Biết đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, các cụm từ, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối xử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ a- pác- thai.
- Hiểu các từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.
- Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
Tuần 6 Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010 Tập đọc: ( Tiết 11) Sự sụp đổ của chế độ a – pác – thai I. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Biết đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, các cụm từ, nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối xử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ a- pác- thai. - Hiểu các từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. - Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. *) GD hoà nhập: HS nhận biết được âm o, a, e b. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm toàn bài. 3.Thái độ: - Đồng tình, đấu tranh chống lại nạn phân biệt chủng tộc. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học Hs khuyết tật A.Kiểm tra bài cũ : - GVgọi HS đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Ê- mi – li, con... và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, kết hợp giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS luyện đọc: - Gọi 1 học sinh đọc cả bài. - GV chia 3 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp. - Lần 1: Đọc + sửa phát âm. - Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ : chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc. - Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá - Y/c Hs luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc cả bài - GVđọc mẫu. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Hỏi: Dưới chế độ a- pác- thai người da đen bị đối xử như thế nào? Giảng: Dưới chế độ a- pác- thai, người da đen bị đối xử tàn nhẫn. Họ không có quyền tự do dân chủ nào + Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? + Hỏi: Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a- pác- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? * Giảng: Chế độ a- pác- thai đã đưa ra một luật vô cùng hà khắc và bất công đối với người da đen. Họ bị mất hết quyền sống, quyền tự do, dân chủ... - Giới thiệu: Ông nen- xơn Man- dê- la luật sư da đen. Ông được nhận giải Nô- ben về hoà bình năm 1993.( Cho HS quan sát tranh) + Hỏi: Nội dung bài nói lên điều gì? - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. c. Đọc diễn cảm: - Gọi HS nối tiếp đọc lại bài. - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 4. Củng cố, dặn dò: + Hỏi: Hãy nêu cảm nghĩ của em qua bài tập đọc này? - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. - 2 HS. - HS lắng nghe. - 1 HS khá, giỏi đọc bài. Lớp theo dõi SGK + Đoạn 1: Nam Phi...tên gọi a- pác- thai + Đoạn 2 : ở nước này...dân chủ nào. + Đoạn 3 :Bất bình với chế độ... bước vào thế kỉ XXI. - HS luyện đọc theo cặp đôi. - 1 HS đọc lại toàn bài. - Lắng nghe. + Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào. +Họ đã đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng. + Tiếp nối nhau phát biểu : - Lắng nghe. - HS lắng nghe + quan sát tranh. * Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. - 1-2 HS đọc lại. - HS nối tiếp đọc lại bài. - HS luyện đọc. - 2-3 HS thi đọc. - 2- 3 HS trả lời. - Lắng nghe bạn đọc bài,tìm trong bài các âm : o,a,e,b - Đọc âm o, a, e, b - Lắng nghe - Quan sát tranh - Đọc lại các âm vừa học. Toán( Tiết 26): Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - Rèn kĩ năng đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích, giải các bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt đông dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài: 4 sgk - Nhận xét cho điểm. ? Hai đơn vị đo diện tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - 1 học sinh chữa bài. - 1 học sinh nêu B.Dạy học bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn luyện tập: Bài 1. - GV ghi bảng mẫu: 6m235dm2= ....m2 và yêu cầu học sinh tìm cách đổi. - GV giảng lại cách đổi cho học sinh, sau đó yêu cầu học sinh làm bài. - Gọi học sinh lên bảng. - Nhận xét chữa bài trên bảng. - Học sinh trao đổi và nêu cách làm. - Hs làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm bài. Bài 2. