 40 = 960 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong 2 ngày đầu là:
 840 + 960 = 1800 (kg)
Số ki-lô-gam đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ 3 là:
 2400 – 1800 = 600 (kg)
 Đáp số: 600 kg.
*Bài giải:
Vì tiền lãi bao gồm 20% tiền vốn, nên tiền vốn là 100% và 1 800 000 đồng bao gồm:
 100% + 20% = 120% (tiền vốn)
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là:
1800000 : 120 x 100 = 1500000(đồng)
 Đáp số: 1 500 000 đồng.
Khoa học
Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:Sau bài học, HS biết:
- Nêu được một số biện pháp bảo vê môi trường.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II.Chuẩn bị:
- Hình trang 140, 141 SGK. Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường
III. Các hoạt động dạy học:
1-Bài cũ(5ph): Nêu nội dung phần Bạn cần biết bài 67.
2- Bài mới:
1- GTB: (1phút) GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 	
2-Hoạt động 1: (11phút) Quan sát.
*Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định một số biện pháp nhằm BVMT ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu t/ hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ v/sinh môi trường.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc cá nhân: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 215.
Hoạt động 2: (14 phút) Triển lãm
*Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
+Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
3-Củng cố, dặn dò: (5phút)
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài ; ôn tập CB kiểm tra.
*Đáp án:
 Hình 1 – b ; hình 2 – a ; hình 3 – e ; hình 4 – c ; hình 5 – d 
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Mời đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Lịch sử:
Ôn tập học kì 2
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện nhân vật lịch sử tiêu biểu từ những năm 1858 đến nay.
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống thực dân Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cáh mạng nước ta ; Cách mạng tháng Tám thành công ; ngày 2- 9 – 1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Cuối năm 45 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 54- 75 : Nhân dân miền Bắc đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chống trả quyết liệt cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hò Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II.Chuẩn bị:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
III. Các hoạt động dạy học:
1- Bài cũ(5ph): 
- Nêu nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay?	
2- Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau:
+Nội dung của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
+Em hãy nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc Hội khoá VI.
-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
+Nêu diễn biến của trận chiến đấu diễn ra trên bầu trời thủ đô Hà Nội vào ngày 26 – 12 – 1972.
+Hãy nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- Làm việc theo nhóm 2:
HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và đại thắng 30 – 4 – 1975.
- Làm việc cả lớp:
- Mời đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm trình bày tốt.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ
- Dặn HS về nhà ôn tập CB cho KT
- HS suy nghĩ trả lời 
- HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động tập thể
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm ý thức đạo đức của HS trong thời gian vừa qua, giúp HS thấy được các mặt đã đạt để tiếp tục phát huy và khắc phục được những nhược điểm 
- Đề ra phương hướng hoạt động cho thời gian tới
II, Nội dung:
1: Kiểm điểm ý thức học tập
Lớp trưởng lên nhận xét chung tình hình của lớp trong thời gian qua
Các tổ thảo luận bổ sung báo cáo của lớp trưởng
GV nhận xét chung:
*, Ưu điểm:
Tuyên dương:.
*, Tồn tại: .
2: Phương hướng hoạt động thời gian tới
Tiếp tục phát huy những ưu điểm
Nhanh chóng khắc phục những tồn tại trong thời gian qua
Tổ chức tốt phong trào” Nói lời hay, làm việc tốt”” Vườn hoa điểm mười” để chào mừng ngày 30- 4; 1-5.; 15- 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 34 CKT TR.doc