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. ? Đáp án nào là đáp án đúng? - GV yêu cầu học sinh giải thích vì sao đáp án B là đúng - Học sinh thực hiện phép tính - Học sinh trả lời: Đáp án B là đúng Bài 3. - gọi học sinh nhận xét. - GV chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc yêu cầu. - 2 HS làm bài trên bảng. - HS nhận xét. Bài 4. - Yêu cầu học sinh làm bài, nhận xét chữa bài. ? Bài toán thuộc dạng toán gì? ? Tìm như thế nào? - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm bài Bài giải: Diện tích một viên gạch là: 40 x 40 = 1600 ( cm2) Diện tích của căn phòng là: 1600 x 150 = 240 000 ( cm2 ) 240 000 cm2 = 24 m2 Đáp số: 24 m2 3.Củng cố, dặn dò: ? Nêu mối quan hệ 2 đơn vị đo diện tích liền kề? Mỗi đơn vị diện tích ứng với mấy chữ số? - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. - Mỗi đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số. - Học và chuẩn bị bài sau ****************************************** Thứ ba, ngày 28 tháng 09 năm 2010 Tập đọc: ( Tiết 12) Tác phẩm của Si – le và tên phát xít I. Mục tiêu. 1. Đọc thành tiếng: Biết đọc đúng các tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu thị thái độ. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật 2. Đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ : Si – le, sĩ quan, Hít – le. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ : - GVgọi 2HS tiếp nối nhau đọc bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và ghi điểm cho HS. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, kết hợp giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Gọi 1 học sinh đọc cả bài. - GV chia 3 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp. - Lần 1: Đọc + sửa phát âm. - Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ : Si – le, sĩ quan, Hít – le. - Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá - Y/c Hs luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 Hs đọc cả bài - GVđọc mẫu. 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: + Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ ? + Hỏi: Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ? Giảng: Hít – le là quốc trưởng Đức từ năm 1934 đến năm 1945. Hắn là kẻ gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. + Hỏi: Tên sĩ quan Đức có thái độ như thế nào đối với ông cụ người Pháp ? + Hỏi: Vì sao hắn lại bực tức với cụ ? + Hỏi: Nhà văn Đức Si- le được ông cụ đánh giá như thế nào? + Hỏi: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? * Giảng: Cụ già người Pháp rất thông thạo tiếng Đức, biết nhiều tác phẩm của nhà văn Đức- Si – le.. + Hỏi:Qua câu chuyện bạn thấy cụ già là người nhế nào? + Hỏi:Câu chuyện có ý nghĩa gì? - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. c. Đọc diễn cảm: - Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài tập đọc để tìm giọng đọc cho phù hợp. - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 4. Củng cố, dặn dò: + Hỏi: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về cụ già trong truyện? - Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. - Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -2 HS đọc bài , trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc bài. + Đoạn 1: Trong thời gian...chào ngài. + Đoạn 2 : Tên sĩ quan...điềm đạm trả lời. + Đoạn 3 :Nhận thấy vẻ ngạc nhiên... Những tên cứơp! - HS luyện đọc theo cặp đôi. - 1 HS đọc lại toàn bài. - Lắng nghe. + Câu chuyện xảy ra trên một chuyến tàu ở Pa – ri, thủ đô nước Pháp, trong thời gian Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. +Hắn bước vào toa tàu, giơ thẳng tay , hô to: Hít – le muôn năm. - Lắng nghe. + Hắn rất bực tức. + Vì cụ đáp lời hắn một cách lạnh lùng. Vì cụ bíêt tiếng Đức, đọc được truyện của nhà văn Đức mà lại chào hắn bằng tiếng Pháp. + Cụ đánh giá Si –le là nhà văn quốc tế chứ không phải là nhà văn Đức. + HS trả lời theo ý hiểu. + Cụ rất thông minh, hóm hỉnh. *Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay - Toàn bài đọc với giọng to, rõ ràng... - HS luyện đọc dưới sự hướng dẫn của GV - 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm đoạn 3. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. - 2- 3 HS trả lời. ***************************************** Toán( Tiết 27): héc - ta I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: - Biết gọi tên, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích Héc – ta. Mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông. - Biết chuyên đổi các số đo diện tích trong quan hệ với héc ta, vận dụng để giải các bài toán có liên quan. *) GD hoà nhập : HS đọc và viết các số từ 1-5. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học HS Khuyết tật A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh chữa bài 2,3 sgk - Nhận xét và cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc - ta - 2 học sinh lên bảng. - Nhận xét, và bổ sung. - GV giới thiệu: để đo diện tích thửa ruộng, quả đồi, vùng đất rộng,... người ta dùng đơn vị đo diện tích héc – ta. - 1 héc ta = 1 hm2 và kí hiệu là: ha. ? 1 hm2 = ...m2? 1 héc – ta= ...m2- Yêu cầu học sinh nhắc lại. 3. Thực hành: Bài 1 - Yêu cầu học sinh tự làm bài, nhận xét, chốt kết quả đúng. - Yêu cầu học sinh giải thích cách làm của một số phép chuyển đổi đơn vị đo. - 1ha = 1 hm2 1hm2 = 10000 m2 1ha = 10000 m2 - HS làm bài, nêu kết quả -Đọc các số từ 1- 5 Bài 2. - Gọi học sinh nêu kết quả. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. - Học sinh đọc yêu cầu, tự làm bài. - 22 200ha = 222km2 Vậy DT rừng Cúc Phương là: 222km2 Bài 3. - GV yêu cầu học sinh tự làm bài. - Nhận xét, chữa. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. S a, 85 km2 < 859 ha Đ b, 51 ha > 60 000 m2 S c, 4dm27cm2 = 4dm2 - HS lên bảng viết số Bài 4. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu, tự làm bài. - Chốt kết quả đúng. ? Bài toán liên quan đến đơn vị đo diện tíc ... ó viết phần mười, phần trăm, phần nghìn,.. - Học sinh nêu cách tìm. - Nhận xét chữa bài. 3,5 = ******************************************* Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa I/ Mục tiêu. - Nhận biết được những nét khác biệt về nghĩa của từ nhiều nghĩa, hiểu mối quan hệ giữa chúng. - Biết phân biệt nghĩa gốc với nghiac chuyển trong các câu văn có sử dụng từ nhiều nghĩa. - Biết đặt câu phân biệt từ nhiều nghĩa (động từ) II/ Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: ? Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy ví dụ? B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1: Nối phần B với phần A để tìm lời giải thích cho từ chạy: - 2 hs nối tiếp lên bảng làm bài. - Nhận xét chữa bài. * Gv chốt: lời giải đúng. * Bài 2: Khoanh vào nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu bài 1 - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Gọi đại diện nhóm trả lời Đáp án đúng là: b) Sự vận động nhanh. * Bài 3: Tìm nghĩa gốc của từ ăn trong các câu sau: - Học sinh đọc yêu cầu và làm bài cá nhân - Đọc bài làm. - GV chốt câu trả lời đúng: Câu chỉ sự “ăn cơm” * Bài 4: Đặt câu để phân biệt nghĩa: ? Các em phải đặt mấy câu với mỗi từ? ? Muốn đặt được trước hết em phải làm gì? C. Củng cố: Nêu lại về từ nhiều nghĩa. - Nhận xét tiết hc. - Một học sinh đọc toàn bài, lớp đọc thầm. - HS làm việc cá nhân. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh thảo luận nhóm bàn để tìm câu trả lời. - Đại diện các nhóm trả lời. - Nhận xét chốt lời giải đúng: - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài. - 2 học sinh đọc cá nhân. - Hai câu với mỗi từ. - Hiểu nghĩa của từ. - Tổ chức hs thi tiếp sức - Mỗi đội 5 học sinh, hai đội thi viết câu tiếp sức. - Nhận xét đội thắng. VD câu: a) Đi: - Chúng tôi đi bộ dưới hàng phượng vĩ. - Bố tôi đi công tác xa. b) Đứng: - Toàn trường đứng nghiêm chào cờ. - Trời hôn nay đứng gió. ******************************************** Mĩ thuật: (Giáo viên chuyên soạn và giảng.) Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2007 Toán: Luyện tập I/ Mục tiêu. - Biết cách chuyểnmột phân số thập phân thành hỗi số rồi thành số thập phân. - Chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp. II/ Hoạt động dạy học. Phương pháp Nội dung A. Bài cũ: ? Nêu cách đọc, viết số thập phân? một hs chữa bài tập SGK B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn luyện tập: * Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân (theo mẫu) - Học sinh nêu - GV ghi: ? Nêu nhận xét về phân số trên bảng? ? Vậy trước khi chuyển thành số thập phân ta phải làm gì? (GV ghi cách đổi phân số thành số thập phân vào bảng) ?Hỗn số viết thành số thập phân nào? ( GV ghi số thập phân học sinh nêu vào mẫu) - Nhận xét chữa bài. * Gv chốt: Cách chuyển phân số thập phân ra số thập phân. + Bước 1: Chuyển phân số ra hốn số. + Bước 2: Chuyển hỗn số ra số thập phân. * Bài 2: Chuyển các phân số thập phân thành số thập phân. - Học sinh đọc yêu cầu. - Phân số có tử lớn hơn mẫu. - Ta phải chuyển phân số thành hỗn số. - Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách chuyển phân số sang hỗn số. - Học sinh trình bày cách chuyển của mình: C1: C2: + Lấy tử số chia cho mẫu số. + Thương là phần nguyên, số dư là tử số, số chia làm mẫu. - Ta được số thập phân: 16,2 - HS dựa vào mẫu để làm bài tập. - 1 học sinh làm bảng: - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh áp dụng bài tập 1 để làm bài (Phần chuyển ra hốn số làm nháp) 4,5 83,4 19,54 2,176 0,2020 - Một học sinh đọc các số thập phân. - Nhận xét chữa bài. * Gv chốt: Cách viết các chữ số ở số thập phân: + Phần nguyên của hốn số là phần nguyên của số thập phân. + Có bao nhiêu chữ số 0 ở mẫu số của phân số thập phân thì có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân của số thập phân. * Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) - GV ghi bảng: 2,1 m = .dm ? Nhận xét 2 đơn vị cần đổi? ? Muốn đổi ra dm trước hết ta phải làm gì? ( HS nói gv ghi bảng) ? là bao nhiêu m và bao nhiêu dm? ( HS đọc gv ghi bảng) ? 2m 1dm là bao nhiêu dm? GV ghi mẫu: 2.1 m = = 2m 1dm = 21dm GV nhắc lại cách đổi cho hs. ( Chú ý chỉ viết kết quả còn bước trung gian làm ra nháp) ? Ai có cách giải khác? * Gv chốt: Cách đổi số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên: C1: + Đổi số đo dưới dạng số thập phân ra hỗn số. + Đổi hỗn số ra số tự nhiên. C2: + Xác định hai đơn vị cần đổi. + Vừa đếm vừa dịch dấu phẩy đến đơn vị cần đổi, nếu không có số ta viết thêm số 0 vào. * Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: - Học sinh đọc yêu cầu. - Chuyển 2,1m ra hốn số - Học trao đổi trong nhóm bàn tìm cách đổi. 2,1 m = = 2m 1dm 2m 1dm = 21 dm - Học sinh dựa vào mẫu làm bài: 2 hs làm bảng: a) 9,75 m = 975 cm; 7,08 m = 708 cm b) 4,5 m = 45 dm; 4,2m = 420cm; 1,01m = 101 cm - Nhận xét chữa bài. - Vì mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một số mà ta đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé nên ta chỉ việc dịch dấu phải về bên phải theo cách đếm, nếu hàng nào không có số ta viết thêm số 0 vào. * GV kết luận: Chúng ta sẽ được tìm hiểu kỹ về các số thập phân bằng nhau ở tiết học sau. 3. Củng cố: - GV đưa hai ví dụ yêu cầu hs xác định đúng hay sai giải thích để củng cố kiến thức: và 5,3 m = 503 cm - Nhận xét tiết học - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh tự làm vở bài tập - Một học sinh đọc bài làm cả lớp đối chiếu bài nhận xét: Ta thấy: nên có thể viết thành những số thập phân 0,6 và 0,75. ******************************************** Kể chuyện: Cây cỏ nước Nam I/ Mục tiêu. - Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ, Học sinh được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng tự nhiên bằng ngôn ngữ và diến đạt của mình. - Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên can con người hãy yêu quí thiên nhiên, trân trọng từng ngọnocr lá cây trên đất nước. Chúng thật đáng quí, hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của nó. II/ Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ . III/ Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: HS kể lại một câu chuyện thể hiện tình hữu nghị. B. Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện: a) GV kể mẫu: - GV kể mẫu lần 1: - GV kể lần 2 kết hợp với tranh - Gv giải thích nghĩa các từ: Trưởng tràng, dược sơn b) Hướng dẫn hs kể: * Kể chuyện trong nhóm: - Thảo luận trong nhóm bàn tìm nội dung chính của từng tranh. - Gọi học sinh nối tiếp kể. * Thi kể trước lớp: - Hai nhóm kể nối tiếp trong nhóm trước lớp ( Mỗi nhóm 6 học sinh) - Nhận xét nhóm kể hay. - Tổ chức hs thi kể cá nhân (2 đến 3 hs) - Nhận xét cho điểm. * Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: HS dưới lớp chất vấn hs kể. Học sinh chú ý nghe. Hs vừa nghe vừa quan sát tranh. Và nhớ ghi tên các loại thuốc xuất hiện trong câu chuyện - Học sinh nối tiếp nêu nội dung từng tranh: + Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam. + Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện để chóng giặc nguyên. + Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta. + Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho chiến đấu. + Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. + Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phất triển cây thuốc Nam. - Học sinh nối tiếp kể truyện theo tranh trong nhóm 4 hs và cùng nhau trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh kể đoạn, cả câu chuyện ? Câu chuyện kể về ai? ? Câu chuyện có ý nghĩa gì? ? Vì sao truyện có tên là cây cỏ nước Nam? 3. Củng cố. ? Em có biết loài cây nào chữa bệnh xung quanh chúng ta không? Em đã bao giờ uống thuốc từ cây cỏ chưa? Nhận xét tiết học. - Câu chuyện kể về danh y Tuệ Tĩnh. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quí thiên nhiên. - Ca ngợi danh y Tuệ Tĩnh đã biết yêu quí cây cỏ, hiểu giá trị của nó. - HS tự nêu theo ý hiểu. ************************************************ Tập làm văn: luyện tập tả cảnh A, Mục tiêu - Giúp học sinh viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước dựa theo dàn ý đã lập từ tiết trước. Yêu cầu nêu đặc điểm của sự vật được miêu tả trình tự, miêu tả hợp lí, nêu được nét đặc sắc, riêng biệt của mình vật thể hiện được tình cảm của người viết khi miêu tả. B, Đồ dùng dạy – học. Đề bài viết sẵn, giấy khổ to, bút dạ. C, Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học I, Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 học sinh lên bảng đọc dàn ý bài văn miêu tả tả cảnh giờ trước. Nhận xét cho điểm. II, Dạy bài mới 1, Giới thiệu bài. 2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Gọi học sinh đọc đề bài, giáo viên gạch chân từ đoạn văn miêu tả cảnh sông nước. - Yêu cầu học sinh đọc bài văn Vịnh Hạ Long. + Phân tích: đoạn văn thuộc phần nào? miêu tả điều gì của cảnh?. - Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở đoạn văn hướng dẫn những em gặp khó khăn. Nhận xét bài trên bảng của học sinh bổ xung nếu cần. Chú ý sử dụng nghệ thuật so sánh liên tưởng. - Gọi học sinh đọc bài làm của mình, giáo viên nhận xét cho điểm bài viết tốt. 3, Củng cố dặn dò. - Khi miêu tả cảnh sông nước em cần chú ý điều gì?. - Nhận xét giờ học. - 2 em đọc, học sinh khác nhận xét. - Học sinh nối tiếp nhau đọc. - 1 em đọc to. - Học sinh trả lời...thuộc phần thân bài. - Học sinh làm bài, 2 em viết vào giấy khổ to. - 2 em dán bảng Học sinh dưới lớp đọc bài nhận xét. - 5-7 em. - Miêu tả theo trình tự...cần có liên tưởng trong bài. ********************************************* Sinh hoạt: Nhận xét tuần 7 I/ Mục tiêu: - Học sinh nhận thấy được ưu nhược điểm của tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới. II/ Nội dung: 1. Cán sự nhận xét. 2. Giáo viên nhận xét: A, ưu điểm: - Đi học đều, đứng giờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ đúng lịch, mặc đồng phục đúng quy định. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Học và làm bài trước khi đến lớp, trong giờ hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. - Chăm ngoan, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. B, Tồn tại: - Một số em còn đi học muộn, trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm túc, mặc đồng phục chưa gọn gàng. - Vệ sinh chung chưa sạch, đặc biệt là khi đi vệ sinh nhiều em quên không khoá vòi nước lại. - Về nhà nhiều em không chịu học thuộc bài ở nhà, không làm bài tập trước khi đến lớp, quên đồ dùng, trong giờ học còn nói chuyện riêng và làm việc riêng. - Còn một vài em nói tục chử bậy. III/ Phương hướng tuần tới. - Phát huy ưu điểm. - Khắc phục tồn tại. - Phát động phong trào thi đua học tập tốt chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11. - Phát động chon và tập văn nghệ chào mừng ngày 20 -11.
Tài liệu đính kèm: